Quyền Lực Thứ Tư

Chương 3



Sinh ra là người Do Thái dòng Ruthen có vài cái lợi và nhiều cái bất lợi, nhưng Lubji Hoch phải mất một thời gian dài mới phát hiện được những cái lợi của nó.

Lubji ra đời trong một ngôi nhà nhỏ tường đá ở ngoại ô Douski, một thị trấn nằm lọt thỏm trong vùng biên giới giữa Séc, Rumani và Ba Lan. Anh không biết đích xác ngày sinh của mình vì gia đình không giữ giấy tờ, nhưng đại thể anh hơn cậu em một tuổi và kém cô chị cũng một tuổi.

Nâng đứa trẻ trên tay, bà mẹ mỉm cười mãn nguyện. Cậu bé thật hoàn hảo, hoàn hảo cho đến cả vết bớt đỏ dưới xương bả vai bên phải, giống hệt cha cậu.

Ngôi nhà nhỏ mà họ đang sống là của một vị giáo sĩ, anh trai ông bà ngoại cậu. Vị giáo sĩ đã nhiều lần can ngăn để Zelta đừng cưới Sergei Hoch, con trai người buôn gia súc trong vùng. Cô gái xấu hổ không dám thú nhận là đã có mang với Sergei. Mặc dù Zelta lấy chồng không đúng ý ông, vị giáo sĩ vẫn tặng cho đôi vợ chồng trẻ ngôi nhà làm quà cưới.

Khi Lubji ra đời, bốn phòng trong nhà đã chật người. Đến lúc cậu lon ton chạy được thì lại có thêm một em trai và một em gái nữa.

Cha cậu thường ra khỏi nhà ngay sau khi mặt trời mọc và mãi tối mịt mới về, nên con cái cũng ít khi thấy mặt.

Mẹ Lubji giải thích là ông bận đi công chuyện.

“Chuyện gì hả mẹ?” Lubji hỏi.

“Bố chăn đàn gia súc mà ông nội để lại, con ạ”. Mẹ cậu coi vài con bò và mấy con bê hiển nhiên là đàn gia súc.

“Nhưng bố làm việc ở đâu?”.

“Ở cánh đồng phía bên kia thị trấn".

“Thị trấn ở đâu?”

Zelta tiếp tục trả lời các câu hỏi cho đến khi cậu bé ngủ thiếp đi trong tay mẹ.

Vị giáo sĩ chưa bao giờ nói với Lubji về cha cậu, nhưng ông nhiều lần kể với cậu rằng thời trẻ, mẹ cậu có rất nhiều người theo đuổi vì được coi không những là đẹp nhất, mà còn là cô gái thông minh của thị trấn. Vị giáo sĩ bảo, với những lợi điểm đó, mẹ cậu rất có thể đã trở thành một giáo viên ở trường địa phương, nhưng nay thì đành phải bằng lòng với việc truyền thụ kiến thức cho lũ con ngày một đông thêm.

Nhưng trong đám con, chỉ có Lubji là đáp ứng được những cố gắng của mẹ. Cậu thường ngồi trên lòng bà, nghe như nuốt từng lời bà trả lời các câu hỏi của cậu. Những năm về sau, vị giáo sĩ bắt đầu quan tâm đến sự tiến bộ của Lubji. Ông thường lo lắng không biết bên nội hay bên ngoại giữ được tính trội trong việc hình thành tính cách của thằng bé.

Nỗi lo của ông xuất hiện khi Lubji phát hiện ra cái cửa ra vào. Từ giây phút đó, cậu không chỉ bám lấy mẹ, mà còn bám vào cái lò sưởi, chú ý đến việc cha cậu đi đâu và làm gì sau khi ra khỏi nhà vào buổi sáng sớm.

Rồi cậu bắt đầu xoay nắm đấm cửa và ra đường, bước vào cái thế giới rộng hơn của cha. Cậu rất thích khi được cha dắt tay đi qua những đường phố lổn nhổn đá sỏi của cái thị trấn đang chìm trong giấc ngủ, cho đến khi tới cánh đồng nơi cha cậu chăn dắt “đàn” gia súc. Nhưng rồi cũng chỉ được vài tuần, Lubji nhanh chóng thấy chán khi cứ nhìn mãi mấy con bò cái đứng đợi vắt sữa, rồi sau đó ăn cỏ. Cậu muốn biết cái gì đang diễn ra sau khi mọi người thức dậy trong thị trấn mà sáng sáng cha con cậu đi qua.

Gọi Douski là một thị trấn thực ra là đã nói quá lên về tầm quan trọng của nó, vì nó chỉ có một vài dãy nhà tường đá, dăm bảy quán hàng, một quán ăn và một giáo đường nhỏ, nơi mẹ Lubji thường dẫn cả nhà tới cầu nguyện vào thứ bảy, và một toà thị chính mà cậu chưa bao giờ được vào. Nhưng với Lubji, nó là nơi thú vị nhất trên đời.

