Trúc Mã Thanh Mai

Chương 45



Không biết có phải Vệ Quốc nấu cơm ngon quá mà Sầm Kim tăng cân rất nhanh không, đến cuối năm đó, bác sĩ đã cảnh báo cô:

- Huyết áp cô tăng cao, cô giảm ăn đi một chút, đừng ăn nhiều và ăn mặn quá, cẩn thận kéo bị nhiễm độc thai nghén.

Hai lần khám thai trước, bác sĩ cũng nhắc nhở cô về cân nặng, nhưng lúc đóhuyết áp vẫn bình thường nên cô không nói với Vệ Quốc, chỉ ngầm hạ quyết tâm ăn ít đi. Nhưng Vệ Quốc nấu cơm, nếu cô không chịu ăn thì anh sẽtưởng là anh nấu không ngon, hơn nữa cô ăn ít chút cũng rất khó chịu,đói đến hoa cả mắt, cho nên lúc nào cũng phá lời thề phải ăn kiêng củamình, và vô tình lại ăn nhiều hơn.

Lần này đi khám thai pháthiện ra huyết áp tăng cao, cô lo lắm, sợ ảnh hưởng đến đứa bé trongbụng, đành phải nói lại lời của bác sĩ cho Vệ Quốc biết.

Anh vừa nghe thấy rất có lỗi, hối hận tự trách mình:

- Đều tại anh, tại anh cả, nấu mặn quá.

- Anh nấu chẳng mặn chút nào, là do em tham ăn, ăn nhiều quá thôi.

- Đó cũng là trách nhiệm của anh, anh phải chú ý hơn, không nên để em ăn nhiều quá.

- Không ăn nhiều quá cũng vô ích, cơ địa của em cũng bị huyết áp cao, em là do di truyền.

Anh vẫn ăn năn:

- Có thể do anh cho em ăn nhiều canh quá, canh nấu hơi đậm.

- Canh anh nấu chẳng mặn chút nào.

Anh nói đùa:

- Sớm biết như vậy thì cứ để cho Chỉ Thanh nấu cơm lại hay, anh ta nấu không ngon, cân nặng của em sẽ không tăng nhanh như vậy.

- Thế sao được? Nếu anh ta nấu cơm cho em ăn thì sớm muộn mẹ con em cũng sẽ chết đói.

Cô nói chuyện bị huyết áp cao cho Chỉ Thanh nghe, chỉ sợ anh ta buông racâu: Đều do Vệ Quốc hại cả. Càng sợ anh ta mượn cớ này mà chạy sang tìmVệ Quốc, không cho anh nấu cơm cho cô ăn nữa.

Vẫn may anh ta không nói câu đó, chỉ lo lắng hỏi:

- Em còn trẻ như vậy mà đã bị huyết áp cao, vậy phải làm thế nào?

- Chỉ bị huyết áp cao khi mang thai thôi, đợi sinh xong huyết áp lại hạ xuống.

- Thật sao?

- Thật, bác sĩ nói như vậy.

- Vậy thì tốt, anh chỉ sợ tuổi còn trẻ mà đã bị huyết áp cao thì gay lắm. Bố anh bị huyết áp cao, anh biết bệnh này rất phiền phức.

Anh mang máy đo huyết áp của bố về, để cô thường xuyên kiểm tra huyết áp.

Họ đã dặn nhau không nói chuyện này cho bố mẹ cô biết,

Nhưng qua tết mẹ cô vẫn nhận ra:

- Kim Kim, có phải con to nhanh quá không? Thời kỳ mang thai cân nặng tăng nhanh quá, em bé to thì sẽ rất khó sinh đấy.

Cô an ủi mẹ:

- Không sao, giờ sinh mổ dễ hơn, con to quá thì đến lúc đó mổ lôi ra cái là xong.

Dự tính thời gian đẻ của cô là vào mùa xuân, học kỳ mùa xuân năm đó lạikhông xếp lịch dạy cho cô, vì nếu có xếp lịch dạy cũng chỉ dạy được mấyhôm, giữa chừng lại phải tìm người thay thế. Theo quy định của khoa,giáo viên nữ sinh con được nghỉ nửa năm, thời gian để làm trở lại của cô rơi đúng vào mùa thu, bắt đầu năm học mới.

