Tặc Miêu

Quyển 1 - Chương 1: Chó húc



Chuyện kể rằng hồi nọ có một ngôi làng tên là Kim Quan, vì sao lại có tên như vậy? Vốn là từ xưa tới nay, quan quach của Hoàng đế gọi là "Tử cung", quan quách của Quý phi thì gọi là "Kim Quan". Tương truyền ngày xửa ngày xưa, có một bà quý phi thưở sinh tiền rất được sủng ái, nhưng vì đắc tội với Thái hậu, phải nhận "tam ban triều điển", tức là bị thắt cổ cho đến chết. Cũng bởi quý phi chết oan, nên đêm đến, hễ chợp mắt, Hoàng thượng và Thái hậu lại mơ thấy bà ta mặc váy đỏ tới đòi mạng. Nhằm an ủi vong linh của bà phi, họ liền cho xây một ngôi mộ ở ngoài cõi xa để mai táng thi hài.

Trước khi mai táng, cỗ Kim quan của bà phi được quàn tạm trong ngôi chùa cổ của cái làng này, nên từ đấy về sau, từ tên làng đến tên chùa cũng bị đổi thành làng Kim quan, chùa Kim quan. Tuy nhiên câu chuyện này thật giả thế nào, đến các bậc cổ lão trong làng cũng không biết rõ. Bà phi nọ ngậm hờn dưới suối vàng cũng đã hàng trăm hàng nghìn năm, phần mộ đã hóa đất bằng, chẳng cỏn ai biết đích xác ngôi mộ cổ giờ ở chỗ nào nữa, chỉ còn lại cái tên làng Kim quan và ngôi miếu cũ hoang tàn chừng như muốn sập xuống bất cứ lúc nào làm chứng cho điều đó. Những ngói nát, gạch vụn dường như vẫn đang âm thầm thuật lại câu chuyện xác thực của những năm tháng xa xưa.

Cho đến những năm cuối đời Thanh, khỏi nghãi Thái Bình Thiên Quốc nổ ra trên quá nửa mảnh giang sơn. Lãnh tụ của Thái Bình Thiên Quốc là Hồng Tú Toàn, người Quảng Đông, cuộc khởi nghãi lại dấy lên ở vùng Quế Tây, Việt Đông, cũng thuộc đất lưỡng quảng, nên thưofi đó người ta gọi là loạn "Việt khấu"

Trăm họ quanh làng Kim Quan phải gánh chịu nỗi khổ chiến loạn kéo dài gần hai mươi năm, quan quân và nghĩa quân công phạt chém giết liên miên. Mỗi lần chiến sự qua đi, thây người lại trải khắp nội, hầu như không ai xử lý. Người dân quanh vùng có muốn cũng không thể mang đi chôn cất vì ngừuoi chết quá nhiều, vô số thân xác máu thịt đành cứ thế phơi ngoài đồng hoang, mặc cho chó tha quạ rỉa.

Chẳng những thế, cả bọn chó làng, lợn nuôi cũng tới ăn thịt người chết. Những con lơn hay ăn xác người trông khác hẳn những con lợn thường, người tinh mắt liếc qua là phân biệt được ngay. Bọn lợn ăn xác ấy béo ú đến phát sợ, da bóng lông mượt, cả đôi mắt nhìn người ta cũng lộ vẻ hung tợn. Tuy lợn béo thật, nhưng những người nào biết nguyên do thì cả đời cũng không dmas xơi thịt lơn nữa, mà đến nhìn người khác ăn vào cũng còn thấy buồn nôn.

