Nhất Phẩm Giang Sơn

Quyển 1 - Chương 16: Đầu bếp trời sinh



- Giờ Mẹo đã tới, nắng sớm yếu ớt. Sắc trời âm u, ra ngoài mang dù…

Sáng sớm hôm sau, tiếng phục vụ báo thức cùng với dự báo thời tiết vang lên như thường lệ. Nghe nói hôm nay trời âm u, có thể trời sẽ mưa. Nhưng sau khi Trần Hi Lượng qua loa ăn xong cháo, liền mang theo dù ra ngoài.

Trước khi đi ông ta để lại cho Trần Thầm một trăm đồng, là tiền cơm của bốn huynh đệ. Hiển nhiên tiền cho hơi nhiều, nhưng y càng lo lắng bọn nhỏ sẽ ăn không đủ no.

Tự nhiên vẫn không quên dặn dò Trần Thầm, phải trông coi các đệ đệ đọc sách cho đàng hoàng, buổi tối trở về ông ta phải kiểm tra.

Y vừa đi, Trần Khác liền hỏi Nhị Lang:
- Huynh xem, có thể đòi lại bao nhiêu?
- Không biết…
Trần Thầm đã quen với lối ăn nói như người lớn của đệ đệ:
- Đệ thấy thế nào?
- Đệ đoán nếu không là ba hạt hạnh nhân thì là hai quả táo.
Trần Khác chán chường lật sách nói.
- Ba hạt hạnh nhân hai quả táo?
Trần Thầm có phần ngớ ra, một lúc sau mới hiểu được, y nói:
- Không đến mức đó đâu. Dựa vào phẩm hạnh kia của đại bá, tiền có thể đòi lại, sao có thể đưa cho chúng ta?
Trần Khác bĩu môi nói:
- Khẳng định đều là những thứ tiền ngu ngốc, nát bét... À, chính là tiền không thể đòi lại.
- Không hẳn đâu.
Trần Thầm vỗ đầu hắn một cái, cậu nói:
- Cha có thể đòi lại được bao nhiêu huynh cũng không biết. Huynh cứ biết nếu đệ không thuộc lòng quot;Hiếu kinhquot;, khẳng định sẽ bị ăn đòn!

- Đừng đánh đầu…
Giữa trưa, bên ngoài càng trở nên âm u hơn, nhưng trời vẫn không đổ mưa.

Sau khi học thuộc sách suốt buổi sáng, Trần Khác đứng dậy vặn vẹo thắt lưng lười nhác:
- Sắp mười một giờ… Này, trưa rồi phải không?

- Cũng sắp rồi.
Trần Thầm cũng đang đọc sách, ngẩng đầu lên nhìn Trần Khác nói:
- Ra ngoài ăn cơm không?

- Vẫn nên tiết kiệm đi.
Trần Khác vén tay áo lên:
- Để đệ nấu ăn.

- Đệ biết nấu ăn sao?
Nếu không phải bộ dạng giống nhau như đúc, Trần Khác quả thực hoài nghi, đây liệu có phải là đệ đệ của mình hay không.

- Nói nhảm.
Trần Khác khinh khỉnh nhìn cậu:
- Muốn học nghề hay không?

- À… muốn.
Trần Khác gật đầu đứng dậy, hai đệ đệ cũng muốn đứng lên theo, song lại bị hai ca ca hét ngăn lại:
- Ngoan ngoãn đọc sách!

…..

Ăn xong cơm trưa, cuối cùng trời cũng mưa. Tuy không to nhưng lại là mưa phùn lất phất, khiến con người ta sinh buồn chán. Khi trời sắp tối, Trần Hi Lượng kéo một thân mệt mỏi trở về. Trần Thầm ra đón, thấy vẻ mặt phụ thân âm trầm, đến hỏi cũng không dám hỏi, chỉ có thể nhận lấy dù nói:
- Cha, ăn cơm đi.

- Ừ…
Trần Hi Lượng thuận miệng đáp một tiếng, tức thì ngẩng đầu kinh ngạc nói:
- Con nấu cơm sao?

