Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 14: Ảnh Vệ



Ngày 23 tháng 9 năm Cảnh Hưng bốn mươi mốt tức năm 1780. Trịnh Sâm cảm thấy trong người không được khỏe nên cũng con trái thứ là Cán đi đến Hành Cung Tử Trầm ở bên ngoài kinh thành Thăng Long dưỡng bệnh, cũng coi như thăm thú dân tình. Trời vẫn còn chưa sáng đưa năm ngón tay lên cũng mới chỉ thấy lờ mờ thì một ngàn năm trăm Ngự Lâm quân đã đốt đuốc đưa sa giá của Trịnh Sâm và Trịnh Cán đến hành cung. Ngồi bên cạnh chúa là Tuyên phi Đặng Thị Huệ,.Trịnh Sâm nửa nằm nửa ngồi sau lớp rèm thủy tinh đang ăn một bát cháo tổ yến do Tuyên phi bón. Khoảng thời gian gần đây, bệnh của Trịnh Sâm lại tái phát luôn, khiến cho lão rất sợ nắng gió, thường ở sâu trong cung, kể cả lúc ban ngày cũng phải đốt nến. Chỉ những ngày đại triều Trịnh Sâm mới chịu đi ra ngoài, còn thì không bao giờ đi đâu cả. hôm nay đi Hành Cung cũng là do thái y khuyên bảo, thấy vè mặt như người sắp chết của Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ mặt mày ủ dột :

-Thiếp được vương thượng yêu thương quyến luyến bội phần, nay Vương thượng bị bệnh thần thiếp lại không giúp đỡ được gì, quả thật là không trọn đạo phu thê.

Trịnh Sâm cố ngồi thẳng dậy cầm lấy tay Đặng Thị Huệ khẽ cười:

-Ái phi chớ buồn, bệnh của ta ta biết, chỉ cần một thời gian nữa có lẽ là khỏi. lúc đó quả nhân lại cùng ái phi sắt cầm tịch hảo.

Đặng Thị Huệ đút cho Trịnh Sâm một thìa tổ yến rồi lại nói:

-Hiện giờ mẹ con thiếp nhờ vương thượng mưa móc, sau này , sau này không biết phải nương tựa vào đâu

-Danh vị Thế tử đã định rõ, sau này, nước là nước của Thế tử ái phi còn lo lắng nỗi gì nữa?. sau khi từ đây trở về quả nhân sẽ xin thánh thượng sắc phong cán nhi làm thế tử.

Đặng Thị Huệ lau nước mắt gật đầu, lại tươi cười phục thị Trịnh Sâm.

Lúc này trời đã vào đầu đông. khí trời dần trở nên lạnh lẽo, bên ngoài cây cối phủ một tầng sương mỏng. lúa chín vàng kéo dài hút tầm mắt, hai bên đường đám bá tánh đi làm sớm đang quỳ đón xa giá đi ngang qua, Trịnh Sâm thấy cảnh này thì trong lòng cũng vui lên một chút, nước Đại Việt ta quả thật là phồn thịnh, lão gọi một tên chỉ huy sứ cẩm ý vệ lại rồi bảo:

-Truyền lệnh chỉ của quả nhân, bá tính cứ làm việc của mình không cần quỳ đón sa giá

-Mạt tướng tuân chỉ,

Viên chỉ huy sứ lĩnh mệnh chạy đi, chỉ một lát sau phía trước đã vang lên tiếng vó ngựa và tiếng hô:

-Vương thượng có chỉ, bách tính miễn quỳ, Vương Thượng Có chỉ, bách tính miễn quỳ.

Ngồi ở chiếc long xa phía sau Trịnh Cán nhếch mép cười, lão tía của mình thật là biết cách lấy lòng dân chúng, hắn ngồi trong long xa nhìn ra ngoài cửa, Thăng Long bây giờ so với Thăng Long sau này mà hắn biết khác nhau một trời một vực, không có nhà cao tầng, không có bê tông, không có khói bụi, khắp nơi là một mãu xanh của cây cối, màu vàng của lúa, xa xa thấp thoáng mấy nóc nhà, nhà cũng rất khác nhà bây giờ, ngoài tầng lớp giàu có quan lại dựng nhà kiên cố không kể, còn lại nhà của bá tánh bình thường đều làm theo kiểu dựng cột nóc. Mỗi một cây cột đều dựng trên một viên đá lớn để chống mối mọt, họ đan phên làm tường, hoặc trình tường bằng đất xét, khi muốn thêm một gian họ đơn giản là làm thêm cột cái.



