Nơi Nào Củi Gạo Không Vương Khói Bếp

Chương 2: Tình nghĩa chiến hữu



Sau lần đó, lâu rồi tụi tôi chưa tụ họp, theo thời gian trôi đi, việc nhỏ nhoi không đáng kể dần dần bị người ta lãng quên, cũngđúng thôi, bận rộn đi làm, bận rộn sinh tồn, không còn thời gian để lolắng này nọ, rốt cuộc, mấy chuyện này cũng đâu mài ra làm cơm ăn được.

Cùng lúc đó, sự tồn tại của Lí Hải Phi ngày càng mờ nhạt, trong cuộcsống thực của tôi, anh giờ chỉ còn là một dấu vết, đánh dấu một đoạnthời gian trong đời. Ấn tượng về anh càng lúc càng nhạt nhòa, đầu tiênlà chân, rồi tay, thân thể, gương mặt... Cuối cùng, cả người anh đều mơhồ, lúc chìm lúc nổi trong trí nhớ tôi.

Vốn tôi thật cao hứng, đây chứng tỏ tôi đã quên được anh ta, cho đếnmột hôm tôi cầm gói rau chân vịt đứng trong siêu thị, tôi mới phát hiện, hóa ra tôi đã nhầm.

(*rau chân vịt = rau spinach, rau mà Popeye ăn đó =)) )

Tôi không ăn rau chân vịt, nhưng Lí Hải Phi rất thích ăn rau chân vịt!

Nhớ rõ lúc đó tôi thường cười nhạo anh. "Người ta ăn rau xong liềnbiến thành anh hùng, sao không thấy anh ăn xong mạnh thêm xíu nào vậy?".

Anh liền cười, hỏi lại tôi. "Popeye còn thích hút thuốc nữa, em có cho anh hút giống anh ta được không?".

Khi đó tôi đang buộc anh bỏ thuốc, tất nhiên không đồng ý.

Sao tôi biết được giờ này mình sẽ hối hận, hối hận không thể giữ lạimùi khói thuốc nhè nhẹ của anh, một tháng đã qua đi, không còn gì lưulại nữa.

Cứ như vậy, đẩy xe, cầm túi rau chân vịt, đứng trong siêu thị vô cùng náo nhiệt, tôi cảm thấy cô đơn.

Trước tình cảnh đó, tôi có đi xem mắt mấy lần, nhưng đều không thànhcông, sau tôi nản lòng, học người đời đã dạy không còn hứng thú gửi gắmvào mấy thứ tình cảm hoa rơi nước chảy nữa thì hãy dốc sức vào sựnghiệp, đăng kí một hơi vài chương trình học tập, ban ngày buổi tốikhông hề nhàn rỗi, cày như con lừa, tiết kiệm tiền cực độ, mỗi ngày đềusống thật phong phú.

Có đồng nghiệp hỏi tôi. "Ân Sinh, vì sao liều mạng vậy?".

Tôi trả lời đường hoàng. "Sự nghiệp chưa ổn định, lấy gì lập gia đình".

Tưởng tôi nói thật hả? Có mà lừa quỷ!

Ngày chủ nhật, mang theo sách vở, tôi đi tham gia huấn luyện nghiệpvụ đã đăng kí, phi thường hối hận ngày xưa không chịu học hành cho tốt,nên bằng cấp không cao, phải học lại từ đầu mọi thứ. Không biết có nhồinhét được hết vào đầu không, chuyện này, tôi phụ thuộc hết vào ý trời,không có cách nào, học tới đâu hay tới đó.

Tôi cứ nghĩ mình tới sớm, nhưng vừa vào cửa đã phát hiện bên trongđông người tấp nập, vất vả lắm mới lết được đến ghế ngồi, định nghỉ ngơi một chút, quay đầu nhìn anh chàng ngồi bên : Đồ đen quần đen, tóc ngắnsạch sẽ,...

"Anh Dũng, sao lại là anh?".

Đại khái là vì tên của mấy anh chủ quán tôi chỉ biết mỗi anh này, tên anh ta lại ngắn gọn, dễ gọi, tôi bất giác nhận ra hành động của mìnhthất lễ với người ta – tiêu rồi, anh ta có bực mình không? Có động chạmgì đến anh ta không?

"Em là...?".

"A? À, em là bạn của Lệ Văn, lần trước có ăn cơm cùng Lệ Văn ở quáncủa anh". Aizz, lời dạo đầu của tôi sao lại giống Lệ Văn quá vậy, chẳnglẽ tôi cũng mê trai như nó?

"Ồ... Nhớ rồi, nhớ rồi, trí nhớ của anh tệ quá. Ha ha ha, thực ngại".

Anh ta cười rộ lên thật là đẹp, khóe mắt nhíu lại mấy nếp nhăn khi cười, bộ dáng lấp lánh ánh mặt trời.

"Em cũng tới học hả, tốt tốt tốt, có chí khí, mấy cô bé bây giờ chú tâm học tập như em không nhiều lắm đâu".

Xì, anh còn chưa nhìn coi râu trên mặt anh dài mấy mét, kêu ai cô bévậy! Tôi không cho là đúng, lại không nên tỏ vẻ trước mặt người ta, phải giả bộ cười. "Hì hì, bình thường thôi anh, bình thường thôi".

Cứ thế, tụi tôi coi như quen biết, không có việc gì thì giữ chỗ cho nhau, mượn cây bút ghi bài, phát triển tình cảm "chiến hữu".

Qua nói chuyện, tôi biết anh tên Trần Dũng, 27 tuổi, chủ quán ăn, anh cũng biết tôi tên Niếp Ân Sinh, 25 tuổi, thủ quỹ một xí nghiệp nhỏ,nhìn thông tin cá nhân đi, thật đúng với lời tôi đã nói ngày đầu tiên :bình thường, quá bình thường.

Người làm ăn đúng là người làm ăn, bận rộn không thoát thân ra được,buổi học sáng Chủ nhật đã vào muộn ra sớm, thì miễn bàn tới đi trễ nămba lần các buổi học khác. Sau khi tôi giúp anh giữ chỗ 3 lần, chép dùmbài 4 lần, anh nói sẽ đãi cơm trưa cho tôi vào Chủ nhật sau buổi học,nói cái này là tôi xuất lực anh cung cơm, có qua có lại.

Thật ra tôi rất muốn nói chẳng qua do tôi tiện thì làm thôi, nhưng kì quái, mỗi lần đối mặt với gương mặt tươi cười kia, tôi lại nín thinhchẳng nói được gì. Vì sao lại như vậy, vì sao? Trăm câu hỏi không lờiđáp.

"Nè, Ân Sinh, nhanh lên! Tan học, đi, đi ăn cơm".

Có ai gõ bút lên đầu tôi, ngẩng lên, Trần Dũng đã đứng bên bàn chờ tôi.

"Tới liền, tới liền".

Thu lại suy nghĩ ngổn ngang, tôi ôm mấy quyển sách lớn, vội vàng chạy ra khỏi cửa. Phải biết rằng giờ nghỉ chỉ kéo dài 40 phút, còn phải ăncơm trưa, kì thật còn liều mạng hơn so với đánh giặc, không tốc chiếntốc thắng, trở về đừng mơ có chỗ ngồi.

Xe đỗ bên kia đường, lối đi nhỏ, anh rất lịch sự đỡ sau lưng tôi, tôi sửng sốt, chợt nhớ lại từ trước đến nay, Hải Phi chưa từng đỡ tôi nhưthế... Quán ăn của anh cách đó không xa, đi xe cỡ năm phút đồng hồ làđến, lúc xuống xe có một chiếc xe khác chạy lướt qua, suýt nữa va phảitôi, Trần Dũng vội vàng chắn cho tôi, người kia nghênh ngang rời đi.

"Không sao, không có chuyện gì, còn cách vài cm nữa mới đụng trúng,chị kia lái xe cũng tương đối cẩn thận". Tôi cười trừ, ngẩng đầu lênthấy mặt anh xanh mét. Vì tôi? Giao tình chưa lâu, không thể nào là vìtôi được, chắc là vì... Nhìn theo tầm mắt của anh, chiếc xe màu bạc chạy trên đường càng lúc càng xa, chỉ mơ hồ thấy được khăn lụa của cô gáitrên xe bị gió thổi, màu xanh phơ phất.

