Thời Thơ Ấu

Chương 4



Tôi nằm trên chiếc giường rộng, quấn bốn vòng trong chiếc chăn to xù, nghe bà tôi cầu nguyện. Bà tôi quỳ, một tay áp vào ngực, còn tay kia thỉnh thoảng từ từ làm dấu. Ngoài trời lạnh xé da xé thịt. ánh trăng xanh nhạt chiếu qua lớp băng đóng trên cửa kính thành những đường thêu. ánh trăng soi sáng khuôn mặt hiền từ có chiếc mũi to và rọi vào cặp mắt đen nhánh của bà tôi như hai cục lân tinh. Chiếc khăn vuông lụa che mái tóc bà tôi óng ánh như bạc; chiếc áo dài đen rung rinh, chảy từ đôi vai xuống và rải rộng trên sàn. Mỗi lần cầu nguyện xong, bà tôi lại lặng lẽ cởi áo, xếp cẩn thận vào hòm ở góc nhà rồi đi về phía giường. Tôi giả vờ ngủ say.

-Chỉ vờ vịt thôi, ông mãnh, chắc là lại chưa ngủ chứ gì?

-Bà tôi khẽ nói.

-Chưa ngủ à, cậu ấm? Nào, cho bà đắp chăn với! Tôi cảm thấy thích thú với câu chuyện sắp xảy ra nên tôi không thể nhịn cười được. Lúc ấy bà tôi reo lên:

-A

-a, thế là cháu cố tình trêu bà lão nhé! Bà tôi cầm một đầu chăn, kéo về phía mình khéo léo và mạnh đến nỗi tôi bị bắn tung lên trên không và, sau khi quay lộn mấy vòng, tôi lại rơi đánh bịch xuống chiếc đệm mềm nhũn. Bà tôi cười rộ:

-Thế nào, thằng quỷ sứ? Mày hớp muỗi đấy à? Nhưng đôi khi bà tôi cầu nguyện rất lâu. Tôi ngủ thiếp đi thật và không nghe thấy bà tôi vào nằm. Những lần cầu nguyện lâu thường là sau những ngày có chuyện buồn rầu, tranh giành cãi cọ nhau. Tôi lắng nghe những lời cầu nguyện ấy. Bà tôi kể tỉ mỉ với Chúa tất cả những việc xảy ra trong nhà. Khi quỳ, bà tôi to béo nặng nề như một cái gò lớn. Lúc đầu tiếng thì thầm rất nhanh không rõ, sau đó mới trầm trầm cất cao lên:

-Lạy Chúa, Chúa biết rõ là ai cũng muốn mình được lợi hơn. Thằng Mikhailô là con cả, nó cần phải ở lại thành phố.

Nó bực mình phải sang bên kia sông, ở một nơi lạ nước lạ cái; không hiểu làm ăn sẽ ra sao. Nhưng bố nó lại thích thằng Iakôp hơn. Lão yêu con cái không như nhau, như thế có đúng không? Lão ngang bướng lắm. Lạy Chúa, Chúa hãy làm cho lão hiểu. Bà tôi đưa cặp mắt to trong sáng nhìn lên những bức tượng thánh đen sẫm và gợi ý Chúa:

-Lạy Chúa, Chúa hãy cho lão một giấc mơ tốt lành để lão hiểu cần phải chia gia tài cho con cái như thế nào! Bà tôi làm dấu và cúi rạp mình xuống đất, cái trán to chạm vào tấm ván của sàn nhà. Rồi bà tôi lại ngẩng lên nói, giọng khẩn khoản:

-Xin Chúa cho Vacvara được vui sướng! Nó có làm gì đáng để Chúa giận đâu? Nó có tội tình gì nặng hơn những kẻ khác đâu? Một người đàn bà trẻ, khỏe mạnh, thế mà lại phải sống buồn phiền là thế nào! Lạy Chúa, Chúa cũng không nên quên lão Grigôri, mắt lão ngày càng kém. Nếu mù lão sẽ đi ăn xin, thật là tội nghiệp! Lão đã làm tận lực cho ông nhà tôi, nhưng liệu ông nhà tôi có giúp lão không!... Ôi, Lạy Chúa, Lạy Chúa... Bà tôi im lặng hồi lâu, cúi đầu một cách nhẫn nhục và buông tay xuống, tựa như đã ngủ say và bị rét cóng.

-Còn gì nữa?

-Bà tôi cau mày, nhớ lại và tự hỏi to.

-Xin Chúa hãy cứu vớt, ân xá cho tất cả những tín đồ chính giáo chúng con. Chúa tha thứ cho cái mụ già đần độn đáng chết này. Chúa rõ cho là nếu con có phạm tội thì không phải vì độc ác, mà là do dại dột thôi. Bà tôi thở dài rồi lại nói, giọng dịu dàng và có vẻ mãn nguyện:

-Chúa biết hết, Chúa hiểu hết, Lạy Chúa tôi. Tôi rất thích Chúa của bà tôi, vì Chúa gần gũi với bà tôi. Tôi thường yêu cầu:

