Tên Kia! Mi Đi Chết Đi!

Chương 31: Kiểm tra một tiết



Khánh hotboy sau trận đấu thảm hại với Tiểu Nhi thì tự dưng dởchứng tốt với cả hai nàng lắm. Cụ thể là sau khi được nghe thằng bạn chí cốt kể cho bệnh dị ứng với nhạc giai đoạn nghiêm trọng của Anh Vân thìcười hô hố rất chi là vô duyên nói với Anh Vân:

-A haha! Vân cô nương dị ứng với nhạc đấy hả? Thế cô có muốn hết bệnh nhanh chóngkhông? Nếu muốn tôi sẽ giúp cô! Chỉ cần cô…

Bốp!!!

Khánh còn chưa nói hết câu đã bị Anh Vân tiên sinh phang thẳng vàocái đầu “ngu” không chút thương tiếc, đã vậy còn chêm thêm một câu:

-Đồ điên!

Khánh nhăn nhó mặt mũi, đàn cười hì hì quay sang nhìn Tiểu Nhi, nói giọng mềm chạy cả nước (mắt):

-Thế Gia Cát Nhi có cần tôi giúp gì không? Cụ thể là oánh chết cái thằng Quân “giẻ rách” hay đối đầu với cô ấy! Chỉ cần cô…

Bốp!!!

Coong!!!

Lịch sử vẫn lặp lại. Nhưng khác ở chỗ lần này Khánh vừa phải nhậnhai phát “bốp” và “coong” vào đầu từ hai người kia, còn phải nghe hailời khen rất chi là vô nhân đạo:

-Chết mày đi!- Quân vừa nói vừa xoa xoa cổ tay.

-Thằng khùng! Làm như ta ngu bằng mi không bằng!- Tiểu Nhi liếc xéo.

Khánh thừa nhận hôm nay anh chàng đen lắm! Mới sáng sớm đã phải đối đầu với con cháu ngài Gia Cát vĩ đại, chẳng những thua thảm hại, nhụcnhã vô cùng lại còn bị mất 500 k màu xanh còn đẹp hơn cả tiên nữ ý! Bâygiờ thì cái đầu đẹp và quý giá này còn bị lãnh nhưng ba cú hết “bốp” lại “coong” nữa, tiếp theo là ba câu chửi! Thật quá đáng!

-Sao đánh tui hoài vậy? Các người không biết thế nào là “thương hoa tiếc ngọc” sao?- Khánh ôm đầu nhăn nhó.

-“Thương hoa tiếc ngọc” là cái gì?- Cả ba người kia cùng đồng thanh.

-Là các người phả biết thương tôi chứ! Tôi chính là “hoa” với“ngọc” đấy! Vì vậy các người đánh tôi là không “thương hoa tiếc ngọc”!-Khánh nhăn mặt giải thích.

-THẰNG HÂM!!!- Ba người kia tiếptục tặng Khánh một câu rất hay và ngắn gọn, cũng mang một ý nghĩa vôcùng lớn lao làm Khánh trợn mắt há hốc miệng.

Nhưng ba người kia thì ai cũng đã về chỗ ngồi của người ấy…

-Bà già "đồng bằng" dạy văn giá lâm!!!- Lớp trưởng đứng dậy hô tokhi thấy cái bà cô “trước sau như một”, “trên dưới phẳng lì” đang từhành lang bước vào.

Cả lớp cười khúc khích! Thật ra ngày nào có tiết văn lớp trưởng cũng nhân lúc bà cô kia còn ở hành lang thì hôcả lớp đứng dậy bằng câu nói rất chi là văn vẻ kia. Có thế thì bà cô dùcó “ngu” đến thế nào thì với cái tai gần như đã bị … lấp hết cả lỗ taicũng sẽ chẳng biết cái gì.

Vì nghỉ học cả tuần trời nên hômnay cũng là tiết học Văn đầu tiên của Tiểu Nhi, đương nhiên nó cũng chưa biết cái dung nhan “mĩ miều” của bà cô già dạy văn nổi tiếng toàn chođề bài siêu biến thái của trường trong truyền thuyết.

