Xuân Yến

Chương 1-2: Kỳ chiếu thư tín và sáng tác (1)



8 giờ rưỡi sáng, tôi bắt tàu hỏa từ ga Thượng Hải đi Kỳ Chiếu.

Tàu không đông khách. Lúc thì ngủ, lúc thì uống nước và ngắm cảnh, lúc lạisuy nghĩ vài chuyện viển vông. Sau chín tiếng đồng hồ, tôi tới Kỳ Chiếumùa thu, đúng lúc hoàng hôn buông trùm phương Bắc. Xuống tàu, lên khỏiđường hầm. Ở cửa ra, hai cánh cổng gỗ mở rộng trông lên một góc trời xám bạc. Sắc chiều dâng bốn bề. Tắc xi và xích lô vãn khách đậu trơ trọitrên sân ga mênh mông. Những tòa nhà cũ bị nước mưa ngấm rửa thành xámngoét, trên biển quảng cáo sừng sững bên đường là những từ ngữ mang hơihướm lạc lõng của ba mươi năm về trước. Tôi phấn chấn trong lòng, biếtrằng mình đã đến đúng chỗ.

Kéo va li băng qua sân ga, bước lên một chiếc tắc xi.

Lái xe là một người đàn ông trung niên lặng lẽ. Người gốc Kỳ Chiếuthường có khuôn mặt dài, mắt hẹp nhọn, trông rất xưa cũ. Ít người cókhuôn mặt tròn hay vuông. Trải qua bao lần nổi chìm biến động, họ phảihứng chịu nhiều hình dung và đánh giá sai lệch. Dân Kỳ Chiếu lắm kẻ lừađảo và tội phạm xảo trá, khét tiếng tồi tệ, bị các tỉnh khác tẩy chai.Nhưng đồng thời lại giữ gìn được phong thái và khí thế cổ kính: chânthực, chất phác, phong tục chứa đựng nhiều nét vẻ tao nhã. Người ngoàisẽ không thấm được điều này trừ phi tự mình trải nghiệm. Bằng không,trước sau gì những lời đồn thổi lây lan cũng làm họ hiểu lầm mà thôi.

Chiếc tắc xi luồn lách qua những ngõ phố. Khu đô thị mới mở mang trênruộng đồng ngoại ô, những tòa nhà mới vươn lên sừng sững, đa phần là cơquan nhà nước và trụ sở của các cấp chính quyền. Khu thành cũ xập xệ bệrạc, đông đúc dân cư, đậm mùi chợ búa. Các ban công nhồi nhét đồ dùngsinh hoạt, phơi phóng đủ loại áo quần, dồn đống cây cối tàn héo. Đườngsá lầy lội, người già đặt trẻ con trên những chiếc xe nôi bằng mây tre,bước trong đám đất cát bắn tung khi ô tô phóng vọt qua. Phụ nữ mặc áongủ xách túi ni lông đựng thực phẩm về nhà, tóc tai chưa chải, mặt mũibí xị. Đàn ông thiu thiu gà gật cạnh những rãnh nước bẩn và trong nhữngtiệm sữa chửa bên lề đường.

Tôi đặt chỗ ở ThanhPhong Lâu, một quán trọ lâu đời. Quán trọ rẻ tiền, sa sút, chui rúc ởmột góc cổ thành, những gì còn lại chỉ là tiếng tăm xưa cũ. Nằm trongngõ hẹp, kết cấu bê tông xám trắng, thuộc loại công trình xây dựng vớitâm lí tạm bợ, được tới đâu hay tới đó. Lễ tân là một người phụ nữ đứngtuổi phục phịch và chậm chạp, vừa đập dưa vừa xem vô tuyến, vẻ mặt trơtrơ. Hành lang trải thảm dệt bằng sợi hoá học, màu đỏ rực đến chói cảmắt. Có lẽ chưa được giặt giũ bao giờ.

Nghe nói người Kỳ Chiếu rất cố chấp, bất kể thành phố này bị chiến tranh hay lũ lụttàn phá bao nhiêu lần, thì bấy nhiêu lần họ vẫn xây dựng lại các kiếntrúc ở đúng vị trí cũ như hình ảnh còn lưu trong ký ức. Bởi thế ThanhPhong Lâu tuy mất đi vẻ cổ kính tàn tạ, không khôi phục được nét phongtình năm nào, nhưng vị trí thì có lẽ không xe dịch mảy may.Tôi chọn ởđây chẳng qua chỉ vì một nỗi hoài niệm thơ ngây. Cho rằng tưởng tượngcủa mình về thành phố này sẽ thành hình nhờ một không gian được tái tạochính xác đến từng mi li mét.

