Cappuccino

Chương 100



-Cờ hó Phong ra mở cửa bố mày nào!

Đang ngồi luyên thuyên với Ngọc Lan, tiếng thằng Toàn đã vọng vào từ ngoài cổng.

Hôm nay chính là ngày khởi hành về quê nội của tôi cũng tức là củanhóm tôi luôn. Ngọc Lan đã đến từ sớm, nàng phụ tôi dọn dẹp tươm tất cảngôi nhà cũng như ngoài sân làm tôi rất cảm kích. Nhất là mấy món đồ ănnàng làm để bọn tôi ăn sáng cũng thế, nhìn lôi cuốn không cưỡng vào đâuđược. Cả nàng cũng vậy, một lần nữa tôi lại thấy nàng không mặc váynhưng cũng đúng thôi đường về quê nội tôi rất xa, vả lại còn đông ngườitrên xe đó nữa, nếu nàng mặc tôi cũng thấy ngại. Nhưng thay vào đó, nàng lại khoác lên mình một phong cách quá ư là mùa hè, quần đùi sóc, áo balổ khoác ngoài sơ mi ngắn còn thêm một đôi săn đan nữa, nhìn năng độngdữ dằn dện. Lúc nàng đến nhà, tôi đã suýt bật ngửa nếu không ghì cánhcổng lại, quả đúng là hết sức tưởng tưởng mà.

-Đông đủ quá nhỉ?

Tôi nhìn một lượt đám thằng Toàn ngoài cổng gồm có bé Phương, Khanhkhờ và cả thằng Huy nữa. Tôi chỉ rũ được có một mình nó thôi, còn thằngBình với thằng Tú đã có một sấp kế hoạch tán gái dày cộm hè này rồi, nên có rũ cở nào tụi nó cũng chẳng đi đâu.

-Đủ hết chưa mày? Còn thiếu ai không?

Toàn phởn nhìn dáo dác vào nhà.

-Chưa, còn thiếu Lam Ngọc, bữa có rũ mà chưa hứa chắc!

-Thôi tao vào nhà nghỉ tý đã, có gì ăn không, lo chuẩn bị đồ mà chưa kịp ăn sáng cả bọn!

-Thế tụi mày may rồi, vào đi Lanna có chuẩn bị đồ ăn trong đó đó!

-Đù, dạo này thấy mày cứ hú hí với con Lanna nhỉ, có đặt cọc gì chưa đó?

-Đặt đặt cái đầu mày phắng vào nhà ăn ngay, lát than đói bố tống cho xuống xe!

-Hế hế, hông phải thì thôi! Bố vào ăn đây!

-Em vào ăn nhé hai, hì hì!

Bé Phương cũng cười khi chào tôi rồi vào nhà theo thằng Toàn.

Tôi đã ăn sáng từ trước nên giờ này chỉ ngồi ngoài ngóng tăm hơi củaLam Ngọc. Bây giờ đã gần 8h rồi, chỉ một lát nữa thôi xe đò sẽ đến rướtbọn tôi mà Lam Ngọc vẫn còn chưa thấy đâu, đáng lẽ ra nếu không đi thìnàng phải gọi cho tôi một tiếng chứ, đằng này gọi mãi mà chẳng bắt máy,để kiểu này chắc tôi đau tim đến chết mất!

-Nè, ngồi ngoài này làm gì đó?

Đang suy nghĩ vẫn vơ Ngọc Lan bỗng đập vai tôi từ phía sau.

-Thì đang đợi Lam Ngọc, gọi nãy giờ mà không bắt máy nữa!

-Um…thì chắc Lam Ngọc đang đến đó, Phong đừng lo quá!

-Cũng mong là vậy thôi!

-Mà phong nè, quê nội của Phong ấy, có gì vui hông?

-Vui hả, để xem…cũng không có gì nhiều ngoài mấy vườn trái cây gần nhà.