-Bà kể về Chúa cho cháu nghe đi! Bà tôi nói về Chúa rất đặc biệt, giọng khe khẽ, kéo dài một cách kỳ lạ, mắt lim dim, và bao giờ cũng ngồi một chỗ. Bà tôi nhổm dậy, ngồi xuống, quàng khăn lên đầu và nói rất lâu cho đến khi tôi ngủ thiếp đi:

-Chúa ở trên ngọn đồi, giữa cánh đồng cỏ trên thiên đường, Chúa ngự trên ngai vàng có chạm ngọc xanh, dưới những cây bồ đề bằng bạc quanh năm nở hoa; ở thiên đường không có mùa đông và mùa thu, hoa không bao giờ héo, luôn luôn nở làm cho các thánh cảm thấy tươi vui. Xung quanh Chúa có vô số thiên thần. Họ giống như những bông tuyết hoặc như những đàn ong. Họ như đàn chim bồ câu trắng bay từ trên trời xuống hạ giới rồi lại bay lên và kể cho Chúa nghe tất cả mọi chuyện về chúng ta, về mọi người. Trong số các thiên thần đó có thiên thần của cháu, của bà, của ông. Mỗi người đều có một thiên thần. Chúa đối với mọi người rất công minh. Chẳng hạn thiên thần của cháu tâu với Chúa rằng: "Lêcxây dám lè lưỡi với ông nó!" Thế là Chúa liền ra lệnh:

"Được, vậy thì để ông lăo quật cho nó một trận!" Đối với ai cũng thế, Chúa ban cho mỗi người tùy theo họ xứng đáng được hưởng

-có người thì khổ, có người thì sướng, ở đất Chúa mọi cái đều tốt đẹp cả, cho nên các thiên thần vui mừng, vỗ cánh và luôn miệng hát: "Sáng danh Chúa, sáng danh Chúa!" Còn Chúa nhân từ mỉm cười như muốn nói với các thiên thần: "Thôi đi, được rồi!" Bà tôi mỉm cười, lúc lắc đầu.

-Bà đã trông thấy thế à?

-Không trông thấy, nhưng bà biết!

-Bà tôi đáp, giọng trầm ngâm. Khi nói về Chúa, về thiên đường, về các thiên thần, người bà tôi như bé lại và dịu hiền. Mặt bà tôi trẻ ra, cặp mắt ươn ướt tỏa ra một luồng ánh sáng vô cùng ấm áp. Tôi cầm những bím tóc dày mịn màng quấn vào cổ mình rồi ngồi yên lắng nghe những câu chuyện của bà tôi, không bao giờ biết chán.

-Người trần không thể nhìn thấy Chúa

-nếu nhìn thì sẽ mù mắt. Chỉ có các thánh mới có thể nhìn Chúa tận mắt. Còn các thiên thần thì bà đã được thấy. Thiên thần chỉ hiện ra cho những người nào có linh hồn trong sạch.

Một hôm, lúc bà đứng trong nhà thờ dự lễ, bà nom thấy hai vị đi đi lại lại ở chỗ bàn thờ như những đám sương mù trong suốt, sáng rực, đôi cánh dài trông như đăng-ten hoặc vải sa chấm tận sàn. Các vị đi vòng quanh bàn thờ và giúp đỡ cha Iláa, một người đã có tuổi. Khi cha giơ hai cánh tay yếu đuối lên cầu nguyện Chúa, hai vị thiên thần liền đỡ hai khuỷu tay cho chạ ít lâu sau cha mất vì cha già quá, lại mù lòa, ra đụng vào chạm. Khi nhìn thấy các thiên thần bà vui mừng tê tái cả người, lòng bà như se lại, nước mắt giàn giụa, chà, thật là sung sướng! ôi, Liônka, cháu yêu quí của bà, đối với Chúa tất cả mọi cái trên thiên đàng và dưới hạ giới này đều tốt đẹp cả, thật là tốt đẹp...

-Thế ở nhà ta cái gì cũng tốt đẹp cả hở bà? Bà tôi làm dấu rồi trả lời:

-Lạy Đức Mẹ Rất Thánh,

-mọi cái đều tốt đẹp cả! Câu trả lời đó làm tôi bối rối. Thật khó mà thừa nhận rằng mọi cái ở nhà này đều tốt đẹp. Tôi cảm thấy trong nhà càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Một hôm, đi qua cửa phòng cậu Mikhain, tôi thấy mợ Nataláa mặc quần áo trắng toát, hai tay ôm ngực, đang vừa chạy ngược chạy xuôi khắp phòng vừa kêu khẽ nhưng giọng khủng khiếp:

-Lạy Chúa, hãy đem con đi thoát khỏi nơi này... Tôi hiểu rõ lời cầu nguyện ấy của mợ cũng như tôi hiểu bác Grigôri khi bác rên rỉ:

-Khi nào lão mù hẳn, lão đi ăn xin còn sung sướng hơn... Tôi muốn cho bác mù sớm để tôi sẽ xin phép bác được dắt bác đi, và chúng tôi sẽ cùng đi ăn xin Tức Alêcxây, cách gọi tắt thân mật. với nhau. Tôi đã nói với bác điều đó. Bác thợ cả mỉm cười trong bộ râu của bác và đáp:

