Chiếc Vảy Trên Cổ

Chương 5



Mười tám.

Tiếng khóc mất mà được lại vang khắp con đường rộng. Một bé gái ngồi trên vai Hữu Lâm ôm chặt cổ y, tay phải y còn bế một đứa lớn, Cầu Phúc nhìn thấy đó là Lai Vận nhà mình, vội vàng tiến lên đón. Lúc xuống ngựa, Hữu Lâm nói một tiếng với cô bé trên vai: “Ôm chặt nhé.” Thế là bé gái ôm đến mức phồng cả mặt.

Lai Vận ngốc nằm trong lòng cha nó, không biết nói gì cả, duỗi bàn tay bẩn đã gặm ra vỗ nhẹ má Hữu Lâm một cái. Hữu Lâm không ghét bỏ vậy mà cười với nói một tiếng.

Đây là lần đầu tiên tôi thấy Hữu Lâm cười trong hơn hai mươi năm quen biết y, hóa ra Hữu Lâm cười lên dưới mắt còn có mắt tằm.

Có vẻ như tâm trạng Hữu Lâm rất tốt, Triệu tiểu gia kêu người lấy nước nóng và đồ ăn no bụng, chờ Hữu Lâm về từ rất sớm. Nhìn thấy Hữu Lâm, cậu ấy tiến lên khoác cái áo cho y, định ôm đứa trẻ trên cổ Hữu Lâm xuống, nhưng cô bé túm chặt cổ áo và tóc Hữu Lâm không buông ra.

“Triệu Cẩn Trúc,” Hữu Lâm cũng không giận, chợt nói, “Nó muốn làm con gái ngươi.”. đam mỹ hài

Thiếu gia kéo vạt áo cho y để che gió lạnh chập tối, cau mày hỏi: “Ai?”

“Nó.” Hữu Lâm chỉ cô bé cưỡi trên cổ, nói, “Nó nói là muốn đến nhà ta làm con gái ta để báo đáp, con gái ta không phải là con gái ngươi à.”

Triệu tiểu gia dở khóc dở cười, nhìn cô bé: “Tiểu nha đầu, con biết làm gì.”

“Con biết làm việc cho Hữu Lâm đại ca, còn biết dưỡng lão,” Giọng cô bé non nớt, “Con làm con gái của huynh ấy không thể kém hơn con ruột.”

“Vậy còn ta.”

“Con không biết người.”

“…”

Hữu Lâm cười trêu, “Làm sao đây, con gái không nhận ngươi.”

Thiếu gia phân cao thấp với cô bé: “Sao con lại nhận một người cha.”

Bé gái nói một cách hùng hồn: “Vậy có thể nhận mấy người?”

Hữu Lâm hòa giải giữa hai đứa trẻ: “Nếu con nhận ta thì phải nhận hắn.”

Bé gái nói: “Vậy được, con sẽ nhận hai người.”

Triệu tiểu gia nói: “Chậc, con nghe lời y như thế làm gì.”

Bé gái bĩu môi: “Đó là cha con.”

Hữu Lâm bật cười. Lúc họ đang tranh luận mấy người cha thì người cha thật của đứa trẻ đã tới.

Cha mẹ của cô bé chính là hai vợ chồng hôm trước đến cửa Triệu phủ cãi nhau.

Cha thật của cô bé gọi: “Tìm con cả buổi! Các anh con* về nhà hết rồi, sao con vẫn ở đây.” (* chỗ này mình để “anh con” vì để “ca con” nghe nó rất kỳ)

Cô bé không đáp lời, trong mắt mẹ bé rưng rưng nước mắt, lau lau tay trên quần áo muốn nắm tay Hữu Lâm nhưng lại không dám, cứ câu nệ giữa không trung như thế.

Vì vậy Hữu Lâm đưa cô bé cho mẹ, cô bé còn không tình nguyện ra khỏi ngực Hữu Lâm.

“Về nhà cho con bé ăn gì ngon ngon, lần này dằn vặt quá.” Hữu Lâm chỉ nói một câu như vậy, một tay đặt lên đầu cô bé xoa nhẹ một cái.

“Ân nhân.” Người phụ nữ cúi đầu với y.

Hữu Lâm đi theo Triệu tiểu gia.

“Cha!” Cô bé túm tay Hữu Lâm.

“Gọi vớ vẩn gì đó.” Người cha thật của cô bé ở bên cạnh trách mắng.