- Là con và Tam Lang.
Trần Thầm thành thật nói:
- Con giúp một tay, Tam Lang nấu chính.

- Con còn biết nấu cơm?
Trần Hi Lượng kinh ngạc nhìn Tam Lang.

- Tam ca ca đã làm cơm từ trưa rồi.
Trần Khác chưa kịp trả lời, tiểu Lục Lang cướp lời nói trước:
- Còn nướng gà cho tụi con ăn nữa.

- Ây, làm khó con rồi, Tam Lang.
Trần Hi Lượng không khỏi lấy làm áy náy. Ông ta nhớ đến phía sau túp lều đó, có lò có bếp, liền tưởng rằng đứa con chưa đến mười tuổi lại học được cách nấu ăn trong bốn mươi ngày kia:
- Có điều cũng tốt, con cái của người nghèo sớm biết làm việc nhà…
Thấy ông ta bối bối, Trần Khác cũng cảm thấy mừng đến khó giải thích được.

Trần Hi Lượng vốn tưởng rằng, tuy Tam Lang biết nấu ăn, trình độ nhất định thua ông ta, ông ta đã chuẩn bị tâm lý chạy vào nhà xí. Ai ngờ đồ ăn vừa được bưng lên, trông thấy món ăn gần như vẫn giữ được nguyên trạng, lại tỏa ra một tầng óng ánh mê người, ông ta biết mình đến thúc ngựa cũng không bì kịp.

Tam Lang là một người tham ăn những món ăn tinh tế, và cũng có một tay nghề làm bếp thượng hạng. Nhưng trong gian bếp ngàn năm về trước này… với lại có thể là trong gian bếp đơn sơ nhất ở toàn huyện, cũng chỉ có thể liệu cơm gắp mắm, dùng nguyên liệu được mua về từ hôm qua, đại khái xào được bốn món rau xanh, một chén canh cá.

Trong tư duy của hắn, gọi là xào cải xanh, bởi vì dùng gia vị đơn giản nhất, chỉ có muối và dầu mà thôi. Trong các nguyên liệu mua về từ hôm qua, Trần Khác tìm được một bình dầu thực vật nhỏ, một bao muối nhỏ… Hắn liền tiện tay làm bốn món xào, gồm có dưa chuột, giao bạch (củ non của cây niễng), rau diếp và rau cần. Hắn lại chiên kỹ hai con cá nhỏ, thêm nước vào nấu thành canh, sau cùng nêm thêm muối, rắc thêm hành thái tỏi băm, món canh cá đơn giản lại tỏa hương bốn phía của Tam Lang liền được nấu thành.

Cái gọi là trợ giúp của Nhị Lang, kỳ thực chính là luôn nhóm lửa. Nhìn thấy tay nghề làm bếp như nước chảy mây bay của Tam Lang, cậu cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Thấy hắn dùng một lượng lớn dầu và muối, cậu có cảm giác xót lòng khó chịu, vài lần muốn nói rồi lại thôi, chỉ là Tam Lang luôn bận nấu ăn nên không để ý đến mà thôi.

Trong ánh nhìn chăm chú của bọn nhỏ, ông ta dùng đũa gắp một miếng dưa chuột, đưa vào miệng nếm thử, đột nhiên cảm thấy vừa giòn vừa non, vị thơm ngát lấp đầy khoang miệng, lại cảm động đến mức lệ nóng ướt đẫm khóe mắt… Điều này làm ông ta nhớ đến khi còn ở kinh thành, được các bạn học giàu có mời đến đại tửu lầu ăn món rau xào. Tuy rằng trên các phương diện đều có chỗ không bì kịp, song suy xét đến món ăn do một đứa bé mười tuổi làm, hiển nhiên đã là kỳ tích rồi.

- Cha, sao cha lại khóc?
Tiểu Lục Lang hiếu kỳ hỏi:
- Không ngon sao?

- Ngon, ngon lắm, quả thực rất ngon.
Trần Hi Lượng lau khóe mắt, ngượng ngùng cười nói với bọn nhỏ:
- Không ngờ có thể được nếm mùi vị của Biện Lương… Vi phụ có chút xúc động.