-Thế chỗ Phong có ruộng gì không?

-Trước đó thì có, nhưng người ta đã bỏ để trồng tắc xen canh ca cao rồi!

-Thế buồn nhỉ?

-Hề hề, chưa hết đâu! Tuy vậy nhưng còn nhiều chỗ chơi khác lắm, Lan có thích sông không?

-Sông hả, ừa thích lắm!

-Về rồi Phong sẽ chèo xuồng chở Lan đi dọc bờ sông chơi!

-Hứa đó nha, hì hì!

Chỉ nói đến đó, tiếng còi xe đò đã vang lên âm ĩ ngoài cổng cùng với đó là tiếng đốc thúc của bác tài từ trong xe:

-Xe tới rồi, nhanh lên còn về quê!

-Ồ, đợi tý bác ơi!

Nhóm thằng Toàn cũng hối hả chạy từ trong nhà ra với lỉnh kỉnh hành lý trên tay.

-Sao rồi mày, con Ngọc tới chưa?

-Vẫn chưa, tao chã biết làm sao nữa!

-Cứ tình hình này chắc phải lên xe luôn quá!

-Nhanh lên mấy đứa, trễ giờ xe rồi!

Tiếng bác tài lại đốc thúc.

-Giờ sao mày Phong? Đợi nữa không?

-Chậc…! Để xem!

-Nhanh lên, nhanh lên….lố giờ là chú chạy luôn đó nhe!

-Lẹ Phong ơi, người ta hối rồi kìa!

-Thôi, lên xe đi, chắc Lam Ngọc không tới rồi!

Cuối cùng tôi cũng đã quyết định lên xe không chờ Lam Ngọc nữa, nàngđã không muốn đi thì cố đợi cách mấy cũng chẳng đến. Tôi dằn lòng bướclên xe nhưng vẫn ngoái nhìn một cách đầy luyến tiếc nơi đầu đường xa tít ở đằng kia với hi vọng nàng sẽ xuất hiện ở đó. Ừ thì đâu đó thôi, đểtôi còn chút hi vọng vớt vát, nếu quả thật nàng không đến chắc lòng tôisẽ day dứt lắm. Đối với tôi mọi việc đều phải rõ ràng và minh bạch, việc Lam Ngọc tránh né tôi không lí do khiến tôi cảm thấy mình cứ như bịnàng hắt hủi, cảm giác đó khó chịu vô cùng.

Nhưng rồi khi chiếc xe lăn bánh, hi vọng của tôi đã bị dập tắt hoàntoàn. Lam Ngọc không đến, đồng nghĩa với việc trong suốt gần 3 tháng hètiếp theo tôi phải sống trong sự cồn cào rạo rực khi vẫn chưa biết đượcvì sao nàng lại cư xử với tôi như vậy. Giận hờn, oán trách hay ghét bỏ?Tôi hoàn toàn không biết được.

Chợt…niềm hi vọng trong lòng tồi lại được thấp sáng. Khi tôi ngoáinhìn lần cuối về phía đầu đường vào nhà, một bóng dáng quen thuộc đangchạy hì hục đến. Đó chính là Lam Ngọc! Hôm nay nàng không đi xe, nàngđang chạy bộ, 100% là chạy bộ đến nhà tôi. Dù tôi vẫn không hiểu vì saonhưng vẫn phải quýnh quáng gọi bác tài dừng xe lại.

-Ngọc, đây nè, chạy nhanh lên!

Nàng vẫn cắm đầu chạy hì hục đến chỗ chiếc xe. Nhưng lần này thìtrong lòng tôi không cồn cào nữa thay vào đó là cảm giác lâng lâng, vuisướng đến tái tê cõi lòng. Lam Ngọc đã đến, có nghĩa là nàng không giậntôi. Những ngày qua chắc chỉ là những biến động bình thường của một côgái mới lớn và giờ thì nàng đã bình thường trở lại, tôi vui sướng chìatay ra cho nàng:

-Ngọc lên đây!