Xoay chìa khóa mở cửa.Phòng hai mươi mét vuông, giường đơn, bàn viết, một cái ghế.Trên mặttường tróc sơn treo một tấm ảnh trắng đen. Vẻ cũ của Kỳ Chiếu ngày xưa:những ngôi nhà thấp lè tè, con đường nhỏ chen chúc la ngựa, khuôn mặt xơ cứng của người qua kẻ lại hoặc gồng gánh hoặc đi thong dong. Trong nhàvệ sinh, bồn cầu bẩn ngoa nguếch. Bồn tắm và khăn tắm còn dính những vết ố sẫm màu, là dấu máu hay bã nôn, cũng không rõ nữa. Bên trên bồn rửamặt, gương treo đã sứt góc, tôi giơ tay lau lớp bụi mỏng bám trên mặtgương, mở cửa sổ trông xuống dòng Quế Hà tuôn chảy. Sông lớn êm ả lặnglờ dưới hoàng hôn, lấp lóa gợn sóng, ánh sắc xám xanh đục ngầu.

Gác hoa lầu chạm thuở xưa của Thanh Phong Lâu đều mời thợ khéo đến chế tác. Cửa vào dựng giá khổng lồ kết đầy hoa cỏ đúng mùa. Trên hành lang treolồng đèn bằng sa phủ đầy kì hoa dị thảo. Trà và rượu được chọn lựa tinhtế khiến người ta lưu luyến quên về. Ca kĩ trẻ măng mỹ miều, hát hay đàn giỏi. Lữ khách trên đường bôn ba, muốn khuây khỏa tấc lòng cũng chỉ cần đến thế mà thôi. Đời người ngắn ngủi, niềm vui khó tìm. Hát vui múadẻo, cầm chân một đêm. Lữ quán này từng là nơi hộ tụ của mọi ham muốn và cuồng nhiệt mà người đời có thể tìm thấy trên nhân thế.

Bây giờ. Vinh hoa và phong tình thuở nào đã tiêu tan tàn lụi, một đi chẳng trở về.

Nó biến thành nơi che đậy những nhuốc nhơ tăm tối.

2

Mỗi đêm. Vào lúc canh khuya, dọc lối đi vang lên tiếng giày cao gót lẫntiếng chân khua lộn xộn, các cô gái trẻ lượn như cá bơi trong đêm tối.Phòng ốc phong bế đã lâu trong im lặng bỗng bật lên huyên náo, tranhchấp, ẩu đả, giao cấu, những va chạm thô bạo, những tràng cười khúckhích, tiếng gào thét cuồng loạn, tiếng lải nhải của đàn ông trong cơnsay, tiếng thút thít không hiểu vì đâu, tiếng gầm, tiếng gọi... cứ thếmà ồn ào quấn quyện hết lên. Như cánh rừng u tịch vắng bóng muông thúchỉ san sát những cây, như sa mạc vi vút mênh mông tiếng gió. Màn đêmthắp dậy muôn đốm lửa bập bùng, dùng hơi nóng để khuấy động, để phá vỡbầu không khí nản lòng uể oải lúc ban ngày.

Dù ngoài hành lang có người ráo riết kêu cứu hay có tiếng đàn bà rú lên thảmthiết thì cũng chẳng một ai ra xem xét hay tìm cách ngăn cản bao giờ.Tôi lèn sẵn một con dao gọt hoa quả dưới gối. Nếu nửa đêm có người gõcửa, tôi sẽ nín thở, không để phát ra bất kỳ một âm thanh nào.

Trong hoàn cảnh như thế, vào lúc 11 giờ 43 phút của một đêm kia, tôivẫn giữ thói quen ngồi trước máy tính, gõ thật mạch lạc đoạn văn đầutiên.