- Được, chúng ta sẽ đi ăn xin! Bác sẽ rêu rao khắp thành phố: đây là cháu ngoại lão Vaxili Kasirin, chủ phường nhuộm! Như thế thì thú vị lắm... Nhiều lần tôi trông thấy dưới cặp mắt đờ đẫn của mợ Nataláa những cái u xanh xanh và cặp môi sưng phồng trên khuôn mặt vàng ệch của mợ. Tôi hỏi bà tôi:

-Có phải cậu đánh mợ không, hở bà? Bà tôi thở dài đáp:

-Nó đánh vụng đấy, cái thằng khốn kiếp ấy! ông cấm nó đánh vợ, thế là nó đánh trộm ban đêm. Nó là thằng độc ác, còn vợ nó thì lại hiền như cục đất ấy... Bà tôi kể tiếp, giọng phấn chấn hẳn lên:

Đù sao bây giờ người ta đánh đập cũng không như hồi trước! Bây giờ họ chỉ đánh vào miệng, vào tai, túm tóc một lúc thôi, còn trước đây người ta hành hạ hàng giờ liền! Có lần ông đã đánh bà vào ngày đầu lễ Phục sinh suốt từ lúc lễ sáng cho đến tối. Ông đánh đến nỗi mệt lử, sau khi nghỉ ngơi lại đánh tiếp. Ông đánh bà bằng dây cương ngựa và bằng đủ mọi thứ vớ được.

-Vì sao ông đánh, hở bà?

-Bà không nhớ nữa. Có lần ông đánh bà chết đi sống lại. Năm ngày năm đêm liền ông không cho ăn uống gì cả. Lần ấy may mà bà thoát chết. Rồi lại một lần nữa... Cái đó làm cho tôi hết sức ngạc nhiên. Bà tôi to lớn gấp đôi ông tôi, thật khó tin rằng ông tôi có thể thắng nổi bà tôi.

-Chẳng lẽ ông khỏe hơn bà à?

-Không khỏe hơn, nhưng nhiều tuổi hơn! Hơn nữa ông là chồng bà! ông phải chịu trách nhiệm về bà trước Chúa, nên bổn phận của bà là phải chịu đựng... Tôi rất thích xem bà tôi phủi bụi trên các tượng thánh và lau chùi những chỗ bịt bằng kim loại. Các bức tượng đều lộng lẫy, các vừng hào quang trên đầu đều cẩn ngọc, bạc và các loại đá màu sặc sỡ. Bà tôi dùng đôi bàn tay khéo léo nâng niu một bức. Bà tôi mỉm cười nhìn bức tượng thánh và nói, vẻ xúc động:

-Ôi, khuôn mặt của Người mới dịu hiền làm sao!... Bà tôi vừa hôn bức tượng vừa làm dấu.

-Bức tượng bị phủ bụi và ám khói. Ôi, Người là Đức Mẹ vạn năng, Người là niềm vui vô tận của con! Liônáa, cháu yêu quý của bà, cháu hãy nhìn xem những đường nét tinh vi biết là dường nào.

Những bộ mặt nhỏ tí mà trông vẫn rõ mồn một. Bức này gọi là "Mười hai ngày lễ", ở giữa là Đức Mẹ đồng trinh Phêôđôrôvộ Còn đây là bức: "Lạy Đức Mẹ, khi trông thấy con nằm trong quan tài, xin Mẹ đừng khóc"... Đôi lúc tôi cảm thấy bà tôi chơi với các bức tượng thánh một cách nghiêm trang và chân thành như em gái Katêrina nhút nhát chơi với búp bê vậy. Kim loại bít trên các bức tượng thánh chỉ còn để lộ ra mặt và tay của các vị thánh. Nhiều lần bà tôi cũng gặp ma quỷ hoặc đi một mình hoặc từng đàn từng lũ.

-Có lần vào tuần chay, ban đêm bà đi qua nhà Ruđônphợ Trời sáng trăng suông. Bỗng nhiên bà thấy có một con quỷ lớn, mình đầy lông lá đen sì, ngồi dạng hai chân trên đỉnh mái nhà, cạnh ống khói. Cái đầu có sừng cúi xuống ống khói ngửi ngửi và thở phì phì. Nó ngửi và kéo lê chiếc đuôi trên mái nhà. Bà làm dấu ngay và nói: "Cầu Chúa hãy sống lại và kẻ thù của Người hãy biến đi!" Nó liền khẽ kêu rít lên và tụt từ mái nhà xuống sân rồi biến mất! Có lẽ hôm ấy nhà Ruđônphơ nấu món ăn mặn nên quỷ đến ngửi và lấy làm vui sướng... Tôi cười và tưởng tượng đến con quỷ đang tụt từ mái nhà xuống. Bà tôi cũng cười và nói tiếp:

-Bọn quỷ rất tinh nghịch, giống hệt như lũ trẻ con vậy! Có lần bà giặt quần áo ở nhà tắm.