Một buổi sáng, cha cậu không nói năng gì, chỉ buộc dây vào hai con bò dắt về phía thị trấn. Lubji sung sướng vừa đi vừa nhảy tưng tưng bên cạnh, hỏi hết câu này đến câu khác về việc cha cậu định làm gì với hai con bò này. Nhưng không giống như khi hỏi mẹ, cha cậu không trả lời, hoặc nếu có thì cậu cùng chẳng biết gì rõ hơn.

Lubji đành thôi không hỏi nữa, vì câu trả lời luôn là “cứ đợi khắc hiểu”. Khi cha con cậu đến vùng ngoại ô Douski, lũ bò được thúc đi về phía chợ Douski.

Đột nhiên cha cậu dừng lại ở một góc chợ thưa người hơn. Lubji quyết định tốt nhất không nên hỏi tại sao lại chọn chỗ đó, vì cậu biết chắc ông sẽ không trả lời. Hai cha con đứng im lặng. Phải mãi sau mới có người đê ý đến họ.

Lubji thích thú quan sát mọi người lượn quanh hai con bò, người thì ngó nghiêng, vài người khác định giá chúng bằng thứ ngôn ngữ mà cậu chưa từng nghe. Cậu bắt đầu thấy việc cha cậu ở thế bất lợi như thế nào khi chỉ biết nói độc một thứ tiếng trong cái thị trấn biên giới giữa ba nước, ông ngớ người nghe người ta trả giá sau khi đã xem kỹ hai con vật gầy giơ xương.

Khi có người trả giá bằng thứ tiếng mà cha cậu hiểu, ông lập tức chấp nhận mà không đòi trả thêm.

Mấy tờ giấy màu và hai con bò được trao qua trao lại và cha cậu vào chợ mua một bao bột mỳ, một bịch khoai tây, vài miếng cá, mấy thứ áo quần linh tinh, một đôi giầy cũ cần phải khâu lại mới dùng được, vài thứ khác nữa như chiếc xe trượt và một chiếc khoá dây lưng mà ông nghĩ có thể ai đó trong nhà cần đến. Lubji thấy lạ là trong khi những ngưòi khác mặc cả với chủ hàng, thì cha cậu nghe nói giá thế nào là trả như thế, không hề thác mắc.

Trên đường về, cha cậu tạt vào quán, để cậu ngồi ngoài trông những thứ vừa mua. Mãi khi mặt trời khuất sau thị trấn, sau một vài chai bia, cha cậu mới khật khưỡng từ trong quán ra, vui vẻ để Lubji một tay cố" kéo chiếc xe trượt chất đầy đồ, tay kia dắt cha.

Khi mẹ cậu mở cửa, cha cậu loạng choạng bước vào nhà. Nằm vật ra đệm. Một lát sau, ông ngáy như sấm.

Lubji giúp mẹ đưa đồ xuống nhà trái. Nhưng mặc cho cậu con trai tán dương về những thứ vừa mua, bà không hài lòng với kết qủa một năm lao động. Bà vừa lắc đầu, vừa sắp xếp chúng.

Bao bột mì được đặt vào chỗ cao trong góc bếp, bịch khoai tây nhét trong thùng gỗ, còn cá để gần cửa sổ. Zelta xem cỡ quần áo rồi quyết định cho đứa nào trong đám con bà, còn đôi giầy rách để gần cửa cho ai thích thì dùng. Cuối cùng, bà nhét cái khoá dây lưng vào một hộp các tông nhỏ mà Lubji để ý thấy bà giấu trong tủ cạnh chỗ cha cậu nằm.

Đêm ấy khi mọi người đã ngủ, Lubji quyết định sẽ không theo cha ra đồng nữa. Sáng hôm sau, khi cha cậu dậy, Lubji xỏ chân vào đôi giầy để cạnh cửa thì mới biết nó quá rộng so với cậu. Cậu theo cha ra khỏi nhà, nhưng lần này chỉ đến vùng ngoại vi thị trấn thì dừng lại, nấp sau một cây to. Cậu thấy ông cứ lầm lũi đi khuất, chẳng cần nhìn lại xem người thừa kế vương quốc của mình có đi theo hay không.

Lubji chạy quay lại phía chợ. Suốt ngày hôm đó, cậu đi quanh mấy sạp hàng xem họ bày ra những gì. Một vài quầy bán rau quả, trong khi mấy sạp khác bán các đồ gia dụng hoặc bàn ghế, giường tủ. Nhưng hầu hết họ sẵn sàng trao đổi bất cứ thứ gì nếu họ thấy có lời. Cậu thích thú quan sát những thủ thuật mà họ dùng khi trao đổi với khách hàng: người thì doạ dẫm, kẻ gạ gẫm, xoen xoét cái mồm, nhưng ai cũng nói dối về chất lượng hàng của mình. Cái làm Lubji thích thú nhất là những ngôn ngữ mà họ nói với nhau. Cậu nhanh chóng phát hiện ra rằng hầu hết khách hàng, giống như cha cậu, đều phải mua với giá đắt. Buổi chiều, cậu lắng nghe cẩn thận hơn và bắt đầu học được một vài từ của những ngôn ngữ không giống như cậu đang dùng.