Dù rằng vẫn còn khá e dè trước tôi, nhưng Lam Ngọc vẫn khẽ khàng nắm lấy tay tôi bước lên xe.

-Sao Ngọc đến trễ vậy?

-Xe bị hư giữa đường phải quành ngược trở về nhà cất xe rồi chạy bộ lên đây!

-Trời, sao không bắt xe bus?

-Không biết chuyến, chưa đi lần nào!

-Ẹc, trời ạ!

-Sao, có ý kiến gì không?

-Ực, không! Đến là được rồi, hề hề!

Bây giờ nhóm tôi coi như đã đủ người, việc quan trọng kế tiếp là sắpxếp chỗ ngồi cho hợp lý. Thằng Toàn, bé Phương thì khỏi phải nói, từ đầu đã ngồi xếp re ở dãy ghế cuối, thằng Khanh với thằng Huy ngồi chung ởhàng ghế kế trước, chỉ còn tôi. Bởi vì sao chứ? Ngọc Lan thì ngồi mộtmình ở phía trên đây, còn Lam Ngọc thì chủ động ngồi ở hàng ghế phía sau đó. Tất nhiên hai hàng ghế đều còn chỗ trống, việc của tôi đơn giản chỉ là chọn một trong hai chỗ để ngồi mà thôi.

Nói thế chứ tôi chả thấy đơn giản chỗ nào cả. Dù tôi có chọn ngồichung với ai thì người còn lại sẽ ngồi một mình xuống cả chặng đường hơn 2 tiếng đồng hồ. Ắc hẳn sẽ rất buồn và ảm đạm, chính tôi còn sợ phảingồi một mình thì huống chi là người khác. Thế nhưng Lam Ngọc vẻ như đọc được tình huống mà tôi đang mắc phải vào lúc này, nàng bỗng đứng dậyngồi vào hàng ghế có người ngồi phía trước mặc cho bao cặp mắt nhìn nàng lạ lẫm. Như vậy chẳng còn lựa chọn khác, tôi vội vàng ngồi cạnh NgọcLan để yên vị cho một chặng đường dài phía trước dù cho lòng có đôi chút lao xao, bối rối.

-Hứ, đồ thiếu quyết đoán!

Vừa ngồi vào chỗ Ngọc Lan đã chốt vào mặt tôi một câu lạnh băng.

-Hả, sao?

-Hông biết thì thôi, Lan ngủ đây, hẹn gặp lại ở quê!

Nàng hững hờ đeo tai phone vào tai ngã người ngủ một giấc ngon lành trước mặt tôi một cách lạnh lùng.

Thực ra tôi biết nàng đang nói gì, quá rõ ràng là đằng khách. Nàngđang muốn nói về chuyện lúc nãy tôi chọn chỗ ngồi. Phải, tôi đã thiếuquyết đoán không thể chọn được nỗi một chỗ nếu Lam Ngọc không chủ độngsang ngồi bên hàng ghế cố người. Nhưng chịu thôi, tôi có thể làm gì hơnđược.

Nhìn xung quanh cũng đã có một số người lác đác ngủ, thằng Khanh vớithằng Huy thì đã ngủ từ lúc nào, duy chỉ có bé Phương với thằng Toàn làvẫn còn hú hí đeo tai phone nghe nhạc cùng nhau mà cười đùa. Còn tôi thì sao? Vẫn ngồi đó, ngồi nhìn một lượt hành khách trong xe và cả cảnh vật bên ngoài nữa. Những ngôi nhà sang sát, những cao ốc trọc trời đangchạy qua trước mắt tôi nghe vụt vụt.