Mẹ nghe nói sau khinghỉ đông cô không cần phải lên lớp, muốn để cô về thành phố F với bốmẹ, ở đó sinh con, bố mẹ có thể phục vị cô trong thời gian ở cữ. NhưngChỉ Thanh không đồng ý, nói như vậy sẽ không tiện để anh đến thăm hai mẹ con, hơn nữa con sinh ở thành phố F, cũng không biết lúc đăng ký hộkhẩu ở thành phố G có phiền không.

Vậy là cô vẫn ở lại thành phố G chờ ngày sinh.

Sau kỳ nghỉ đông, bố mẹ đều trở về thành phố F, hàng tuần Chỉ Thanh có bốnngày không ở nhà, rất lo nhỡ cô có việc khẩn cấp thì không về kịp, vậylà nhờ Vệ Quốc chăm sóc vợ mình, nếu có vấn đề khẩn cấp thì phiền VệQuốc giúp cô đưa cô vào bệnh viện trước.

Vệ Quốc đồng ý. Mấy người trong nhà đều hồi hộp chờ đợi ngày cô khai hoa nở nhụy.

Ngày dự sinh vẫn còn hai tuần nữa, bác sĩ của bệnh viện trường đề nghị côđến bệnh viện thành phố kiểm tra một lần, để họ quyết định cô có cần vào viện trước hay không, bởi vì huyết áp của cô giai đoạn cuối kỳ sinh nởvẫn hơi cao, càng về sau càng cao, bác sĩ của trường sợ nhỡ có gì nguyhiểm nên bảo cô nên chuyển viện trước.

©STE.NT

Vệ Quốcđưa cô đến bệnh viện trong thành phố, kết quả kiểm tra vừa có được liềnbị giữ lại bệnh viện, hàng ngày phải truyền dịch hạ huyết áp. Cuối tuầnChỉ Thanh ở lại bệnh viện với cô, còn những lúc khác đều do Vệ Quốc đếnbệnh viện chăm cô.

Cuối tháng Ba, Sầm Kim sinh một cô con gái,sinh mổ, một là vì huyết áp của cô khá cao, hai là vì thai nhi bị trànghoa cuốn cổ, hai lí do này đều thuộc phạm vi “có chỉ định phải mổ”, cómột cái đã phải mổ, đằng này cô dính cả hai nên hiển nhiên là phải mổrồi.

Tám giờ sáng cô vào phòng mổ, hơn mười giờ mới lấy được con ra, hơn mười một giờ về phòng bệnh, bác sĩ nói rất thuận lợi. Nhưng côthấy trên giá truyền dịch ở phòng bệnh của mình có treo một chai máu,biết là đang phải truyền máu. Cô hỏi sản phụ cùng phòng mình, hình nhưhọ không phải truyền máu, cho nên cô biết tình trạng của mình có thể vẫn còn khá nghiêm trọng.

Cô đã bàn bạc với Chỉ Thanh từ trước, dùlà sinh con trai hay con gái thì đều đặt là Tiểu Kim, bản thân cô trướckhi sinh cũng đã đổi tên thành Sầm Kim.

Tiểu Kim sinh nặng bacân, so với các bé khác cũng chỉ được coi là hạng trung, bởi vì còn cómấy bé nặng hơn bốn cân, một đứa còn đầu tai to đùng, Tiểu Kim thuộc vào dạng rất thanh tú.

Sản phụ cùng phòng nói:

- Con nhỏ này lớn lên sẽ giống mẹ.

Nhưng đến lúc Chỉ Thanh đến, mọi người lại nói:

- Đứa bé này giống bố như tạc.

Còn khi Vệ Quốc đến, mọi người lại đều nói:

- Người ta nói cháu thường giống bác, quả không sai tí nào.

Ông bà ngoại của Tiểu Kim đếu từ thành phố F đến thăm con, ông bà nội thì lại càng hớt hải đến bệnh viện thăm cháu nội.

Hôm Sầm Kim ra viện, Chỉ Thanh gọi xe ta xi đưa cô về. Ông bà nội ngoại, bố mẹ, lại còn thêm cả Tiểu Kim, khiến cả nhà phải kèn chặt trong xe taxi.

