Xuân Yến

Chương 4-2: Khánh trường một cây cầu tiêu tan (2)



Quan Âm Các non trẻhơn, nhưng cũng đã tồn tại đến sáu trăm năm, từng trùng tu một lần vàothời nhà Thanh. Cây cầu vòm bằng gỗ này có kết cấu cầu vồng, mỗi nhịpgồm bốn thanh rầm, tạo thành hình chữ Tinh. Lực ma sát giúp các cấu kiện khít vào nhau nên không cần đinh tán. Nguyên lý đơn giảm mà kì diệu này tạo nên sự vững chắc và cân đối. Mặt cầu dựng cột và lan can bằng gỗmộc sơn đỏ, lại lợp ngói xanh để tránh mưa gió làm hư tổn. Cây cầu cổkính này, cùng với núi đồi, sông ngòi, làng mạc, rừng cây xung quanh soi vào nhau, toát lên một thứ khí chất hài hòa đĩnh đạc.

Làng quêngày đông tiêu điều se sắt, đen trắng rõ ràng. Đường ven ruộng lâu ngàykhông người quét dọn ngập đầy những rác, xác động vật náu trong bụi câyhoang lương đang rữa nát. Túi ni lông trắng phơ phất khắp nơi, giống như cụm bông trắng xâm chiếm cành cây, lòng kênh, bãi cỏ, mặt nước. Ruộngđồng chẳng còn sinh khí. Chỉ có một cây cổ thụ đứng ở đầu cầu, chạc câynảy nở vươn ra, tán lá xanh thẫm như một chiếc ô xòe lớn, có lẽ che được đến cả trăm người. Cô đã tra cứu, tuổi đời của cây long não cổ này cũng phải hơn nghìn năm. Bên khe suối có một cây lạp mai, cành là đan cài,nở ra những bông hoa thơm vàng nhạt. Tựa như sự vật của hai tầng thờigian gặp gỡ nhau trên một bình diện riêng biệt.

Xưa có cảnh, mụcđồng trong chiều ta, cưỡi trên lưng trâu thổi sáo, khoảnh ruộng ven núi, lúa xanh như sóng rập rờn, nông dân làm xong lục tục đi lên mặt đườngđể về nhà, đám trẻ đùa nghịch đằng cổng làng xa, tiếng cười vui vấn vítcùng khói bếp bay vào sơn cốc vắng, chó sủa, chim hót, vạn vật hiền hòa, lúc này chắc hẳn thi nhân ẩn cư sẽ mài mực trải giấy. pha trà gảy đàn,cảm nhận ánh trời bóng mây của thời điểm tương giao đêm ngày. Mọi ngườixây dựng nhà cửa, xây những cây cầu vòm với lan can mái che, đẹp đẽ vững vàng, dùng để hóng gió, qua sông, tránh mưa, cầu khẩn, tế tự, đùanghịch, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, hẹn hò, chuyện vãn, ngồi chơi....Tình cảmvà sự sinh tồn của nhân thế, tất thảy những thời khắc u buồn hoặc thảnhthơi, đều tìm được chỗ dựa trên đất này.

Giờ đây, những tồn tạimáu thịt dung hòa ấy đã tiêu tan hết. Đám đông lao động, súc vật chănnuôi, sản vật sinh sôi, đều bị quét sạch sẽ. Không còn âm thanh, khôngcòn mùi vị, không còn hơi ấm, không còn bếp lửa. Bao dấu vết từng có của cuộc sống đều biến mất cả, bỏ lại hư không. Người trẻ ùn ùn đi đếnnhững thị trấn náo nhiệt hoặc những thành phố xa xôi hơn. Thôn làng chỉcòn người già, phụ nữ và trẻ nhỏ, phần đông lấy mạt chược và vô tuyếnlàm vui. Ruộng đồng không ai chăm bón, phơi ra vẻ chết chóc nặng nề. Gỗmục. Sông khô. Đất đai hoang phế. Nhân thế biến thiên. Quá vãng mục rữa. Một giấc huyễn mộng mênh mang. Thôn trang toàn là vỏ rỗng và xương khô. Những cây cầu xưa giống trái tim mạnh mẽ vẫn đang cố níu kéo chút hơitàn cho Chiêm Lý, nhưng trái tim này cũng sắp bị bứt đi rồi.

Trong bóng chiều, Khánh Trường bước lên cây cầu chở nặng thương hải tangđiền. Mặt gỗ sam kêu cọt kẹt dưới những bước chân. Trái tim cứ chìm dầnxuống.Mái che cột chắn xếp khin khít, rõ ràng sắc nét, mỗi thanh gỗ đềunhư đang thở dài trong tĩnh lặng. Chứa đựng ý chí nghiêm túc và vữngvàng của thứ gỗ đã trải hàng trăm năm, tiếng vọng loang ra trên cây cầuđang chìm vào nhập nhoạng. Cô trông thấy hơi thở của mình hiện thànhkhói trắng trong bầu không lạnh giá.Mé trái có một cây hương đổ nát, thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Tấm bồ đoàn trải trên đất, có vết lõm hình thành do nhiều người quỳ lạy lâu ngày. Trên bàn thờ còn dấu nến và hương, phủtàn dày. Đồ cúng ngổn ngang, khay bày hoa quả bánh trái. Chắc ai vừacúng bái, trong lò còn nén hương mới cháy phai. Cô đứng trước cây hươngmột hồi lâu rồi tiếp tục cất bước.

Đây là lần thứ ba cô đến thămcây cầu này, trước khi rời khỏi, lòng ngập tràn lưu luyến. Bóng chiềulăn tăn trùm xuống nửa cây cầu dài u ám, các hình điêu khắc thủ công xưa cũ đến điêu tàn. Trên tay vịn bằng gỗ gần lối ra có đề một bài từ củaTô Đông Pha, nét mực bị gió mưa bào mòn, đã thành mờ nhạt:

Chớ bận tâm cành động lá đưa

Ngâm nga khoan khoái bước là vừa

Gậy trúc hài rơm hơn vó ngựa, ai sợ?

Áo tơi đời lặng ngại gì mưa.

Hây hẩy gió xuân men rượu tỉnh, hơi lạnh,

Đỉnh non bóng xế rọi về mình

Ngoảnh trông theo hướng trời se sắt, quay gót

Nắng không còn nữa gió lặng thinh.

Đến phỏng vấn chính quyền xã, cô biết họ đã được phê duyệt kế hoạch mở rộng đường quốc lộ. Cầu Quan Âm Các nằm đúng nơi con đường đi qua nên sẽ bịdỡ bỏ toàn bộ vào tháng Tư sang năm.