Chỉ mới chừng một tiếng đồng hồ ngồi xe, cảnh vật đã đổi khác khánhiều. Những tòa nhà cao lêu nghêu không còn nữa, mà thay vào đó lànhững tòa nhà lụp xụp, những ruộng cỏ bỏ hoang và cả những ao tù rộnglớn ven đường Nguyễn Văn Linh ở Nam Sài Gòn. Đi xa thêm một chút về phía cao tốc Trung lương, những cảnh vật đơn sơ lại hiện ra rõ ràng hơn baogiờ hết. Mặc dù xe chạy rất nhanh, nhưng những cảnh đồng ruộng không bao giờ rời khỏi mắt tôi một phút nào. Suốt dọc cao tốc Trung Lương là cảmột đồng ruộng rộng thênh thang những lúa và lúa xanh mượt mà như máitóc cô gái mới lớn. Đâu đó trên những cánh đồng tôi còn thấy được nhữngthằng bù nhìn bằng vải có, bằng rơm có và cả những cây gổ được chấp vávới nhau tạo thành hình người nữa, Tôi tự hỏi rằng nó có sua đuổi đượclũ chim khôn ngoan kia không khi chúng cứ chóc chóc lại đậu thành từngđàn đông đúc trên vai những thằng bù nhìn như chỗ nghỉ chân của chúnghơn là vật sua đuổi.

Đang thả hồn say sưa, tôi bỗng giật thót khi vai mình như có một vậtnặng đặt lên kèm theo đó là một hương hoa thoang thoảng len sâu vào mũitôi thư thái đến lạ lùng.

Ngọc Lan đang tựa đầu vào vai tôi ngủ ngon lành. Nhìn nét mặt hiệngiờ của nàng dễ thương quá, nó khiến trái tim tôi trở nên chộn rộn háohức từng cơn hối hả. Và trong lúc không kiềm chế được bản năng, tôi đãrụt rè béo nhẹ vào đôi má của nàng. Trong khoảnh khắc đó, trái tim tôidường như ngưng đập. Đôi má nàng thật mềm mại, cái cảm giác mềm mại đóvẫn còn chạy rần quanh bàn tay tôi mặc dù tôi đã bỏ tay xuống từ lâu.

Nhưng lòng tham con người đúng thật là vô tận. Khi nhìn vào đôi môiđỏ hỏn của nàng, cả người tôi như có một luồn điện chạy len lỏi, nó cứthôi thúc tôi phải làm theo bản năng mách bảo, nhất là trong một khungcảnh yên tĩnh, đìu hiu của đồng ruộng bên ngoài như thế này, bản năngcủa tôi lại trỗi dậy thật mãnh liệt. Tôi từ từ nâng cằm nàng lên, hướngđôi môi nhỏ nhắn của nàng vào mình.

Thế nhưng khi tôi còn chưa chạm vào đôi môi đó, một ngón tay thon nhỏ đã chặn trước môi tôi, kèm theo một câu nói huyễn hoặc:

-Vẫn chưa đến lúc đâu…

Tôi giật mình, phải nói là ngơ ngác toàn tập bởi vì giờ này trước mặt tôi là đôi mắt xanh biếc đang nhìn vào tôi đầy mê hoặc cùng với đôi môi nũng nịu kia nữa.

Nàng đã thức dậy. Không biết có phải là đang giả vờ ngủ hay khôngnhưng đúng vào lúc gây cấn nhất, nàng lại thức. Nàng thức làm cho mọi ýđịnh của tôi tan biến như mây khói và làm cho bao mạch máu trên mặt tôichạy rần rần nóng hổi, đỏ tía cả lên.

-Phong dê xòm!

-Ớ, dê gì?

-Còn hỏi, bây giờ muốn tự giác hay để người ta phát giác!

-Hic, thì xin lỗi mà!

-Xì, sau này có muốn thì nói người ta một tiếng! Làm như đi ăn trộm ấy!

-Ớ sặc, làm như chuyện bình thường ấy!

-Hì, mà thôi tụi mình tới đâu rồi!

-Lan nhìn ra ngoài cửa xem!

Theo lời tôi, nàng xoay đầu ra ngoài cửa, một khung cảnh tuyệt đẹpchợt hiện ra. Chúng tôi đang đi trên một cây cầu, cây cầu cao vút, phíabên dưới là một con sông rộng lớn với nhiều tàu thuyền chạy trên đó.

Nó làm Ngọc Lan phấn khích:

-Oa, ở đâu mà đẹp vậy?

-Đây là cầu Rạch Miễu, mới xây dựng đây thôi! Hồi trước muốn đi ngang phải dùng phà chờ lâu lắm!

-Hi, hoành tráng quá! Nhìn thích ghê!

-Công trình đầy tự hào mà, hề hề!

-Mà Phong nè, có muốn nghe nhạc không? Ngồi thế này cũng chán nhỉ?

-Nhạc à, ở đâu?

-Đây nè, đeo vào đi!

Nàng đưa cho tôi một bên tai phone, bên còn lại nàng tự đeo vào tai mình làm tôi trố mắt:

-Nghe kiểu này hả?

-Chứ đòi kiểu nào?

-Ừ thì hề hề, kiểu này thì kiểu này!

Đây chính là kiểu của thằng Toàn với bé Phương nghe nhạc cùng nhau.Nếu tôi không thấy hai tụi nó làm thế ắc hẳn tôi đã không ngạc nhiên như bây giờ. Nó làm tôi cảm giác như tôi và nàng đang là một cặp tình nhânđang nghe nhạc cùng nhau vậy.

Nhưng sẽ chẳng có gì nếu Ngọc Lan không mỉm cười với tôi:

-Cho Lan mượn nữa nha?

-M…mượn gì?

-Thì lúc nãy Lan nằm ngủ trên cái gì thì cho Lan mượn cái đó!

-À, ờ! Đ…được mà!

Chỉ có thế, nàng nhẹ nhàng ngã vào vai tôi, đôi mắt nàng lim dim tựanhư đang ngủ. Tôi và nàng cùng chìm trong những cung đàn thánh thót củabài hát đang phát trong tai phone, vẫn là bài Đám cưới trên đường quê.Nhưng riêng vào lúc này, tôi chỉ muốn hát cho nàng một bài, bài hát đãđi sâu vào tâm trí của tôi trong mỗi hành trình về quê của mình, bài hát Về quê ngoại:

“Anh xin mời em đi về miền quê xa lắc lơ

Nơi quê hương anh có hàng dừa xanh,

Có ngàn câu hò thắm tình dân tộc.

Anh xin mời em đi về quê ngoại một lần thôi,

nơi anh chào đời Ngoại ru bùi ngùi bao năm vất vả mưa nắng ngược xuôi. “

Chẳng mấy chốc sau, khi những hàng dừa cao vút bắt đầu xuất hiện bênngoài cửa sổ, đó là dấu hiệu cho biết, nhà nội tôi không còn xa nữa.Nhưng đường vào nhà nội tôi không phải là dễ đi, nó chỉ là một con đường đá nhỏ nên bọn tôi phải xuống xe cuốc bộ vào trong hẻm. Nhất là khiđường vào trong rất ẩm ướt, chắc là vừa trải qua cơn mưa nặng hạt nênkhắp mặt đường loang lổ nước và nước khiến cả đám thằng Toàn đều nhănmặt:

-Gì thế này, sao mà bước qua đây?

-Thì kiếm chỗ nào ráo ráo mà đi!

-Uầy, đành vậy! Bé Phương leo lên Toàn cõng cho!

Toàn phởn ngồi thụp xuống cõng bé Phương trên lưng để tránh cho em bị dính sìn trên đường. Đã thế nó còn trêu ngươi tôi:

-Trong nhóm còn 2 bạn nữ kìa, mày liệu mà ga lăng tý đi Phong em, hế hế!