Xa giá của Trịnh Sâm và Trịnh Cán đi như bay trên đường quan đạo Lộ trình hai mươi lăm dặm chỉ khoảng ba canh giờ là đến. long xa của Trịnh Sâm chính là loại vô cùng lớn có cả phòng làm việc phòng ngủ riêng, cả cỗ long xa ngày phải dùng đến bảy mươi hai con ngựa mới kéo đi nổi. xe của Trịnh Cán nhỏ hơn nhưng cũng cần đến ba mươi hai con ngựa. trên Long xa Trịnh Sâm đã dùng xong bát cháo, lão rất ghét nắng và gió, nên mặc fud ra ngoài mà trong xe của lão vẫn phải thắp nến, thái y đã nói với lão, chỉ cần đi ra hít thở không khí trong lành, rất có thể bệnh lão sẽ tiến triển, rất có thể, hừ, lão khịt mũi khinh thường. lão biết rằng mình không còn được bao nhiêu lâu nữa, nhưng trước khi lão chết cũng phải có một số chuyện cần phải an bài, các thế lực trong triều cũng cần phải sắp xếp lại một chuyến lão mở một tấu chương ra xem, đây chính là do mật thám của lão từ Đàng Trong chuyển ra ngoài, trong nó nói đại ý Tây Sơn quân hiện nay đánh đánh nhau rất hăng với Nguyễn Ánh, Nguyễn Ánh còn được suy tôn là Đô Nguyên Soái Nhiếp quốc chính từ lâu đã tự xưng hiệu Nguyễn Vương ở Long Xuyên, trực tiếp cầu viện Xiêm la để chống lại Tây Sơn, Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ Nguyễn Lữ,đã mấy lần truy sát nhưng Nguyễn Ánh đều thoát được. trong tấu chương còn nói nhiều nữa, nhưng Trịnh Sâm chỉ đọc lướt qua, lão nhận thấy đây chính là một cơ hội tốt để có thể dựa vào mẫu thuận giữa hai chi quân đội kia mà một hơi đánh thẳng vào gia định, đưa đất thuận hóa trở về cương thổ. Việc này còn phải để triều định bàn bạc, lão cầm bút lông thượng hạng viết lên cuốn tấu chương bốn chữ, Giao phát đình nghị. ở đây phải nói thêm chế độ tấu sớ thông thường sẽ là thế này, tấu chương các quan dâng lên đều tập trung cả ở Thông Chính Ty, ty này có trách nhiệm nhận tấu sớ đưa cho nội các phê duyệt, phê duyệt xong thì sao chép chế bản chuyển xuống dưới thi hành, đạo tấu sớ nào quan trong thì nội các sẽ trực tiếp trình lên vua Lê, nhưng từ khi Lục phiên của phủ chúa ra đời, lục bộ chẳng qua chỉ là hữu danh vô thực, tấu sớ quan trong đều được chuyển đến tay chúa trịnh, và đám tham tụng bồi tụng., triều đình vua lê chỉ ngồi chơi xơi nước.

Phê duyệt tấu chương xong, Trịnh Sâm ngồi nhíu mày suy nghĩ, lão muốn từ mấy bản tâu này, tìm ra sơ hở của hai chi quân đội kia từ đó đột phá. Quân Tây Sơn có ba anh em, tất sẽ nảy sinh bất hóa, cái này cũng không đáng ngại, đáng ngại chính là Nguyễn Ánh, tên này quỷ kế đa đoan, bị truy sát nhiều năm mà vẫn trốn được lại còn chiếm lại được một phần Nam Hà kẻ này không được xem thường, tuy nhiên đó mới là giặc ngoài, Mạn biên giới giáp với Đại Thanh kia giờ đây bất ổn vô cùng, có lẽ lão phải trừ hậu hoạn trước, vua Mông, Vua tày có đến mười mấy vị, có kẻ tuận phục lão, có kẻ không, đối với đám này, trước kia lão vẫn mắt nhắm mắt mở cho qua, nhưng giờ đây có lẽ cần phải cắt bỏ ung nhọt để toàn thân khỏe mạnh, chỉ có yên nội loạn, lão mới yên tâm vươn cánh tay ra bên ngoài. Có lẽ cần tăng thêm binh lính, voi chiến và vũ khí, lão lờ mờ cảm thấy có thể đây là lần cuối lão dụng binh, nhưng lão không hề biết rằng điểm dừng chân cuối cùng của lão, chính là Hành Cung phía trước

lão nhíu mày nhăn mặt trầm tư một hồi. rồi bảo tên thái giám:

-Đi gọi Phạm Huy Đĩnh(1) đến đây cho quả nhân

Một lát sau Huy Đĩnh tiến vào trong xe, Thị Huệ biết ý liền lui sang phòng bên cạnh. Huy ĐĨnh quỳ bái hô lớn:

-Đức Bề trên vạn tuế

-Miễn lễ, ngươi ngồi đi

Phạm Huy Đĩnh chính là một hoạn quan đã phục vụ trong phủ chúa từ rất lâu, lão biết nên làm thế nào cho phải phép, được chúa ban ngồi, nhưng lão chỉ dám quỳ ngồi, không dám quỳ đối diện mặt chúa mà hơi lệch sang bên tả/

Trịnh Sân uống một ngụm sân thang rồi nói

- Quả nhân muốn ngươi đi làm một việc, việc này phải nhanh chóng bí mật!”

Trịnh Sâm thở dài một hơi rồi nói tiếp: Xứ Đàng trong đang loạn, đây chính là cơ hội của chúng ta, tuy nhiên quả nhân còn không yên tâm về đám tù trưởng ở miền ngược kia. Quả nhân muốn ngươi tuyển chọn một số lượng gián điệp là người dân tộc đó, nói được tiếng dân tộc đó, điều tra một lượt.

Phạm Huy Đĩnh bèn nói: “Vương thượng yên tâm. Theo ý của thần đám tù trưởng đó chẳng qua muốn ra một chút yêu sách với triều đình mà thôi. Bản thân chúng an phận làm đầu lĩnh một vùng thì không sao, nhưng nếu chúng có ý mở rộng thế lực bản thân chúng cũng là một gánh nặng lớn. Đám mọi rợ này sao có được thuật luyện binh của chúng ta, hơn nữa binh lực lại không đều, làm đạo phỉ một vùng thì được, chứ muốn tạo phản còn xa lắm sợ là chưa chắc dân chúng đã tin theo. Vương thượng không cần động binh chỉ cần kiềm chế chặt chẽ. mặc kệ hắn muốn làm gì thì làm. Đợi lúc chúng há to miệng rồi mới biết là không nuốt nổi. binh lực của chúng khi ấy lại phải chia nhỏ ra rồi. Lúc ấy hắn vương thương chỉ cần ra lệnh ngũ quân phủ thu phục chúng dễ như trở bàn tay.

Nghe xong lời của Phạm Huy Đĩnh, Trịnh Sâm im lặng nghĩ kỹ, quả thật là như vậy. tuy nhiên lão vẫn còn lo lắng Đại Thanh có thể nhân có hội xúi dục phản loạn hoặc, mượn cớ đưa quân sang, cái này trong lịch đại tổ tiên từng có mấy lần, lão không thể không phòng bị, Trịnh Sân đưa quyển tấu chương vừa nãy cho Huy Đĩnh rồi nói. :



-Lát nữa ngươi dẫn người hỏa tốc về kinh giao cái này cho thông chính ty, truyền khẩu dụ của Quả nhân, sự việc đàng trong phải thương lượng cho thật kỹ, sự việc biên giới phía bắc thì làm theo ý ngươi, lại sai Thông Chính ty soạn thánh chỉ, xin ý kiến Thánh Thượng phê chuẩn Phạm Ngô Cầu, Bình Nam Đại Tứong quân kiêm Trấn thủ Thuận Hóa, Đốc suất các trấn Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, An Quảng. xin thánh thượng cho phép Phạm Ngô Cầu được tùy tiện thi hành mọi công việc, nhớ kỹ bằng mọi cách gây ra mâu thuẫn phía đàng trong, tạo cơ hội cho quân ta một kích tất sát.