Hôm ấy, vào lúc xế chiều, cô bắt xe từ xã về chỗ trọ ở làng.

Bến bãi lẫn lộn các loại xe chở khách chở hàng, nước bẩn chảy loang lổ, rác rưởi chất chồng. Dòng người xô đẩy, ăn xin và móc túi thi thoảng xẹtqua bên cạnh, bộ dạng khả nghi. Khánh Trường mệt nhoài, đói ngấu, ômchặt ba lô, run lập cập trong gió rét. Trong túi là các vật dụng làmviệc như máy ảnh, máy ghi âm, máy tính xách tay, sổ công tác, ví tiền,bản đồ, máy tính, lúc này cảm thấy tất cả đều là gánh nặng, đồng thờihoài nghi sâu sắc rằng đây có phải là nhu yếu phẩm của cuộc sống không.Nhất thời cô không biết mình đang ở nơi nào. Xung quanh tơi bời hỗnloạn, đám đông mệt mỏi vì bôn ba bận rộn, cuộc sống mất hết phươnghướng. Ở dưới đáy xã hội ngoài nghèo đói, mù quáng, và quyết tâm bám víu lấy sự sống, thì không còn gì khiến người ta cảm thấy đẹp đẽ vui vẻnữa.

Nếu sống mà không có ý thức, tình cảm, khả năng tự lực vàtinh thần xây dựng, không có hương thơm, nhẹ nhàng, thanh thoát, sángsủa thì mục đích sống là ở đâu, hay là không còn lựa chọn nào khác.

Đúng là cô đã lăn lộn quá lâu trong bùn lầy. Chỉ cần dừng lại là ngửi thấymùi thối rữa mủn nát nồng nặc li ti mà dày đặc, không biết đã bán hayngấm vào đâu trong tâm hồn không ấp ủ ước mơ nào cả, đây là nhiệm vụcuối cùng với tạp chí. Không một nghi vấn nào được giải đáp, chẳng quađang hết sức giãy giụa thôi. Cô dần dần trở thành một người chán chườnghờ hững. Tâm trạng này là cốt lõi, tỏa ánh sáng lập lòe yếu ớt đi khắpmáu thịt, chứ không phải là một vết bẩn trên da có thể nhẹ nhàng lausạch bằng một miếng vải ướt.

Có lần cô đến bệnh viện, xếp tronghàng người đang đợi lấy thuốc, nhìn bác sĩ và y tá vội vã đi lại trênhành lang. Chân tay họ cứng đơ, ánh mắt lạnh nhạt, khuôn mặt sốt ruột.Cô nghĩ, liệu ở họ có còn sót lại chút nào không niềm xót xa và yêuthương đối với nỗi khổ của sinh mệnh. Nếu không, thì chắc chắn khôngphải vì vào nghề quá lâu mà cảm xúc trơ lì, mà vì số người đang chịugiày vò khổ sở thực sự quá nhiều, nhiều đến không đếm được, nhiều đếnxua không hết. Không ai cứu vớt, thiếu vắng hi vọng, cứ thế mãi khiếnngười ta mất đi niềm tin đối với cuộc sống, mất đi sự kính sợ đối vớinỗi khổ.

Cô sở dĩ chán chường, hững hờ với nhân thế, cũng bởi nguyên nhân tương tự.

Một bông hoa tuyết trôi dạt trong trời chiều, nhẹ nhàng đậu xuống mắt. Chiêm Lý sắp đón trận tuyết đầu tiên.

Thời tiết giá băng se sắt đã kéo dài rất lâu. Cô bơ vơ một mình một bóng ởđây. Một tuần công tác sắp hết. Cô khát khao được kết nối với con người. Lục lại danh bạ hồi lâu, vẫn không tìm được đối tượng thích hợp. Có lẽcô không biết mình muốn nói gì và nên nói với ai. Xuyên qua đám đông,bước đến bưu điện ở đầu đường. Còn bốn mươi phút nữa thì hết giờ hànhchính theo quy định, nhân viên duy nhất trong bưu điện cử động đã có vẻuể oải, mặt mày lạnh nhạt. Cô cương quyết bước vào, mua bưu thiếp vàtem. Trên thiếp là cầu Quan Âm Các, gỗ đỏ ngói xanh trong ánh tuyết lành lạnh. Dáng cong hoàn mĩ. Cô lấy bút máy, viết ra mặt sau thiếp:

Em đang ở Chiêm Lý, ngắm cầu mái che. Tuyết rơi mù mịt. Em nghĩ nó khôngchết được, chỉ biến mất thôi. Nó đang biến mất. Khánh Trường.

Côcảm thất không thể gửi thiếp này cho Định Sơn hoặc Fiona, dù đó là haingười cô quen thân nhất ở Thượng Hải. Trong cuốn sổ tay bằng giấy táichế bấy lâu vẫn kẹo một tấm danh thiếp màu lam nhạt, danh thiếp nằm giữa những trang giấy, như một thứ bookmark. Cô lấy nó ra, chép những conchữ đen trên ấy vào dòng người nhậu bưu thiếp. Viết tên của anh: HứaThanh Trì. Cố sức bóp lấy giọt keo đã ở trạng thái se se trong cái lọnhựa cũng gần như cạn, dán tem lên mặt sau bưu thiếp. Khi nhét nó vàothùng thư lốm đốm sơn, cô nhận ra đầu ngón tay mình đã cóng cả lại.

Rời khỏi bưu điện. Màn tuyết chấp chới mịt mù trước mắt.

6

Lúc nào cô cũng thích ảnh.

So với quay phim tạo cảm giác chuyển động và liên tục, những bức ảnh manghình thức độc lập hơn. Khi được cố định lại, con người cùng quá khứ,tương lai và bối cảnh họ đang ở sẽ được tập hợp vào một mốc thời gian.Mốc thời gian ấy tách biệt, đứt gãy, nứt vỡ, sắc nhọn. Trong ảnh, mỗimột mùa, mỗi một vẻ mặt, mỗi một khung cảnh, không bao giờ có thể lặplại được. Giống như trạng thái nảy lên đáp xuống trong chiếc máy bayđang bay vùn vụt, các điểm đáp và tốc độc xóc này đều thay đổi khôngngừng. Đặc biệt cần lòng can đảm thận trọng.

Hồi chỉ có máy cơtruyền thống, chưa xuất hiện loại máy ảnh kĩ thuật số cho phép xóa sửahình ảnh thoải mái, sở thích chụp ảnh của mọi người không thể nhân rộngdo cách sử dụng chưa được tiện lợi lắm. Bấy giờ ảnh chụp và rửa ra, mỗitấm, đều trong trẻo như phát sáng.

Khánh Trường thích ảnh kiểucũ, những tấm ảnh mà nhà cô không có. Hồi xưa, số lượng ảnh chụp phongphú và theo sát từng thời điểm cuộc sống tượng trưng cho sự ổn định vàkhá giả của gia đình. Nhưng Khánh Trường không được trải nghiệm điều đó. Cha mẹ ly dị mỗi người một ngả, cô được bà nội chăm lo đến năm mười hai tuổi, sau đó sang nương nhờ nhà chú. Chú thím nuôi nấng đến năm mườisáu tuổi thì vào kí túc xá trường trung học. Từ đó bắt đầu tự lực nhưngười lớn. Mười sáu tuổi bập vào yêu đương, chán học, bỏ học. Thi đạihọc không đỗ được trường nào tử tế. Gốc rễ đã ruỗng, cành lá cũng theođó mặc gió đẩy sóng xô, tạo ra những ảo ảnh sôi động. Cô là một thiếu nữ nổi loạn. Không có ai chụp ảnh cho. Cô chưa từng được yêu, không thấybản thân có giá trị gì. Cũng chưa từng yêu ai, không sao cảm nhận đượcsức mạnh trái tim. Cô không vững tin về sự tồn tại của mình.

Đếnkhi trưởng thành, Khánh Trường vẫn không quen với chụp ảnh. Chứng minhthư, giấy thông hành đến Hồng Kong và Ma Cao, hộ chiếu, thẻ nhà báo, thẻ lao động... tất cả các thẻ cần thiết đều mang vẻ xơ cứng, ánh mắt đờđẫn, mũi mồm hơi mất cân đối. Cô không đủ kinh nghiệm và khả năng đểđiều khiển biểu cảm cho tự nhiên trước mặt người lạ. Cô hoài nghi ngườiđối diện và thiết bị trong tay họ, luôn luôn hoài nghi. Về sau cô họccách dùng máy ảnh, dành rất nhiều thời gian tập chụp. Trong túi xáchthường có mệt chiếc máy ảnh du lịch để thu lượm chi tiết, khoảnh khắc,tài liệu. Và học cách tự chụp. Trong những tấm ảnh tự chụp ấy cô pháthiện ra mình rất đẹp, có lẽ nhờ sự thoải mái và an nhiên khi ở với bảnthân, đặt bên ảnh do người khác chụp hộ một cách qua loa hời hợt thìđúng là hai hình ảnh tương phản.

Đây đích thực là một đối tượngcần chú ý. Nếu người ta chưa từng cố gắng dừng bước, quan sát dấu tíchcủa nhân sinh, kiểu như ngồi xổm xuống chiêm ngưỡng tỉ mỉ mĩ cảm điêukhắc của chiếc ghế cổ cả trăm năm tuổi, thì sẽ bỏ phí những ý nghĩa được hun đúc nhờ thời gian. Giống như một dòng sông lớn đột ngột bung racùng muôn vàn thứ hỗn tạp mơ hồ nó chứa đựng trong mình. Độ bền và độdày của cuộc đời sẽ tăng gấp đôi. Chụp tấm ảnh, phân tách những cảm giác về tồn tại để lắng cặn, thanh lọc, bảo tồn, dùng nó để tìm kiếm và thức tỉnh.

Thanh Trì cho cô xem ảnh gia đình anh. Biết hành động ấychứa đựng một ý nghĩa tình cảm rất sâu sắc đối với cô. Anh muốn để côđược mãn nguyện. Phần lớn ảnh là lấy từ bên chỗ cha mẹ ở Vancouver, cóảnh trắng đen đã ngả vàng, có ảnh màu, nhét đầy cả một va li hành lý,nhưng cũng chỉ là một phần nhỏ trong tổng số. Hồi năm tuổi anh theo giađình từ Bắc Kinh di cứ đến Hồng Kong, mười sáu tuổi sang Vancouver duhọc, rồi làm việc, kết hôn ở đó, và bảo lãnh cha mẹ sang. Cô muốn bắtkịp khoảng cách mười ba năm tuổi đời giữa họ. Đối với cô, lịch sử cánhân của Thanh Trì có một phần tồn tại trong tan tác và mất mát. Anh làngười đàn ông mà đi suốt đời cô vẫn không sao hiểu hết được, cô đã biếtnhư thế từ lâu.

Cô trông thấy bà cố tổ của anh, mặc kimono, tócbúi, vẻ mặt u uất, đôi mắt phượng dài hẹp hơi xếch. Cụ sống ở Trung Quốc suốt từ tuổi hai mươi lăm, chưa một lần trở về bản quán. Đến những nămcuối đời, đã phục sức giống hệt người Trung Quốc. Mặc xường xám, uốntóc, nói lưu loát tiếng phổ thông phương Bắc.

Cô trông thấy mẹanh hồi thiếu nữ, tóc mái tao nhã chải lật lên, mặc áo tơ lụa với hàngkhuy chéo bọc vải, khuôn mặt toát ra vẻ nghiêm nghị. Trông thấy ảnh cưới của bố mẹ anh. Trông thấy thời còn đi làm của họ,mặc lễ p hục tham dựcác hoạt động xã hội, ra nước ngoài trả lời phỏng vấn và chụp ảnh chungvới học giả các nước.

Cô trông thấy ảnh an hồi năm tuổi, chụpcùng anh trai chị gái. Tóc cắt ngắn, chất phác đôn hậu. Anh là con út,được cưng chiều nhất. Mặc áo thun cổ tròn kẻ trắng xanh, thanh tú khỏemạnh.

Cô trông thấy anh sau khi sang Vancoveur, dần dần trở thành một thiếu niên chú trọng cử chỉ dáng điệu, bộ dạng hơi gò bó. Hai mươituổi, anh mặc lễ phục tham dự một buổi họp mặt, khuôn mặt thanh cao taonhã như thủy tiên.

Cô trông thấy ảnh hẹn hò anh chụp cùng bạn học Phùng Ân Kiện. Cô gái trẻ dịu dàng mát mắt, khuôn mặt đoan trang, mặcáo liền váy và đi giày cao gót. Họ ôm nhau trên bờ biển, mặt áp mặt, rất thân mật. Ảnh cưới. Hôn lễ kiểu Tây trong nhà thờ. Mẫu váy cưới của côdâu thuộc loại cổ điển, trên đầu đội một vòng hoa ngọc trâm màu trắng,trông già dặn hơn Thanh Trì.

Con đầu lòng là trai, Phùng Ân Kiệnôm bé chụp ảnh trong vườn nhà ở Vancoveur. Bé trai áo đỏ giày xanh tócđen, xinh đẹp và khỏe khoắn. Con thứ hai là gái, được hoài thai và chàođời trong thời gian Thanh Trì công tác ở New York.

Xem xong,Khánh Trường giữ lại cho mình ba tấm ảnh. Tấm thứ nhất chụp anh thuở con niên thiếu, nằm trên giường, hai tay chít sau gáy làm gối, hơi có vẻ uể oải, đường nét khuôn mặt đẹp đẽ. Tấm thứ hai là khi anh ba mươi, đangchuẩn bị cho cuộc họp nào đó, mặc sơ mi trắng, khóe mắt hiện nếp nhăngợi cảm, đã trở thành người đàn ông trưởng thành có con cái. Tấm thứ balà mẹ anh, vợ anh và hai con thơ của anh cùng chụp trong vườn nhà. Diênvĩ mùa xuân bắt đầu đơm hoa, phủ một vạt tím sẫm trên bãi cỏ xanh mướt.Hàn lang màu trắng, chiếc đu màu trắng, cầu thang màu trắng. Trông qualà thấy một gia đình có giáo dục tốt và kinh tế khá giả, ai nấy đều cóvẻ mặt tươi tắn thảnh thơi kiêu hãnh.

Khánh Trường kẹp ba tấm ảnh này vào một quyển sách. Đây là một lịch sử gia đình hoàn toàn xa lạ vàxa cách với cô. Lịch sử cá nhân của Hứa Thanh Trì. Thế giới của anh làmột chỉnh thể hoàn hảo với đường nét và kết cấu riêng, gần ngay trướcmắt mà xa tận chân trời. Quãng thời gian quan trọng nhất trong đời mộtngười đàn ông đã hết. Bốn mươi năm vừa qua là bốn mươi năm trẻ trung anh tuấn khỏe mạnh, có tình dục cuồng nhiệt tình cảm chân thành, có lýtưởng mạnh mẽ ý chí dồi dào, có lăn lộn phiêu bạt nỗ lực mưu sinh. Trong quãng thời gian đó, anh và cô không hề gặp nhau về mặt không gian cũngkhông kết nối về mặt thể xác hay máu thịt. Họ sinh hoạt, tồn tại ở ngócngách riêng trong thế giới của mình. Hai sự sống với kinh lạc trải đisong song, hưởng ứng nhau từ xa.

Cuối cùng.

Đến năm Hứa Thanh Trì bốn mươi tuổi, họ mới gặp nhau.

7

Họ không có ảnh chụp chung. Anh là người tồn tại trong nội tâm và kí ức.Không thuộc loại cần đếnvăn bản ghi nhận, cần giải thích với công chúnghay chứng minh với bên ngoài. Không phải bằng chứng. Không phải tư liệu. Không phải sổ sách. Anh không thuộc loại cần dấu ấn mới biết là tồn tại khi chia xa. Trước khi xuất hiện, anh đã song hành với thời gian củacô, chảy cùng dòng máu của cô, thành hình theo mong muốn của cô. Nếu một ngày nào đó mất anh, cô cũng không cần lấy ảnh ra để hồi tưởng, đểnhung nhớ hay lãng quên anh, vì không cần thiết.

Trong tim cô,anh là tình cảm, là kí ức. Nhưng anh không hề biết điều đó, mà cô cũngkhông giải thích. Cô thà để anh không hiểu, còn hơn phải giãi bày cắtnghĩa để được anh đón nhận.

So với kho ảnh đồ sộ phong phú củaThanh Trì, Khánh Trường chỉ đưa ra được vỏn vẹn vài tấm. Thiếu nhữnghình ảnh của thời kì trưởng thành, thiếu những chứng cứ rõ ràng và phong phú về cuộc sống, cứ như thế cô đột ngột lớn bổng lên trong bóng tốivậy. Quá khứ của cô thiếu vắng một nền tảng để được tôn trọng và thừanhận. Gia đình chỉ mong chèo chống qua cảnh khó khăn, còn hơi sức đâu mà để lại tinh thần, khí chất, cá tính hay phong cách gì. Bị đói nghèo,điêu linh, đau đớn, phiêu bạt, muôn mối bức bách bất khả kháng hủy hoạivà thanh lọc hết lần này đến lần khác. Ảnh kỉ niệm chỉ thưa thớt vàitấm. Cô chấp nhận sự thật là đời mình bị xô đẩy, chấp nhận đây là diệnmạo cuộc sống của mình.

Một cuộc sống với số phận thiếu thốn. Không tình cảm, không vật chất, không ai trông nom, không ai săn sóc. Không có cả ảnh.

Có một tấm ảnh đen trắng khổ nhỏ mà cô luôn giữ gìn cẩn thận. Rìa hìnhrăng cưa tao nhã, đặt trong khung khổ anh đào nên lót giấy đỏ cho nổibật, bày trên giá sách. Là ảnh hồi thơ ấu chụp chung với bà nội và chú,tại khoảnh sân thoáng đãng trước ngôi chùa hôm ấy họ đến thăm. Bên trênmái cong và lầu gác là sắc trời âm u. Khánh Trường khoảng bảy tuổi, tócôm, đi dép lê, mặc chiếc váy liền vải bông do bà nội may và thêu. Chântay mảnh khảnh, khuôn mặt bầu bĩnh trẻ con đã nhuốm nét u uất. Trong ảnh không ai cười, đều đăm đăm nhìn về phía trước, miệng mím chặt, cho thấy một nỗi âu sầu và quật cường nội tâm. Khánh Trường khẻ kể, bấy giờ mẹđã bỏ đi đâu không rõ, cha thì ốm đau, không khí trong nhà u ám. Bà nộirất thương em, nhưng bà cũng đã già, bệnh tật liên miên. Em biết bàkhông còn bao nhiêu thời gian để mà bảo bọc em nữa.

Khánh Trường kể,em vẫn nhớ chuyến du xuân này, trời vừa mưa to, đi lên theo các bậcthang thấy bên rìa nước chảy róc rách, hải đường nở như mây trắng tronglũng núi,những cánh hoa rụng tơi bời, nương gió tới tấp bay lại. Cứ đimột lát em lại giũ váy, nhìn hoa trút ào ạt xuống rừng cây dưới đáy vực. Cô nói, tấm ảnh ấy tượng trưng cho tuổi thơ của em, cả thời niên thiếusau đó hay cuộc đời hiện tại đều phát triển theo một quỹ đạo đã định.Trong ảnh, em trông thấy dấu tát của bàn tay định mệnh trên mặt mình,trên mặt bà và chú. Không làm sao tránh được. Lặng lẽ chịu đựng cơn đaucủa cái tát đó thôi.

