Tịch Mịch

Chương 11: Bóng dáng xinh đẹp



Lâu nay Hoàng đế rấtkhách sáo với những người bên cạnh Thái hậu, y nói: “Đứng lên hết đi!”Rồi tiện tay giao quả cầu cho Trương Tam Đức đang đứng phía sau, cònmình thì thỉnh an Thái hậu.

Thái hậu vội sai Anh ma ma: “Còn không mau mang ghế ra cho Hoàng thượng các ngươi ngồi?”

Đã có người mang ghế tới từ lâu, Thái hậu lên tiếng: “Hôm nay đẹp trời,hoa nở cũng đẹp, hai mẫu tử chúng ta ngồi đầy nói chuyện luôn đi!”

Hoàng thượng đáp “vâng” một tiếng rồi ngồi xuống bầu bạn cùng Thái hậu. Anhma ma đã cho mấy cung nữ kia lui hết, chỉ giữ lại vài người hầu hạ. Thấy Hoàng đế chỉ mặc mỗi chiếc áo kép lụa hoa màu xanh thẫm thêu hoa vănrồng thành hình tròn, Thái hậu nói: “Tuy bây giờ trời ấm nhưng đến tốivẫn còn hơi lạnh, sao Hoàng thượng lại chỉ mặc áo kép?”

Hoàng đế đáp: “Vì ngủ trưa dậy nên mặc vào luôn, lát nữa hồi cung nhi tử sẽ mặc thêm áo.”

Thái hậu gật gật đầu và nói: “Mấy người ở Tứ Chấp Khố đều chẳng chịu chu đáo gì cả! Tuy Lý Đức Toàn tận tâm đấy nhưng cũng có hạn thôi. Nhắc tớichuyện này thì nữ tử vẫn chu đáo hơn. Cung nữ Càn Thanh cung, ba, bốnngười đã đến tuổi xuất cung rồi nhỉ?” Rồi quay đầu nhìn Anh ma ma mộtcái.

Anh ma ma vội đáp: “Bẩm Thái hậu, lần trước Đông Quý phi cóbẩm báo lại với người chuyện xuất cung của cung nữ các cung, Càn Thanhcung có bốn người đến tuổi.”

Thái hậu gật đầu. “Vậy phải bảo mấytiểu cung nữ kia học tập cho tốt ngay từ bây giờ, nếu không người cũxuất cung hết rồi, người mới lại chưa làm nổi việc.” Rồi chỉ vào HọaChâu đang đứng bên cạnh. “Đứa nha đầu này tuy hơi nghịch nhưng thêu thùa lại khéo léo, làm việc cũng ổn. Từ hôm nay để nó đến Càn Thanh cung học việc hầu hạ chuyện y phục đi!”

Hoàng đế đáp: “Thái hậu luôn longhĩ cho nhi tử, nhi tử lại không thể thường xuyên ở bên chăm sóc người. Đây là người đắc lực bên cạnh Thái hậu, thay nhi tử chăm sóc Thái hậusẽ khiến nhi tử thoải mái hơn một chút.”

Thái hậu khẽ cười. “Cũng vì thấy a đầu này khá được nên mới bảo nó tới Càn Thanh cung. Mấy người có kinh nghiệm bên Hoàng thượng đều sắp xuất cung rồi, a đầu này còntrẻ, để nó cố gắng học hỏi còn có thể phục vụ Hoàng thượng thêm vài nămnữa.”

Hoàng đế nghe Thái hậu nói vậy thì đánh đáp “vâng”. Anh ma ma bội gọi Họa Châu đến tạ ơn.

Thái hậu thấy bầu trời xanh lam sâu thẳm không có một gợn mây, bèn cảm thán: “Hôm nay trời quang tới mức trong veo.”

Hoàng đế đáp: “Từ tháng Giêng trời luôn quang như vậy, đầu tháng còn có mộttrận tuyết nhỏ, vào tháng Ba thì kinh thành và các vùng xung quanh chưacó hạt mưa nào. Đất đai cằn cỗi cả ngàn dặm, hạn hán mùa xuân đã tới,chỉ sợ vài ngày nữa vẫn tiếp tục nắng thì việc đồng áng mùa xuân nàyphải đình lại.”