Đến trước khu nhà uyên ương mới phát hiện ra có vấn đề, bởivì khu nhà không có thang máy, bà thì bế cháu, ông thì xách đồ, Sầm Kimđành phải để Chỉ Thanh dìu từ từ lên gác.

Vết mổ đẻ của cô rấtđau, trong bụng có hai chỗ cũng rất đau, cô nghe người ta nói bởi vìsinh mổ nên bên trong và ngoài bị rạch hai nhát, vết mổ bên ngoài của cô là vết dọc, còn vết mổ bên trong là vết cắt ngang, cho nên tổng cộng là có ba chỗ đau.

Cô lê từng bước khó khăn lên gác, mỗi lần lênmột bậc là đau khủng khiếp. có lẽ sự đau đớn đó không phải bản thânkhông thể chịu được, nhưng cô nghĩ đau là chứng tỏ vết mổ bị toạc ra, cứ nghĩ đến cảnh ruột sẽ phòi ra từ vết mổ là cô lại run lên vì sợ hãi.

Chỉ Thanh xấu hổ nói:

- Chỉ tại anh vô dụng, không bế nổi em.

- Là em quá nặng thôi.

- Nếu không để anh cõng em lên.

- Không cần, cõng càng đau hơn, cứ để em tự đi.

Đúng lúc đó, Vệ Quốc xuất hiện, chẳng nói chẳng rằng bế thốc cô lên thẳng trên nhà, đặt cô lên giường.

Cả nhà đều không ngớt lời cảm ơn Vệ Quốc.

Ông bà ngoại ở lại thành phố G mấy hôm rồi vội vội vàng vàng về thành phốF, bởi vì bà còn phải đi làm. Bố mẹ Chỉ Thanh chi tiền mời một ngườigiúp việc, chăm sóc trong thời gian cô ở cữ.

Vì Chỉ Thanh là dạy thay nên không tiện xin nghỉ quá lâu, vợ vừa mới ra viện thì anh lạiphải đi làm luôn, trong nhà chỉ còn lại Sầm Kim, Tiểu Kim và bảo mẫu.Chị giúp việc từ nông thôn đến, hơn bốn mươi tuổi, họ Vương, rất tốttính, cũng chăm chỉ, vì không quen lắm với cuộc sống thành phố nên chămbà đẻ và trẻ sơ sinh đều theo kiểu nông thôn, nấu cơm cũng không hợp với khẩu vị cả nhà.

Rất may nhờ Vệ Quốc thường xuyên đến giúp, lại là người có kinh nghiệm, chăm con còn điệu nghệ hơn cả Sầm Kim.

Nhưng Vệ Quốc chỉ có thể giúp ban ngày, đến tối còn lại mỗi Sẩm Kim tự lo,không biết do cô nhiều sữa hay Tiểu Kim háu ăn mà mỗi tối đều phải ănnăm sáu lần, ị năm sáu lần, cơ bản coi như vừa ăn xong lại ị, vừa ị xong lại ăn, cứ liên tục không nghỉ.

Chị giúp việc buồn ngủ quá, lại không ngủ trong cùng một phòng, rất khó đánh thức, gọi dậy thì làmkhông theo ý mình, chẳng bằng tự mình làm cho xong, vậy là Sầm Kim tốinào cũng phải chăm con ăn rồi ị, ị rồi ăn, không có thời gian nghỉ ngơi.

Vết mổ trên bụng cô sau khi rút chỉ cứ gây ngứa hoài, khắp phần bụng đềumẩn đo, ngứa ngáy khó chịu, ngứa lại phải gãi, chẳng thể ngủ nổi.

Do không được nghỉ ngơi nên con đã đầy tháng mà huyết áp cô vẫn chưa hạ.

Vệ Quốc lo lắng:

- Làm thế nào bây giờ? Hay để con tối ngủ với anh đi! Em có thể nghỉ ngơi cho khỏe, để huyết áp nhanh chóng hạ xuống.

Cô lại không để ý lắm đến chuyện huyết áp của mình có hạ hay không:

- Lúc con bé còn ở trong bụng em, em rất lo cho huyết áp của mình, vìhuyết áp cao sẽ nguy hiểm đến đứa trẻ, nhưng giờ con chào đời rồi, huyết áp em có cao nữa cũng sẽ không ảnh hưởng đến nó thì sợ cái gì?