Tới khi trở về nhà, cậu đã có cả trăm câu để hỏi mẹ và lần đầu tiên cậu phát hiện ra rằng một số câu thậm chí mẹ cũng không trả lời được. Sau cùng, bà bảo: “Đã đến lúc con phải đi học rồi đấy”- Cái khó là ở Douski không có trường nào nhận học sinh nhỏ như cậu. Zelta quyết định nói chuyện với ông ngoại cậu về vấn đề này khi có điều kiện. Xem ra với đầu óc sáng láng như Lubji, con trai bà biết đâu lại chẳng trở thành giáo sĩ.

Sáng hôm sau. Lubji còn dậy trước khi cha cậu nhúc nhích, xỏ giầy và luồn ra khỏi nhà mà không làm ai thức giấc. Cậu chạy suốt đoạn đường đến chợ và lại đi quanh các sạp hàng, quan sát cách bày hàng ra sao cho buổi chợ sắp họp. Cậu lắng nghe khi họ mặc cả với nhau, bắt đầu hiểu nhiều hơn những điều họ nói. Cậu cũng bắt đầu nhận thức được ý mẹ muốn nói gì khi bà bảo cậu có năng khiếu trời cho về ngoại ngữ. Cái mà bà không biết là con trai bà còn có tài buôn bán.

Lubji mê mẩn đứng quan sát một người đổi một tá nến lấy một con gà, trong khi một người khác đổi một khăn bàn lấy hai thùng khoai tây. Cậu tiếp tục đi quanh thì biết một con dê đổi được một một chiếc thảm cũ và một xe gỗ đầy đổi lấy một đệm giường. Cậu cứ ước ao giá mình có thể mua được chiếc nệm ấy, rộng hơn và dài hon cái mà cả nhà cậu đang nằm.

Sáng nào cậu cũng “đi’' chợ. Cậu học được rằng thủ thuật mua bán phụ thuộc không chi vào loại hàng người ta phải bán, mà còn phụ thuộc vào khả năng thuyết phục người mua về sự cần thiết của hàng hoá đó. Chỉ cần có vài ngày là cậu nhận thức được rằng những người mua bằng những tờ giấy nhiều màu thường không chỉ ăn mặc sang hơn, mà rõ ràng là ở thế mạnh nên mua được rẻ hơn.

Khi cha cậu quyết dịnh mang hai con bò khác ra chợ, cậu bé sáu tuổi đã sẵn sàng làm chân đứng bán.

Tối hôm đó, cậu chủ hàng trẻ tuổi lại dắt bố về. Nhưng sau khi ông bố say khướt ngã vật xuống nệm, mẹ cậu chỉ còn biết đứng đó ngạc nhiên nhìn đống hàng nhiều gấp bội mọi lần mà cậu con trai đặt trước mặt bà.

Lubji bỏ ra cả tiếng đồng hồ giúp mẹ phân chia các thứ mua được cho các thành viên trong gia đình, nhưng không nói với mẹ rằng mình vần còn giữ một tờ giấy màu in con số 10. Cậu muốn thử xem có thể mua được những gì với tò giấy đó.

Sáng hôm sau, Lubji không đến ngay chợ. Lần đầu tiên cậu đánh liều vào phố Schull để nghiên cứu xem họ bán gì trong những cửa hàng mà thỉnh thoảng vị giáo sĩ già vẫn đến. Cậu dừng lại trước hàng bánh mỹ, hàng thịt, gốm sứ, quần áo và cuối cùng là hiệu kim hoàn của ông Lekski, cửa hàng duy nhất có biển chữ mạ vàng treo trên cửa. Cậu trố mắt nhìn cái gài ve áo bày ở giữa quầy gần cửa kính. Nó còn đẹp hơn nhiều so với cái mà mẹ cậu dùng vào ngày lễ Hashanah và đã có lần bà nói đó là vật gia bảo. Tối đó về nhà, cậu đứng cạnh bếp trong khi mẹ cậu đang chuẩn bị bữa ăn, một món thường lệ. Cậu kể với mẹ rằng các cửa hàng thực ra cùng giống như những sạp báo nhưng có cửa sổ kính ở phía trước, và rằng khi cậu ghé sát mặt nhìn vào trong thì thấy hầu như tất cả khách mua đều trả cho chủ hiệu những tờ giấy mầu và không ai mặc cả.

Ngày hôm sau, Lubji trở lại phố Schull. Cậu lôi tờ giấy mầu ra khỏi túi và nghiên cứu nó khá lâu. Cậu vẫn không biết là người ta sẽ đổi những gì cho cậu để lấy tờ giấy đó. Sau khoảng một tiếng ngắm hàng qua cửa kính, cậu tự tin bước vào hàng bánh mì. Đưa tờ giấy cho người dàn ông đứng sau quầy. Ông ta cầm và nhún vai. Lubji hồi hộp chỉ vào chiếc bánh trên cái giá phía sau lưng ông ta. Người chủ hiệu lấy đưa cho cậu. Rất thoả mãn với thứ mua dược, cậu xoay người định đi thì người chủ hiệu gọi với theo: "Này, còn tiền thừa của cháu".

Lubji quay lại, vẫn chưa hiểu ông ta bảo gì. Cậu thấy ông cho tờ giấy vào ngăn kéo và lấy ra mấy đồng xu đưa lại cho mình.

Ra đến đường, cậu bé sáu tuổi xem rất kỹ những đồng xu. Một mặt có in số, còn mặt kia có hình một người đàn ông mà cậu không biết là ai.

Vui mừng với món hàng mua được, cậu tiếp tục đến cửa hàng gốm sứ, ở đó cậu mua một cái bát to mà cậu hy vọng mẹ sẽ thấy cần. Vậy mà cũng mới chỉ hết có nửa số tiền xu.

Chỗ dừng chân cuối cùng của Lubji là hiệu kim hoàn của ông Lekski. Cậu lại dán mắt vào cái gài ve áo rất đẹp sau cửa kính. Cậu đẩy cửa, bước thẳng đến quầy gặp một người đàn ông mặc complê, thắt cravát.

"Bác có thể giúp gì cháu nào?” Ông Lekski hỏi, cúi người nhìn cậu.

"Cháu muốn mua cái cài ve áo kia tặng mẹ", cậu vừa nói vừa chỉ về phía cửa kính, giọng tự tin. Cậu chìa bàn tay cho ôríg ta thấy ba đồng xu còn lại sau khi cậu mua các thứ sáng nay.

Ông già không hề cười, mà nhẹ nhàng giảng giải rằng cậu phải cần rất nhiều đồng xu như thế mới hy vọng mua được cái gài ve áo đó. Mặt Lubji đỏ dừ trong khi cậu nắm tay lại và vội vàng định di.

"Nhưng mà tại sao cháu không trở lại đây vào sáng mai nhỉ?" Ông già gợi ý. "Rất có thể bác sẽ tìm được thứ gì đó cho cháu cũng nên". Mặt Lubji càng đỏ hơn. Cậu chạy vụt ra phố mà không ngoảnh lại.

Tối hôm đó Lubji không ngủ được. Cậu cứ tự nhắc đi nhắc lại những lời của ông Lekski. Sáng hôm sau, cậu đứng ngoài cửa, rất lâu trước khi ông già đến mở cửa hàng. Bài học đầu tiên cậu học được của ông Lekski là những người đủ tiền mua đồ trang sức không bao giờ dậy sớm.

Ông Lekski thuộc hàng bô lão trong thị trấn. Ông có ấn tượng sâu sắc với sự liều lĩnh của cậu bé 6 sáu tuổi trong tay chỉ có mấy đồng xu lẻ mà dám vào cửa hàng ông, nên trong mấy tuần sau đó ông sẵn sàng trả lời hết câu hỏi này đến câu hỏi khác của cậu con trai người chăn gia súc. Chẳng bao lâu, chiều nào Lubji cũng ghé vào cửa hàng ông ít phút. Nhưng bao giờ cậu cũng đứng ngoài nếu ông già đang bán hàng cho khách. Chỉ khi khách đi rồi cậu mới vào, đứng ở góc phòng và tuôn ra hàng loạt câu hỏi mà cậu nghĩ từ tối hôm trước.

Ông Lekski rất hài lòng nhận thấy Lubji không bao giờ hỏi một câu tới hai lần, và mỗi khi có khách vào, cậu bé nhanh chóng lui vào góc, giấu mình sau tờ nhật báo của ông. Tuy cậu cũng lần giở từng trang, nhưng ông chủ hiệu kim hoàn không chắc cậu đọc chữ hay là chỉ xem tranh.

Một buổi tối, sau khi đã khoá cửa, ông Lekski đưa Lubji ra phía sau cửa hàng cho nó xem chiếc ô tô. Lubji tròn xoe mắt khi nghe ông bảo cái vật kỳ diệu này có thể tự nó chạy được mà không cần phải ngựa kéo. "Nhưng nó không có chân làm sao chạy được?” Cậu sửng sốt thốt lên rồi mở cửa xe, leo vào ngồi cạnh ỏng Lekski. Khi ông già nhấn nút khởi dộng, Lubji cảm thấy vừa thích, vừa sợ. Nhưng mặc dù mới chỉ được nhìn qua, mấy phút sau cậu đã muốn đổi chỗ cho ông Lekski để ngồi vào ghế lái xe.