Thái hậu nói: “Quốc gia đại sự, vốn dĩ một nữnhân như ta không nên nhiều lời, nhưng chuyện cầu mưa này, tiền triềuđều có lệ lệnh vương công đại thần cử hành, nếu không, cho dù Hoàngthượng đích thân đi đến đàn tế trời thì chỉ cần thành kính ăn chay trước ngày đó là được rồi.”

Hoàng đế đáp: “Nhi tử định đi bộ đến đàntế trời vì muốn lấy lòng thành khiến trời xanh rủ lòng thương, cho mưaxuống lúc trời hạn, giải đại hạn cho dân chúng. Thái hoàng thái hậu từng dạy nhi tử: Vạn dân trong thiên hạ nuôi dưỡng nhi tử, nhi tử chỉ có thể lấy lòng thành của mình đối đãi lại vạn dân trong thiên hạ. Đi bộ mấydặm đến đàn tế trời cầu mưa chính là thành ý của nhỉ tử.”

Tháihậu cười, nói: “Ta chẳng bao giờ nói lại được Hoàng thượng. Lời Hoàngthượng rất có lý, ta cũng không ngăn nữa. Nhưng dưới cái nắng giữa trưanhư thế, không cưỡi ngựa cũng chẳng ngồi kiệu mà đi đoạn đường xa nhưvậy…”

Hoàng đế mỉm cười. “Thái hậu yên tâm, nhi tử tự biết phải cẩn thận.”

Thiên tử cầu mưa, theo quy tắc là đại sự, nghi thức cử lễ đương nhiên vô cùng rườm rà. Quan trọng nhất là phải chọn được ngày tốt. Tất cả các ngàylành giờ đẹp mà Khâm Thiên Giám chọn ra, có hơn nửa là do nhìn sắc trời. Hóa ra thiên tử lập đàn tế trời cầu mưa lúc đại hạn đã là “chiêu” cuốicùng rồi, là bất đắc dĩ không thể không làm. Quan trọng nhất là, sau khi Hoàng đế tế trời, nhất định phải có mưa xuống, có cơn mưa rào ngaytrong ngày cầu mưa là tốt nhất. Nếu không thì trời cũng chẳng nể mặtHoàng đế, gây tổn hại lớn tới tôn nghiêm thiên tử của cửu ngũ chí tôn.Vì vậy, Khâm Thiên Giám cố ý đợi tới lúc sắc trời u ám, mây đen giăngkín, xem ra trong vài ngày tới sẽ có mưa to thì mới bẩm báo đã chọn được ngày lành.

Ngày Kỷ Mão, Hoàng đế đích thân đi ra khỏi cổngthành, đi bộ đến trước đàn tế trời cầu mưa, Đi theo ngự giá là các quanlại lớn nhỏ, bước chầm chậm tới đàn tế trời. Lúc này trời đã nổi giólớn, nửa bầu trời được mây đen bao phủ, đen đặc như sắp nuốt gọn thànhtrì. Khi ngự giá quay về cấm thành thì đã là đầu giờ Thân, Hoàng đế vẫnchưa ăn cơm chiều. Xưa nay y chỉ ăn hai bữa, bữa sáng thì gặp bề tôi,buổi trưa dâng bữa chiều lên. Còn buổi tối thì có điểm tâm và rượu tối.Đây là quy tắc lập ra từ thời Thái tổ còn thân chinh trên ngựa. Hoàng đế đã ăn chay ba ngày, hôm nay còn đi bộ vài dặm nhưng đang lúc tuổi trẻ,sức lực dồi dào nên tinh thần vẫn rất tốt. Y cho truyền bữa trong CànThanh cung, ăn liền hai bát cơm một cách ngon lành.

Lâm Lang đang dâng trà lên điện, chợt nghe tiếng gió thổi vào cửa sổ, “tạch” mộttiếng khiến nó mở toang. Thái giám vội đi tới đóng lại, Hoàng đế lạinói: “Không cần đóng!” Hoàng đế đứng dậy, đi đến bên cửa sổ nhìn sắctrời, mây đen cuồn cuộn, một trạn gió thổi qua khiến hàng vạn sợ chỉtrắng bạc dao động. Tiếng mưa rơi xuống mai ngói rào rào, không bao lâusau, trời đã mưa như trút nước. Cả tòa điện bốc lên hơi nước mông lung,Hoàng đế phấn khởi thốt lên: “Mưa to!”