Vệ Quốc nghe cô nói vậy càng lo lắng hơn:

- Sao em lại nghĩ thế được? Còn trẻ đã bị huyết áp cao thì sau này phảilàm thế nào? Sức khỏe của em không tốt thì chẳng phải con cái cũng khổsao?

- Bác sĩ nói rồi, người bị huyết áp cao khi sinh nở như em thì sớm muộn gì cũng sẽ bị huyết áp cao.

- Nhưng cũng nên cố gắng trì hoãn chứ.

Cô chẳng thể nói gì nữa:

- Vậy anh nói phải làm thế nào? Lẽ nào để anh chuyển đến đây ở cùng với em, tối ngủ cùng giường, giúp em thay tã cho con?

Anh bối rối nói:

- Tất nhiên anh không có ý đó, nhưng tối anh có thể đưa Tiểu Kim qua chỗ anh, anh thay em chăm con, để em nghỉ ngơi cho khỏe.

- Anh có sữa cho nó bú.

- Nó có thể ăn sữa bột.

- Thôi, em có sữa, sao phải để cho nó ăn sữa bột? Ít nhất phải cho nó bú mẹ nửa năm.

- Em có thể vắt sữa ra bình, anh cho nó ăn.

- Nó không ở bên cạnh em, sao em ngủ được.

- Vậy ban ngày anh trông nó nhiều hơn để em được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Anh nói là làm, ban ngày cứ có thời gian là chạy sang chăm Tiểu Kim, để đứa trẻ chơi nhiều hơn, tối sẽ ngủ giấc dài hơn, để mẹ nó được nghỉ ngơinhiều hơn.

Một thời gian sau, huyết áp cô đã hạ một chút, những vẫn chưa trở lại bình thường.

Vào dịp nghỉ hè, cô quyết định đưa con về thành phố F thăm ông bà ngoại,bởi vì ở đó có điều hòa, lại có bố mẹ giúp trông con, đỡ vất vả hơn.Nhưng Chỉ Thanh không chịu đến thành phố G, nói anh bị trường học chothôi việc rồi, phải tranh thủ thời gian nghỉ hè tìm việc.

Côcũng không quan tâm đến việc Chỉ Thanh có về thành phố F hay không, anhkhông biết nấu cơm, lại không biết chăm con, đến thành phố F bố mẹ càngbận hơn.

Để tiết kiệm tiền, cô không cho Chỉ Thanh đưa cô về, cũng không để bố mẹ đến đón, một mình đưa con về thành phố F.

Bố mẹ tất nhiên là rất hết lòng chăm sóc cô và Tiểu Kim, tối thì mẹ ngủcủng giường, thay cô chăm con, ban ngày cũng cố gắng lo hết việc nấunướng chăm cháu, để cô nghỉ ngơi.

Bạn bè thân thuộc đều thấy lạ, luôn hỏi thăm bố mẹ cô:

- Sao bố con bé không đến ở cùng?

Bố mẹ đành phải giải thích hết lượt này đến lượt khác:

- Nó ở bên đó có việc, không đi được.

Nhưng mấy người đó hiển nhiên không tin:

- Có phải con rể cô cũng là giáo viên đúng không? Giáo viên mà không nghỉ hè sao?

Bố mẹ đành phải nói dối:

- Có nghỉ, nhưng nó nghỉ hè cũng rất bận, còn phải làm mấy đề tài nghiên cứu.

Mấy người đó đều lo lắng nói:

- Vậy con gái cô không nên về đây ở, vợ chồng hai nơi… không tốt.

Cô nghe bố mẹ nói lại điều này trong lòng rất bực:

- Mấy người đó rốt cuộc là làm sao vậy? Ăn no rửng mỡ à? Sao cứ phải lo chuyện thiên hạ?

Sau đó bố mẹ không nói với cô chuyện này nữa, nhưng cô biết mấy người đóchắc chắn vẫn không ngừng quấy rầy bố mẹ cô, chỉ là bố mẹ không nói lạivới cô mà thôi.

Mẹ hỏi riêng cô:

- Con với thằng Chỉ Thanh… không có chuyện gì chứ?

- Chúng con có thể có chuyện gì được?

Mẹ nói rất chân tình:

- Một số đàn ông khi vợ mang bầu sinh con… thấy ngoại hình của vợ đã thay đổi… không còn hấp dẫn… rất dễ xảy ra… mấy chuyện không hay.