Quả thật là trong nhóm tôi còn 2 nữ đấy, Lam Ngọc với Ngọc Lan chứ ai vào đây. Nhưng mà cõng ai thì tôi chưa quyết định được. Thằng Toàn lạivô tình đưa tôi vào tình thế khó xử. Nhưng lần này rút kinh nghiệm từviệc chọn chỗ ngồi trên xe, tôi đã dứt khoát:

-Lanna lên đây, mình cõng cho!

Tôi ngồi thụp xuống trước mặt Ngọc Lan niềm nỡ.

Dù có đôi chút gượng gạo nhưng Ngọc Lan vẫn đồng ý để tôi cõng nàng,Nếu để ý kĩ,trên đối má nhỏ xinh của nàng đã hiện lên những sắc hồnghuyền ảo khiến cho bất kì ai nhìn vào đều không khỏi mê mẫn, kể cả tôi.

Sở dĩ tôi quyết định như thế là vì lúc còn ở trên xe, Lam Ngọc đã chủ động chuyển chỗ ngồi để tránh cho tôi khó xử, và nếu như lúc nãy tôilại tiếp tục khó xử, ắc hẳn Lam Ngọc sẽ lại một lần nữa tránh việc đócho tôi. Chi bằng để tôi chủ động chọn ra hình ảnh người đầu tiên xuấthiện trong tim còn hơn là để Lam Ngọc phải làm thay cho tôi việc đó. Một việc rất khó để quyết định.

Nhưng không phải chỗ nào trên đường vào nhà nội tôi cũng ẩm ướt. Cũng có một vài chỗ được người ta đấp đất cao tránh nước là hoàn toàn khôráo, cộng thêm những rặn tre uốn lượn cong vút lên trời và những hàngdừa cao lêu nghêu làm cho đám thằng Toàn đi hết ngạc nhiên này, đến thán phục khác:

-Ê Phong, hái vài trái dưa coi, tao khát khô cả cổ!

-Chờ tý vào nhà nội tao cho mày uống ngập họng, dừa này của người ta hái có mà người ta bắt treo cổ mày trên cây ấy…

-Ủa, thằng Phong đó hả con?

Tôi còn chưa nói xong một giọng trung niên đã cất lên từ sau rặng tre làm tôi phải quay lại.

-A, dì Chín Lài!

-Mày về rồi đấy à, nội trong mày suốt!

-Dạ tại năm rồi con phải ở lại thi chuyển cấp nên không về được!

-Mà mày về chung với ai vậy, bạn hả?

-Dạ, bạn chung lớp với con đó, kì này dẫn về chơi cho vui!

-Con bé này mắt xanh nhìn lạ vậy?

-Dạ, mẹ con là người Pháp ạ!

-À, hẹn gì! Thôi mấy đứa đi nhanh đi, bà trông từ sáng tời giờ rồi đó!

-Dạ, vậy tụi con đi nghen dì!

-Ờ, nhớ có rảnh ghé nhà dì chơi nghen!

-Dạ!

Đó là một trong những nhà hàng xóm của bà tôi. Ở đây hàng xóm khôngđồng nghĩa với việc nhà gần, nó có thể cách xa một hàng dừa, 1 hàng cauvà thậm chí là một cái ao cá. Tuy thế nhưng tình hàng xóm, làng giềng ởđây không bị ngăn cách, hễ ai có chuyện gì khó khăn cần được giúp đỡ, họ đều sẵn sàng đến giúp cho đến từng hạt gạo, từng tờ tiền lẻ. Làng quêlà vậy, luôn mộc mạc và bình dị trong trái tim mỗi con người.