Và khi bà cô đeo cặp kính mà Tiểu Nhi cho là “đen xì” bước vào, cả lớp léncười, cả tên Quân và Khánh cũng thế. Tiểu Nhi và cả Anh Vân trợn mắttrợn mũi nhìn bà này, rồi Tiểu Nhi giống như thương bà cô đến “nội tâmdằn vặt” này về ngoại hình của bà ta thì bất giác thốt lên:

-Trời ơi!!! Toàn đồng bằng!

Bà cô kia phù hợp cũng tên là Bằng nghe tiếng của Tiểu Nhi thì quay qua nhìn nó, cất tiếng:

-Em gọi tôi à?

Và Tiểu Nhi vô thức gật đầu…

-Sao? Có việc gì? Em chắc là học sinh mới?

Tiểu Nhi gật đầu lần nữa.

-Có việc gì?- Bà cô Bằng hỏi lại.

Thì ra bà này tên là Bằng! Tiểu Nhi đưa tay che cái miệng, lén cười nói:

-Cô à! Sao trước sau gì cô cũng “đồi núi” thì chẳng thấy, chỉ thấy mỗi “đồng bằng” thôi vậy?

Cả lớp cười ầm lên. Quân và Khánh thì cố không để tiếng cười phátra (học sinh ngoan đấy) trong khi mặt bà cô đang được chát phấn đen xì.

Anh Vân khẽ cười e lệ, rồi đứng lên nói:

-Nhi! Mày biến thái chết đi được! Ai lại đi nói cô như thế làm côđau lòng tự kỉ?! Ai cũng biết mày “đồi núi” nhiều rồi, đừng cậy “cao” mà đi chê “thấp”!

Cả lớp cười đến chảy nước mắt, Khánh và Quân thì đã cười sằng sặc, bà cô thì đen đến nỗi không nhìn đâu ra được mắtmũi miệng gì cả.

Tiểu Nhi còn bá đạo nhìn cơ thể mình, rồi bật cười:

-Tao hiểu rồi! Vậy về nhà tao sẽ đổi tên thành “Núi”, giống như cô đây thì tên là “Bằng” !

Cả lớp cười gần nổ bụng, Khánh và Quân cười đến phát “khóc”. Bà cô thì đơ ra như người xỉu với cái mặt đen thui.

-Hôm nay không học nữa! Tôi cho kiểm tra một tiết!- Bà cô Bằng đập bàn, đầu bốc hơi, tai xì khói nói.

Tiết học đầu tiên đã phải kiểm tra một tiết văn. Với Quân và Khánhthì cái môn này quả là “địa ngục”, nhưng với người có tài ăn nói bẩmsinh như Tiểu Nhi và Anh Vân thì lại là chuyện khác…

Mà đề bài lần này rất chi là biến thái, y như lời đồn đại của giang hồ: “Hãy kể lại vụ cãi nhau làm bạn nhớ nhất”.

Quân và Khánh thì qua nửa tiết trời vẫn chưa nghĩ nổi câu gì đểviết cả, trong khi đó hai nàng cao nhân thì cứ viết thoăn thoắt.

-Cô viết về cái gì mà nhanh thế?- Quân vươn cổ nhòm bài của Tiểu Nhi.

Tiểu Nhi lén cười, đẩy bài viết của mình qua cho Quân đọc. Đọc được một đoạn mà anh chàng đã cười gần nổ bụng, phải kìm nén ghê gớm lắm mới không để bà cô phát hiện đấy.

-Hay! Cô giỏi thật!- Quân cười gian.

-Chuyện! Ta không giỏi thì thằng nào dám giỏi hơn ta!- Tiểu Nhi cười.

Bên này Anh Vân với Khánh cũng “hợp tác làm bài” ăn ý lắm! Dù saocũng cùng là chiến hữu, nên giúp đỡ anh em chứ! (có bồ nào hay giúp đỡlẫn nhau hợp tác làm bài như vậy không? Có ta đấy!^^)

Hếtgiờ, bà cô Bằng chấm bài luôn. Ngoài những bài của người khác thì làm bà cười đến chảy nước (mũi), còn lại duy nhất bốn bài làm bà KHÔNG THỂCƯỜI NỔI.