Trong lòng người đàn ông này, tâm trạng sợ hãi đã vượt qua cảm xúc vui sướng vì mất mà được lại, tôi nhìn thấy gã liên tục ngó xung quanh, ánh mắt như con chuột đi qua thùng gạo ở trong đêm, bò qua bò lại trên người huynh đệ của Hữu Lâm.

Quần áo màu xanh trên người họ như hiện lên màu sắc của độc dược, người đàn ông chọc chọc cánh tay vợ mình, bảo cô ta ôm con gái mau về nhà.

Tôi có thể hiểu gã đang kiêng kị điều gì.

Dưới ban ngày ban mặt, quân khởi nghĩa này vừa nói vừa cười xuất hiện ở trên đường cái, không khác gì phạm nhân trong lệnh truy nã dán trên bảng thông báo nghênh ngang nhậu nhẹt ở cửa.

Trước đây Hữu Lâm thành thật, chưa bao giờ để lộ nanh vuốt, quan phủ tạm thời không tìm y gây phiền, nhưng lần này y lại bày đao thương ngay dưới mí mắt họ. Rất nhiều người thông minh lấy lại đồ của mình bị cướp, không dám nói với Hữu Lâm câu này đã vội vàng rời đi, sợ sau này có xung đột thì tai ương sẽ đổ xuống con cá trong chậu vô tội là mình.

Tôi cũng có lo lắng tương tự vì bây giờ tôi là quản gia của Triệu phủ, tai họa của họ là tai họa của tôi. Đi theo sau Triệu tiểu gia và Hữu Lâm, phải tận dụng mọi thứ để nhắc một câu.

Thiếu gia bàn bạc với hữu Lâm việc sắp xếp cho các huynh đệ, vạt áo trước ngực cậu ấy còn ghim vải trắng, nói cách khác quan tài của Triệu lão gia vẫn ở trong phủ. Cậu ấy định dọn mấy căn phòng ở nơi khác cho họ ở, đến đó ăn ở không cần kiêng kị.

Sau khi Hữu Lâm gật đầu, Triệu tiểu gia muốn phân phó mọi chuyện, nhanh chóng làm xong. Nhưng lúc này Hữu Lâm bỗng ngắt lời Triệu Tiểu gia: “Triệu Cẩn Trúc, ngươi có cưới ta không.”

Triệu tiểu gia sững sờ hồi lâu cũng chưa phản ứng lại, cậu ấy nói: “Gì cơ.”

“Triệu Cẩn Trúc, ngươi có cưới ta không.” Hữu Lâm nói.

“Ta phiêu bạt hơn hai mươi năm, chưa từng yên ổn ở một chỗ. Triệu tiểu thiếu gia ngươi nhà rộng nghiệp lớn, nếu có một căn phòng bằng lòng chứa ta, vậy ta sẽ lấy ngươi.”

Triệu tiểu gia nhìn chằm chằm Hữu Lâm không chớp mắt, chỉ lồng ngực của mình: “Căn phòng này đồng ý chứa ngươi.”

Hữu Lâm cười một tiếng, nói rằng cậu ấy quê mùa, đọc nhiều sách như thế lại không biết nói lấy một câu tình cảm.

Triệu tiểu gia đáp cậu ấy đã đọc một lượt tứ bộ thất lược[1], trong đó chỉ loại bỏ phong hoa tuyết nguyệt.

[1]

Hữu Lâm hỏi tại sao.

Triệu tiểu gia nói bên cạnh đã có người rồi, còn đọc trong sách làm gì.

Lần này cậu ấy không cho Hữu Lâm cơ hội giễu cợt mà giữ chặt mười ngón tay y: “Ta cưới, cầu còn chẳng được.”

Tại sao Hữu Lâm lại nói vậy? “Yên ổn” là một từ ngữ không phù hợp với tính cách của y.

Có lẽ những người cha người mẹ dập đầu xuống vì con cái, những người ôm người thân vui đến bật khóc khiến Hữu Lâm sinh ra chút ghen tị. Chú chim không chân bay lượn trên bầu trời không nơi nương tựa đã hiến dâng nửa đời mình cho lý tưởng hư vô mờ mịt lang thang và xa xôi. Thỉnh thoảng khi nhìn xuống bên dưới sẽ bị thu hút bởi đồng loại có tổ ấm để về. Bởi vì so sánh với y, những thứ mà đồng loại liều mạng giữ vững thực tế hơn và gần ngay trước mắt hơn.

Có lẽ Hữu Lâm muốn có một mái nhà.

Mười chín.

