Sống Chung Với Mẹ Chồng

Chương 18: Âm u



Trời càng ngày càng lạnh, đã vào đông, trận tuyết đầu tiên cũng đã rơi. Sauđó, cứ đôi ba ngày Hứa Bân lại về nhà ở một hôm, kiếm đủ mọi lý do, lúcthì là bố đi công tác, có lúc thì về nhà tắm, có lúc thì là về nhà ăncơm tối muộn quá. Hy Lôi hoàn toàn trở thành một người ngoài, như mộtlinh hồn cô đơn bị bỏ mặc trên hoang đảo, một mình đi làm, ăn cơm, vềnhà, ngủ, sự giao tiếp duy nhất với Hứa Bân là những cuộc làm tình khithi thoảng anh về nhà ngủ. Cô cố nhẫn nhịn nỗi bất mãn trong lòng mình,giống như một phi tử sống trong lãnh cung chờ đợi sự sủng ái của anh,ngày nào cũng mong anh về nhà, ngay cả hơi sức và dũng khí để cãi nhaucũng không có. Anh đã ngày càng xa cô rồi. Cô chưa bao giờ nghĩ rằng cómối quan hệ vợ chồng nào lại nực cười và gượng gạo như của cô. Một hôm,cô còn biến thái khi nghĩ rằng, mẹ chồng giống như bà cả đầy quyền uy và thế lực trong một gia đình thời cổ đại, còn cô chỉ giống như người vợbé thấp hèn.

Còn Tiểu Lộc vẫn chìm đắm trong hạnh phúc của “mùa xuân thứ hai”, ngàynào cũng mặt tươi phơi phới, sự ấm áp mà chồng cô không thể nào đem lạicho cô thì người tình đã lấp đầy, trông cô hạnh phúc rạng ngời đến mứcHy Lôi hơi nghi ngờ, liệu mình có nên đổi một cách sống khác, tìm mộtngười tình để giải sầu, rồi cô bị chính những suy nghĩ tội ác của mìnhlàm cho giật mình, cuối cùng cô cũng hiểu điều mà Tiểu Lộc nói: “Đàn ông vượt rào là bị sức hấp dẫn bên ngoài cám dỗ, đàn bà vượt rào là bị cảmxúc bên trong đẩy ra”.

Gần sang cuối năm, vị phó chủ biên to béo thực sự bị điều đi, vị trícòn trống đó trở thành mục tiêu mà mọi người đều hướng đến, ai cũng âmthầm nỗ lực, ngày nào cũng vùi đầu vào viết bản thảo, chờ đợi cơ hộithăng chức giáng xuống đầu mình. Hy Lôi “dọn dẹp” sạch sẽ tâm trạng tốităm do cuộc hôn nhân của mình mang lại, dồn hầu hết sức lực vào côngviệc. Còn Tiểu Lộc lại bận rộn vì tình yêu tới mức chẳng còn thời giancho công việc. Nhà mới đã hoàn thiện, bởi vì năm đầu tiên không có lòsưởi nên không ai vào ở, từng một lòng một dạ nghĩ về căn nhà mới, naykhi nó thực sự mở cánh cửa ra đón chào thì lại mất đi niềm hân hoan,hứng khởi ban đầu, chỉ vì người đó trong hôn nhân đã khiến cô đánh mấtnhiệt tình được cùng nhau má ấp môi kề. Khi mà mọi người đang âm thầm nỗ lực vì vị trí phó chủ biên thì Tiểu Lộc lại tỏ ra bất cần, cô xin nghỉmột tuần để đi du lịch. Trong lòng Hy Lôi biết rõ, không cần hỏi, chắcchắn là đi cùng gã đàn ông họ Đới đó rồi.

Những ngày tháng đen tối cũng có những điểm sáng nhất định. Tháng 12,Mai Lạc sinh một cô con gái xinh đẹp, bà mẹ chồng đương nhiên là nổigiận đùng đùng, bởi vì là con gái nên chắc chắn không tránh khỏi mộttrận chửi bới Mai Lạc, rồi không cho đứa bé được mang họ cha. Hy Lôi tới bệnh viện thăm Mai Lạc, thấy hai người đang cãi nhau.

- Nghĩa là sao? Đứa bé này sao không được mang họ của Tùng Phi? Chẳng nhẽ nó không phải là con của anh ấy?

- Nó có phải con trai đâu, theo họ ai mà chẳng thế? Chẳng phải suốtngày chị nói nam nữ bình đẳng sao, mang họ mẹ thì làm sao? - Giọng nóicủa bà mẹ chồng.

- Được thôi, nhưng đấy là mẹ nói đấy nhé, con cũng đang ghét vì họ Tùng khó nghe quá, tưởng là họ của các người cao quý lắm ấy, con gái con sẽtheo họ của con.

Hy Lôi bước vào, lúc này mẹ chồng và con dâu mới yên tĩnh lại.

Đứa bé đang nằm cạnh Mai Lạc, ngủ ngoan lành, không đen đủi, xấu xí như những đứa trẻ khác, nó vừa sinh ra đã trắng nõn nà, giống như một bônghoa mai trắng muốt, Hy Lôi nhẹ nhàng lại gần, vui vẻ kêu lên:

- Đáng yêu quá! Xinh quá đi thôi!

- Nhìn xem giống ai?

Hy Lôi nhìn kỹ, lông mày và mắt rất giống Mai Lạc, nhưng cái vẻ yên tĩnh này thì lại giống Tùng Phi, Hy Lôi nói:

- Tớ thấy giống Tùng Phi nhiều.

Bà lão lập tức chen lời:

- Giống cái gì mà giống? Mắt bé mày bé, đâu được như con trai tôi mắt to mày rậm.

Hy Lôi cười nhạt, Mai Lạc không đếm xỉa gì đến bà, hỏi:

- Đại biên tập, cậu là người có văn hóa, đặt tên cho con gái nuôi của cậu đi.

Vừa nãy ngoài cửa, Hy Lôi đã đã nghe thấy những lời cãi vã của bà mẹchồng với Mai Lạc về việc cho đứa bé mang họ của ai, giờ nghĩ lại, theohọ của Mai Lạc thấy tao nhã hơn nhiều:

- Con gái tớ trắng trẻo thế này, nếu theo họ cậu thì gọi là Mai Đóa, vừa hay vừa dễ nhớ.

- Hay lắm, đúng là cậu có khác, tên hay quá, đặt tên này nhé!

Bà lão không nhịn được lại chen lời:

- Hay lắm, hay lắm, tôi nói rồi mà, theo họ chị, thấy chưa, tên cũng dễ đặt, con gái mà, đặt tên nào mà chẳng được, không cần quan trọng quá.

Hy Lôi và Mai Lạc đều bất lực cười. Không thấy bóng dáng Tùng Phi đâu, Hy Lôi khẽ hỏi:

- Tùng Phi đâu? Có con gái rượu mà còn đi làm à?

- Mấy hôm nay đài truyền hình bận lắm, không dễ xin nghỉ, hơn nữa... - Mai Lạc chép miệng, nhìn mẹ chồng một cái.

Mẹ chồng thấy thế, lập tức tiếp lời:

- Tùng Phi bận thế, đến cũng chẳng giúp được gì, bắt nó tới làm gì, xin nghỉ lại bị trừ tiền nữa. Tôi ở đây là được rồi.

Thấy một sản phụ ở giường bên cạnh có chồng và mẹ đẻ, mẹ chồng chămsóc, hỏi han quan tâm, bưng trà rót nước, Hy Lôi nhận thấy sự thất vọngtrong mắt Mai Lạc, vừa mới sinh xong vẫn còn yếu, lúc này Mai Lạc cầnbiết bao những lời an ủi ấm áp của chồng! Sự an ủi đó một bà mẹ chồnglàm sao có thể đem lại được!

Hy Lôi thở dài, hỏi:

- Ăn cơm chưa? Muốn ăn gì tớ đi mua cho?

- Tớ muốn ăn chân giò ở trước cửa nhà tớ, lâu lắm rồi không ăn, cậu mua cho tớ nhé!

- Ôi trời, chị đang ở cữ đấy, không thể ăn tùy tiện được, thứ đó giờkhông thể ăn được. Muốn ăn gì tôi về nhà làm cho chị. - Mẹ chồng nói.

Nghe mẹ chồng nói vậy, Hy Lôi bất giác lại có cảm tình với bà lão,người già mà, dù sao thì cũng hiền lành, vẫn rất quan tâm tới sức khỏecủa con dâu, nếu không thì sẽ không nói những câu như thế.

- Bác gái nói đúng đấy, ở cữ không thể ăn tùy tiện được, để qua thời gian nữa tớ mời cậu ăn tiệc.

Ánh mắt Mai Lạc nhìn về hướng bát mì vẫn chưa ăn xong ở đầu giường, thở dài:

- Trời ơi, một tháng trời phải ăn cái thứ nhạt nhẽo vô vị đến muối cũng hầu như không có thì làm sao mà nuốt được?

Bà lão không biết là vì trong lòng còn giận hay vì muốn đùa nên nói:

- Được rồi, không nghe người ta nói sao? Sinh con trai, ăn gì có nấy, sinh con gái, có gì ăn nấy.

Đúng lúc này thì đứa bé tỉnh lại, miệng nó chóp chép vài cái rồi khóc.Không biết là vì đói hay vì tè ướt tã. Mai Lạc quay người, vội vàng thay tã lót cho con, có lẽ vì tay lạnh nên tiếng khóc của đứa trẻ càng lớnhơn. Mẹ chồng vội vàng lại gần chê trách:

- Như thế không được, bọn thanh niên bây giờ sao mà ngốc thế! Để đấy tôi làm!

Mai Lạc rụt tay về, nhìn mẹ chồng thành thạo thay tã mới cho đứa bé.Trong lòng thầm thở dài, đứa trẻ này ra đời mới thực sự mang cho mìnhmột cuộc đời mới!

2.

Cuối tuần vẫn phải cùng Hứa Bân về nhà anh một lần theo thông lệ. Mẹchồng đã không còn vẻ thất vọng, buồn bã như lúc đầu nữa rồi, lúc nàytrên mặt bà là nụ cười của kẻ chiến thắng. Đối xử với Hy Lôi, bà rấthiền hòa, lúc ăn cơm còn khuyên nhủ cô:

- Hy Lôi này, trời lạnh rồi, về nhà đi, một mình ở bên ngoài không an toàn.

Sao giờ lại thành một mình ở bên ngoài rồi? Hy Lôi hướng ánh mắt sangHứa Bân, anh cố tình vùi đầu vào ăn cơm, không ừ hử gì. Hy Lôi cũngkhông trả lời mẹ chồng.

Mẹ chồng tưởng là Hy Lôi đã động lòng, lại nói tiếp:

- Cả nhà bốn người đang sống hòa bình với nhau, cũng chẳng có việc gìlớn, con với Hứa Bân sinh một đứa con, cho dù là con gái hay con trai mẹ đều chăm cho, hai đứa chăm chỉ một chút là được! Anh nói đúng không?

Bố chồng tiếp lời:

- Đúng đấy, nghe nói cô bạn thân của con sinh con rồi, các con cũng sớm sinh một đứa, về nhà mẹ con cũng chẳng nói gì nữa!

Nghe mãi, Hy Lôi biết rõ là họ muốn cô về nhà ở, nhưng cũng phải cóđiều kiện đi kèm. Hy Lôi nghĩ, trả lời thế nào mới không đối đầu với họ, lại có thể né tránh được vấn đề này:

- Không sao ạ, ở ngoài cũng tốt lắm.

- Tốt cái gì? Nghe Hứa Bân nói mấy hôm trước còn bị trộm vào, gần đâylại thường xuyên mất điện mất nước, các con sống sướng quen rồi, chịusao được cái khổ đó, Hứa Bân cả ngày về đây ca thán đấy!

- Anh ấy ca thán cái gì? Dù sao cũng có coi nơi đấy là nhà đâu, thi thoảng mới về một vài lần.

- Ở đó lạnh lẽo, ai mà coi là nhà được! - Hứa Bân ngẩng đầu lên, không nhịn được buột miệng nói.

Hy Lôi nãy giờ vẫn bực mình Hứa Bân, cũng lập tức phản bác:

- Anh không coi đó là nhà thì tự anh dọn về ở là được rồi, em nói gì anh không?

Thấy hai vợ chồng lại chuẩn bị cãi nhau, mẹ chồng vội khuyên:

- Được rồi, được rồi, nói mãi rồi lại cãi nhau. Nó ở nhà, con ở ngoàithì còn ra gì, đồn ra ngoài người ta nghĩ sao, hôm qua bà Vương trongkhu còn hỏi, con dâu con trai nhà chị có phải cãi nhau không, sao cứthấy sống riêng. Nghe xem, chẳng hay ho gì! Cứ như thế mãi không hayđâu!

Hy Lôi nghĩ bụng, tình cảm vốn đã vỡ vụn rồi, mọi thứ đều đã thay đổirồi. Hàng loạt lý do mà mẹ chồng đưa ra trông đều có vẻ hợp tình hợp lý, Hy Lôi không biết trả lời thế nào, nhưng đã chuyển ra ngoài, giờ lạichuyển về thì cái cảm giác khó thở như bị một hòn đá đè nặng vào timthật không thể tưởng tượng được. Cô trả lời khe khẽ:

- Thế thì có cách nào khác?

Bố chồng đang định nói gì đó thì điện thoại của ông đổ chuông, ông raphòng khách nghe điện thoại. Lần nào ông nghe điện thoại giọng nói cũngrất là to:

- Ồ, muốn thuê nhà à, đúng, nhà tôi ở tiểu khu x x x, hai phòng ngủ,một phòng khách, 93m2, đã hoàn thiện bên trong, ừm, anh muốn thuê à, bây giờ chuyển đồ dùng gia đình nhà anh sang là có thể ở được. Hả, tiềnthuê nhà à, nhà tôi là nhà mới, khu vực đó cũng đẹp, tôi cũng không đòinhiều, khoảng 1200 tệ thôi, nếu anh thấy được thì tới xem nhà rồi bànlại sau. Được, được!

Trong lòng Hy Lôi vẫn còn nghi ngờ, từ lúc nào bố chồng đã trở thành môi giới nhà đất rồi thì mẹ chồng nói:

- Căn nhà mà nhà mình mua đã hoàn thiện xong rồi, bố mẹ định cho ngườita thuê! Không ngờ tiền thuê cũng khá tốt, nghe nói nhà chú Lý cho thuêrồi, 1500 tệ cơ! Bố con ngốc quá, đòi có 1200.

Hứa Bân đã ăn cơm xong, nghe mẹ nói thế cũng không có vẻ gì là không vui, chỉ nói:

- Phiên phiến thôi, bên đó có lẽ đa phần là cái giá đó.

- Cũng đúng! Con trai này, nghe mẹ nói, sau này có tiền muốn đầu tư thì mua nhà là ngon nhất, ngồi ở nhà làm chủ nhà, chẳng có nguy hiểm gì.

Lúc này Hy Lôi mới hiểu, thì ra căn nhà nhỏ mà họ mua đã hoàn thiệnxong và bàn giao nhà, giờ đang cho người ta thuê! Thì ra họ chỉ mua nhàđể đầu tư, còn mình thì ngây thơ tưởng rằng căn nhà đó mua để cho cô vàHứa Bân ở. Trong lòng cô thấy thật lạnh lẽo, không nhìn thấy tia sángnào trên con đường phía trước.

Ăn cơm xong, Hứa Bân cùng Hy Lôi về bên kia. Hai người vừa ra khỏi tiểu khu đã bắt đầu cãi nhau.

Bao nhiêu nỗi ấm ức nhiều ngày nay dồn lên, Hy Lôi hoàn toàn đánh mấtphong thái thường ngày, xù lông lên như một con sư tử cái nổi điên:

- Đồ lừa đảo, cả nhà đều là đồ lừa đảo! Còn biết hai vợ chồng sống xanhau lâu tình cảm sẽ không tốt, sao một mình anh ở nhà mà họ lại vui như thế, thế là ý gì? Mua nhà mới vì sao thà cho thuê chứ không cho chúngta ở! Lại còn làm ra vẻ nhân từ khuyên nhủ tôi, ở ngoài lạnh, ở ngoàikhông thuận tiện, về nhà ở! Tôi về nhà ở có phải anh không biết tìnhhình sẽ như thế nào đâu, lại lặp lại sai lầm của trước kia, đi vào vếtxe đổ, cứ phải bắt mọi người trở mặt thành thù thì mới chịu sao? Anh lại còn giả bộ điếc nữa chứ.

- Thế chẳng phải giờ anh về bên đó với em rồi sao? Hét cái gì? Đi thôi.

- Anh còn về với tôi làm gì? Đừng tưởng là tôi không biết, chẳng qua là mấy hôm anh đói, nghĩ tới việc đó, nếu không thì anh vẫn còn ở tronglòng mẹ anh, ở ngôi nhà ấm áp của anh xem tivi, cả nhà vui vẻ, hòathuận!

- Anh muốn thế thì sao? Chẳng phải em là vợ anh sao?

- Tôi còn tưởng mẹ anh có thể thay thế được vợ chứ!

“Bốp!” Một cái tát giáng xuống má Hy Lôi, Hứa Bân kích động hét lớn:

- Cô nói gì hả? Nói lại lần nữa xem!

Hy Lôi xoa xoa cái má đã hơi tê, nhìn vào người đàn ông xa lạ trước mắt, nước mắt trào ra:

- Tôi nói, anh là thằng khốn nạn, súc sinh!

Rồi cô quay người đón một chiếc taxi. Hứa Bân cũng phẫn nộ bỏ đi vềhướng nhà mình. Nước mắt lăn ra, những ánh đèn neon của thành phố hắtlên cửa xe, chiếu lên người cô những tia sáng phồn hoa và mê hoặc. Tàixế hỏi:

- Đi đâu?

Đi đâu? Hy Lôi cũng thầm hỏi mình trong lòng như thế.

3.

Con phố nổi tiếng nhiều quán bar của thành phố A. Một quán bar tên là“Thời gian” nằm ở góc đường, hồi học đại học, cô từng cùng Châu Cườngtới đây, khi yêu nhau, cô cũng cùng Hứa Bân tới đây. Hy Lôi thích cáitên “Thời gian” của quán này, có cái gì đó như hồi ức. Nơi này khônglớn, có ca sĩ đang đứng trên sân khấu hát bài “Anh của quá khứ”. Đây lànơi rất nhiều nhân viên văn phòng và các ông chủ nhỏ thích lui tới.

Hy Lôi tìm một góc gần cửa sổ và ngồi xuống, gọi rượu. “Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sâu”.

Căn phòng với ánh đèn mập mờ, nhanh chóng có một người đàn ông lạ ghévào. Ngoại hình có vẻ sạch sẽ, cách nói chuyện hài hước, gương mặt đólúc biến thành Châu Cường, lúc lại hóa thành Hứa Bân, Hy Lôi ra sức dụimắt, không phân biệt nổi thật giả. Nụ cười ấm áp trong một quán bar, một lúc lâu sau, men rượu bốc lên làm hồng đôi má, cô ngà ngà say.

Không biết cô đi ra khỏi quán bar từ lúc nào, chỉ nhớ bên tai vang lên tiếng hỏi của người đàn ông:

- Có thể lưu lại số điện thoại không?

Mượn men rượu, Hy Lôi mỉm cười khiêu khích, giọng nói vẫn có chút gì đó thê lương:

- Lưu số điện thoại? Nghe nói, những người đàn ông tới quan bar đều làđể tìm sự kích thích, còn đàn bà tới quán bar là vì đã từng chịu kíchthích, lưu số điện thoại, chắc không cần đâu.

Buổi sáng tỉnh lại, đầu cô đau như muốn nổ tung, mở mắt nhìn ra, thì ra là trên một chiếc giường của khách sạn. Hy Lôi giật nảy mình, vội vànggạt chăn sang bên, cũng may, quần áo chỉnh tề, trên người không có vẻ gì bất thường, rồi cô nhìn ra xung quanh, không có dấu vết của đàn ông.Đầu giường có một mảnh giấy nhớ, nét chữ rõ ràng: Tối qua cô uống say,không biết cô ở đâu nên đưa cô đến đây. Tôi còn có việc nên đi trước.Nếu cần giúp đỡ thì liên hệ với tôi! Còn nữa, nếu lần sau đến đó thì nên gọi bạn bè đi cùng.

Bên cạnh còn có một tấm danh thiếp, họ tên là Liêu Phàm, phía trước làmột cái chức danh đủ để “hù” người ta. Hy Lôi vào nhà vệ sinh, rửa quamặt, vỗ lên đầu mấy cái, nhớ lại những hành vi hoang đường của mình đêmqua, một người đàn bà vào bar một mình, lại còn uống say, để lộ mọi sựyếu đuối và thất vọng của mình, giống như đang muốn tuyên bố với cảthiên hạ rằng mình đang bị thương. Còn người đàn ông tới quán bar để săn tìm sắc đẹp thì đương nhiên cũng không cần phải liên hệ nữa. Hy Lôi vònát tờ giấy và tấm danh thiếp, ném vào thùng rác, sau đó chải lại đầutóc rồi đi ra khách sạn.

Đi ra khỏi khách sạn, Hy Lôi ghé quán uống một cốc sữa đậu nành, ăn một suất quẩy, thầm nói với bản thân, cho dù thất vọng đến đâu, cho dù đánh mất người yêu và hôn nhân thì vẫn phải giữ an toàn cho bản thân, vẫnphải tiếp tục một cuộc đời huy hoàng! Không cần phải tỏ ra hoảng loạn,không cần phải tỏ ra bất cần, cũng đừng đánh mất bản thân, hãy nắm giữvận mệnh của mình trong tay, đừng để tâm trạng gì làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình!

4.

Đã mấy ngày trôi qua, Hứa Bân vẫn bặt vô âm tín, không còn như trướckia, cứ cãi nhau là vội vàng tới xin lỗi. Thời tiết buổi đầu đông âm u,lạnh lẽo, những đám mây nặng nề sà thấp xuống đỉnh đầu khiến cả thànhphố bị bao trùm trong một màn sương mù dày đặc khiến trái tim Hy Lôicũng lạnh lẽo theo, tan làm đi một mình trên đường, đứng chỗ ngã tư, như thể đang đứng trước ngã tư của đời mình. Đèn đỏ rất lâu. Bên cạnh cómột người phụ nữ khoảng hơn 30 tuổi đang đạp xe, phía sau đèo một cô gái nhỏ, có lẽ là vừa đón con tan học. Cô bé đó mặt mày thanh tú, khoảng 7, 8 tuổi, líu lo hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, vì sao lại có đèn đỏ, vì sao đèn đỏ lại lâu thế?

Người mẹ trẻ kiên nhẫn trả lời:

- Có đèn đỏ là vì xe và người đi đường đều mệt rồi, thế nên để chúng ta nghỉ ngơi một lát, để người lớn có thời gian nghĩ công việc của mìnhhôm nay hoàn thành đến đâu rồi, để các bạn nhỏ nghĩ lại, hôm nay mình đã hiểu bài hay chưa?

- À! - Cô bé như hiểu như không, rồi gật gật đầu.

Một câu nói mà khiến cô sực tỉnh. Lời của người phụ nữ đó khiến Hy Lôinghĩ lại cuộc hôn nhân đang báo động đỏ của mình, cũng giống như việcđứng ở ngã tư đường chờ đèn đỏ quá lâu, vì sao không thể coi đó như mộtsự nghỉ ngơi vui vẻ, coi như đó là một cơ hội để chau chuốt lại tìnhcảm, coi như đó là một lần để tâm hồn lắng xuống.

Lời của người phụ nữ khiến tâm trạng Hy Lôi tươi sáng hơn rất nhiều.Đúng thế, vì sao cô cứ phải cau mày thở dài cả ngày như thế? Chi bằng cứ thản nhiên đối mặt, suy nghĩ thật kỹ về cuộc hôn nhân của mình, rốtcuộc là nó có vấn đề gì?

Ở siêu thị trước cổng tiểu khu, Hy Lôi ghé vào mua ít sữa, chuối, trứng gà, rau cho mình, rồi quay về căn nhà lạnh lẽo, bật đèn lên, bật lòsưởi điện, sau đó lại mở máy phát nhạc, nghe một bài hát mà cô thích, cả căn phòng bỗng chốc ấm áp hẳn lên. Vẫn như thường ngày, cô tự nấu bữatối cho mình, một bữa ăn ngon lành và nóng hổi khiến cả người cô cũng ấm lên.

Lúc chiều tối, bên ngoài rơi mấy bông tuyết nhỏ, cả thành phố lại chìmvào vẻ yên tĩnh như muốn ru người ta vào giấc ngủ. Vang lên tiếng láchcách của chìa khóa, Hứa Bân quay về rồi.

Hy Lôi đang đọc sách, thấy anh về, chẳng buồn ngẩng đầu lên, thái độrất lạnh lùng. Hứa Bân vào phòng, nhìn xung quanh, có vẻ như chế nhạo:

- Ha ha, một mình cũng tốt lắm mà! Có ăn có uống, ô, còn có sữa, hoaquả, còn nghe nhạc, uống trà sữa, xem ra cũng chẳng khác gì là không cóanh.

- Đương nhiên rồi, trên đời này ai rời xa ai cũng có thể sống được!Không có anh, ngày mai mặt trời vẫn mọc, anh không có em, chẳng phảicũng sống tốt đó sao?

Hứa Bân đi lại gần giường, nắm tay Hứa Bân, nhưng bị cô đẩy khẽ ra, mặc dù rất nhẹ nhưng lại có vẻ kiên quyết khiến anh không thể tới gần. HứaBân biết, lần này Hy Lôi vẫn chưa nguôi giận.

Đưa tay ra lần nữa lại bị Hy Lôi gạt ra.

- Đừng như thế được không, cả ngày bọn mình cứ thế thì sống chung làm sao được nữa.

Hy Lôi ngẩng đầu lên, lạnh lùng bất ngờ:

- Hứa Bân, anh đừng nói nữa, em không muốn cãi nhau với anh. Bọn mìnhđều là người lớn rồi, đều biết suy nghĩ rồi. Chúng mình nên bình tĩnhlại, suy nghĩ kỹ xem giữa chúng ta rốt cuộc là làm sao, xảy ra vấn đềgì, nên giải quyết thế nào, đối diện thế nào, chứ không phải như trướcđây, cãi nhau, chia tay như trẻ con chơi đồ hàng vậy!

- Được rồi, được rồi, anh không cãi với em, em muốn suy nghĩ, em muốnbình tĩnh, anh cho em thời gian, em nghĩ đi. - Hứa Bân xòe tay, bất lựcđi ra ngoài cửa.

Hứa Bân lại đi rồi, Hy Lôi cũng chỉ biết bất lực lắc đầu, cười khổ mộtcái, căn phòng khôi phục lại vẻ yên tĩnh vốn có. Lại là một đêm dàitrong cô độc.

5.

Lại một thứ sáu, đối với đa số những người đi làm mà nói thì đây là một cuối tuần vui vẻ, thoải mái, nhưng Hy Lôi biết, đối với cô, lại là haingười sống trong cô độc hoặc chiến tranh lạnh. Tan làm, cô đi thăm MaiLạc. Cô ấy đã xuất viện, đang phải vất vả sống trong tiếng khóc của con, tiếng ca thán, chê bai của mẹ chồng và những tiếng thở dài của TùngPhi. Hy Lôi mua ít chân giò mà Mai Lạc vẫn muốn ăn, mua thêm cả ít quầnáo cho đứa nhỏ. Ngồi bên cái giường nhỏ của đứa bé, cô đùa với nó mộtlát.

- Đóa Đóa, Mai Đóa! Con gái ngoan, gọi mẹ nuôi đi!

Mai Lạc đang pha sữa cho con, cười Hy Lôi:

- Giờ chỉ biết khóc, biết ỉa đái, mệt lắm, từ khi sinh nó tới giờ, tớchưa ngủ được giấc nào ngon cả, trông cậu bây giờ kìa, còn trẻ măng,không có con tốt hơn! Thực sự nhớ thời gian hai đứa mình sống chung, vôâu vô lo.

- Đúng thế! Tớ cũng nhớ lắm, nhưng thời gian không thể quay ngược lại.

- Được rồi, lát nữa lại mắc bệnh của em Lâm Đại Ngọc bây giờ. Không nói nữa. Lát ở lại ăn cơm nhé!

Bà lão cũng vào phòng, mang cho Mai Lạc một bát mì, cũng giữ Hy Lôi ở lại ăn cơm. Hy Lôi khéo léo từ chối.

Bà lão ra ngoài, Hy Lôi nói khẽ:

- Tớ thấy mẹ chồng cậu cũng đối xử với cậu tốt lắm mà!

- Tốt cái gì, giả vờ thôi, cả ngày cằn nhằn, ca thán, nói là khi nàokhỏe lại thì sinh đứa nữa! Trời ơi, tớ mà sinh đứa nữa, thời gian nghỉđẻ nhiều như thế, không mất việc mới lạ. Sắp điên mất.

Nghe Mai Lạc nói thế, Hy Lôi lại nuốt những nỗi khổ của mình vào lòng.

Về tới nơi ở, cô lê thân thể mệt mỏi lên lầu, trong lúc mơ màng, dườngnhư cô nhìn thấy một cái bóng quen thuộc trước cửa, cái lưng còng, taysách mấy cái túi nilon, đang nhìn ngó trước cửa. Đó chẳng phài là ôngnội của Hứa Bân sao?

Trong phút chốc, Hy Lôi thấy mình như chực khóc. Từ sau khi bà nội quađời, cô liên tục nảy sinh mâu thuẫn với Hứa Bân và mẹ chồng, bởi vậy lâu lắm rồi không về quê thăm ông nội.

- Ông nội, sao ông lại đến đây? Trời lạnh quá, ông chờ lâu lắm rồi phải không? Sao ông không gọi điện thoại cho con? - Hy Lôi mở cửa, mời ôngnội vào phòng ngồi, rồi lại rót cho ông cốc trà nóng.

Ông nội nhìn xung quanh, thở dài:

- Hy Lôi, con về nhà ở đi!

Vừa nghe ông nội tới đây khuyên mình về nhà, lòng Hy Lôi đã chán nản.

- Chuyện của các con ông biết rồi. Nghĩ lại năm xưa, bà nội con và mẹHứa Bân cũng cãi nhau ầm ĩ, nghĩ lại cũng thật là, đàn bà làm mẹ chồng,thấy con trai mình cái gì cũng tốt, con gái nhà ai cũng không xứng, rồikén chọn, moi móc con dâu, nhìn kiểu gì cũng thấy không vừa mắt, khôngxinh, không thông minh, ít học, trong lòng thì muốn đối xử tốt với condâu, nhưng hành động thì lại quá hà khắc. Con nói đi, bà nội là ngườitốt phải không?

Hy Lôi gật đầu:

- Dạ vâng, bà nội rất hiền, rất hiền hòa với mọi người.

- Nhưng một người tốt như thế mà cũng bị mang cái tội danh là mẹ chồngác. Nói thật lòng, mẹ Hứa Bân năm xưa cũng chịu không ít khổ cực, khi đó suýt nữa thì khiến hai vợ chồng chúng ly hôn. Mẹ Hứa Bân hồi ấy nướcmắt nước mũi nói với bố nó là khi nào nó được làm mẹ chồng rồi, chắcchắn nó sẽ đối xử với con dâu như với con gái, không để con dâu chịu một chút khổ sở nào, nhưng cuối cùng thì cũng trở thành một bà mẹ chồng mànó từng căm ghét. Bây giờ nó kẹp ở giữa, khiến Hứa Bân khó xử. Nhưng con nghĩ lại mà xem, nó là người thế nào, có phải người xấu không?

- Đương nhiên rồi, khách quan mà nói thì mẹ có nhiều ưu điểm, chăm chỉ, hiền thục, biết chăm lo cho gia đình, tâm địa cũng không xấu, đươngnhiên không thể nói là người xấu được.

- Thế thì đúng rồi, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu từ xưa đã có, người đều là người tốt, saolàm mẹ chồng thì lại thành kẻ xấu được! Ở bên ngoài ai cũng tài giỏi,sao làm con dâu nhà người ta thì lại bao nhiêu khuyết điểm, đúng không?

Lời của ông nội khiến Hy Lôi cảm thấy rất nhẹ nhàng, bật cười.

- Ông thấy chỉ là vì không thích nghi được với sự thay đổi thân phậncủa mình thôi. Làm mẹ chồng ai cũng nói là coi con dâu như con gái,nhưng không ai làm được, làm con dâu, ai cũng bảo coi mẹ chồng như mẹđẻ, nhưng cũng chỉ nói vậy thôi. Mẹ chồng con dâu, một người nịnh, mộtngười lừa, không mâu thuẫn, giống như quan hệ họ hàng thân thích đã làtốt lắm rồi.

Không ngờ ông nội là một người cả đời sống ở quê, lời nói tuy bìnhthường nhưng lại nhìn vấn đề thấu triệt như thế. Hy Lôi bất giác có cáinhìn khác về ông, trong lòng thầm khâm phục ông, liên tục gật đầu.

Ông nội mang cho cô một ít củ cải khô, đậu cô ve, bí đỏ, khoai lang, tất cả đều là ông tự trồng ở nhà:

- Một mình con sống ở đây cũng phải ăn thật tốt. Đừng làm qua loa. HứaBân với mẹ nó để ông nói cho, sau này khi con về nhà ở rồi thì không cho nó nhiều chuyện thế nữa. Được rồi Hy Lôi, nghe lời ông nội, về nhà đi!Nói gì cũng là người một nhà, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân việc gìphải biến thành mâu thuẫn giai cấp. Ha ha...

Lời nói của ông nội khiến Hy Lôi vui vẻ bật cười. Nhìn vào ánh mắt trông ngóng của ông, Hy Lôi gật đầu, nói:

- Dạ vâng, khi nào Hứa Bân sang thì con sẽ bàn lại với anh ấy.

Thấy Hy Lôi đã đồng ý, những nếp nhăn trên trán ông giãn ra, cười vui vẻ.

Tiễn ông nội tới bến xe buýt, nghĩ tới ông nội vì cái nhà này mà mộtmình ngồi xe buýt cả tiếng đồng hồ để đến khuyên mình, rồi lại ngồi xemột tiếng đồng hồ nữa để về nhà, mọi băng tuyết trong lòng Hy Lôi bỗngdưng tan chảy.