Anh im lặng. Một lúc sáu mới hỏi, em đã bao giờ vui vẻ chưa, Khánh Trường?

Cô nói, em biết mình sắp hoặc đã là người cô độc, nhưng điều này không cónghĩa là em không hiểu được niềm vui. Thật ra thì, có lẽ em còn trântrọng niềm vui và nhạy cảm với niềm vui hơn hẳn các cô gái cùng tuổi.Hải đường héo tan lay lắt rơi rụng cũng khiến em hân hoan nữa là. Em chỉ ít cười thôi.

Tâm sự của cô đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong anh. Về sau, có một thời gian anh đã mất rất nhiều công sức để cô nở nụ cười, cố công rõ đến nỗi cô không thể không nhận ra. Lúc thư nhàn, anhđọc toàn những sách liên quan đến sodoku hoặc logic, chưa bao giờ gặpchỗ hứng thú mà không háo hức chia sẻ với cô. Lôi kéo cô cùng làm trắcnghiệm IQ các loại, kiên nhẫn miêu tả, giảng giải quá trình. Anh làngười hài hước thông minh, tâm lý phóng khoáng ổn định, kết quả của tính cách cởi mở cân bằng, của môi trường công việc và nên giáo dục phươngTây. Anh kể với cô nhiều chuyện tiếu lâm, làm cô phá lên cười vui vẻ.

Mối tình đầu của cô là một cậu trai bình thường lớp Mười, cô đã đem lòngyêu mà không suy tính gì lắm, chỉ vì cậu ta luôn biết trêu chọc để côcười. Những người đàn ông lém lỉnh dễ làm cô vui đều khiến cô thấy thânthiết gần gũi, mà Thanh Trì, thì có đủ khả năng khiến cô cười.

Khánh Trường. Trong tình cảm em đơn thuần mà thẳng thắn như trẻ con, đôi lúccòn ngây ngô, khác hẳn với vẻ cảnh giác và cứng cỏi bề ngoài. Rất nhiềungười từng nói với cô như thế, kể cả Fiona và Định Sơn. Có lẽ bở vậy họmới dừng chân bên cạnh cô. Quả thật cô là như thế, dễ tủi thân, cũng dễthỏa mãn sâu sắc khi được người ta bày tỏ đôi chút thiện ý hoặc tìnhcảm.

Có lẽ tại cô đã thiếu thốn quá nhiều.

8

Bão tuyết đột nhiên ập xuống miền Nam, tuyết rơi suốt ba ngày ba đêm. Cuối cùng trở thành thiên tai.

Giao thông trên quốc lộ tắc nghẽn. Khánh Trường không thể rời đi theo đúngkế hoạch, đành nán lại làng Đông Khê. Phải đến xã mới đi nhanh được,nhưng tình hình đường sá rất xấu, ít xe chạy, không sao bắt được xe lênxã. Cô trú chân tại một quán trọ do dân trong làng mở ra kinh doanh, bắt tay vào viết bản thảo giữa tình trạng mắc kẹt ấy. Quần áo mang theokhông đủ dùng, bè ra cửa hàng của làng mua áo len và quần dài để thayđổi, mua một đôi giày vải nữa. Thời tiết biến động chóng mặt không tưởng được, những người đã quen xê dịch không lấy đó làm phiền, luôn biết tùy cơ ứng biến. Ngay cả ở Thượng hải trạng thái của cô cũng là sẵn sánglên đường. Vào nhà hàng đợi mãi không thấy dọn món, trên đường giaothông tắc nghẽn, hoặc vô duyên vô cớ bị người ta xô phải, chưa bao giờnổi cáu hay bực mình. Đối với những sự việc ngoài tầm khống chế hoặc dựđoán, cô muốn giữ sự bình tĩnh.

Ngày thứ tư, cảm giác ngây ngấysốt, bèn lấy thuốc có sẵn trong ba lô ra uống, cầu khấn sao cho đừng đổbệnh nặng nếu không sẽ càng thêm rầy rà. Bình thường đi công tác cô ítkhi nhắn tin hay gọi điện cho Định Sơn, thường chỉ đến lúc sắp về mớibáo cho anh ra sân bay đón. Lần này cô gọi điện cho Định Sơn, nói bị kẹt vì bão tuyết, chưa biết khi nào mới về được Thượng Hải. Cô không đề cập đến chuyện ốm sốt, vì như thế chỉ gây thêm áp lực cho anh chứ chẳngđược tác dụng gì, nước xa đâu cứu được lửa gần. Anh tỏ ra lo lắng, nônnóng bảo, về rồi xin nghỉ việc đi, đằng nào cũng định thôi mà, KhánhTrường à, em cần một thời gian nghỉ ngơi.

Dĩ nhiên Khánh Trườngmuốn tiếp tục đi làm. Lương Định Sơn không thấp, nhưng chắc chưa đến mức dư dật nhiều. Cô biết cô nên thỏa hiệp. Không phải tạp chí hoài nghinăng lực của cô, họ chỉ hoài nghi tương lai của chuyên mục, bởi vậy muốn để cô làm việc khác, thậm chí chờ mong cô tự động đề xuất đường hướngmới. Nhưng lòng cô hiểu không đời nào mình thỏa hiệp. Thực tế là cô chưa bao giờ thỏa hiệp. Cô sẽ tìm một cách mưu sinh khác.

Cô nói, em không sao, anh không phải lo lắng. Gác máy rồi, tiếp tục một mình đối mặt với khó khăn.

9

Cô ở trọ tầng hai, quán trọ này xây theo kiểu nhà dân truyền thống, đãnhiều năm không tu sửa. Ống nước nứt vỡ, đường dây điện võng xuống,thiếu nước thiếu điện, không lắp một thiết bị sưởi ấm nào. Ngôi nhà bằng gỗ, khả năng chống rét rất yếu, hễ đêm về là lạnh như băng. Đắp chămbông rồi chất hết quần áo lên trên, thậm chí nghĩ cả đến việc chất luônghế lên nữa. Hơi lạnh thấm vào cốt tủy, không làm sao chống đỡ được.Khánh Trường nằm trên chiếc giường gỗ cứng tỏa mùi ẩm ướt, lắng tai nghe tiếng hạt băng gõ trên kính cửa sổ làm nó rung lanh canh, có lúc lạimưa tạt ràn rạt. Vặn đèn pin lên, lấy giấy bút sửa sang lại tất cả tàiliệu câu chữ phỏng vấn dạo gần đây, ngón tay cứng đơ không thể nhúcnhích được.

Tuy ở trong cảnh cô độc bơ vơ, nhưng lòng thấy bìnhyên như nhập định. Điện thoại còn lại vạch pin cuối cùng, không biếtchịu được bao lâu nữa.

Có lẽ cứ bị thế giới buông bỏ thế này cũng chẳng sao. Coi nơi đây như tận cùng cõi đất, bị câm lặng chôn vùi cùngthế giới cũ, soạt một tiếng, kéo hai tấm màng vào, vở diễn liền kếtthúc. Dưới sân khấu mọi người đã đứng lên rời khỏi, nào đâu lưu luyến,nào đâu lâu dài. Biết bao điều từng xảy ra, dù có rực rỡ nhiệt náo, khắc cốt ghi tâm, cuối cùng cũng chỉ là con thuyền phải rời bến theo sốphận, con thuyền lớn đèn lửa lung linh tiến ra đại dương tăm tối, chẳngrõ đường về. Giống như cầu Quan Âm Các đã được định sẵn là sẽ rầm rầmsụp xuống vì bị xe ủi đất nghiền nát, giống như thôn làng hẻo lánh bịbão tuyết phong bế và ngăn cách với nhân gian, giống như bản thân mà côtự nhận thấy lúc này, giấu kín tâm trạng chán chường bỏ cuộc để cố gắnglàm việc, nhưng không biết hướng ra ở đâu.

Thanh Trì gọi điệntới. Anh nhận được bưu thiếp của cô, lại xem vô tuyến thấy tin miền Nambảo tuyết. Đã khá lâu từ ngày giã biệt ở Bắc Kinh, nhưng giọng anh trong ống nói vẫn ân cần thân thuộc như hôm qua vừa tao ngộ. Đối với đàn ông, cô đặc biệt nhạy cảm trước hai chi tiết, một là giọng nói, hai là bàntay. Ở cô sớm đã hình thành một cách quan sát đặc biệt, bóng mây lấploáng trong làn sóng, đốm sáng chập chời chỗ góc xa, hình vẽ cùng vânvải nơi vai và cánh tay người lớn, một chiếc cặp tóc nho nhỏ rơi xuốngđất, rồi những cánh hoa hải đường đậu trên váy lát lát lại bị gió thổibay... những chi tiết như thế, có lẽ người khác sẽ không để ý, nhưng lại hiển hiện và hồi vọng trong trái tim cô. Năng lực này nảy nở từ thời ấu thơ, và chưa bao giờ biến mất.

Lần đầu tiên gặp gỡ, cô đã quansát bàn tay anh. Những ngón tay thon dài mạnh mẽ, móng cắt tỉa tinhtươm, tỏ rõ khí chất mạnh mẽ mà kín đáo. Anh kể những việc từng hăng say làm hồi nhỏ, như chế tạo lắp ráp các mô hình hàng hải hàng không rồimang đi dự thi. Anh được giáo dục tử tế theo yêu cầu nghiêm khắc của bốmẹ, thành tích học tập xuất sắc, mọi hứng thú sở thích đều thuộc loạimẫu mực đúng đắn, mặc dù nhận thấy lối sống của mình chẳng vui vẻ gì.Chắc đó là hình thái vốn có của sự vật, anh nói. Đôi bàn tay khéo léotạo ra nhiều mô hình phức tạp này, khi trưởng thành lại thực tập và thực nghiệm rất nhiều trong phòng thí nghiệm. Một đôi bàn tay đàn ông chứađựng sức mạnh của thực tiễn.. Cũng đôi bàn tay ấy đã biết bao năm chìmđắm trên thân thẻ và da thịt của đủ mọi hạng đàn bà. Anh coi sự tiếp xúc này là lạc thú. Giống như thử sức với một môn nghệ thuật, một trò chơi, chiếm hữu và thu thập các tiêu bản tình dục tình yêu. Đây là mặt tráitrổ mầm từ thói hiếu thắng và dục vọng bẩm sinh của đàn ông. Anh dùng nó để khỏa lấp cảm giác thiếu an toàn và gò bó gây ra bởi sự áp chế lâudài của kỉ luật và lý tính.

Anh hỏi, Khánh Trường, em có khỏekhông, em có mệt không. Đường dây truyền đi âm thanh lạo xạo kéo dài của dòng điện, mà cũng có thể chỉ là ảo giác của cô. Ở nơi hoang dã ngưngtrệ vì bão tuyết, trời đêm thật u uất. Điện thoại tích tích liên hồi báo sắp cạn pin, cuộc đàm thoại trở nên gấp rút, có thể bị ngắt ngang bấtcứ lúc nào. Cô kể thật với anh mọi chuyện. Giao thông ách tắc, đau ốm,thiếu nước, mất điện. Anh nói ngắn gọn thẳng thắn, rằng, sẽ ra sân baybắt chuyến sớm nhất về tỉnh lỵ. Thuê một chiếc xe, khoảng 3,4 giờ sángmai sẽ xuất phát, chạy sao cho chiều tối phải đến được làng Đông Khê.

Anh nói, lộ trình chừng chín tiếng có khả năng kéo dài thành mười bốn hoặcmười sáu tiếng. Nhưng anh sẽ cố gắng đến nơi với thời gian ngắn nhất.Anh bảo cô cho biết tên và địa chỉ quán trọ. Anh sẽ đến đón cô, đưathẳng vể tỉnh lỵ, sau đó đáp máy bay rời đi.

Cô hơi ngập ngừng,nhưng anh nói, không phải lo, anh có thể đối phó với mọi kiểu đường sá.Em chỉ cần tin anh, Khánh Trường. Anh sẽ sắp xếp hết.

10

Anh nói,chỉ cần em tin anh, Khánh Trường.

Nhưng anh không biết. Cô nhẹ nhàng nhảy xuống khỏi bậu cửa sổ, vào khoảnhkhắc mò mẫm trong bóng tối để xỏ được chân vào giày thể thao, cô đã xiêu lòng vì anh rồi.

Rất lâu về sau, anh hỏi, đã bao giờ em yêu anh chưa, Khánh Trường.

Trong khi anh thổ lộ không mỏi mệt, rằng anh yêu em, cô lại luôn im lặng, mặc dù cảm nhận được rõ ràng niềm mong mỏi của anh khi dứt lời. Mong mỏi cô đáp lại, thú nhận và khẳng định một cảm xúc tương đương. Kiểu thú nhậnđó, đối với anh mà nói, là nhu cầu cồn cào và tự nhiên như không khí,nhưng cô chưa bao giờ đáp ứng. Họ từng xung đột kịch liệt chỉ vì côkhông chịu nói, em yêu anh.