Trong làng Kim Quan có một đứa trẻ mồ côi , họ Trương con thứ ba, hai người chị đã chết yểu từ lâu nên hắn tự xưng là Trương Tam. Cũng chẳng hiểu tên thật của hắn là gì, chỉ biết bẩn sinh tóc hắn vừa thưa vừa vàng, tới mười lăm, mười sáu tuổi cũng không tết nổi cái bím, đành phải dùng cỏ bện lại gắn bừa vào thành một cái bím nho nhỏ trông như đuôi chó, phàm là người quen đều gọi hắn là "Trương Tiểu Biện"( Trương bím nhỏ)

Trương Tiểu Biện nghèo xơ xác, không có lấy một túp lều trú thân nên thường quanh quẩn trong ngôi chùa Kim Quan đổ nát. Hắn hẩy đổ tượng đất, trải ít rơm cỏ nên trên bệ tượng để ngủ, ban ngày thường đến các nhà giúp gánh nước và làm việc vặt để kiếm chút rau cháo qua ngày. Hắn từng có lúc theo học vị sư phó của tiệm quan tài, lại cũng từng nhận vị đạo sĩ bói toán làm thầy. Song cái thời loạn lạc này, mấy ông thầy lo thân còn chẳng nối nói gì đến chuyện nuôi thêm đồ đệ, thế là mấy cái nghề đó hắn cũng chẳng học được cho ra ngô ra khoai. Có những đạn khó khăn, mấy ngày trời chẳng có gì ăn, Trương Tiểu Biện đnahf quanh sang bắt gà trộm chó hàng đêm cho qua cơn đói khát. Hắn biết rằng nahf mình trước khi suy vi có ông tổ làm quan to trong Kinh thành, trong tham tâm vẫn thường tự hao lắm, phải đi trộm cáp thế này kể cũng lấy làm nhục. Nhưng trong thời buổi binh đao loạn lạc ấy kiếm được miếng ăn đâu phải chuyện dễ dnag, bụng đói thì khó nói mạnh, bàn gì đến xuất thân này nọ nũa.

Mấy năm rồi thiên tai địch họa liên miên, cái ăn trong làng cũng không còn xung túc như truớc, đến rau cháo qua bữa cũng khá vất vả. Đêm hôm đó, Trương Tiểu Biện đói đến mức trằn trọc mãi không ngủ được. hắn nằm ngang trên bệ tượng thần, chân vắt chữ ngũ, ngửa mặt nhìn ánh trăng xuyên lốm đốm qua mái chùa nát, trong lòng tính cách kiếm gì ăn cho đỡ đói, chứ không thì thực sự không chịu nổi nữa. Vài năm nay. Hắn vẫn quen thói trộm gà bởi trong làng có nhiều nhà nuôi, cách ba bữa lại bắt vài con, trước nay chưa từng trộm trượt bao giời. Chưa từng trộm trượt không phải vì may mắn mà bởi hắn đã tự nghĩ ra một ngón trộm gà hết sức độc đáo.

Quyết ý như vậy, Trương Tiểu Biện liền nhân lúc trăng lu gió lớn, mò vào sân ngoài của mẹ con bà Vương quả pụ trong làng. Nhà này không có đàn ông lại không nuôi chó, cửa nẻo thấp nhỏ., Trương Tiể biện lại thuộc vị trí các ổ gà trog làng như lòng bàn tay, hắn chẳng tốn chút sức nào đã vượt qua bờ tường và phát hiện ngay con gà mái đang thiêm thiếp trong chuồng.

Nhìn đã rõ song Trương Tiểu Biện không bắt ngay mà nhẹ nhàng thò tay vào trong ổ, thi triển tuyệt chiêu độc đáo của mình, gãi nhè nhẹ vào bụng của con gà mái. Phàm mỗi khi có kẻ trộm gà hay chồn khoét ổ, bọn gà chắc chắn sẽ vỗ cánh kêu toáng lên khiến nhà chủ thức dậy. nhưng, Trương Tiểu Biện có cách riêng của gà, chỉ gãi nhẹ mấy lượt, con gà mái trong chuồng chẳng nhữung không vỗ cánh và kêu toáng lên mà còn tỏ vẻ dễ chịu sung sướng, tựa hồ rất thích thú vì được người ta gãi ngứa hộ.