Cô không biết Chỉ Thanh có chê ngoại hình của cô đã thay đổi hay không,nhưng thời kỳ mang thai chắc là không, vì lúc đó anh ân ái vẫn tích cực, là do cô khá bảo thủ, sợ ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng nên không chịu cùng anh ân ái thôi.

Nhưng sau khi sinh con, về chuyện chăn gối Chỉ Thanh không còn tích cực như thế nữa, thời gian đầu thì vì cô vẫncòn trong tháng, chưa được sạch sẽ hẳn nên không thể ân ái. Nhưng saukhi cô đã sạch sẽ hình như anh cũng không tích cực như trước nữa, mà côthì vì chăm con mệt mỏi, càng chẳng có hứng thú gì. Mấy tháng trước khivề thành phố F, hình như họ cũng chẳng gần nhau mấy lần.

Cô cảmthấy việc Chỉ Thanh không về thành phố F cùng cô có thể là một nguyênnhân, vì theo những gì cô hiểu về Chỉ Thanh, nếu anh muốn ân ái, anh cóthể vứt bỏ hết rất nhiều thứ khác, huống hồ chuyện tìm việc cũng khôngcần mất cả kỳ hè.

Cô không nói những lời này ra, chỉ nói qua:

- Mẹ sợ Chỉ Thanh có bồ à?

Mẹ nói:

- Bản thân nó chắc sẽ không chủ động… mà là người khác, nhưng đàn ông mà, rất khó làm chủ trước sự khêu gợi, giờ hai đứa không ở cùng nhau… mẹ sợ đứa khác sẽ… nhân thể lợi dụng tấn công.

Cô liền cười khúc khích:

- Đứa khác nhân thể tấn công? Được thế đã tốt? Giờ đến công việc anh ấy cũng không có thì ai thích?

Mẹ lại buồn rầu nhắc đến công việc của Chỉ Thanh:

- Đấy, thằng đấy… số cũng không may, dính phải việc đó nên chẳng tìm được việc nào ra hồn cả, cuối cùng lại làm khổ con gái mẹ thôi. Cả đời conchắc sẽ giống như mẹ, chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình. Nó khôngthể chia sẻ gánh nặng với con, thậm chí con còn phải nuôi nó, cũng rấtvất vả đấy.

Cô hỏi:

- Bố… dựa vào mẹ… là gánh nặng… thì bố có suy nghĩ gì không?

- Sao lại không suy nghĩ? Ông ấy cũng là người nóng tính và hiếu thắng,kết quả lại rơi vào bước đường như vậy, tất nhiên trong lòng sẽ khôngthoải mái rồi, động một tí là đòi đến thành phố E, nói là đến đó thìkhông cần mẹ trả viện phí.

- Mẹ có để cho bố đi không?

- Bố mày chẳng thực tế gì cả, ông ấy đến đó thì ai chăm sóc? Lại phảithuê người chăm nom? Đúng là chẳng biết tính toán, quá tội một gà bađồng thóc.

Cô cười buồn, dường như đã nhìn thấy hình ảnh Chỉ Thanh sau này, vậy là nói vui với mẹ:

- Cho nên con chẳng lo có cô nào cướp mất Chỉ Thanh, không có anh ấy con có thể còn sống tốt hơn ý chứ.

Nhưng mẹ cô không đồng ý:

- Sao có thể nói thế được? Nếu nó chạy mất con lại sẽ khổ kiểu khác. Hơnnữa, con cái không có bố cũng không hay. Giờ con có con rồi, có muốn tìm người khác cũng không dễ dàng gì, chẳng thằng đàn ông nào muốn nuôi con người khác cả.

Cô nghĩ đến Vệ Quốc, chắc anh sẽ không so đo mấy chuyện đó.

Mẹ dường như đã nhìn thấu tâm tư của cô, nói:

- Con cũng đừng quá tự tin như thế đối với thằng Vệ Quốc, nó là ngườitốt, nhưng chính vì nó quá tốt nên nó sẽ không thể cứng rắn được, mẹthấy việc này sẽ kìm chân nó cả đời, chỉ cần con vợ cứ sống chết khôngchịu ly hôn thì cuộc hôn nhân của nó mãi mãi không dứt ra được.