Phạm Huy Đĩnh hai tay nhận lấy tấu chương cất vào trong ngực rồi quý lậy:

-Nô tài tuân chỉ

Trịnh Sâm mệt mỏi phất tay:

-Ngươi mau đi, việc này mà thành Chí ít trong vòng hai ba trăm năm cơ nghiệp tổ tông để lại sẽ vững như thành đồng vách sắt”

……………..

Trước hôm xa giá của Trịnh Sâm đi đến hành cung. một đội ngũ đặc biệt tinh nhuệ gồm 8 trăm tử sĩ cũng từ kinh thành bí mật chạy đến hành cung Đội ngũ này vô cùng thần bí hơn. Tên nào tên này đểu vai hùm lưng gấu võ nghệ tuyệt luân, đều có thể lấy 1 địch ba bốn mà không rơi vào thế yếu. chi quân đội này chính là do Trịnh Tông bí mật an bài đám người này đều là võ sĩ được tuyển chọn đặc biệt từ giang hồ tứ xứ, chi kỳ bính này được Trịnh Tông lập ra năm 10 tuổi chẳng qa chỉ để thảo long ham võ nghệ của hắn, thế nhưng theo như dã tâm hắn lớn dần, đám này được hắn biến thành một lực lượng trong bóng tối cho mình sử dụng, hắn đặt tên cho chi quân đội này là Ảnh vệ

nhiệm vụ của họ lần này chính là lẻn ám sát Trịnh Sâm cùng Trịnh Cán. Dẫn đầu chi quân đội này là Quan Xuân Bá. Gã vốn là một tay giang hồ thứ thiệt võ nghệ cao cường, bị triều định ra lệnh chém, nhưng Trịnh Tông cứu gã, để người khác chết tháy, có thể nói hắn trung thành chỉ với Trịnh Tông cũng là thành viên cốt cán của Ảnh Vệ

tám trăm tên này đền được trang bị kiếm, nỏ liêu châu, và dao găm, có khoảng 200 tên còn được trang bị áo giáp nhẹ, có thể nói lầ này Trịnh Tông đã dốc hết vốn liếng được ăn cả, ngã về không. Không thể phủ nhận rằng, hắn nhìn nhận thời cơ thật chuẩn, lần này nếu thành công hắn sẽ thuận lợi lên ngôi, không có ai để mà cản trở cả, giờ phút này hắn đang ngồi trong phủ của Nguyễn Đĩnh chờ đợi một tin tức, mà tin tức này quyết định vận mệnh của Trịnh Tông hắn, đám võ sĩ này nhanh chóng lẻn vào nấp trong rừng rậm, Quan Xuân Bá cử ra hai tên ddi thám thính tình hình. Nửa canh giờ sau chúng trở về thấp giọng báo cáo. Nghe xong Quan Xuân Bá chỉ tay về phía thôn trang trước mặt hạ lệnh

- Bốn trăm người, mai phục gần hành Cung, một trăm người mai phục phía sau núi, còn lại đi theo ta, nhớ, một tên cũng không để sống sót.

Đám võ sĩ lập tức chấp hành mệnh lệnh, ngày sau đó, trong thôn trang vang lên một trận chém giết, nhưng rất nhanh đã yên tĩnh trở lại, tên Quan Xuân Bá này đúng là máu lạnh, hon ba trăm bách tích của thôn trang kể cả nam phụ lão ấu, đều bị giết chết, ngay cả chó gà không tha. Mùi máu tanh bay lên khiến cho khung cảnh trần ngập tang thương quỷ dị. Quan Xuân Bá điềm nhiên lau thanh kiếm vào một cái tử thi không đầu rồi hạ lệnh.nhanh dọn dẹp đi, nửa canh giờ nữa các ngươi phải vào vị trí,-

-Tuân lệnh ảnh chủ

Quan Xuân Bá không hề lo lắng, nhiệm vụ này hắn hoàn thành chắc rồi, hắn chẳng coi quân lính của TRấn thủ Sơn tây và đâu, về phần một ngàn năm trăm ngự lâm quân này, tuy mạnh hơn một chút, nhưng tám trăm ảnh vệ thừa sức đối phó . hắn nhanh chóng thay quần áo, nháy mắt đã biến thành một tên nông phú, mồm bỏ bẻm nhai trầu, hướng ruộng lúa phía trước sải bước đến

(1)Phan huy Đĩnh: là một hoạn quan Mùa hạ năm 1773, được giữ chức thự phủ sự