Lúc đó vào nửa đêm. Tự nhiên cửa lò mở tung! Và lũ quỷ ở trong nhảy ra, con nào cũng bé nhỏ, con thì đỏ, con thì xanh, con thì đen như gián ấy. Bà vội chạy ra phía cửa, nhưng không ra được, lúng túng giữa đàn quỷ. Chúng kín cả nhà tắm làm bà không cựa được, chúng chui xuống chân bà, lôi kéo và ép chặt bà đến nỗi bà thở không ra hơi! Mình chúng nó đầy lông lá, mềm nhũn, nóng như lũ mèo con, chúng toàn đi bằng hai chân sau. Chúng chạy vòng quanh, nô đùa. Răng chúng nhe như răng chuột, cặp mắt nhỏ xanh lè long lanh, cặp sừng sắp mọc nhô ra như những cái bướu con, những cái đuôi nhỏ ve vẩy như đuôi lợn sữa. Ối, trời đất ơi! Bà sợ quá ngất đi! Khi bà tỉnh lại thì ngọn nến đang leo lét, chậu nước giặt đã nguội lạnh, quần áo giặt vất ngổn ngang trên sàn. Bà nghĩ: "Chao ôi, đồ quỷ sứ, sao chúng bay không chết đi!" Tôi nhắm mắt lại và thấy từ miệng lò xây bằng đá tuôn ra một dòng dày đặc những con vật đầy lông lá có đủ màu sắc. Chúng tràn vào đầy cả cái nhà tắm nhỏ bé, thổi vào ngọn nến và thè lè cái lưỡi đỏ hồng một cách tinh nghịch. Trông vừa buồn cười, vừa đáng sợ. Bà tôi lắc đầu, im lặng một lát rồi bỗng lại sôi nổi hẳn lên:

-Một lần khác bà lại gặp lũ đáng nguyền rủa ấy. Cũng vào một đêm đông, bão tuyết thổi mạnh. Bà đi qua cái khe Điukôp, chỗ các cậu Iakôp và Mikhailô định dìm chết bố cháu trong cái hố băng ở đầm ấy. Cháu có nhớ không, bà đã kể cho cháu nghe rồi đấy? Thế là bà đi về phía đó; vừa mới đặt chân trên con đường hẻm, ở dưới khe núi, thì bà nghe thấy tiếng huýt sáo và tiếng hú ở khẹ Bà trông lên thì thấy chiếc xe có ba con ngựa ô kéo đang phóng về phía bà. Một con quỷ to lớn đội chiếc mũ đỏ không vành đứng sừng sững như cái cọc. Nó đứng ở chỗ ngồi của người đánh xe, dang tay giữ dây cương bằng xích sắt. Ở khe không có đường đi nên chiếc xe lao thẳng xuống đầm, có đám tuyết phủ kín cả xe. Trên xe trượt tuyết cũng toàn là lũ quỷ ngồi; chúng huýt sáo, gào thét và vẫy mũ; khoảng bảy chiếc xe như vậy phóng nhanh như đoàn xe chữa cháy. Ngựa toàn một màu đen tuyền. Tất cả lũ ngựa đều là những kẻ bị bố mẹ nguyền rủa, bị lũ quỷ lấy làm trò giải trí, dùng làm ngựa để kéo xe, bắt họ rong ruổi ban đêm trong những ngày hội vui của chúng. Lần đó có lẽ bà đã trông thấy một đám cưới quỷ... Không thể nào không tin bà tôi được

-bà tôi nói rất giản dị và chắc chắn! Nhưng khéo nhất là bà tôi đọc những đoạn thơ kể về Đức Bà Đồng trinh đi chu du khắp trái đất để biết nỗi khổ cực của người trần và khuyên bảo nữ tặc "công nương" Engalưtạêva không nên đánh đập và cướp bóc người Nga; những đoạn thơ về thánh Alêcxây, về dũng sĩ Ivan. Bà tôi kể những chuyện thần thoại về thánh nữ Vaxilixa vô cùng đức độ, về giáo sĩ Dê và con đỡ đầu của Chúa; có những chuyện khủng khiếp về Macfa Pôxatnitxavề nữ tướng cướp Baba Uxtavề Marya, một người có nhiều tội lỗi của Ai Cập, về nỗi buồn phiền của người mẹ tên cướp. Bà tôi biết không biết bao nhiêu chuyện thần thoại, chuyện có thật và những câu thợ Bà tôi không sợ một ai, không sợ Ông tôi, không sợ quỷ, và mọi thứ tà ma nào, nhưng bà tôi lại rất sợ những con gián đen. Bà tôi có thể nhận ra chúng ngay từ xạ Bà tôi thường đánh thức tôi ban đêm và thì thào:

-Aliôsa, cháu yêu của bà, có một con gián đang bò đấy; vì Chúa, cháu hãy giết nó đi! Đang ngái ngủ, tôi châm nến và bò trên sàn tìm kẻ địch. Nhưng không phải lần nào tôi cũng tìm thấy ngay và cũng có lần tôi không bắt được.

-Không thấy đâu, bà ạ.

-Tôi nói. Nhưng bà tôi vẫn nằm im, đầu trùm chăn kín mít, và khẽ nói:

-Ôi, có một con đấy! Cháu cố tìm đi, bà van cháu đấy! Nó kia kìa, bà biết... Bà tôi không nhầm bao giờ ca?

-cuối cùng tôi tìm thấy con gián ở một chỗ rất xa giường.

-Cháu giết nó chưa? ừ, sáng danh Chúa! Cảm ơn cháu nhé!... Nếu tôi chưa tìm thấy con gián thì bà tôi không sao ngủ được. Tôi thấy bà tôi giật mình mỗi khi khẽ có tiếng sột soạt trong đêm tối im lặng như tờ. Tôi nghe bà tôi nín thở và thì thào:

-Nó ở gần ngưỡng cửa... nó chui xuống dưới cái hòm...