Trương Tiểu Biện mừng thầm, chỉ cần bước đâu tiên này không thất bại, con gà này kể như đã vào tay hắn rồi. Nhìn bộ dạng con gà, hắn thầm cáu tiết: "Ông chẳng chiều chuộng mày xuông đâu, đợi khi về đến miếu hoang vặt lông, mày sẽ chẳng được dễ chịu như này nữa!" Trong lòng vui vẻ, một tay hắn vẫn không ngừng gãi cho con gà, tay kia dỡ mái chuồng gà ra, định bụng ôm con gà lên theon lối phía trên. Nhưng có lẽ vì lâu không trộm, ngón nghề có hơi chệch choạch, cũng có khả năng vì đã mấy bữa đói ăn, tựu trung là tay chân hắn có phần luống cuống, đúng lúc nhấc được con gà khỏi chuồng, chưa kịp ôm cho chắc đã làm rớt xuống đất.

Còn gà mái nửa tỉnh nửa mê, đang lúc sung sướng mơ màng bỗng ngã oạch xuống, lập tức tỉnh cơn mộng đẹp. Đại khái nó cũng hiểu ra đây là kẻ trộm gà, nào chịu buông tha, nó liền lập tức dang cánh vỗ phành phạch, kêu loạn lên, quả nhiênn khiến chủ nhà thức giấc. Chỉ nghe tiếng Vương quả phụ trong cửa sổ chửi vọng ra: "Thằng ranh nào dám vào trộm gà nhà bà! Chắc lại thằng ranh chết bầm Trương Tiểu Biện ở miếu Quan Tài phải không? Bà còn mỗi con gà đẻ trứng mà mày cũng không tha hả... " Chửi chưa dứt lời, đã thấy cửa sổ nhấc lên, một thùng nước tiểu vụt bay ra.

Trưởng Tiểu Biển thấy một vật không rõ hình thù bay ra, vội rụt cổ tránh. Thúng nước tiểu vốn nhắm không chuẩn, va vào tường đánh chát một cái, thứ nước khai thối vãi tóe ra tứ phía. Hắn biết chuyện đã chẳng xong, thầm nhủ, không ngờ tiếng tăm của Tam gia ta lừng lẫy đến thế, đến mụ Vương quả phụ nghe tiếng gà động mà cũng biết Tam gia ở đây, lại còn tương ra một thùng nước tiểu vừa khai vừa thối, rơi vào tay mụ này chắc ốm đòn, tránh voi chẳng xấu mặt nào, giờ mà không chạy mà còn đợi lúc nào nữa!

Nghĩ tới đây, Trương Tiểu Biện không dám chậm chễ, vội tung mình nhảy ra ngoài, bên tai còn tiếng VƯơng quả phụ chửi bới liên thanh trng nhà, dường như đang bảo đứa con gái Tiểu Phượng sang nhà hàng xóm mượn chó đuổi trộm. Trương Tiểu Biện chửi thầm: "Mụ Vương được lắm! Chả trách người ta vẫn bảo, nhà quả phụ lắm điều nhiều tiếng, lời này chẳng sai chút nào. Ông trộm có mỗi một con gà mà nào đã vào tay ông, cớ sao mụ phải đuổi tận giết tuyệt chớ? Đợi Tam gia ta phát quan, ông đền cho mụ một thùng nước tiểu bằng vàng... " Truyện "Tặc Miêu " Truyện "Tặc Miêu "

Miệng nói cứng như vậy nhưng dẫu sao hắn vẫn có tật giật mình. Các nhà láng giềng xung quanh nhà nào cũng nuôi chó, khi ấy đều bị thùng nước tiểu của Vương quả phụ đánh động, thế là bốn phía chó sủa gà kêu, cả làng loạn hết cả lên, người ta còn tưởng là sơn tặc tới cướp làng nữa. Quả này thì vạ to rồi, Trương Tiểu Biện biết phải trốn đi mấy ngày mới xong, nếu không cả làng ai chẳng biết hắn trú ngụ ở miếu Kim Quan, nếu bị chặn bắt ở ngôi miếu nát đó thì chắp cánh cũng không thoát nổi, vậy là hắn liền nhân đêm tối, vội vã bỏ chạy khỏi làng.