Sự lo lắng của tôi không xảy ra, bởi vì Hữu Lâm hoặc không làm, đã làm thì làm cho xong. Y dứt khoát dẫn người chiếm quan phủ một cách không ngừng nghỉ, nửa tháng sau, không đợi viện quân của thiên triều đến, Hữu Lâm đã tập hợp với quân khởi nghĩa đánh tới đây.

Chả trách y giấu lâu như thế lại đột nhiên lộ mình, hóa ra không phải thất bại trong gang tấc mà là có mưu tính sâu xa.

Hữu Lâm trở thành chủ ở nơi này của chúng tôi, theo cách nói của người già đó là Chúa đất.

Chúa đất cũng là Hoàng Đế, Hữu Lâm thật sự trở thành thiên tử, những lời Trương thần tiên nói quả không giả.

Nhưng Hữu Lâm làm Hoàng đế rất khác biệt. Y không có cung điện của mình, sau khi tập hợp với quân khởi nghĩa chuyện đầu tiên y làm đó là nằm trong phòng sách của Triệu phủ, tìm mấy người trẻ tuổi từng đi học để chép tờ “Luật lệ” dán ra ngoài.

Thuở thiếu thời tôi cũng may mắn đọc ít sách, biết vài con chữ thế là bị Hữu Lâm kéo đi cho đủ số người.

Tôi chép luật lệ liên quan đến đất đai. Nguyên văn là Hữu Lâm đích thân soạn, mở đầu đã dẫn một câu “Hễ là ruộng trong thiên hạ thì người trong thiên hạ cùng cày”. Nội dung phía sau gần như viết bằng tiếng phổ thông, nói là muốn thu lại tất cả ruộng đất của địa chủ sau đó chia cho từng nhà theo nhân khẩu, người đông chia nhiều, nam nữ già trẻ tính hết vào.

Đằng sau còn có rất nhiều quy củ, nhưng điều này đã khiến tôi đổ mồ hôi.

Địa chủ trong huyện có nhà họ Triệu lớn nhất, địa chủ còn lại ăn bể bụng cũng không bằng một nửa nhà họ Triệu. Hữu Lâm muốn nhà họ Triệu đoạn tử tuyệt tôn đã đành, lại còn muốn hủy đi cơ nghiệp tổ tông nhà họ. Mà Triệu tiểu gia đã bị đầu độc tâm tư bởi những thứ được gọi là khai sáng của Hữu Lâm, không có thuốc nào cứu được, thật sự giao nộp đất ra, thuận lý thành chương. Hữu Lâm bảo cậu ấy làm “Địa quân trưởng” – đây cũng là chức quan Hữu Lâm tự tạo ra, nói thông tục đây là Huyện lão gia trước kia, nhưng giỏi hơn Huyện lão gia nhiều, bởi vì cậu ấy cầm binh quyền của Hữu Lâm trong tay. Có nhà họ Triệu dẫn đầu, các nhà còn lại thực sự không công mà phá, Hữu Lâm không hề tốn bất kỳ lời nào.

Những tờ luật lệ này dán ra đã gây nên sóng to gió lớn.

Mọi người nhìn chữ viết đơn giản dễ hiểu trên giấy, ngạc nhiên nói: “Thật không? Chỉ nộp từng này thuế.”

“Bên trên nói trồng nhiều chúng ta giữ lại, trồng ít còn được trợ cấp.”

“Sao có khả năng trên trời rơi miếng bánh? Ngươi mau đọc kỹ đi xem có phải lấy đất xong còn muốn đưa con trai tòng quân không?”

“Không có, trên đó viết tòng quân đều là tự nguyện.”

Những người phụ giữ giặt quần áo ở bờ sông không còn giặt hộ cho người giàu nữa, tất cả về nhà đi trồng trọt.

Nhưng dân chúng đã thấy nhiều chuyện treo đầu dê bán thịt chó rồi, bán tín bán nghi đến mùa thu hoạch năm thứ hai, thời tiết rất tốt, giống như ông trời cố ý ban tặng cho chúng tôi một mùa bội thu để kiểm nghiệm có phải Hữu Lâm nói là làm không, mà Hữu Lâm thật sự đã thực hiện lời hứa.

Ngày đó, có một đám người đến trước cửa Triệu phủ dập đầu, hô to Đường Hữu Lâm vạn tuế, nói rằng muốn thề sống chết ủng hộ y làm Hoàng Đế.

Trong phòng sách, Hữu Lâm bóp ấn đường đau đầu kinh khủng vì bản năng quỳ gối không đổi được của họ, y nói với tôi: “Chú bảo họ đứng lên mau về nhà đi, nên làm gì thì làm đó.”