Ông Lekski cho xe chạy quanh thị trấn, rồi thả cậu ngoài cửa nhà. Thằng bé chạy vụt vào bếp, hét toáng lên: "Một ngày nào đó, con cũng sẽ có ô tô". Zelta mỉm cười trước ý nghĩ đó, nhưng không nói cho cậu biết rằng ngay cả vị giáo sĩ cũng chỉ đi xe đạp. Bà tiếp tục bón cho cậu út, thề rằng đây là đứa cuối cùng. Sự ra đời của thằng út có nghĩa là cậu Lubji ngày càng lớn của bà không còn chỗ cùng nằm với các anh chị em trên chiếc đệm nữa. Thời gian gần đây. thằng bé đành phải lấy báo cũ của vị giáo sĩ trải xuống nền nhà gần lò sưởi mà nằm.

Ngay khi trời tối, lũ trẻ bắt đầu tranh giành chỗ ngủ. Gia đình nhà Hoch không đủ tiền mua nến thắp để kéo dài thời gian. Đêm này qua đêm khác, Lubji nằm gần lò sưởi nghĩ về chiếc xe của óng Lekski, cố tìm cách chứng minh cho mẹ cậu thấv là bà đã nghĩ sai. Rồi cậu bắt đầu nhớ đến cái gài ve áo mà bà chỉ dám dùng vào ngày lễ Rosh Hashanah. Cậu bắt đầu đếm trên ngón tay. và tính toán cậu còn phải đợi thêm sáu tuần nữa mới có thể bắt đầu thực hiện kế hoạch đã hình thành trong đầu.

Trước lễ Rosh Hashanah, Lubji nằm nghĩ suốt đêm. Sáng hôm sau, khi mẹ mặc quần áo, cậu dán mắt nhìn bà, hay nói cho đúng hơn là nhìn cái gài áo bà đang dùng. Sau lễ nguyện, bà ngạc nhiên, cậu con trai cứ đeo riết lấy tay bà trên đường về, một việc trước nay nó chưa từng làm. Về đến nhà, Lubji ngồi xếp bằng tròn ở góc phòng, nhìn bà tháo ra thứ trang sức nhỏ đó. Zelta đứng ngắm đồ gia bảo của mình, khom người lôi cái hộp các tông ra, cẩn thận đặt nó vào đó rồi cất vào tủ.

Lubji cứ im lặng nhìn mẹ, làm bà đâm hoảng, phải hỏi xem cậu có làm sao không.

"Không sao đâu mẹ", cậu đáp. "Hôm nay là ngày lễ Hashanah, nên con nghi ngày này năm sau con sẽ phải làm gì". Mẹ cậu mỉm cười, vẫn còn nuôi hy vọng cậu con trai của bà sẽ trỏ thành giáo sĩ. Lubji không nói gì thêm trong khi đầu óc đang bận suy nghĩ về cái hộp các tông. Cậu cảm thấy chẳng hề có tội nếu làm một cái việc mà mẹ cậu sẽ coi là tội lỗi, vì cậu tự thuyết phục mình rằng, rất lâu trước khi hết năm, cậu đã trả lại chổ cũ mọi thứ, và thế là chẳng ai biết chuyện.

Tối đó. khi cả nhà đã nằm lên nệm, Lubji thu mình cạnh lò sưởi giả vờ ngủ, cho đến khi tin chắc không ai cỏn thức, cậu bắt đầu thận trọng bò lại gần giường. Cha cậu ngáy như sấm, làm Lubji hoảng, chỉ sợ tiếng ngáy có thể làm ai đó tỉnh dậy thì nguy.

Bằng cách lách nhẹ bàn tay phải vào, Lubji đẩy được cánh tủ. Cậu thọc tay trái vào trong, từ từ lôi chiếc hộp các tông ra, đẩy cánh tủ về chỗ cũ., rồi nhẹ nhàng đi ra.

Cậu quỳ xuống, lần tìm tay nắm cửa, bàn tay ướt đẫm mồ hôi. Cái cửa cũ kêu cót két, diều mà trước đây cậu không để ý. Cậu bước ra ngoài, đặt chiếc hộp xuống, nín thở rồi khép nhẹ cửa lại.

Lubji chạy khỏi nhà, tay ôm chặt chiếc hộp vào ngực. Cậu không nhìn lại. Giá cậu nhìn lại thì sẽ thấy vị giáo sĩ già đang đứng trong ngôi nhà lớn phía sau chăm chú nhìn theo. "Đúng như mình lo", vị giáo sĩ lẩm bẩm. "Nó giống hệt đằng nội".

Khi đã đi thật xa, Lubji lần đầu tiên nhìn vào trong hộp, nhưng mặc dù trời sáng trăng, cậu cũng không phân biệt được những thứ trong đó. Cậu lại đi tiếp, chỉ sợ có ai nhìn thấy mình. Vào đến thị trấn, cậu ngồi nghỉ cạnh đài phun nước khô cạn, vừa mừng vừa run. Phải mất vài phút cậu mới phân biệt rõ đống của quý mẹ vẫn nâng niu cất giữ.

Có hai chiếc khoá dây lưng, vài chiếc cúc đủ loại, trong đó có một chiếc rất to và bóng lộn, cùng một đồng xu cũ có hình ai đó. Và ở góc hộp là vật quý nhất: chiếc cài ve áo nhỏ bằng hạc hình tròn xung quanh nạm đá, lấp lánh dưới ánh trăng.

Khi đồng hồ trên nóc toà thị chính điểm sáu tiếng, Lubji kẹp chiếc hộp dưới nách đi về phía chợ. Đến nơi, cậu ngồi giữa hai sạp hàng và lấy các thứ trong hộp ra. Sau đó. cậu lộn ngược chiếc hộp, bày chúng lên trên, chiếc cài ve áo được đặt ngay ở giữa. Vừa bày xong thì một ngưòi đàn ông vai mang bịch khoai tây dừng lại ngắm nghía.

"Cái này bao nhiêu?" ông ta hỏi bằng tiếng Séc, tay chỉ vào chiếc cúc áo to bóng lộn.

Cậu nhớ lại là ông Lekski không trả lời câu hỏi bằng một câu trả lời, mà bao giờ cũng là một câu hỏi khác.

"Ông muốn trả bao nhiêu?” Cậu hỏi lại bằng thứ tiếng của ngưòi đàn ông nọ.

Ông này đặt bao khoai tây xuống. "Sáu củ khoai tây", ông bảo.

Lubji lắc đầu. "Với một vật quý như thế này, ít nhất cũng phải mười hai củ", cậu trả lời, cầm chiếc khuy áo đưa lên để ông ta có thể nhìn kỹ hơn.

Người đàn ông nhíu mày.

"Chín củ", cuối cùng ông ta bảo.

"Không được", Lubji kiên quyết. "Ông nên nhớ cái giá cháu nói lúc đầu là giá thấp nhất đấy". Cậu hy vọng mình đã nói giống như ông Lekski thường nói khi bán cho một vị khách hay mặc cả.

Người nông dân lắc dầu, nhặt bao khoai tây dưa lên vai và đi về phía trung tâm thị trấn. Lubji tự hỏi liệu mình có sai lầm khi không chấp nhận cái giá chín củ không. Cậu khẽ chửi thề, sắp xếp lại các thứ trên hộp, chiếc cài ve áo vẫn ở chính giữa.

"Còn cái này thì bao nhiêu?", một khách hàng khác nhìn cái cài ve áo hỏi.

"Bác trả bao nhiêu?", Lubji hỏi lại bằng tiếng Hung.

"Một bao bột mỳ tốt nhất", ông ta nói, hãnh diện lấy trên lưng lừa xuống một bao bột mỳ đặt trước mặt Lubji.

"Nhưng bác mua cái gài ve áo này làm gì?" Lubji hỏi, nhớ lại một thủ thuật khác của ông Lekski.

"Mai là sinh nhật vợ bác", ông ta giải thích. "Năm ngoái bác quên mua đồ tặng".

"Cái đồ gia bảo đã có trong gia đình cháu cả mấy thế hệ nay", Lubji nói, giơ cao nó lên cho ông ta xem, "cháu sẵn sàng đổi cái nhẫn bác đang đeo kia...".

"Nhưng nhẫn này bằng vàng", người nông dân cười phá lên, "còn của cháu bằng bạc".

"Cùng một bao bột mỳ của bác", Lubji tiếp tục, tựa như chưa được nói hết câu.

"Cháu không điên đấy chứ?" Ông nọ hỏi.

"Cái gài này đã từng được một bà quý tộc sử dụng trước khi gặp vận rủi, vì thế cháu tự hỏi: vậy nó có xứng với người đàn bà đã sinh ra những đứa con cho bác hay không?", Lubji nói, không cần biết ông ta có con hay không. "Hay bà lại bị lãng quên thêm một thời gian nữa?".

Người đàn ông Hung im lặng suy nghĩ về những lời của thằng bé. Lubji đặt lại chiếc cài ve áo vào giữa, mắt nhìn dán vào nó, không một lần nhìn chiếc nhẫn của người đàn ông.

"Bác đồng ý đổi chiếc nhẫn, nhưng bao bột mỳ thì không". Cuổỉ cùng ông ta bảo.

Lubji nhíu mày, giả vờ xem xét cái giá ông trả. Nó cầm chiếc cài ve áo lên ngắm nghía. "Thôi được", nó thở dài nói. "Nhưng chỉ vì sinh nhật của vợ bác thôi đấy". Ông Lekski đã dạy nó bao giờ cũng để cho khách hàng cảm thấy mình mua được giá hời. Người nông dân vội vàng tháo cái nhẫn vàng ra khỏi ngón tay và cầm lên chiếc cài ve áo.

Vừa bán xong thì ngưòi khách lúc nãy trở lại, tay cầm chiếc xẻng cũ. Ông ta ném bịch khoai tây đã vơi một nửa xuống trước mặt cậu bé.

"Bác đã nghĩ lại", ông nói bằng tiếng Séc. "Bác đồng ý trả cho cháu mười hai củ khoai tây".

Nhưng Lubji lắc đầu. "Bây giờ thì phải mười lăm củ", nó nói mà không nhìn lên.

"Nhưng vừa lúc sáng cháu bảo là mười hai!".

"Đúng thế. Nhưng từ lúc ấy bác đã đổi một nửa số khoai mà cháu tin là chỗ khoai tốt, để lấy cái xẻng", Lubji nói.

Người nông dân lưỡng lự. Ông lại nhăn nhó, nhưng lần này không nhặt bịch khoai bỏ đi như lần trước. "Thôi được", ông giận giữ nói và bắt đầu nhặt khoai ra.

Nhưng Lubji lại lắc đầu.

"Mày còn muốn gì nữa hả", ông quát lên. "Tao nghĩ ta đã thoả thuận vối nhau xong rồi cơ mà".

"Bác đã xem cái khuy của cháu", Lubji bảo, "nhưng cháu thì lại chưa được nhìn khoai của bác. Đúng ra cháu mới là người chọn khoai, chứ không phải bác".

Ông người Séc nhún vai, mở bao khoai tây, để cậu bới tung chọn đủ mười lăm củ theo ý muốn.

Sau đó, Lubji không đổi chác được gì thêm. Khi người ta bắt đầu dỡ sạp thì cậu cũng thu dọn đồ, cả cũ lẫn mới, cho vào trong hộp và lần đầu tiên bắt đầu thấy lo về việc mẹ cậu có thể đã biết việc cậu làm.

Cậu từ từ đi qua chợ về phía bên kia thị trân, dừng lại ở chỗ con đương tách làm hai ngả. Một con đưòng dẫn ra cánh đồng nơi cha cậu chăn gia súc, còn đương kia dẫn vào rừng. Lubji kiểm tra đường vào thị trấn xem có ai theo sau không, rồi biến vào rừng. Một lúc sau, cậu dừng lại chỗ một cây to mà cậu biết là không thể lẫn được khi muốn tìm lại. Cậu dùng tay móc thành một cái hố, vùi xuống đó cái hộp cùng mười hai củ khoai tây.

Xong xuôi, cậu trở ra đường, vừa đi vừa đếm bước chân. Hai trăm linh bảy bước tất cả. Cậu nhìn lại một lần nữa, sau đó chạy một mạch qua thị trấn về nhà. Cậu dừng một lát để thở trước khi bước vào.

Mẹ cậu đang múc súp cải nhạt thếch vào các bát, và chắc bà sẽ hỏi biết bao câu hỏi về việc cậu đi đâu về muộn nếu cậu không chìa ra ba củ khoai tây. Anh chị em cậu sáng mắt lên khi nhìn thấy chúng.

Mẹ cậu dừng tay múc súp, nhìn thẳng vào mắt cậu. "Con ăn cắp ở đâu phải không, Lubji?" Bà hỏi, hai tay chống nạnh.

"Không phải đâu mẹ ạ”, cậu đáp. "Con không ăn cắp". Zelta thở phào nhẹ nhõm rồi cầm lấy. Bà rửa từng củ trong cái xô mà chỉ cần nước đầy quá nửa là đã chảy lênh láng. Sau khi rửa sạch, bà dùng móng tay gọt vỏ một cách khéo léo. Sau đó, bà cắt khoai thành từng miếng nhỏ, dành cho chồng miếng to hơn. Sergei ăn mà chẳng buồn hỏi xem cậu con trai kiếm đâu ra cái thứ đồ quý giá lâu lắm họ mới được nếm mùi.

Hôm đó, mới chập tối mà Lubji đã lăn ra ngủ. Nó kiệt sức sau một ngày làm việc như một lái buôn.

Sáng hôm sau, cậu ra khỏi nhà trước khi cha dậy. Cậu chạy một mạch vào rừng, đếm đủ hai trăm linh bảy bước, dừng lại khi đến cạnh gốc cây và bắt đầu đào. Lấy lên chiếc hộp, cậu trở vào thị trấn quan sát các thương gia dựng sạp hàng.