- Hả…
Tam Lang có chút không hiểu, chẳng phải chỉ xào vài mâm rau xanh… Hơn nữa độ nóng của dầu không đủ, màu sắc, hương vị, khẩu vị đều cảm thấy cực kỳ bình thường, sao có thể khiến cha hờ giống như ăn phải món “cơm chán nản mất hồn”?

Hay đây chính là câu “Con cái nấu cơm, cha mẹ lấy làm hạnh phúc” trong truyền thuyết? Cũng không giống, dường như Trần Hi Lượng chỉ là xúc động với món ăn… Nghĩ đến buổi trưa, ba huynh đệ cũng khen không ngớt lời, nói là trước giờ chưa từng được ăn món nào ngon như vậy. Hắn cảm thấy, nhất định bên trong có nguyên nhân.

Điều động ký ức trong sâu thẳm, hắn kinh ngạc phát hiện ra, trong sinh mạng mười năm của Tam Lang, không ngờ chưa từng ăn qua món rau xào đến một lần. Trong ấn tượng của Tam Lang, nấu ăn chính là luộc, bởi vì chỉ cần luộc và hầm.

Hắn đoán ra tám, chín phần mười. Rau xào không phải có từ xưa, phương pháp nấu nướng cơ bản của sáu triều đại trước cùng với Châu Âu không khác nhau lắm, mãi đến triều Tống mới có món rau xào. Nhưng ở Bắc Tống, đây được xem là một tuyệt kỹ độc môn được xem trọng. Hoặc có thể nói, ai biết xào rau thì chính là một đầu bếp cực đỉnh, được các đại quan quý nhân nâng niu như bảo bối trong các đại tửu lầu ở Biện Lương.

Bởi vì cảnh giới cao nhất của ẩm thực đời Tống, chính là đủ cả “ sắc, hương, vị, hình, tên”. Phàm những món có thể theo sát năm điều này, liền có thể xưng là món ăn danh tiếng.

Trong tất cả các phương thức nấu ăn, không thể nghi ngờ chỉ có phương pháp xào có thể dễ dàng thực hiện bốn điều đầu, hiển nhiên có vô số nhà thơ tranh nhau dâng tặng điều thứ năm.

Cho nên môn kỹ thuật xào rau này, cũng giống như tất cả kỹ nghệ đỉnh cao, nghiêm giữ tín điều truyền nam không truyền nữ, chỉ giới hạn trong đầu bếp thế gia nắm giữ. Có lẽ Thành Đô cũng có hai, ba người có thể xào rau, nhưng ở một địa phương nhỏ như huyện Thanh Thần, chắc chắn không hề có.

Bởi vậy người hiện đại về đến triều Tống, kỳ thực nghề nghiệp lý tưởng nhất, chính là đầu bếp…

….

Cảm động hơn nửa ngày, Trần Hi Lượng mới lau nước mắt, hỏi Tam Lang:
- Sao con biết xào rau vậy?

- A…
Tam Lang nói:
- Sao con lại không biết?
Đương nhiên hắn cũng tỏ vẻ như không biết gì nói:
- Cũng chẳng biết thế nào, cứ biết mà làm thôi.

- Xem ra thật sự có chuyện không thầy mà nên trong truyền thuyết…
Trần Hi Lượng không khỏi cảm thán, không nói tiếp câu sau:
“Lẽ nào con ta đã định là đầu bếp?”

Ăn cơm xong thì trời cũng tối, Trần Hi Lượng tìm kiếm khắp nơi cũng tìm không thấy, thuận miệng hỏi:
- Có ai thấy bình dầu đâu không?

- Ở gian bếp.
Trần Thầm nói, chạy đi rồi đem về một bình gốm nhỏ. Trần Hi Lượng mở ra xem:
- Sao lại thiếu mất một miếng?

- Bị con dùng để xào rau rồi…
Trần Khác không ngờ, dầu thực vật ở thời Tống cũng chính là dầu thắp đèn, có chút lo sợ nói:
- Đắt lắm phải không?

- Một trăm đồng một cân, bảy mươi đồng một bình, có thể dùng năm ngày, xem như đã rẻ lắm rồi.
Kỳ thực vốn có thể dùng trong tám ngày, nhưng Trần Tam Lang dùng dầu để xào nấu, phút chốc dùng hết liều lượng trong ba ngày. Tuy một bữa ăn dùng nhiều dầu đến vậy, rất đau lòng, nhưng Trần Hi Lượng không hề biểu hiện chút gì ở ngoài mặt. Ông ta nhận thấy, con cái có thể chủ động gánh vác việc nhà, chính là thể hiện lòng trách nhiệm. Nói rộng hơn, một nhà không quét, dựa vào cái gì để quét cả thiên hạ? Vì vậy chỉ có thể ưng thuận khuyến khích, mà không thể đả kích.

Trần Hi Lượng rót dầu thắp vào đèn dầu, lại dùng tro tàn trong bếp thắp sáng bấc đèn, trong phòng liền tỏa ra một quầng sáng màu da cam. Ông ta ngồi dưới đèn, bắt đầu kiểm tra bài học của bọn nhỏ.

Bắt đầu từ đứa nhỏ trước, sách của Lục Lang là “Tạp từ”, đây là sách đọc nhận biết chữ của trẻ con vỡ lòng, cùng thời Tống, Minh của hậu thế, lấy “Tam tự kinh”, “Thiên tự văn”, những điều này bắt nguồn từ tài liệu dạy học truyền bá tư tưởng lễ giáo. Vì trẻ con vỡ lòng khác nhau, người thời Tống dùng đến “Bách gia tính” và “Tạp tự”. Bởi vì đọc sách nhận biết chữ, tuy nói lấy khoa cử là mục đích cao nhất, nhưng tuyệt đại đa số trẻ con dù sao cũng không có khả năng đậu cao. Cho nên khi nhận biết chữ đồng thời cũng học thêm một số tri thức thực dụng, đây mới chính là lẽ phải.

“Tạp tự” chính là một quyển sách như thế, danh nghĩa lời mở đầu của nó có nói:
“Trong thiên địa nhân sinh, nông trang đứng trước nhất, muốn ghi nhớ sổ sách hàng ngày, mở Tạp tự trước để xem.”
Sau đó liền từ việc đồng áng nói đến ẩm thực và sinh hoạt ngày thường, việc kết hôn của nam nữ, tính toán công việc buôn bán, từ đó bao hàm luôn một vài từ ngữ thường dùng. Khi trẻ con nhận biết chữ, đồng thời cũng hoàn thành giáo dục tố chất cơ sở nhất.

Trần Hi Lượng muốn Lục Lang nhận biết chữ, đảo lộn trình tự viết. Lục Lang rất thông minh, không tốn chút sức nào vẫn có thể nhận ra toàn bộ, tự nhiên được phụ thân khen ngợi, song đồng thời cũng tuyên bố, chữ nhận biết ngày mai sẽ nhiều hơn gấp bội… Lục Lang vừa mừng như hoa nở, lại trở nên ủ rũ.

Tiếp theo là bài học của Ngũ Lang, đứa trẻ này tỏ vẻ khổ lớn thù sâu, chính là bắt đầu từ lúc đọc sách. Dường như nó có thù với quyển sách, từ năm trước đang học thuộc lòng “Thiên tự văn”, hiện giờ vẫn là “Thiên tự văn”, rối như tơ vò không thể học thuộc được.

Cũng may Trần Hi Lượng rất hiểu tình hình của nó, chỉ yêu cầu nó có thể nhận biết chữ nhiều hơn, hiểu lý lẽ. Trần Hi Lượng lại lo lắng nếu ép buộc quá mức sẽ khiến nó ghét học, vì vậy cũng không hề hấp tấp, chỉ là rất ôn hòa mở lời khuyến khích, muốn nó tiếp tục cố gắng, ngày mai lại kiểm tra lần nữa.

Sau cùng đến lượt Trần Khác, sách học của hắn là “Hiếu kinh”.