Lâm Lang khom người, tay bê khay trà và nói: “Nô tỳ chúc mừng chủ nhân!”

Hoàng đế quay lại thấy nàng bèn hỏi: “Trẫm có gì mà chúc mừng?”

Lâm Lang đáp: “Mưa to đổ xuống là việc hỷ của dân chúng thiên hạ sau đạihạn lâu ngày, đương nhiên cũng là việc hỷ của Hoàng thượng.”

Trong lòng Hoàng đế vui mừng, khẽ cười một cái, duỗi tay cầm lấy tách trà, vừa mở nắp ra đã thấy khác. “Đây là gì?”

Lâm Lang vội trả lời: “Hôm nay Hoàng thượng phải đi bộ đường xa, trên đường đi nhất định đã rất khát, bữa chiều còn ăn rất ngon lành nên nô tỳ togan bảo Ngự Trà phòng chuẩn bị chè hạnh nhân.”

Hoàng đế hỏi: “Đây là đồ ăn ngấy?”

Lâm Lang nhẹ nhàng đáp “vâng”. Hoàng đế nếm thử một chút. Chè hạnh nhân làm từ hạt hạnh nhân ngọt trong kinh thành, nấu sôi, bỏ vào một nắm tro,lấy ra cho vào nước để nguội rồi bóc lớp vỏ đi. Rửa lại bằng nước sạchrồi lại thả vào nước sạch với gạo nếp, nghiền thành bột mịn như cách làm đậu phụ. Xong dùng túi lụa lọc hết bã, giữ lại phần nước, đun sôi, thêm sữa, cuối cùng cho thêm viên đường trắng mịn của phương Tây. Một bátchè ngọt lịm, sánh mềm, Hoàng đế cảm thấy thơm ngọt vô cùng, y nói: “Rất ngon, hạnh nhân tốt cho phổi, ngươi thật chu đáo. Có còn không?”

Nàng đáp: “Bẩm, vẫn còn.”

Hoàng đế liền nói: “Dâng một ít lên Thái hoàng thái hậu.”

Lâm Lang lĩnh chỉ lui xuống, nàng lấy một cái giỏ rồi đặt vào đó một bátchè to, sai tiểu thái giám mở ô rồi đích thân cầm giỏ đi tới Từ Ninhcung của Thái hoàng thái hậu.

Thái hoàng thái hậu nghe chuyệnHoàng đế phái người đem chè tới liền cho gọi Lâm Lang vào. Thái hoàngthái hậu ngồi đoan trang trên tràng kỷ, mặc áo lụa màu đỏ thẫm với hoavăn tròn chữ thọ, có thêu hoa ngọc lan, trên đầu chỉ cài hai, ba đồtrang sức châu ngọc màu trắng mộc mạc, nhã nhặn, đoan trang nhưng vẫntoát ra sự uy nghiêm. Lâm Lang đi vào điện, nàng cung kính hành lễ xongliền đứng yên tại chỗ. Thái hoàng thái hậu lộ rõ sự vui vẻ, nói: “Phiềntới Hoàng đế chuyện gì cũng lo cho ta, một bát chè còn sai người đội mưa đưa tới.” Nhìn thấy y phục của nàng ướt mất nửa liền dấy lên chút cảmthương, người hỏi: “Ngươi tên là gì?”

“Bẩm Thái hoàng thái hậu, nô tỳ tên là Lâm Lang.” Nàng đáp.

Thái hoàng thái hậu cười, nói: “Tên này rất hay, đúng là một a đầu nhẹnhàng, trước đây ta chưa từng thấy ngươi, ngươi hầu hạ ở Càn Thanh cungbao lâu rồi?”

“Nô tỳ mới hầu hạ ngự tiền được một tháng.”

Thái hoàng thái hậu gật gật đầu, lại hỏi: “Hôm nay Hoàng đế trở về, tinh thần người có tốt không?”

Lâm Lang trả lời: “Tinh thần Hoàng thượng rất tốt, đi một quãng đường xa như vậy nhưng sắc mặt vẫn hồng hào.”

Thái hoàng thái hậu tiếp tục hỏi: “Bữa chiều ăn gì? Ăn có ngon không?”