Cảm thấy mình đang già đi, cô thử tìm tòiđiểm khác biệt cơ bản so với ngày trước thì phát hiện ra rằng cách nhìnnhận sự thật đã ít nhiều thay đổi. Như thế mắt bỗng được rửa sáng, cóngười đúc rút như thế khi qua bên kia tuổi ba mươi. Nhờ rửa sáng, họthấy tràn lan khắp nơi toàn ảo ảnh và vọng tưởng, thấy sự vật đều đangnằm trong quá trình từ từ phân hủy. Phân hủy đến mức độ nào đó thì tantành rệu tã, một cội nguồn nguyên vẹn thuần túy lại xuất hiện. Đây làvòng tuần hoàn khép kín đầu cuối rất dài, dài đến đâu và tần suất thếnào con người chưa tính toán được.

Nó thuộc về bí mật thời gian.

3

Sáng tác và cá thể có mối quan hệ nguy hiểm, không thể tách rời.

Nhân viên văn phòng trong tòa nhà sáng trưng ánh đèn, hễ tan làm là cóthể quay ngay về cuộc sống bình thường, không còn liên quan gì đến côngviệc nữa. Nhưng người sáng tác, ngay cả khi không viết được chữ nào thìcuộc sống vẫn xoay quanh sáng tác. Cho dù không ngồi ở bàn không bật máy tính mà vẩn vơ lang thang ngoài đường ngoài ngõ, bận bịu những việc vặt linh tinh thì thân thể, trái tim, trí óc của một người viết vẫn quấnquýt, kết nối, va chạm với ngọn lửa sáng tác rần rật trong lòng.

Đây là kiểu người luôn ở tâm thế làm việc mặc dù trạng thái thì không hề làm việc gì cả.

Tính chất của sáng tá khiến người theo nghiệp viết phải đứng ngoài cơ chếkết cấu hóa của xã hội. Họ làm việc một mình. Trong cô độc. Có một thiền sư Nhật Bản đã ví nỗi cô đơn với cơn rùng mình không tránh khỏi củangười quen tắm nước lạnh ban sáng, khi mở van và bị làn nước đầu tiêntia xuống da thịt. Kiểu tồn tại như thế đấy. Dè dặt ngẩng mặt đón nhận,không thể trốn chạy, không thể tảng lờ, cũng không thể né tránh.

Trong lúc bị nỗi cô độc đằng đằng xô đẩy đồng thời lại phải âm thầm nương tựa vào nó, tôi dần dà trông thấy những thay đổi trên gương mặt mình. Từánh mắt, khóe miệng, thần thái, cử chỉ, cho đến đường nét và khuôn dạng, có một thứ biểu cảm xuất hiện đều đặn chậm rãi, cuối cùng trở nên rõnét và chính xác, đó là u uất. Lạc lõng. Chống đối. Lùi bước.

Có hồi suốt ba năm, tôi không tài nào viết được. Không gõ nổi một dònghoàn chỉnh trên máy tính. Rời xa người đời, và đã mấy lần suýt rơi vàocảnh bị người đời quên lãng.

Khi tôi bắt đầu xét lại việc sáng tác, thì thực chất đó là một dạng xét lại bản thân. Tôi cảmthấy mình già rồi, thích những thứ cũ kỹ đang mai một, thích sự đoantrang và đơn thuần xa xưa, không chấp nhận sửa đổi theo mốt, khoa học kĩ thuật, mấy trò giải trí phàm tục, giá trị quan thay đổi xoành xoạch, xu hướng, tiếng lóng... tóm lại là các đối tượng đang được cuồng nhiệtđược xoắn xuýt được theo đuổi. Cũng không nghiêng mình trước quyền lực,thần tượng, đám đông hay hội nhóm. Bao nhiêu thứ ngồn ngộn xung quanhkhiến người ta tưởng đâu có sự đổi mới phong phú về tinh thần, nào ngờlớp hình thức chỉ để bao gói nghèo nàn và rỗng tuếch.

Phải thừa nhận một điều rằng mối quan tâm của tôi tương đối hạn hẹp sovới một người cầm bút. Đi tắc xi, nếu gặp lúc radio phát bản tin, tôinhất định sẽ bảo tắt đi. Tôi thờ ơ với tất cả những thứ cách tân tiênphong. Theo đòi hỏi của lối sống hơi khép kín, tôi lọc bỏ mọi tin tứckhái niệm quan điểm kiến giải thừa thãi và và toàn bộ các cách thức quytắc thông thường dưới đủ mọi diện mạo. Vật chất dư dật đến đâu, khoa học kĩ thuật phát triên đến nhường nào vẫn không thể khiến chúng ta cảmnhận được nền tảng thực cho sự tồn tại của mình. Loài người luôn thửtrốn chạy một cách mù quáng và ấu trĩ, nhưng ở bất kỳ chỗ nào trên địacầu, dù là đô thành hiện đại hay góc bể chân trời, một khi coi trọngsống còn thì vấn đề cần phải quan tâm nhất không gì khác hơn chính làphát hiện và đối mặt với bản chất tạo nên mình.