Hôm ấy, tôi đi ra ngoài bảo đám người hô trời gọi đất này nhanh về nhà, họ nấn ná nửa ngày không thấy bóng dáng Hữu Lâm nên rời đi.

Ngày ấy trên đường toàn là tiếng cười nói vui vẻ, nói về mùa bội thu nói về Hữu Lâm.

Ngày ấy tôi nghe nói một địa chủ cũ đã treo cổ trên xà nhà.

Hai mươi.

Chúng tôi chỉ thái bình hai năm, nhưng trong hai năm ngày ai ai cũng rất vui vẻ.

Chỉ có Trương thần tiên không nghĩ vậy, ông ta nói Hữu Lâm quá ngây thơ, quá to lớn, mảnh đất nhỏ này không chịu được sự giày vò của y.

Lúc tôi chép sách cho Hữu Lâm đã biết một từ gọi là “Xã hội không tưởng”[2], Hữu Lâm muốn xây dựng một “Xã hội” như thế, mà chỗ chúng tôi không ổn định, gạch ngói không đủ, bụng của con người đều nhìn trời mới có thể lấp đầy. Cho nên không xây nổi cái xã hội này.

[2]

Tôi hỏi Trương thần tiên có phải ông ta muốn bày tỏ điều này không, Trương thần tiên chỉ gật đầu. Nhưng tôi cũng cảm thấy thật ra ông ta không biết gì cả, nói Hữu Lâm không tốt đơn thuần vì Hữu Lâm đóng cửa quầy sinh nhai treo biển y quán nhưng trên thực tế là coi bói của ông ta. Trương thần tiên này không có mưu tính sâu xa, nhưng đọc nhiều Chu Dịch dẫn đến những lời nói ra chính xác một cách không giải thích được.

Dù sao thì tôi đã tin.

Hai mươi mốt.

Triệu tiểu gia nói muốn cưới Hữu Lâm, mà lại muốn cưới hỏi đàng hoàng.

Nhưng Hữu Lâm không muốn gióng trống khua chiêng, chỉ bày tiệc ở trong phủ và mời các huynh đệ tới uống rượu.

Trong quân khởi nghĩa có rất nhiều đàn ông thô kệch, lời nói ra từ cái miệng ăn mặn không có chừng mực, lại thêm rượu vào càng không kiêng dè gì, một người trong đó nhảy ra, cười hì hì hỏi: “Triệu tiểu gia, đã thành hôn rồi ngươi định khi nào làm đại ca mang thai.”

Triệu tiểu gia dở khóc dở cười: “Ta không có bản lĩnh này.”

“Vậy ngươi không được rồi, ” Hắn ta say khướt hét lên, “Đại ca! Người đàn ông của huynh không được.”

Hữu Lâm nghe tiếng đi tới, đạp đổ cái ghế của hắn ta, nhíu mày nói: “Hắn còn nói hươu nói vượn thì các ngươi khiêng hắn ra ngoài ném xuống sông.”

Tên ma men ăn quả đắng, ngồi dậy ôm đầu bĩu môi trách đại ca hung dữ. Thế là trên bàn cười sằng sặc.

Triệu tiểu gia không so đo với con ma men, trong mắt cậu ấy chỉ có Hữu Lâm. Nhìn thấy Hữu Lâm đỏ từ tai đến mang tai, không biết là xấu hổ là giận hay sau rượu, Triệu tiểu gia ở bên cạnh y im lặng cong môi cười.

Hai người đều không còn người thân, như vậy cũng bớt đi mấy quá trình, bái đối xong có thể đưa vào động phòng luôn. Nhưng Hữu Lâm kéo cổ tay Triệu tiểu gia lại, nói: “Bái thiên địa đi.”

Triệu tiểu gia nhìn y, thành thân là lúc vui vẻ, cậu ấy nhìn sắc mặt say đỏ của Hữu Lâm cũng không nghĩ nhiều, bèn nói: “Được.”

Tôi nhìn thấy Đường Hữu Lâm quỳ xuống lần thứ hai.

Lần đầu tiên là bái Triệu lão gia, đó là ân nhân của y.

Lần thứ hai là dập đầu với thiên địa.

Tôi cứ có một cảm giác không giải thích được, lạy xong một lạy này y sẽ không còn là Hữu Lâm của trước kia nữa.

**

Lời tác giả: Phần được trích dẫn trong “Luật ruộng đất” của Hữu Lâm là từ “Chế độ ruộng nương của Thiên triều”.