Trở lại với con đường đá dẫn vào nhà bà tôi, sau khi băng qua nhữnggốc dừa trơ trội bị người ta đốn bỏ, một căn nhà cấp 4 màu xanh diệuhiện ra với những mái ngói đỏ ao, rán nắng. Bao bọc xung quanh là dãyhàng rào bằng nứa đã hoẻn mục chưa có người sửa lại. Đây đích thị là nhà nội tôi rồi, nó chẳng thay đổi gì sau 2 năm tôi xa quê. Chỉ có khác một điều, nó cũ quá, lâu đời quá. Những bờ tường đã bám đầy rêu xanh, những mái ngói đã nức nẻ sau những tháng ngày phơi mình trước mưa nắng. Nhìnkhung cảnh này tôi lại thấy thương nội nhiều quá, chắc là nội sống cựckhổ lắm. Chuyến đi về quê này tôi sẽ tận dụng hết sức có thể để nội tôiđược vui, được thư thả theo cách một người già cần phải có, tôi cam đoan là như vậy.

Vào gần thêm một chút, bọn tôi bị thu hút bởi một cô gái đang quét lá trước sân, cô gái đó quen lắm, rất là quen, nhưng mãi cho đến khi giọng khàn khàn của nội tôi vang lên từ trong nhà, tôi mới nhận ra được, đólà nhỏ Nhung…

-Nhung à, thằng Phong nó về chưa con?

-Dạ chưa nội ơi, nội cứ nghỉ đi khi nào Phong về con báo cho!

-Nghỉ sao được, đang lẽ ra giờ này nó về rồi mà chưa thấy tăm hơi đâu, nội lo gần chết!

-Nội đừng lo, Phong lớn rồi biết tự chăm sóc mình mà!

Nhưng khi nhỏ Nhung phát hiện ra bọn tôi đã đứng trước cổng nhà từhồi nào, nhỏ đã suýt hét toáng lên nếu tôi không kịp thời chăn miệnglại:

-Suỵt, khẽ thôi!

-Mấy người về sao không nói một tiếng! Để tui vào báo cho nội!

-Đừng, để bọn tui tự vào!

Dù vẫn còn bỡ ngỡ trước sự xuất hiện của bọn tôi, nhưng nhỏ Nhung vẫn lò mò theo sau với khuôn mặt méo xệch đến phát buồn cười.

Theo lời nhỏ Nhung, bọn tôi bước rón rén theo lối đi vào buồng ngủphòng bà ấy thế mà dù có bước nhẹ đến đâu vẫn không khỏi bị bà pháthiện:

-Đứa nào đó bây, cái Nhung hả?

-Ơ, dạ là con!

-Thằng Phong nó về chưa?

-Dạ à…

-Con về rồi nội ơi!

Không cù cưa kéo dài nữa, tôi vọt miệng chạy vào buồng phòng bà nói to.

Đến giờ phút này tôi mới thực sự vỡ òa. Cái miệng nhai trầu móm mómđó, làn da đồi mồi đó và cả khóe mắt chân chim đang chảy từng hàng nướclúc này nữa. Thật thân quen, thật gần gũi làm sao. Đó là nội tôi! Hainăm rồi không gặp, tóc bà trắng đi nhiều quá, gần như bạc sơ, trắng tinh như mây.

Tôi quỳ xuống gục mặt vào lòng bà:

-Con về rồi ạ, bà có nhớ con không?

-Mèn đét ơi, nội mà hông nhớ mày thì nội chờ mày về làm gì thằng quỷ con!

Bà khẽ cốc yêu vào đầu tôi gắt nhẹ.

-Hề hề, con trên thành phố ngày nào cũng nhớ bà hết đó!

-Có thiệt không ông tướng con hay là nói cho nội vui đấy!

-Thiệt luôn mà nội, nên khi vừa nghỉ hè con chạy về liền luôn nè!

-Ờ hờ, cháu của nội là ngoan nhất rồi!

Bỗng dưng bà nhìn một lượt những người bạn cùng về theo tôi móm mém:

-Ủa nội nghe ba mày nói mày dẫn bạn gái về nữa phải không, là đứa nào vậy chỉ cho nội xem!

-Hả??!!?!