Bài đầu tiên của một học sinh tên Anh Vân tiênsinh có câu: “Hôm nay, lớp tôi có vụ cãi nhau mà mắc cười đến nổ bụng.Cụ thể một trong ba đương sự có tôi! Các bạn biết không? Cái người cãinhau có tên Bằng, chắc bà ta họ Đồng đấy! Lý do tên bà ta như vậy tôixin nói:…”

Bài viết thứ hai của anh chàng mang tên Khánhhotboy. Nói chung, bài này quả thật y chang bài trước của Anh Vân tiênsinh, chỉ là trong câu đầu, sau chữ “nổ bụng” có thêm một câu: “bà giàtrong vụ cãi nhau đã đen mặt mà chết”!

Bài văn thứ ba củangười nào đó tên là Quân giang hồ, nổi bật nhất với câu đầu tiên trongđoạn mở bài: “Một bà cô đã bị vụ cãi nhau ngày… tháng… năm… làm chokhuôn mặt biến sắc, đã “bằng” còn “phẳng” hơn! Tôi rất thương bà ta!”

Và bài văn cuối cùng làm bà cô thực sự đen hơn cột nhà cháy với cái tên: Gia Cát đại cao nhân Tiểu Nhi với nội dung như sau:

“Trong giang hồ lớp tôi có truyền nhau một câu thơ bất hủ từ đời này qua đời khác:

“Cuộc đời thật lắm thương đau

Bà cô tôi lại “trước sau phẳng lì”

Tại sao lại truyền nhau câu thơ ấy? Đó là bởi vì nguyên nhân nóđược ra đời (bởi tôi), là từ vụ cãi nhau nổi tiếng giữa hai “đồi núi” và một “đồng bằng”! Cụ thể là: Sáng nay, một vụ cãi nhau vô cùng đáng nhớ(ít nhất là với hai “đồi núi và một “đồng bằng) đã xảy ra ngay tại lãnhđịa của lũ Qủy nghịch ngợm, được hai vị đại cao nhân điều hành từ hàngnghìn năm nay!

Đồng bằng tên là Bằng, đồi núi thì lại là hai vị cao nhân đạo hạnh cao siêu, lừng lẫy trong giới giang hồ! Từ khinghe danh đồng bằng có dung nhan mĩ miều làm học trò nhớ mãi, tôi đã “mơ mộng” tưởng tượng người đó như thế nào! Đúng như tôi mong đợi, đồngbằng quả thật “QUÁ BẰNG”!

Đồi núi 1 trêu đồng bằng trước làm “người ta” bị một bàn tay vô hình chát lên mặt cho cả tấn phấn đen xì!Tiếp theo đó, đồi núi hai đứng dậy cười e lệ, rồi nói thêm một câu làmđồng bằng đen đến KHÔNG NHÌN NỔI các bộ phận trên gương mặt già nua xấuxí! Câu chốt cuối cùng là của đồi núi 1 làm đồng bằng bốc khói trên đầu, gần cháy hết mái tóc của đồng bằng đã lốm đốm điểm bạc, đồng thời làmcác nhân chứng trong vụ cãi nhau có nguy cơ nhập viện vì “cười”. Đồi núi 1 quả thực lấy làm tiếc cho số phận của nhưng kẻ bị coi là ĐỒNG BẰNGnhư bà cô Bằng!”

Hôm sau, khi trả bài, cả lớp lại được trận cười gần nổ bụng vì bốn nhà văn siêu đại tài. Tuy bốn nhà văn đều phảisáng sớm ăn trứng ngỗng nhưng thế đã là gì với họ? Ăn trững miễn phí như vậy cũng làm họ vui lắm đấy!

-Ta chính là: Gia Cát đại cao nhân nhà văn siêu tài Tiểu Nhi!