Lần này cậu ngồi giữa hai sạp hàng ở cuốỉ chợ. Nhưng hôm nay, khi khách đi chợ đã lặc lè ôm đồ đến chỗ cậu thì vì họ đã mua đủ các thứ cần thiết, nên không còn muốn mua gì thêm. Tôi đó, ông Lekski giải thích cho cậu ba nguyên tắc tối thượng của nghề buôn bán là vị trí, vị trí và vị trí.

Sáng hôm sau, Lubji bày hàng ngay gần lối vào chợ. Cậu nhanh chóng thấy rằng nhiều khách vào chợ dừng lại xem hàng của cậu, rất nhiều người hỏi bằng đủ các thứ tiếng khác nhau xem cậu muốn đổi cái nhẫn vàng lấy gì. Một số người còn đeo thử, nhưng dù nhiều người hỏi giá, cuốỉ cùng cậu vẫn không bán được theo cái giá mà cậu cho là có lời.

Lubji đang cố thương lượng đổi mười hai củ khoai và ba chiếc cúc áo lấy một chiếc xô không bị thủng thì thấy một ông già tề chỉnh trong chiếc áo khoác dài đen đang đứng cạnh, kiên nhẫn chờ cho cậu đổi chác xong.

Vừa nhìn lên và nhận ra người đó, cậu đứng dậy chào. "Chào bác Lekski" và vội vàng xua một khách hàng khác đi.

Ông già bước tới, cúi người và bắt đầu nhặt lên những thứ cậu bày bán. Lubji không thể tin người chủ hiệu kim hoàn lại quan tâm đến những món hàng của cậu. Lúc đầu, ông Lekski xem đồng xu cũ có hình Nga hoàng. Ông xem xét nó rất kỹ. Lubji nhận ra rằng ông không thực sự quan tâm đến đồng xu nọ; đó chỉ là một thủ thuật mà cậu đã thấy ông sử dụng nhiều lần trưốc khi hỏi giá thứ hàng mà ông thực sự muốn mua. "Không bao giờ được để họ biết mình cần thứ gì", ông đã nói với cậu cả trăm lần như thế.

Lubji kiên nhẫn chờ cho ông già đánh mắt vào vật để ở giữa.

"Cái này cháu muốn bao nhiêu" ông chủ hiệu kim hoàn hỏi, nhặt chiếc nhẫn vàng lên.

"Bác trả cháu bao nhiêu?" Cậu bé hỏi, dùng dúng cái mẹo ông dạy.

"Một trăm koruna", ông bảo.

Lubji không biết nên phản ứng thế nào vì chưa ai trả giá cậu thứ gì quá mười koruna. Rồi cậu nhớ đến nguyên tắc của ông thầy dạy: "Hãy nói giá gấp ba và bán với giá gấp đôi". Cậu ngước nhìn ông thầy. "Ba trăm koruna".

Ồng chủ hiệu kim hoàn cúi xuống đặt cái nhẫn về vị trí cũ. "Hai trăm là cái giá cao nhất bác trả”, ông nói dứt khoát.

"Hai trăm năm mươi", nó nèo thêm.

Ông Lekski không nói gì, tiếp tục ngắm cái nhẫn. "Hai trăm hai mươi lăm", cuối cùng ông nói, "với điều kiện cháu kèm thêm đồng xu kia".

Lubji lập tức gật đầu, cố giấu niềm vui bán được giá cao.

Ông Lekski rút từ trong túi quần ra chiếc ví, đếm đủ hai trăm hai mươi lăm koruna trao cho Lubji, rồi nhặt đồng xu cổ và chiếc nhẫn vàng nặng cho vào túi. Lubji nhìn ông già, tự hỏi không biết ông còn gì để dạy nó nữa không.

Chiều hôm đó vì không bán được gì thêm nên cậu thu dọn đồ sớm và đi vào trung tâm thị trấn, rất thoả mãn vói những việc đã làm trong ngày. Khi đến phố Schull, cậu mua chiếc xô mới hết mưòi hai koruna, một con gà hết năm koruna và cái bánh mỳ nóng hổi trong hiệu bánh hết một koruna.

Anh chàng lái buôn nhà ta vừa đi dọc phố vừa huýt sáo. Khi đi ngang cửa hiệu ông Lekski, cậu ghé mắt vào cửa kính nhìn xem cái gài áo xinh đẹp mà cậu định mua tặng mẹ trước ngày lễ Hashanah còn không.

Cậu sửng sốt buông rời chiếc xô. Hai mắt cậu trố ra. Chiếc gài áo được thay bằng đồng xu có hình Nga hoàng đệ nhất, niên đại 1829. Cậu nhìn cái giá ghi trên tờ giấy để phía dưới.

"Một ngàn năm trăm koruna".