Thời gian sau đó Trần Dũng không nói gì, nhưng anh càng như vậy, tôi càng tò mò.

Tại sao anh Dũng? Cô gái kia và anh có quan hệ gì? Sự tò mò càng lúccàng lớn, nhưng cuối cùng định mở miệng hỏi thì lại ngập ngừng : tôi làm gì có tư cách hỏi anh, chỉ là "chiến hữu", gặp mặt lúc đi học, thi xong rồi thì đường ai nấy đi, giữa dòng người biết ai là ai.

Nhịn tới hết giờ tan học, rốt cuộc buông tha, tôi nghĩ không hỏi thì tốt hơn, cõi đời này người nào mà không có bí mật.

Ngày thứ hai Trần Dũng không đi học, chỉ nhắn vài tin nhắn ngắn ngủnnói tôi không cần giữ chỗ cho anh. Không nghĩ nhiều, tôi đồng ý, tự ăncơm một mình trong nhà ăn, thời gian từ 5 giờ đến 8 giờ tối là giờ hoàng kim để kiếm tiền, không dứt ra được cũng rất bình thường. Nhưng mà khianh không xuất hiện trong suốt một tuần thì tôi bắt đầu lo lắng.

Gọi điện, điện thoại tắt máy, nhắn tin, không thấy nhắn lại, là"chiến hữu" ăn không ít cơm của anh ta, tôi quyết định phải đi thăm anhmột chút. Còn chưa tới nơi, đã thấy cậu bồi bàn cũng là bà con xa củaTrần Dũng và một cậu bồi bàn khác trong quán đang cầm khay nhôm sángbóng đi ở phía trước, có lẽ vừa đưa thức ăn ở ngoài về.

Ăn ở đó vài lần, tôi đã quen mặt với hai người bọn họ, đang định đilên chào hỏi thì cuộc nói chuyện của bọn họ bị gió nhẹ nhàng thổi tới.

"Cơm của chị Mi Mi đã đưa đi chưa?".

"Chưa, anh Dũng nói ảnh tự mang đi".

"Anh Dũng thật là tốt với chị Mi Mi".

"Đương nhiên, vào bệnh viện rồi, không thể để máu đổ vô ích được".

"Aizz, chậc chậc, chị Mi Mi cũng ngoan độc ghê, rạch 20 vết, cắt cảmạch máu, chị ta đã làm là làm cho ra làm. Đúng rồi, vì sao chị ấy lạinhư thế?".

"Còn không bởi hai người mới cãi lộn mấy ngày, chị ta đã thấy anh Dũng đỡ một cô gái khác xuống xe, hận chứ sao?".

"Chị ấy nên đi chém cô gái kia chứ, sao lại quay đầu tự cắt tay mình là thế nào?".

"Nói cậu đần cũng không ngoa, chuyện riêng của hai người bọn họ, đi chém người ngoài làm gì...".

Hai cậu bồi bàn càng lúc càng đi xa hơn, nói chuyện cũng không ngherõ nữa, tôi thì đứng ngây người tại chỗ, dở khóc dở cười. Thì ra anh takhông đi học là do bạn gái nằm viện. Chẳng qua là, sao tôi lại oan uổngtrở thành người thứ ba chứ! Có lầm hay không! Nói vậy ngày đó chiếc xekia cố tình tông về phía tôi, ý cảnh cáo đã rõ ràng vậy tôi không nhậnra, còn ngu ngốc không chịu nổi vào quán ăn cơm, đúng là không muốn sống nữa mà!

Sợ quá, tôi xoay thân nhanh chạy trở về. Đừng trách tôi tạm thời vềphe địch phản bội tổ chức, chẳng qua do địch quá mạnh, tôi không dámđộng đao vào cọp mẹ, tôi chọc gì đến chịu không nổi hậu quả, xin lỗiđồng chí Trần Dũng, chiến hữu như anh, cô bé như tôi không dám chơichung nữa đâu.