Ở phương tây, người chồng có thể lydị vợ chỉ vì không được nghe câu em yêu anh, đủ thấy mức độ quan tâm của họ và tần suất biểu đạt bình thường của câu nói đó. Với Khánh Trườngthì, cô có thể đáp lại bằng hành động, nhưng khó lòng bày tỏ và thừanhận theo một cách thức dễ dãi hơn. Có lẽ là tại từ nhỏ đã không đượcđào tạo hay luyện tập cách thổ lộ tình cảm thế này. Chắc hẳn Phùng ÂnKiện, Vu Khương, Fiona, và những người đàn bà khác của anh đều làm được. Nhưng Chu Khánh Trường không phải họ. Trong cuộc đời cô, tình cảm làmột dạng đãi ngộ.

Về sau, có một lần cô cẩn thận giải thích cho anh rõ. Qua điện thoại. Sau khi họ tan vỡ.

Cô nói, chúng ta lý giải khác nhau về chữ “ yêu”, không thể nào trao đổitrên cùng một bình diện được. Yêu mà anh nói, là để chỉ sự thưởng thứcmến mộ thể xác và trái tim. Còn yêu như cách hiểu của em, không thuộc về nhân gian này, không chỉ thuộc về hiện tại, cũng không giới hạn ở namvà nữ. Cho dù mất đi tính mệnh và da thịt thì nó vẫn tồn tại. Nó xa xôi, siêu việt, đột phá các khái niệm và cực hạn. Em chưa bao giờ đề cập đến hay thổ lộ tình yêu. Yêu của anh và yêu của em là hai khái niệm đồngđẳng. Có thuộc tính và tỷ lệ tương đương, không bên nào nhiều bên nàoít, cũng không phân biệt đậm nhạt nông sâu. Vì vậy anh không sao hiểuđược tình cảm em dành cho anh, mà có khi nào anh cũng chưa bao giờ muốntìm hiểu. Tình cảm em dành cho anh là chân thành, nhưng không phù hợp để bộc lộ bằng ba từ em yêu anh. Em không giao tiếp theo cách đó.

Đây hẳn là một kiểu cố ý rút lui. Một kiểu tự giữ gìn tự bảo vệ. Bản thâncô cũng hoài nghi, không hiểu làm sao mình lại lập luận được dài dòngnhư thế. Tình cảm này đáng lẽ không cần bất kì định nghĩa nào mới phải.Lòng cô hướng về anh, ái mộ anh, đó là điều chắc chắn. Chỉ hiềm khôngmuốn, hoặc chưa đến lúc cần, phân tích sự trường cửu của nó. Cô khó lòng giao phó bản thân mình cho anh. Thừa nhận, chuyển nhượng, đồng nghĩavới việc để anh kiểm soát và xử lý một phần con người cô. Cô không muốnmất đi sự tự do này. Thà quay lưng với tình cảm, còn hơn đánh mất sự tựquyết với bản thân.

Anh đã đi qua bao nhiêu phụ nữ. Anh chưa baogiờ giấu giếm cô về những bóng hồng quá khứ cũng như hiện tại, anh lộngiở hết những nếp gấp và ngăn kín trong ngoài của cái ba lô tình yêu,lắc giũ tới lui, để cô xem xét. Không lấp liếm, không che đậy. Phần nàocủa con người anh mang lại vui vẻ cho cô, anh cũng có thể đem san sẻ cho người khác. Anh không phải mỏ khoáng thẳm sâu kín đáo. Anh là một côngviên vui mắt sáng lòng.

Cô từ chối làm tiêu bản trưng bày trongvười hoa chăm chút đẹp đẽ của anh. Tình cảm của cô là hoa diên vĩ sinhtrưởng hoang dã trên núi cao các mặt biển 4500 mét, nở ở nơi ẩm ướt vensuối trong rừng lá kim, trải thành vạt lam và trắng, khỏe khoắn yênbình. Không phải la con bướm xinh bay lượn sôi nổi trong rừng, đập cánhlưu luyến giữa bụi dương hoa rực rỡ ánh xuân. Nói chung, những đóa hoacủa tâm hồn cô thuộc loại tự sinh tự diệt, một mình tiêu vong trong tịch mịch mãi trên cao, sỡ hữu vẻ đẹp không ai chiêm ngưỡng. Nếu anh muốn có được em, thì hãy băng đèo vượt thác đến gặp. Cô vừa bước vừa chạ, vừađi vừa lùi.

Anh đã thử dành rất nhiều thời gian và sức lực để phá giải câu hỏi này, thắc mắc, liệu có ngày nào em buông bỏ hết, đến yêuanh mà chẳng vướng bận gì nữa không, Khánh Trường. Nếu em tin tưởng anh, cởi mở hết con người mình cho anh, thì em có thể đột phát được bản thân đấy. Cô suy nghĩ thật lâu. Kết luận là không thể làm được. Không thểgiao bản thân cho anh, giống như không thể, vào lúc này, tưởng đến việc để anh đi mất. Tuy lý trí nhưng lại không rạch ròi, giống con dao gămhai lưỡi, xoay lưỡi nào sang đối phương thì vẫn có một lưỡi sắc lẻm chỉa về phía mình.

Hiển nhiên anh không vừa lòng với những lý lẽ đó, cô cũng không bao giờ giải thích thêm.

11

Lần thứ hai gặp mặt. Tại một quán trọ thôn quê heo hút ở nơi đất tuyết trời băng.

Mưa tuyết đã ngừng, trời hưng hửng sáng. Hơn 8 giờ tối anh đến được ĐôngKhê, nói, anh đã xem bản đồ, từ đây đến Chiêm Lý đi mất hai tiếng đồnghồ. Đi luôn rồi ban đêm chúng mình nghỉ lại Chiêm Lý được không, ngàymai khởi hành từ đó, anh muốn xem xem cây cầu kia thế nào. Cô nói, erằng không được. Giao thông Chiêm Lý còn trắc trở gấp trăm lần đường từxã về đây, phần lớn đều là đường ven núi hẹp và ngoằn nghèo, bây giờ lại đóng cứng băng tuyết nữa. Thời gian này không có xe cộ nào đi từ trongấy ra đâu. Anh tỏ vẻ tiếc rẻ, nhưng không ép uổng, bèn nói cũng được,không thể làm lỡ ngày về Thượng Hải của em, em còn công việc nữa.

Anh nói, anh đã đóng khung bưu thiếp em gửi cho, đặt trên giá sách ở vănphòng để hôm nào cũng nhìn thấy. Cây cầu thật đẹp, anh linh cảm là không có cơ hội được tận mắt trông thấy nó nữa.