Đồsộ vô dụng giả tạo phồn vinh trống rỗng tan tành, thảy chỉ là bề ngoàivà hình thức chứ không phải nền tảng và phương hướng. Dùng để lấp đầynhững kẽ hở thời gian thì được, nhưng không chỉ dẫn được cho tâm hồn. Vì thiếu đi cảm giác an toàn, các cá thể có xu hướng ẩn mình rồi tự tanbiến giữa đám đông và trào lưu, suy đến cùng là do yếu ớt về ý chí vàtính độc lập.

Tuy đang sống trong một thời đại thoạtnhìn trông rất huyên náo và sôi nổi, lại là một nhà văn chuyên nghiệp,nhưng có một khoảng thời gian tôi hoàn toàn không xác định được phươnghướng. Không biết nên viết thế nào, viết cái gì, và vì sao mà viết. Bacâu hỏi đủ để khiến một nhà văn bối rối lạc lối thấy bế tắc về côngviệc, chẳng có gì làm. Điều này chứng minh cho một chân lý sơ đẳng: Conngười, thật ra chỉ bị đánh bại bởi chính bản thân con người mà thôi.

4

Tôi cứ luẩn quẩn mãi trong nỗi thất vọng và lạ lẫm đối với thời đại mìnhđang sống. Dạo ấy tôi không làm nổi một việc gì, chỉ còn cách đọc sáchvà đi bộ.

Vùi đầu vào đống cổ thư, gặp gỡ chữ nghĩa để lại của những người đã khuất. Phong tục, tập quán, thủ công, kiến trúc, hí khúc, thi từ, lịch sử, truyền kì, y dược, thức ăn, hàng dệt, quyhoạch phố xá... Bới đống sách cũ phồn thể viết dọc vẫn bị giấu kín ra,cảm giác như được đãi ngộ khi tiến vào giữa những con chữ thâm trầm cẩn trọng mà đầy ắp sức tưởng tượng ấy. Trong đó chứa đựng cảm giác về từng khoảnh khắc, tao nhã mà chắc chắn, tuyệt diệu khôn cùng. Nhờ một cuốnsách ngả vàng nơi đầu giường ban đêm, nhờ những sự vật xa xưa cũ kĩ,niềm vui thú cứ kéo dài mãi, tưởng đâu có thể tách biệt hẳn với loàingười giống như con thuyền vượt sóng tìm được không gian bằng cách băngtừ bờ này sang bờ bên kia.

Tôi ngờ rằng bản thân mìnhđã sống trong những thời đại đó đã rất lâu, luân hồi rất nhiều lần.Thông tin về chúng rơi rớt trong tiềm thức tôi, là mỏ khoáng sản bị vùisâu không ai hay biết. Còn tấm thân tôi đang kí sinh này chỉ như một cái bình rỗng bập bềnh giữa biển khơi, không biết về đâu, không dùng làm gì cả. Tôi như người tha hương giữa thời hiện đại, không có cội rễ, khôngthấy quê mẹ, nhưng lại khao khát một chốn về đẹp đẽ chân thực, cho dùnơi ấy sứt mẻ, tổn thương.

Ví như một tòa thành bỏ hoang.

Tôi hí hoáy lục tìm trong đống giấy tờ cũ.

Cuối cùng, nhét một tấm bản đồ vào hành trang.

Kỳ Chiếu.

Nhìn trên bản đồ, đây là một thành thị hình quả trám tọa lạc ở đồng bằng,thành thị phồn vinh trang nghiêm nhất trên trái đất vào một ngàn nămtrước. Dân cư sinh sống ở đó có gu thẩm mỹ cao, thanh nhã và thuầnkhiết, có tay nghề thủ công tinh xảo điêu luyện, có hệ thống thương mạinăng động, biết hưởng thụ một cách xa xỉ rộng rãi những của cải vật chất sung túc mà họ làm ra. Ngay cả các du khách từ Tây bán cầu xa xôi đếnKỳ Chiếu cũng phải cảm thán vì choáng ngợp, ngắm nghía không biết chán.