-Tại sao bà sợ gián thế? Bà trịnh trọng trả lời:

-Vì bà không hiểu chúng nó dùng để làm gì? Chúng nó bò lổm ngổm và đen sì sì. Chúa đã giao cho mỗi loài một nhiệm vụ: có bọ đất tức là trong nhà ẩm thấp; có rệp tức là tường bẩn; có rận tức là người sắp ốm. Tất cả mọi thứ đều có ý nghĩa! Còn loài gián thì không ai rõ ma quỷ nào nhập vào, chúng sinh ra để làm gì?

* * *

Một hôm bà tôi đang quỳ tâm sự với Chúa thì ông tôi mở toang cửa ra, nói với giọng khàn khàn:

-Bà nó ơi, Chúa phạt chúng ta rồi, nhà cháy!

-Ông nói gì đấy!

-Bà tôi hét lên và vùng đứng dậy. Cả hai người thình thịch chạy bổ vào gian phòng chính tối om.

-Epgênsa, hạ tượng thánh xuống! Nataláa, mặc áo cho lũ trẻ!

-Bà tôi ra lệnh, giọng nghiêm nghị cứng rắn, còn ông tôi thì khẽ rên rỉ:

-Hi, hi, hi... Tôi chạy vào bếp. Cái cửa sổ nhìn ra sân đang cháy rực lên như vàng. Trên sàn nhà những vật vàng vàng chạy nhảy. Cậu Iakôp vội đi ủng rồi nhảy lên những vệt cháy ấy y như đế giày của cậu bị cháy vậy. Cậu kêu lên:

-Chính Miska đốt nhà, hắn đốt và chuồn rồi, đúng thế!

-Im đi, đồ chó má,

-bà tôi vừa nói vừa đẩy cậu ra cửa mạnh đến nỗi suýt nữa thì cậu ngã. Nhìn qua cửa kính đóng băng thấy rő mái xưởng bùng cháy và ngọn lửa như cơn lốc xoắn xuýt cuồn cuộn qua cánh cửa ngỏ. Trong đêm tối yên lặng ngọn lửa nở thành những bông hoa đỏ, không có khói. Ở trên cao tít thấy lơ lửng một đám mây sẫm, nhưng nhìn qua vẫn thấy giải Ngân Hà bàng bạc. Tuyết rực lên màu đỏ thắm. Tường nhà rung lên, lảo đảo như muốn hướng về phía góc sân, nơi ngọn lửa đang nhảy nhót vui vẻ, đang nhuộm đỏ những kẽ ngách rộng trong vách xưởng và từ đó thoát ra như những chiếc đinh cong queo. Trên những tấm gỗ đen sẫm và khô của mái nhà những dải lửa vàng, đỏ lượn khúc quấn quanh lấy mái nhà. Ở giữa nhô lên một ống khói mảnh dẻ bằng đất nung còn bốc khói. Những tiếng nổ lách tách, những tiếng soàn soạt như tiếng lụa xé đập vào cửa kính. Ngọn lửa lan ra mãi. Xưởng thợ sáng rực giống như bức thánh-tượng-bình ở trong nhà thờ và như có một sức gì không cưỡng lại được vẫy gọi mọi người tới gần hơn. Tôi trùm chiếc áo lông ngắn to xù lên đầu và xỏ chân vào đôi ủng không biết của ai. Tôi lê ra nhà ngoài, ra chỗ bậc tam cấp và đứng lặng đi vì kinh khủng trước ánh lửa chói lòa làm tôi lóa cả mắt. Tai tôi ù đặc vì tiếng kêu của ông tôi, của bác Grigôri, của cậu tôi và vì tiếng đám cháy nổ. Tôi khiếp sợ trước cử chỉ của bà tôi; trùm chiếc bao không lên đầu, quấn vào người miếng vải phủ mình ngựa, bà tôi vừa lao vào lửa vừa la lên:

-Cupơrôx, lũ ngốc! Cupơrôx làm nổ tung cả bây giờ...

-Grigôri, giữ lấy bà lão!

-Ông tôi rít lên.

-Trời ơi, bà ấy chết mất... Nhưng bà tôi đã trở ra, toàn thân bốc khói, lắc đầu, lom khom, tay giơ thẳng bưng một vò lớn đầy cupơrôx.

-Ông cho tháo ngựa ra!

-Bà tôi vừa kêu vừa ho và thở khò khè.

-Lột miếng vải khoác ngoài cho tôi, tôi đang bị cháy, ông không trông thấy à?... Bác Grigôri giật miếng vải khoác ngoài đang âm ỉ cháy khỏi vai bà tôi. Bác gập đôi người lại, bắt đầu lấy xẻng hắt những cục tuyết lớn vào cửa xưởng. Cậu tôi nhảy nhót bên cạnh bác, cầm cái rìu trong taỵ Ông tôi chạy quanh, ném tuyết vào người bà tôi. Bà tôi nhét cái vò xuống đống tuyết rồi chạy ra cổng, mở toang ra và cúi chào những người đang kéo đến:

-Bà con ơi, phải bảo vệ lấy cái nhà kho! Nếu lửa lan sang nhà kho, chuyền sang vựa chứa cỏ khô thì tất cả nhà tôi sẽ cháy hết ra tro và cả nhà bà con cũng sẽ bị cháy lây! Giật mái xuống và vứt cỏ khô ra vườn! Grigôri, hắt tuyết cao lên, sao lão cứ ném mãi xuống đất thế! Iakôp, đừng có xun xoe, đưa rìu và xẻng cho mọi người! Bà con hãy cùng nhau giúp chúng tôi một tay, Chúa sẽ phù hộ các người. Bà tôi cũng lôi cuốn tôi như đám cháy vậy. Ngọn lửa rọi vào người bà tôi đen thẫm, như muốn đuổi bắt. Bà tôi tất tả ở khắp sân, chỗ nào cũng đến đúng lúc, và điều khiển mọi việc chẳng sót việc nào. Con Sarap chạy ra sân. Nó chồm lên và làm ông tôi suýt ngã lộn. Ngọn lửa làm đỏ rực cặp mắt to của nó. Con ngựa hí ầm, đứng bằng hai chân trước. Ông tôi buông dây cương ra, nhảy tránh sang một bên và kêu:

-Bà nó ơi, giữ lấy nó! Bà tôi nhảy xổ vào dưới chân con ngựa đang lại chồm lên và dang hai tay ra. Con ngựa khẽ hí một tiếng rầu rĩ, vươn cổ về phía bà và liếc nhìn ngọn lửa.

-Mày đừng sợ!

-Bà tôi nói, giọng trầm trầm. Bà vỗ vỗ vào cổ nó và cầm dây cương.

-Mày tưởng tao bỏ mày trong cái địa ngục đó à, con chuột nhắt của tao?... Và con chuột nhắt to gấp ba bà ngoan ngoãn đi theo ra cổng. Nó thở phì phì và nhìn khuôn mặt đỏ rực của bà. Mụ Epgênáa dẫn lũ trẻ mếu máo và quấn đầy quần áo ra khỏi nhà, mụ kêu:

-Vaxili Vaxilits, không thấy thằng Lêcxây đâu cả...

- Đi đi!

-Ông tôi vẫy tay đáp, trong khi đó tôi nấp dưới bậc tam cấp để khỏi bị mụ vú lôi đi. Mái xưởng đã sập. Những thanh xà nhà mảnh dẻ bốc khói, lấp lánh ánh than vàng, nhô lên trời. Trong xưởng những ngọn lửa xanh đỏ cuồn cuộn như những cơn gió lốc, phát ra tiếng nổ giòn và tiếng rít. Từng bó lửa bắn ra sân, xuống những người tụ tập trước đống lửa khổng lồ và đang dùng xẻng hắt tuyết vào đám cháy. Trong đống lửa mấy cái chảo lớn sôi sùng sục, hơi nước và khói bốc lên như một đám mây dày đặc. Những mùi là lạ tỏa ra ngoài sân làm chảy nước mắt. Tôi chui ra khỏi bậc tam cấp và đụng luôn phải chân bà tôi.

- Đi ra!

-Bà tôi quát.

- Đi ra, không có chết bẹp bây giờ... Một người cưỡi ngựa đội mũ đồng có chóp xộc vào sân. Con ngựa màu hung sùi bọt mép, còn gã kia tay giơ ngọn roi lên cao, thét lên với vẻ hăm dọa:

-Tránh ra! Tiếng chuông reo vui rộn rã. Quang cảnh thật tưng bừng và đẹp như ngày hội. Bà tôi đẩy tôi lên bậc tam cấp:

-Có nghe tao bảo gì không! Đi ra! Lúc này không thể không vâng lời bà tôi được. Tôi xuống bếp và lại dán mũi vào cửa kính, nhưng bị đám người đen ngòm che lấp nên không nhìn thấy ngọn lửa nữa.

Tôi chỉ thấy những chiếc mũ đồng sáng loáng giữa những chiếc mũ lưỡi trai và mũ lông mùa đông đen sì. Ngọn lửa bị chế ngự mau chóng. Người ta tưới nước vào lửa, và dập tắt nó. Cảnh sát giải tán đám đông. Bà tôi trở vào bếp.

-Ai đấy? Cháu đấy à? Tại sao cháu không ngủ, cháu sợ à? Đừng sợ, mọi việc đều xong xuôi rồi... Bà ngồi im lặng bên cạnh tôi và lắc lư trên chiếc ghế. Tôi lấy làm sung sướng thấy đêm tối lại lặng lẽ như cũ, nhưng tôi vẫn nhớ tiếc ngọn lửa. Ông tôi bước vào, dừng lại bên ngưỡng cửa và hỏi:

-Bà nó đấy à?

-Hở?

-Bà bị bỏng phải không?

-Không sao cả. Ông tôi đánh một que diêm; ánh lửa xanh chiếu sáng khuôn mặt chồn hôi, đầy bồ hóng. Ông tôi tìm thấy cây nến trên bàn rồi chậm chạp ngồi xuống cạnh bà tôi.

-Ông nên rửa mặt mũi đi thì hơn,

-bà tôi nói, mặc dù người cũng đầy bồ hóng và sực mùi khói khét lẹt. Ông tôi thở dài:

-Chúa thật là nhân từ đối với bà. Chúa ban cho bà lắm thông minh thế... Ông tôi xoa vai bà tôi và nhe răng nói thêm:

-Tất nhiên là trong chốc lát thôi, nhưng cũng là có ban!... Bà tôi cũng mỉm cười, muốn nói điều gì, nhưng ông tôi đã cau mày lại.

-Cần phải tống cổ lão Grigôri đi, việc này cũng là do sự sơ suất của lão ta! Lão già yếu rồi, không dùng được việc nữa! Thằng Iaska đang ngồi ở bậc thềm khóc lóc, thằng ngốc... Bà thử đi ra xem nó làm sao... Bà tôi đứng dậy, một tay giơ trước mặt, vừa đi vừa thổi những ngón tay, còn ông tôi không nhìn tôi, khẽ hỏi:

-Cháu nhìn thấy đám cháy suốt từ đầu đến cuối chứ? Vậy cháu thấy bà thế nào, hả? ấy là bà đã già... bị suy yếu rồi... Cháu thấy không? ôi chao, lũ chúng bay... y... y thật là... Ông tôi khom lưng, yên lặng hồi lâu, sau đó đứng dậy lấy ngón tay gạt tàn nến rồi lại hỏi tôi:

-Cháu có sợ không?

-Không ạ.

-Thật ra cũng không có gì đáng sợ cả... Ông tôi giật chiếc áo sơ-mi khỏi vai với vẻ tức giận rồi đi tới góc nhà có chậu rửa mặt. Ở đó, trong bóng tối, ông tôi giậm chân, nói to:

-Cháy nhà là một sự ngu ngốc! Đứa nào làm cháy nhà cần phải lôi ra quảng trường đánh cho một trận; nó là thằng ngốc, không thì cũng là thằng kẻ trộm! Cứ làm như vậy thì chẳng bao giờ cháy nhà nữa!... Cháu đi ngủ đi. Còn ngồi đấy làm gì? Tôi đi nằm, nhưng đêm hôm ấy không tài nào ngủ được: tôi vừa mới nằm lên giường thì một tiếng kêu la không giống tiếng người làm tôi vùng dậy khỏi giường ngaỵ Tôi lại lao vào nhà bếp. Ông tôi cởi trần, tay cầm cây nến, đứng giữa nhà. Cây nến rung rinh. Không nhích đi được bước nào, ông tôi chỉ giậm chân xuống sàn và rít lên:

-Bà nó ơi, Iakôp ơi, cái gì thế? Tôi nhảy lên lò sưởi, nấp vào một góc. Trong nhà lại bắt đầu náo động như lúc cháy. Tiếng kêu la đều đều và đau đớn càng ngày càng to, đập vào trần và tường từng hồi. Ông tôi và cậu tôi chạy ngược chạy xuôi, bà tôi quát tháo và xua đuổi hai người. Bác Grigôri chất củi vào lò rầm rầm, đổ đầy nước vào chảo gang. Bác đi lại ở nhà bếp, đầu lắc lư giống như một con lạc đà ở Axtrakhan.

-Trước hết hãy đốt lò đi chứ!

-Bà tôi ra lệnh. Bác vội đi tìm que đóm, sờ phải chân tôi và sợ hãi kêu lên:

-Ai đấy? Hừ, làm tao sợ hết hồn... Ở đâu không cần đến, mày cũng có mặt...

-Cái gì thế hở bác?

-Mợ Nataláa đẻ,

-bác thản nhiên đáp và nhảy xuống sàn. Tôi nhớ hồi mẹ tôi đẻ, mẹ tôi không kêu la om sòm như thế. Đặt chảo lên bếp xong, bác Grigôri leo lên lò sưởi ngồi cạnh tôi. Bác rút trong túi ra chiếc tẩu bằng đất nung và đưa cho tôi xem.

-Bác bắt đầu hút thuốc chỉ vì cặp mắt này thôi. Bà cháu khuyên bác: chỉ nên hít, nhưng bác thấy hút tốt hơn...

Bác ngồi ở mép lò sưởi, hai chân buông thõng. Bác nhìn xuống phía dưới, nơi ngọn nến cháy lù mù. Tai và má bác đầy bồ hóng, chiếc áo sơ-mi rách ở bên sườn. Tôi nhìn thấy cả bộ xương sườn của bác rộng như những cái đai thùng. Một mắt kính của bác đã bị vỡ, một nửa kính hầu như đã lòi ra khỏi vành, và qua lỗ hổng tôi nhìn thấy mắt bác đỏ ngầu, ươn ướt như một vết thương. Bác vừa nhồi thuốc vào tẩu vừa lắng nghe những tiếng rên rỉ của mợ Nataláa, và nói lẩm bẩm những câu rời rạc giống như người say rượu:

-Bà cháu dẫu sao thì cũng bị bỏng, làm thế nào đỡ đẻ được? Gớm, mợ ấy rên tợn quá! Trong khi cháy nhà người ta đã quên mất mợ ấy. Ngay từ lúc bắt đầu cháy đã thấy mợ ấy quằn quại vì sợ hãi... Đẻ được đứa con thật là khó nhọc, nhưng mà người ta có kính trọng phụ nữ đâu! Cháu nhớ nhé: phải kính trọng phụ nữ, nghĩa là phải kính trọng những bà me... Tôi thiu thiu ngủ, nhưng tiếng ồn ào, tiếng sập cửa, lẫn tiếng kêu lè nhè của cậu Mikhain say rượu làm tôi tỉnh dậy. Những lời nói kỳ lạ vẳng đến tai tôi:

-Phải mở cửa Thánh ra...