Chẳng còn bao nhiêuthời gian. Lấy được một ít nước, không có điện, đành dùng nến mới mua và đèn pin trong ba lô. Nước nóng cô đun ở chỗ chủ nhà, rót ra chậu choanh rửa mặt. Tắm là không thể nổi. Đã năm ngày cô chưa tắm gội, hoàncảnh khó khăn khỏi phải nói, anh dĩ nhiên đã nhận ra: áo len sợi tổnghợp và giày vải đen rẻ tiền mua ở cửa hàng trong làng. Mệt mỏi. Nhẫnnại. Phòng ốc sơ sài lạnh ngắt. Trên chăn bông chất lớp lớp quần áo.Qianh ga trải giường la liệt những sách, sổ tay, bản đồ, vỉ thuốc. Trênbàn đặt nửa bát mì ăn dở.

Anh nói, sáng sớm mai chúng ta lên đường. Em cần rời khỏi đây càng nhanh càng tốt.

Anh hỏi, em sốt thế nào rồi. Anh lại gần, áp trán vào trán cô. Cô không lùi lại, cho phép anh kề cận. Anh nói, còn râm rấp sốt. Anh mang thuốc choem đây. Cô mặc một chiếc áo đen chần lông, của nam. Mặc lâu quá, mãichẳng thay, lông vũ trắng nhỏ li ti từ kẽ vải thòi ra, lấm ta lấm tấm.Anh nhặt giúp cô những sợi lông dính ở viền cổ áo, lòng trào lên niềmthương xót, nhưng khóe môi lại nở nụ cười trái hẳn với cảm xúc đó. Côrất nhạy cảm, nói, chưa bao giờ anh gặp cô gái nào lôi thôi vô vị như em nhỉ. Anh mỉm cười lặng yên, biết rằng cô chẳng bận tâm những so sánhvụn vặt.

Cô lạnh nhạt như thế, chưa bao giờ để ý xem người ta có đồng tình với mình hay không. Cô chỉ sống cho bản thân.

Cùng ở một phòng trong ngôi nhà chật hẹp, nhưng họ hết sức tự nhiên. Anh làngười đàn ông xa lạ, cô mới gặp đến lần thứ hai. Nhưng anh lại thânthiết quá, mỗi lời nói cử chỉ đều chính xác thực tế, không vờ vịt thừathãi. Trước ánh mắt chăm chú của anh, cô cởi áo khoác ngoài, áo len, chỉ để lại trên mình chiếc áo sơ mi mỏng màu trắng,kiểu áo nữ sinh cổ lásen của những năm xưa cũ, như áo trẻ con phóng to ra. Phần lớn quần áocô trông đều như đồ nam cỡ nhỏ, trang phục tương đồng với tính cách. Nội tâm cô là hỗn hợp của bé gái và đàn ông.

Anh rửa mặt xong còn dư ít nước nóng, cô vốc lấy rửa mặt và tay. Vén áo sơ mi lên để lau người. Trong tĩnh lặng có tiếng nước và hơi thở khe khẽ của anh.

Xong xuôi cô bước đến bên giường, nằm xuống cạnh anh.

Anh mặc áo thun dài tay, sau khi cởi bỏ áo khoác, trên mình tỏa ra một mùihương mà về sau cô sẽ rất quen thuộc. Mùi hương hòa trộn làn da tinhsạch và nước hoa. Hỗn hợp của địa y, tuyết tùng và lan Nam Phi, đối lậplạ lùng mà đan xen vấn vít. Cô hít ngửi mùi hương tươi trong đặc trưngấy, nó cuộn nhả rồi khuếch tán, thấm vào tâm phế người ta. Những ngườiđàn ông cô yêu trước đây chưa bao giờ tỏa hương thế này sau khi trút bỏquần áo. Ánh trăng lồng tuyết từ cửa sổ hắt vào, sáng lờ mờ khiến trongnhà lửng lơ một thứ tĩnh mịch như đang chênh chao trên mặt biển đêmđông. Họ nằm bên nhau. Cô khẽ hỏi, anh có thích chiếc giường này không.

Chiếc giường kiểu cũ, hẳn là đồ thừa kế từ nhà cổ hay quán trọ thời trước.Giường gỗ lim bốn cột, treo màn the trắng, mùa hè buông xuống để ngănruồi muỗi, chẳng bao giờ tháo ra, có những vết bẩn lốm đốm nồng mùi bụi. Cột giường thành giường khung giường đỉnh giường điêu khắc chi chít các hình cát tường truyền thống. Kì lân, tùng bách, trẻ con, sư tử, mẫuđơn, Phật thủ, đào tiên, đường nét đẹp đẽ trơn tru, hình dáng phú quýhoa lệ. Tuy rằng hư hại khá nhiều, sơn đã tróc lở nhưng đây rõ ràng làmột chiếc giường cưới long trọng. Ở thôn quê, cưới hỏi là một việc lớn.Chiếc giường này chắc chắn đã từng là giường ngủ của nhiều cặp uyênương. Trẻ thì ăn nằm hòa hợp với nhau ở đây, đến già lại cũng từ đâytheo nhau xuôi tay nhắm mắt. Hết đời này truyền sang đời khác. Nó lạnhnhạt quan sát mọi người thay phiên xuất hiện trên mình. Những người hiểu lầm hoang mang khốn khổ vì tình. Những đàn ông đàn bà luân hồi khôngngưng nghỉ.

Anh nói, anh chưa ngủ trên cái giường nào giồng thếnày. Ở Vancouver, trong phòng ngủ của cha mẹ anh cũng có giường bốn cộtmắc màn, kết cấu na ná nhưng hình dáng thì khác. Anh biết là em thíchnó. Đây là vật dụng thuộc về thời đại của em.

Vào một thời điểmnào đó, cô tin chắc, mình và người đàn ông này đã cùng chăn gối trên một chiếc giường tương tự. Có lẽ khá lâu, mà cũng có lẽ là rất lâu về trước họ từng trao nhau những lời thề non hẹn biển. Về sau trải qua bảy nổi,ba chìm, theo một trình tự cố định, như hai quân cờ được sắp xếp đúngmong muốn, cùng với hành trang là mối duyên tiền kiếp miên viễn bí ẩnđến nõi không thể diễn tả cũng không thể đoán định, họ lại tương phùngtrong một thời gian không gian khác. Trên một chiếc giường bốn cột. Táihiện công thức yêu đương cũ, lại một lần nữa trao nhau những lời hẹnbiển thề non.