Thành thị phương Đông này sóng sánh không khí yên ổn thịnh vượng của đời sống trần thế, là địa đàng nhân gian, là mê cung của cái đẹp. Đồng thời, nógiống một quả cây vào thời điểm căng mọng nhất ngay trước giai đoạn rữanát, ngào ngạt tỏa hương, khuếch tán đến từng ngóc ngách, bởi biết thờigian càng hư hao, mình càng lắt lay chực rụng, được sáng chưa chắc thấychiều.

Cuối cùng, thành cổ tồn tại ở hình thức tủvong; đường phố ngừng cải tạo, ì ạch bất động, tồn tại ở hình thức tụthậu. Khác với những thành cổ được nâng niu bảo vệ gìn giữ, Kỳ Chiếu làmột thành thị bị hủy hoại, không thể tái sinh,chỉ còn là một địa điểm mà thôi. Nó bị chiến tranh quét sạch, bị lũ lụt sông hồ nhận chìm hết lầnnày đến lần khác. Nước rút đi rồi, bùn đất bưng bít cả thành phố. Cáccông trình mới mọc lên trên da thịt cũ. Giống một cái chai, thay vô vànloại rượu, chất lỏng chảy cạn, mùi vị bay hết, nhưng cái chai vẫn còn.

Một thành trì bỏ hoang. Một thành trì trống rỗng. Những cuộc đời nótừng chuyên chở bị đẩy vào đáy sâu năm tháng, đẩy vào hư không vĩnhhằng. Một tòa thành, một thời đại, một đám đông, gặp nhau nhờ duyênphận, nhưng số mệnh định sẵn là sẽ tan tành vào một thời điểm nào đó.Đây chính là tương lai chung của tất cả.

Vẻ mĩ miều của nó giống như hoa trên cỏ. Cỏ rồi sẽ héo, hoa rồi sẽ tàn.

5

Đi Kỳ Chiếu. Việc này đã được lên kế hoạch từ rất lâu. Muốn tìm chỗ sángtác, chẳng đâu thích hợp hơn là một đô thành đổ nát. Sáng tác có thuộctính tương tự một thành trì rệu rã, đó là quá khứ với những chân tướngbị thời gian vùi lấp, là hiện tại giãy giụa, ngơ ngác và giậm chân tạichỗ, là tương lai cuồn cuộn lớp lớp sóng bạc không chốn quay về.

Tôi chưa bao giờ bắt gặp ở Châu Âu hay nơi nào khác một thành cổ mangvẻ đẹp bi thảm như vậy. Những công trình có tuổi đời năm sáu trăm nămcủa họ vẫn kiên cố tráng lệ, thời gian chỉ đào thải được con người chứkhông đào thải được nền văn minh mà con người sáng tạo ra. Đó là mộtdạng hài hòa yên ả về tinh thần. Kỳ Chiếu thì ngược lại, liên tục rơivào cảnh phá hủy và tái kiến thiết, sống với nhịp điệu nóng nảy thô bạo. Có lẽ người vùng này mang đặc tính của dân du mục, chỉ muốn gắn vậnmệnh mình theo tấm thân lang bạt. Chưa bao giờ ở yên một chỗ, cũng không tuân phục nhựng trật tự vượt trên thế gian.

Tôitừng cảm thấy Venice là một thành phố đổ nát mà đẹp đẽ, từng sinh lòngngưỡng mộ nó. Năm nào thành phố cũng xiêu dần, sụt dần, dịch chuyển dầnra hướng biển, cuối cùng sẽ bị làn nước mặn tràn qua. Về sau tôi cảmthấy, cái đẹp đổ nát thực sự không phải là sinh mệnh thoi thóp chờ hủydiệt, mà là xác tàn đã phai nhòa diện mạo nhưng dáng hình còn nguyên vẹn sau vô vàn lần bị quét sạch, lại vô vàn lần được tái thiết và trùng tu.

Đó là một vẻ đẹp tổn thương.

Không còn nghi ngờ gì nữa.

Đó là Kỳ Chiếu.