Lâm Lang trả lời từng câu một. Thái hoàng thái hậu nói: “Quay về làm việccho tốt, nói lại với chủ nhân ngươi, bảo người phải giữ gìn sức khỏe,thế là đã hiếu thuận với ta rồi.”

Lâm Lang đáp “vâng”, thấy Thái hoàng thái hậu không sai bảo gì nữa nên cúi đầu lui ra ngời, đi về Càn Thanh cung.

Lúc này mưa càng nặng hạt, khắp nơi chỉ nghe thấy tiếng mưa “ào ào”. Đầurồng phun nước bốn phía trên nền cung điện vô cùng hùng vĩ trong lànnước mưa xối xả. Mưa như trút nước, trong vòng mưới mấy bước chỉ thấymột màn hơi nước bao phủ, cung điện với tường đỏ và ngói lưu ly ẩn trong màn mưa mịt mù. Gió giữa làn mưa càng mạnh, quất thẳng vào người. Mặcdù nàng có dùng ô nhưng mưa vẫn không ngừng quất vào dưới tán ô. Lúc vềđến Càn Thanh cung thì y phục đã ướt hơn nửa, nàng đành vuốt vuốt lạimái tóc ẩm ướt rồi đi vào trong điện gặp Hoàng đế.

Thường ngày,cứ buổi chiều Hoàng đế sẽ có bải giảng, do hôm nay cầu mưa nên khôngnghe giảng nữa. Hoàng đế thay y phục xong thì nhàn nhã xem lại tấu sớrồi sai thái giám lấy Chức phương ngoại kỷ[1] đến. Mới đọc được hai, batrang thì cảm nhận được một mùi hương rất nhẹ, thoang thoảng, ngày cànggần thì không khỏi ngẩng lên nhìn.

[1] Tập sách viết bởi Giulio Alenio gồm năm cuốn về địa lý thế giới.

Lâm Lang thỉnh an rồi nói: “Bẩm Hoàng thượng, Thái hoàng thái hậu biếtHoàng thượng dâng chè thì rất vui. Người hỏi về việc hằng ngày của Hoàng thượng, còn nói với nô tỳ, Hoàng thượng giữ gìn sức khỏe, cũng coi nhưhiếu thuận với Thái hoàng thái hậu rồi.”

Hoàng đế đứng dậy, lẳnglặng nghe nàng truyền lại lời của Thái hoàng thái hậu. Đợi nàng nóixong, hương thơm thoang thoảng vừa thấy kia vẫn còn quanh quẩn, nhưngrất mỏng Mạnh Tuần, như muốn thẩm thấu vào xương cốt của người ta.Ykhông kìm được nhìn chằm chằm vào nàng, chỉ thấy mái tóc mai đen nhánhdính bên sườn khuôn mặt trắng mịn, những giọt nước trong suốt, long lanh đọng lại ở ngọn tóc. Một giọt nước nhẹ nhàng nhỏ xuống chiếc áo màuxanh kia, trong nháy mắt đã không thấy đâu nữa. Y phục bị ướt nên để lộmột vóc dáng uyển chuyển, thật sự khiến người ta rung động. Nước mưathấm qua y phục rất lạnh, mũi ngưa ngứa khó chịu, nàng chỉ kịp lấy khănche rồi không nén được hắt xì một cái. Thất lễ trước mặt Hoàng đế, nàngvội vàng lùi hai bước rồi nói: “Nô tỳ thất lễ!” Trong lúc bối rối, chiếc khăn từ từ rời khỏi tay nàng, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất trong yênlặng.

Nhặt lên không được mà không nhặt càng không xong. Tâmtrạng bất an, màu hồng nơi gò má ngày càng hiện rõ, làm Hoàng đế nhớ tới giọt sương trong suốt trên bông sen hồng nổi bật trên chiếc chén bạchngọc, vô thức nhặt chiếc khăn đưa nàng. Nàng nhận lấy không được, khôngnhận cũng không được, má lại càng đỏ ửng. Đúng lúc này Lý Đức Toàn dẫnHọa Châu đem áo tới. Lý Đức Toàn vô cùng nhạy bén, vừa thấy cảnh đó liền dừng bước. Hoàng đế đã nghe thấy tiếng bước chân, vội nhét chiếc khănvào ống tay áo của mình.