-Cho nó uống dầu thắp đèn hòa với rượu rum và bồ hóng: nửa cốc dầu, nửa cốc rượu rum và một thìa bồ hóng... Cậu Mikhain cứ khẩn khoản yêu cầu lải nhải:

-Cho tôi vào xem... Cậu ngồi xuống sàn, hai chân dạng ra và khạc nhổ xuống trước mặt, bàn tay vỗ vỗ trên sàn nhà. Trên lò sưởi nóng không thể chịu được. Tôi bò xuống, nhưng vừa tới ngang tầm cậu thì cậu túm lấy chân tôi giật mạnh. Tôi ngã đập gáy xuống đất.

- Đồ ngốc,

-tôi bảo cậu. Cậu nhổm ngay dậy, túm lấy tôi, nhấc bổng tôi lên và rú:

-Tao phải quật mày vào lò sưởi cho mày tan xác ra mới được... Khi hoàn hồn, tôi thấy tôi ngồi trên đầu gối ông tôi ở trong góc phòng chính, dưới những bức tượng thánh. Ngước mắt lên trần nhà, ông tôi ru tôi và nói nhỏ:

-Chúng ta không một ai có lý do gì để xin tha lỗi... Trên đầu ông có một ngọn đèn thờ sáng rực. Trên bàn giữa phòng có một ngọn nến. ánh sáng mùa đông mờ mờ đã ló ra qua cửa sổ. Ông tôi cúi xuống chỗ tôi hỏi:

-Cháu đau ở đâu? Tôi đau khắp cả người, đầu tôi ướt đẫm mồ hôi, mình nặng trình trịch, nhưng tôi không muốn nói ra điều đó. Xung quanh, tất cả đều hết sức lạ lùng đối với tôi! Hầu hết các ghế trong phòng đều có những người lạ mặt ngồi: một cha cố mặc áo dài tím, một lão già bé nhỏ, tóc bạc, đeo kính, mặc áo nhà binh, và nhiều người khác nữa. Tất cả đều ngồi không nhúc nhích như những pho tượng gỗ. Họ ngồi đờ ra chờ đợi và lắng nghe tiếng nước chảy róc rách ở đâu gần chỗ chúng tôi. Cậu Iakôp đứng cạnh khung cửa vươn dài người ra, hai tay chắp sau lưng. Ông tôi bảo cậu:

-Này, dẫn thằng bé này đi ngủ... Cậu giơ ngón tay vẫy tôi và khẽ đi rón rén trên đầu ngón chân tới cửa buồng bà tôi. Khi tôi leo lên giường, cậu thì thầm: Theo phong tục mê tín, muốn cho người đẻ khó sinh nở được dễ dàng hơn, cần phải mở cửa nhà thờ dẫn tới bàn thờ; cửa đó gọi là cửa Thánh. Phép cứu chữa mê tín đối với người đẻ khó.

-Mợ Nataláa chết rồi... Tin đó không làm tôi ngạc nhiên, vì từ lâu mợ sống cách biệt, không bao giờ xuống bếp, ngay cả bữa ăn.

-Thế bà ở đâu, hở cậu?

-Ngoài kia,

-cậu khoát tay đáp và lại đi ra rón rén trên đầu ngón chân. Tôi nằm trên giường nhìn khắp xung quanh. Tôi tưởng như trông thấy những khuôn mặt đầy lông lá, trắng bệch, mù lòa đang áp vào kính cửa sổ. Trong góc buồng, trên cái hòm có treo chiếc áo dài của bà tôi,

-cái ấy tôi đã biết rõ,

-nhưng giờ đây tôi có cảm tưởng như có một người nào đó nấp ở đấy và đang rình mò. Tôi chúi đầu vào gối, hé một mắt nhìn ra cửa, tôi muốn nhảy xuống và bỏ chạy ra ngoài. Nóng quá, một mùi nồng nặc tỏa ra khắp gian buồng làm ngột ngạt khiến tôi nhớ tới hôm anh Txưganôc chết, những dòng màu chảy lênh láng trên sàn nhà như những dòng suối. Hình như một cái u nào đó mọc ra trong đầu và trái tim tôi. Tất cả những gì tôi đã nhìn thấy trong cái nhà này đang lướt qua trước mắt tôi như một đoàn xe trên đường phố mùa đông. Tôi cảm thấy như mình bị đè bẹp, bị tiêu tan...

Cánh cửa mở rất từ từ, bà tôi rón rén bước vào buồng rồi dùng vai khẽ khép cửa lại.

Tựa lưng vào cửa, giơ tay về phía ngọn lửa xanh của cây đèn thờ không bao giờ tắt, bà tôi than vãn khe khẽ như giọng một đứa trẻ:

-Khốn khổ cho hai bàn tay tôi, đau quá...