Chạy một mảnh tưởng đứt hơi mới dám dừng chân, tiếng người kêu chó sủa trong làng đã bặt hẳn, Trương Tiểu Biện thở phào như cất được gánh nặng trong lòng, vừa thở hổn hển vừa đưa mát nhìn xung quanh để xem mình đã chạy tới chỗ nào. Chỉ thấy trăng lạnh sao mờ, cây khô cỏ dại, trong lùm cỏ rậm gò mộ nhấp nhô, đá bia lởm chởm, hóa ra lúc nãy hoảng quá chẳng chọn đường chạy lạc vào bãi tha ma phía sau làng.

Bãi tha ma này nghe nói phong thủy tốt lắm àm lại là đất vô chủ, ngừoi chết ở làng xa thôn gần đều mang đến đây chôn, vì thế vô số mộ phần chen vai thích cánh, màu đất còn tươi mới là những mộ mới đắp, còn những mộ lâu lắm đầy cỏ dại thì nhiều không đếm xuể. Cách đây không lâu có mấy cánh quân Việt khẩu xuất hiện ở địa bàn này, giao tranh áo liệt với quan binh mấy trận, cũng mới vừa rút đi, bỏ lại chiến trường hàng nghìn xác chết. Xác người không kịp chôn cất, rữa nát bốc mùi gây ra một đợt ôn dịch nhỏ, vì vậy dân cư vùng lân cận chết nhiều hơn trước, bãi tha mà này cũng bởi thế mà có thêm nhiều mộ mới. Những nhà khá giả một chút thì mộ có quan tài, bia đá, còn đám người cùng khổ thì đâu máy mắn như vậy, khi chết có được cỗ áo quan mỏng là may mắn lắm rồi, có khi còn phải lấy manh chiếu gai bó lại rồi vùi xuống huyệt, nắm mồ cũng nhỏ bé đến tội, còn bia đá bỏ được thì bỏ, lấy miếng gỗ, cành cây cắm xuống cũng xong. Những ngôi mộ mới không được đánh dấu như thế sẽ nhanh chóng biến thành những nấm mồ vô chủ.

Đêm đến, những lúc mây đen mù mịt, bãi tha ma lại thấp thoáng những đốm lửa ma chơi, thỉnh thoảng một hai con mèo hoang lao vụt ra từ đám có, thêm vào đó là những âm thanh quái dị chẳng biết là ma kếu hay sói gào vọng ra tít tắp bên trong khiến người nghe dựng cả tóc gáy.

Trương Tiểu Biện vốn là kẻ gan to bằng trời, đằng nào cũng có mỗi cái mạng quèn, lại nghèo khổ mạt vận, ở đâu cũng thế cả, vì thế xưa nay đều chẳng đếm xỉa ma cũng chẳng dợ quỷ thần, giả như không lớn mặt thế, thì làm sao đêm đêm hắn dám một mình ở tròn cái miếng hoang nhập nhoạng kia chứ. Chỉ có điều tự dưng chạy lạc vào bãi tham ma nhưu thế, hắn cũng tháy hơi sợ, vội vã nhìn tứ phía vái như sảy gạo: "Cái vị đại ca, đại tỉ! Tiểu nhân là Trương Tam không dám mạo phạm, chỉ vô tình làm kinh động, xin đừng trách mắng, xin đừng trách mắng... "

Nói xong, hắn định quay người rời đi. Chính lúc đó, đột nhiên nghe thấy bên trong nấm mồ sau lưng nổi lên một tràng:"Thùng! Thùng! Thùng!", tựa như có người nào đang dùng hết sức đập vào cánh cửa gỗ. Nhưng, trong bãi tha ma lổn nhổn này, lấy đâu ra nhà cửa âm thânh ấy nhất định là tiếng đập nắp quan tài rồi.

Đương lúc đêm khuya, bốn bề vắng lặng lạ thường khiến cho tiếng đập nắp quan tài này càng nghe thêm kinh hồn táng đởm. Trương Tiểu Biện thấy cái bím nhỏ sau gáy dựng đứng lên, nhưng hắn không lập tức bỏ chạy ngay. Cuộc đào thoát bở hơi tai vừa rồi cộng thêm cái bụng đói meo khiến hắn không thể nhấc nổi chân lên nữa, chỉ lấy ống tay áo quệt nước mũi, quan sát các nấm mồ xung quanh, lòng thầm nghĩ không biết con mả chết toi nào đang đừa giỡn với Tam gia ta? Tam gia chẳng vừa khấn vái chúng bay rồi còn gì, sao vẫn còn lằng nhằng không tha, định dọa để Tam gia phải rập đầu xin chắc?

Tiếng đập quan tài trong nấm mồ kia càng lúc càng to, Trương Tiểu Biện hồ nghi hay là bọn trộm mộ đang cạy nắm quan tài? Phải lại đó xem thứ gì tác quái mới được. Nếu đúng là phường trộm mộ, Tam gia ta dọa hắn một phen, vừa ăn cướp vừa la làng, phỗng tay trên của nó ít tang vật, thế gọi là cá lớn nuốt cá bé, càng nuốt càng béo.

Hắn đi vài bước ra phía sau ngôi mộ ấy. Đó là một nấm mộ vô chủ còn mới, gò đất bị ai đó đào lên một lỗ lớn, âm thanh quái di "Thùng!", "Thùng!", "Thùng!" kia đang từ phía dưới vọng lên. Hắn vừa bước tới gần đã nghe thấy tiếng gầm gừ rất lớn vọng lên từ cái hố bên cạnh nấm mộ, một cái mặt đầy lông lem luốc màu máu thò ra. Trên trán nó mọc một cái u lớn hình bầu dục, lưỡi thè ra đỏ lòm, ranh nanh bên mép còn dính vết máu, hai mắt lóe lên vẻ hung ác, hằn học nhìn vào Trương Tiểu Biện.

Trương Tiểu Biện thầm kêu khổ, sao hắn không nghĩ đến cái của nợ này cơ chứ! Bây giờ hiểu ra thì cũng muộn rồi, chỉ còn cách lẩn vào bụi rậm mà thoát thôi.

Thì ra chó hoang xưa kia và ngày nay không giống nhau, sau Giải phóng, xã hội ổn định rồi thì một số loài chó hoang đã dần tuyệt tích. Còn giữa thời loạn lạc, mạng người như cỏ rác, bởi người chết quá nhiều nên chuyện thi thể phơi giữa đồng ở đâu cũng có, thế nên những động vật ăn xác chết cũng rất nhiều. Ở vùng nông thôn hoang dã có loại chó hoang chuyên ăn xác chết, đánh hơi thấy mùi người chết là bới lỗ trên mộ, đào xuống đến quan tìa thì dùng đầu húc vỡ áo quan để lôi người chết ra mà ăn ruột gan. Loại chó hoang này vóc dáng cao lớn, tính tình hung tàn, ăn nhiều phủ ngũ tang của người chết đâm ra không muốn ăn bất cứ thứ gì khác, có những lúc gặp người sống đi đơn độc, chúng cũng bổ nhào đến cắn chết ăn thịt. Những con chó hoang có bướu máu là do ăn nhiều người chết, tử khí ám nặng nề trên cơ thể, răng có độc của xác chết, bị nó cắn thì coi như rồi đời. Đặc trưng của nó là trên trán có một cái bướu đỏ màu máu, cứng hơn cả búa sắt. Quan tài của người nghèo vừa mỏng vừa rẻ, cùng lắm dày không quá " ba phân gỗ bách", ván quan tài bị loài chó này húc đầu vào vài lượt là vỡ. Những quan tài đơn sơ như thế còn có tên là quan tài "chó húc", ý nghĩ hết sức dễ hiểu. Tang gia mua một quan tài "chó húc" về tẩm liệm mai táng người chết là đã tận tâm lắm rồi, sau đó thì cái vị trong quan kia cứ ở đấy mà đợi chó hoang đến xơi vậy. Song thời đó đến quan tài "chó húc" ba phân gỗ này cũng không đủ mà bán. Truyện "Tặc Miêu "

Đúng là: "Người không có lòng hại chó; Chó lại có ý giết người." Muốn biết diễn biến thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ.