Nhật Ký Sau Ly Hôn

Chương 15



Thứ sáu, ngày 12 tháng 10

Trưa nay tôi lại đến chỗ bác sĩ Lăng, đưa thêm cho ông 1.200 tệ, tiêm nốt mộtmũi thuốc c lại và lấy thêm 7 gói thuốc. Tôi nhận thấy bác sĩ Lăng “như thần”,hôm nay phần dưới của tôi không còn đau nữa, xem ra thì số tiền 2.000 tệ đóthật không đắt.

Chiều hôm nay, Trương tổng lại gọicho tôi, nói hắn đã quyết toán rồi, và cũng đã bồi thường cho tôi 10.000 tệ,lương là hơn 3.000 tệ. Hắn nói hắn đã gởi vào tài khoản ở Ngân hàng Côngthương. Hắn hỏi tôi muốn đi đến đó lấy hay là để hắn đưa cho tôi. Tôi nói,“Không cần anh phải nhọc công, tôi đi lấy cũng được”. Hắn nói tiếp, “Nhi à! Emgiúp anh chuyện lớn như vậy, em không thể bỏ đi, em l người đã thành thạo vớicông việc ở công ty, em bỏ đi, anh rất tiếc”. Tôi không trả lời, hắn nói thêm,“Em đi rồi thì anh buồn lắm em có biết không? Em có biết em có một vị trí nhưthế nào trong tim anh không? Anh…” Tôi không muốn nghe những lời điêu ngoa ấynên cúp máy. Rồi tôi cảm thấy thất vọng, công ty bây giờ chỉ là một dấu vết cỏncon trong tâm trí tôi. Tôi thầm nghĩ nếu như không bị tên Trương ấy quấy rốithì chắc có lẽ tôi vẫn còn làm việc ở đó, dù sao tôi là người luôn hết mình vìcông việc. Nhưng mà, chuyện gì phải đến thì nó sẽ đến. Chúng ta không thể tránhkhỏi, nói theo chủ nghĩa duy tâm thì đó là số trời đã định. Thôi, chuyện đã quathì hãy để nó qua đi.

Trời đã về khuya, tôi mở toang cửasổ, ánh đèn xa xa kia vẫn lấp lánh từng đêm, nhưng sao tôi cô đơn quá, tôi muốnphá tan nỗi cô đơn lạnh lẽo ấy. Nhưng đứng nhìn cảnh đêm tráng lệ như thế màtôi không hề cảm thấy “say”, Vui nhộn là của người ta, tôi chẳng có gì cả. Thậtvậy, chẳng có gì hết, trước mặt tôi là những ngày tháng cô đơn nhạt nhẽo. Tôiđang đứng bên lề cuộc sống, tôi muốn tranh đấu, tôi muốn ném nỗi cô đơn, đaukhổ vào vực sâu, tôi còn có thể làm được gì nữa? Tôi có thể làm được gì?

Thứ hai, ngày 15 tháng 10

Trưa hôm nay Hiểu Lâm hẹn tôi đi ăn cơm trưa, chị hỏi tôi mấy ngày nay biến điđâu vậy. Gọi đến công ty thì tiếp tân nói không làm ở đó nữa, gọi về nhà thìđiện thoại bận liên tục, điện thoại cầm tay thì tắt máy, hôm qua chị còn địnhđến nhà tìm tôi. Hiểu Lâm hỏi, “Nhi! Em nghỉ việc ởó thật hả?” Tôi vội đáp, “Dạthật!” Chị lại hỏi, “Vậy em có dự tính gì chưa?” Tôi trả lời, “Bây giờ em cũngchẳng biết phải làm sao! Để thêm một thời gian nữa rồi tính vậy, em vẫn muốn đitới vùng ven biển tìm việc. Em nghĩ em hợp với công việc ở đó!” Hiểu Lâm nói,“Em nên nghĩ kỹ đi, Gia Gia không thể sống mãi với ông bà ngoại được, em phảichăm sóc nó, trên đời này còn ai dạy dỗ con cái tốt cho bằng cha mẹ chúng?”Hiểu Lâm nói cũng có lý! Có đôi khi ngồi bên Gia Gia, tôi thấy cháu càng lớnthì càng giống Quốc An, đặc biệt là đôi má. Những lúc ấy tôi lại cảm thấy điênlên. Quốc An nói đi là đi, trút hết trách nhiệm. Dạy bảo, nuôi nấng con cái,tất tật mọi thứ đều phó mặc cho tôi. Nhìn thấy con mình ngày càng lớn khôn xinhxắn, người mẹ nào nỡ lòng bỏ rơi nó, nỡ nhẫn tâm để cho tuổi thơ của con mìnhlại thiếu vắng tình cảm cha mẹ. Con tôi vô tội, tôi không có một lý do gì khôngyêu thương con gái! Tôi vẫn còn là cô gái đa sầu đa cảm, tôi nhận thấy mìnhcàng ngày càng yếu đuối. Tôi muốn bay, muốn thoát khỏi hiện thực nhưng có vậtgì đó đè nặng lên đôi cánh tôi, tôi không thể bay được. Tôi không còn là TuyếtNhi của ngày trước nữa, cái ngày mà vì Quốc An, vì tình yêu mà tôi có thể bỏhết tất cả. Về đến nhà, tôi mở những tấm ảnh của con gái ra xem. Ôi! Sao đôimắt con đẹp thế, tôi không nén nổi bật khóc. Con gái tôi! Chắc lúc nào nó cũngmong nhớ tôi. Tôi nhấc điện thoại gọi về nhà, ba tôi nghe máy, ba nói, “Ba tínhchiều nay gọi cho con đây. Gia Gia bệnh rồi, đi khám bác sĩ người ta nói bịcảm. Hai ngày qua Gia Gia không đến nhà chị Châu được mà phải ở nhà để ba mẹchăm sóc”. Ba lại nói tiếp, “Nhi à! Con có rảnh không, nếu có thì hãy về thămcháu đi con, nó nhớ con lắm đó”. Ba nói thêm, “Nhi! Con nói con đi Quảng Châuhả? Con đi thật hả? Nếu muốn liên lạc với con thì ba biết gọi cho con ở đâu?”Tôi đáp, “Thôi được rồi, mai con về”. Ba tôi đã cúp máy từ lâu nhưng tôi vẫn ápsát bên tai nghe. Tim tôi như muốn nói điều gì đó. Tôi gọi cho Hiểu Lâm, nhưngđiện thoại không liên lạc được, chắc chị ấy đang có việc riêng, làm gì có thờigian để mà nghe tôi tâm sự! Tôi cứ ngồi nhìn cái điện thoại, với rất nhiều lờimuốn bày tỏ. Tôi liền gọi cho chương trình “Đường dây nóng lắng nghe tâm tìnhcủa bạn”. Bất luận đầu dây bên đó có ai nghe hay không, tôi cũng không màngtới, tôi chỉ muốn nói thôi…

Thứ ba, ngày 16 tháng 10

Hôm nay khoảng 9 giờ thì tôi về đến nhà. Mẹ đã đưa Gia Gia đến bệnh viện, chỉcó mình ba ở nhà. Tôi để đồ đạc vào phòng rồi cũng lên bệnh viện. Gia Gia đangnằm trong phòng cấp cứu truyền dịch, mẹ tôi thì ngồi kề bên cháu. Gia Gia thấytôi, cháu vẫy tay chào. Tôi cúi người xuống hôn lên gương mặt bé bỏng của con.Con bé thật đáng thương! Mới có chừng ấy tuổi đầu mà phải vào viện. Cháu cườivới tôi, một nụ cười thật ngọt ngào. Mẹ tôi nói, “Gia Gia chỉ bị cảm thôi,không có gì trầm trọng cả. Bác sĩ bảo ngày mai phải truyền dịch nữa”. Mẹ nóivới tôi, “Nhi! Con yên tâm đi! Gia Gia có ba mẹ chăm sóc rồi, không xảy rachuyện gì đâu”. Tôi thuận miệng nói cám ơn mẹ. Mẹ hỏi, “Con cám ơn mẹ là cám ơncái gì? Con khách sáo với mẹ vậy sao?” Tôi chỉ biết cười trừ thôi. Trong lòng tôithầm cám ơn mẹ rất nhiều. Tôi nói, “Mẹ! mấy ngày nay mẹ đã cực lắm rồi, mẹ vềnhà nghỉ ngơi đi, để con ở lại trông cháu là được rồi”. Mẹ tôi đáp, “Mẹ muốn ởcùng con và cháu, đã lâu rồi mẹ con ta không gặp nhau. Đúng rồi! Chuyện conmuốn đi Quảng Châu ra sao rồi?” Tôi trả lời, “Bây giờ con vẫn chưa quyết định.Con nghĩ nhiều về Gia Gia, cháu nó càng ngày càng lớn, con không thể để cháu cứphải nhờ ba mẹ và chị Châu trông nom hoài được. Nếu con đi rồi thì ít có thờigian về nhà, một năm có khi chỉ về thăm ba mẹ 1, 2 lần thôi. Nên con vẫn còn dodự”. Mẹ tôi nói, “Con nói cũng có lý! Con là mẹ của Gia Gia, con không thể đểcháu lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương của người mẹ được. Huống hồ gì GiaGia là con gái, có nhiều chuyện cần con chỉ bảo lắm”. Tôi không nói thêm lờinào, chỉ nhìn con. Mẹ tôi nói tiếp, “Nhi! Con không đi cũng tốt. Thật ra thìcon đi Quảng Châu là để tìm một cơ hội làm việc mới, kiếm một số tiền kha kháđể cuộc sống khỏi phải vất vả phải không? Chỉ cần kiếm được tiền thôi mà, vậythì ở đâu mà chẳng được. Mà chắc gì con đã quen với cuộc sống nơi đó, chưa chắcgì con có thể tìm được công việc ở đó. Sống ở nơi mình thân thuộc thì thứ gìcũng có. Con người ta sống chẳng phải là để đi tìm những ngày tháng ổn định đósao!”

Câu nói của mẹ tôi xem ra có phầnđơn giản nhưng rất thực tế. Thật vậy, con người ta chẳng phải chỉ mong có đượcnhững ngày tháng ổn định, yên bình hay sao? Tự đi tìm vất vả để mà làm gì!Huống chi tôi là một người phụ nữ yếu đuối, cần gì phải bắt đầu lại từ con sốkhông. Tôi sống khá đơn giản, bữa ăn hằng ngày của tôi cũng xem như là đầy đủ,thật sự tôi chẳng phải gồng mình thêm nữa để làm gì. Điều cốt yếu bây giờ làGia Gia dễ thương vẫn đang chờ tôi; chờ tôi để được yêu thương, được chăm sóc,được sống hạnh phúc.

Đang lúc hai mẹ con nói chuyện thìchị Châu đến. Thấy tôi, chị Châu mừng rỡ. Chị nói, “Nhi! Đã lâu rồi tụi mìnhkhông gặp nhau, em khỏe không?” Tôi cười đáp, “Dạ khỏe! Cám ơn chị đã chăm sóccon em chu đáo, em thậtbiết phải cám ơn chị như thế nào cả!” Chị Châu là ngườirất bộc trực, chị lớn giọng trách tôi, “Xem kìa! Em nói với chị như vậy sao?Chị là người ngoài hả?” Ba người chúng tôi cười với nhau, chị Châu hỏi thămtôi, “Chị nghe nói em đi Quảng Châu, có thật vậy không? Khi nào thì em đi?” Tôitrả lời, “Em và mẹ vừa nói về chuyện ấy xong, bây giờ em vẫn chưa quyết định”.Chị Châu nói, “Gia Gia cứ để cho chị chăm, cháu rất mến chị. Gần nhà chị có mộtnhà trẻ, con bé lớn một tí thì có thể đi nhà trẻ rồi”. Chị Châu nói nhỏ vào taitôi, “Cháu gái của chị là hiệu trưởng của trường đó, em cứ yên tâm, chị sẽ chămsóc cháu chu đáo”. Tôi nói “Đó là chuyện đương nhiên rồi, nếu như em có điQuảng Châu thật thì Gia Gia nhất định là nhờ chị lo giúp. Em rất yên tâm đểcháu ở bên chị”.

Nói chuyện phiếm một lúc thì tôi bảomẹ về nhà nghỉ ngơi. Chị Châu không bằng lòng, “Không đi được, trưa hôm nay haimẹ con em về nhà chị ăn cơm. Chị biết em rất thích ăn cá diếc chiên, chị đã nhờngười đi mua rồi”. Chị Châu quay sang hỏi tôi, “Sao? Em phải nể mặt chị Châunày chứ, em phải đến đấy nhé”. Tôi cười rồi bàn với mẹ, “Mẹ ơi! Hai mẹ con mìnhkhông đến không được mẹ ạ”. Mẹ tôi cười, gật đầu đồng ý.

Thứ sáu, ngày 19 tháng 10

Mưa ròng rã suốt mấy ngày liền, đến hôm nay vẫn chưa tạnh. Về quê đã 2 ngàyrồi, hôm nay tôi trở lại với “cái ổ” của mình. Minh Quyên từ trại cai nghiệngọi cho tôi, bảo rất nhớ tôi, muốn tôi đi thăm cô. Biết tin ngày mai tôi sẽ đithăm thì Quyên rất mừng. Cô nói, “Vậy sao? Cậu đừng có gạt mình nhé, mình cónhiều chuyện muốn nói cùng cậu”. Tôi đáp, “Minh Quyên! Mình có khi nào gạt cậuchưa hả?” Cô nói, “Được rồi! Mình đợi cậu, cậu nhất định phải đến sớm đấy!”

Tôi ngồi xuống xem phần tin tức, xemtiếp một vài tiết mục ca nhạc của địa phương rồi tắt ti vi. Tôi gọi điện choHiểu Lâm, nghe giọng tôi, chị ấy liền reo lên, “Nhi! Hai ngày nay em đi đâuthế? Điện thoại nhà em không ai bắt máy, điện thoại cầm tay cũng tắt luôn”. Tôitrả lời, “Gia Gia bệnh, em phải về nhà”. Lâm nói, “Thật vậy hả? Sao em khôngbáo cho chị biết để đi thăm nó?” Tôi trả lời, “Chị bận vậy mà. không dám gọicho chị”. Chị Lâm hỏi tôi, “Nhi! Có thật là em không làm ở công ty đó nữakhông?” Tôi trả lời, “Đúng vậy! Em đã làm ở đó nhiều năm rồi, bây giờ em muốntự do”. Chị Lâm hỏi thêm, “Vậy Quảng Châu thì sao? Em có đi không? Khi nào emđi?” Tôi nói, “Đi hay không thì bây giờ vẫn chưa quyết định. Em thì muốn đi,nhưng chuyện của Gia Gia không thể giải quyết được”. Hiểu Lâm nói, “Đừng có dodự nữa, không đi thì thôi, sao phải chần chừ như thế! Hôm nay em rảnh không?Nếu rảnh thì hai chị em mình đi ăn khuya”. Tôi bảo không muốn đi, tôi chỉ muốngọi điện hỏi thăm thôi. Lâm nói, “Chị vẫn khỏe, cám ơn em!”

Đặt điện thoại xuống, thật chán quá!Tôi lại lên mạng. Khoảng 10 giờ Trương tổng gọi điện đến, hắn nói chuẩn bị gởitiền lương cho tôi. Tôi nói, “Không cần anh phải nhọc tâm, ngày mai tôi đếnphòng Tài vụ lấy cũng được”. Trương tổng nói tiền lương đang ở chỗ hắn, hắnmuốn tôi đến đó lấy. Nhưng tuyệt đối tôi không muốn đến nhà hắn. Hắn thấy tôitỏ vẻ cương quyết nên đành đồng ý. Hắn nói thêm, “Đợi 2 ngày nữa anh sẽ đi QuếLâm, anh muốn em đi với anh”. Hắn còn đồng ý ra giá cho tôi. Nghĩ đến chuyệnhôm đó thì tôi càng cương quyết cự tuyệt hơn. Hắn nói, “Em nghĩ thoáng tí đi,sao mà em lại cố chấp đến như vậy, có cơ hội để kiếm tiền mà em lại bỏ lỡ sao?”Tôi trả lời, “Tôi đành phải làm anh thất vọng thôi. Tôi không phải là loại phụnữ dễ dãi vậy đâu. Tôi sẽ không bao giờ đem bán nhân cách của mình đâu”. Hắncười khẩy, “Trời ơi! Sao cứng rắn quá vậy ta! Cô tưởng cô trong trắng vậy sao?!Thực chất thì… thôi được rồi, không cần nói nhiều nữa, từ nay về sau tôi khôngtìm cô nữa”. Không nghe tôi nói gì hắn nói tiếp, “Cô có biết ở Nhật Bản có côgái tên là Phạn Đảo Ái không? Đó mới đúng là mẫu người để cô học hỏi. Để kiếmtiền, cô ấy đã không ngại dùng thân xác mình để hoán đổi, đó là cái vốn trờicho mà, thật đáng tiếc cho cô”. Nói xong hắn liền dập máy.

Tôi không hiểu hắn muốn nói gì nênvô mạng tìm kiếm. Tôi gõ vào chữ “Phạn Đảo Ái”, vài giây sau, có tới hai mươimấy tên miền có liên quan đến Phạn Đảo Ái. Tôi xem từng trang một. Phạn Đảo Áinổi tiếng là một phụ nữ gợi cảm nhất Nhật Bản hóa ra lại chỉ có vậy thôi sao?!Những cô gái thoát y dạng như vậy ở trên mạng có đầy, có cô còn đẹp hơn, gợicảm hơn cô ấy nhiều! Tôi còn đọc qua một số bài báo viết về cô ta. Thật ra,Phạn Đảo Ái gặp may như vậy không phải nhờ thân xác, mà vì cô ấy đã viết mộtcuốn tự truyện có tên là Thủ thuật chăn gối. Quyển sách này mới phát hành chưađược một tháng đã đạt doanh số đến gần 500.000 quyển. Theo thống kê thì trongsố đôc giả, chiếm đại đa số là phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi. Nếu phân tích một cáchthđáo thì “Những cô gái giang hồ có rất ít phẩm hạnh, không phải vì họ không bịlương tâm cắn rứt, mà chính cuộc sống xô bồ này đã nặn ra họ”. Có câu nói, “Phụnữ chinh phục được đàn ông là đã chinh phục được cả thế giới”. Đàn ông luônmuốn chứng tỏ mình là phong lưu, hào hoa. Cái được gọi là tình dục kia chẳngqua là một món hàng, như thành công của Phạn Đảo Ái vậy. Tình yêu cũng đã bịkinh tế thị trường biến thành một món hàng. Trương tổng là loại người rất hợpvới kiểu đàn bà như vậy. Hắn có tiền, mà “Có tiền là có tất cả”, đó là quyluật. Nhưng thật đáng tiếc, đáng tiếc là cái quy luật đó không đúng với mọi phụnữ.

Thứ bảy, ngày 20 tháng 10

9 giờ sáng nay tôi đi đến trại cai nghiện để thăm Minh Quyên. Người trực tiếpphụ trách chăm sóc Quyên báo với tôi, Quyên chịu sức ép tâm lý rất nặng, sợQuyên sẽ tái nghiện. Thần sắc của Quyên đã khá hơn nhiều, nhìn thấy tôi, cô òakhóc, Quyên nói bây giờ cô không có được tự do, Quyên khóc nói là cô bị Lượnghại, bây giờ cô không còn gì hết. Tôi an ủi Quyên một hồi lâu, nghe cô trút bầutâm sự một lúc, rồi tôi ra về. Tôi muốn về công ty cũ lấy tiền lương, nhưng khivừa đứng trước cửa công ty thì tôi do dự. Tôi gọi điện đến phòng Tài vụ, ngườiphụ trách nói, tiền đó họ đã đưa cho giám đốc Trương. Tôi liền gọi cho hắn, hắnnói đang chuẩn bị đến phi trường. Hắn rất đắc ý, “Nhi! Anh biết thế nào em cũngsẽ về với anh mà. Anh tin không ai có thể thoát khỏi ma lực của đồng tiền”. Tôirất bình tĩnh nói, “Anh nghĩ sai rồi, tiền cũng không hẳn có sức hấp dẫn vớitất cả mọi phụ nữ đâu. Tôi chỉ muốn lấy li những gì thuộc về tôi thôi”. Trươngtổng do dự một lúc lâu, “Thôi được rồi, cô đến lấy tiền của cô đi, tôi ở côngty chờ cô”. Tôi đi thẳng đến văn phòng làm việc của hắn, chỉ có một mình hắn ởđó, hắn mời tôi ngồi nhưng tôi lờ đi. Tôi hối, “Trương tổng! Anh đưa tiền chotôi đi”. Hắn đặt hai tay lên mặt bàn, cười nói, “Anh là người đáng ghét vậysao? Trương tổng này muốn cô gái nào là được cả. Riêng em thì…” Tôi nói, “Tôikhông muốn nói nhiều với anh về chuyện đó nữa, chúng ta đi thẳng vào vấn đềđi”. Hắn không trả lời tôi, chỉ nhìn tôi cười cười, một nụ cười đểu giả, “Anhđoán tối hôm qua em đã lên mạng xem cái cô người Nhật đó phải không? Như thếnào? Em không thấy là cô ấy đáng để em học hỏi sao?” Tôi hơi tức, “Tôi mong anhhãy đưa tiền liền cho tôi. Nếu không thì…” Hắn hỏi, “Nếu không? Nếu không thìsẽ như thế nào…?” Tôi rút từ trong túi ra chiếc điện thoại cầm tay, dứ dứ trướcmặt hắn và nói, “Tôi gọi cho vợ anh, tôi kêu chị ấy đến, chuyện của anh, chịLâm đã kể hết cho tôi nghe rồi”. Nghe thế Trương tổng có vẻ kinh ngạc, rồigượng cười nói, “Thôi được rồi, thôi được rồi, cô học cách gọi viện binh từ lúcnào vậy?” Tôi mặc kệ hắn, bước đến lấy sổ tiết kiệm trên bàn làm việc của hắn.Vừa lúc đó hắn với tay ra chụp lấy tay tôi và nói, “Nhi! Anh yêu em thật mà!Tình cảm của anh đối với em là thật đó!” Tôi muốn giật tay lại, nhưng hắn giữchặt quá, tôi vội nói, “Anh coi chừng, tôi sẽ la lên đó”. Trương tổng nhìn tôitrừng trừng, lúng túng, rồi hắn bỏ tay tôi ra. Cả thẹn, hắn lớn tiếng, “Đượcrồi! được rồi! Cô lợi hại thật!” Tôi xem lại tên, số tiền, số chứng minh nhândân của tôi trong sổ tiết kiệm rồi ra về. Ra khỏi cửa công ty tôi thấy rất sảngkhoái, có cảm giác nhẹ nhàng như con chim vừa được thả ra khỏi lồng, như ngườivừa khỏi bệnh.

Thứ ba, ngày 23 tháng 10

Tối hôm qua tôi quyết định đi khỏi nơi này, không muốn báo cho ai biết. Ngủ mộtđêm thật ngon rồi thu dọn quần áo, và ra ga. Một mình ngồi trong nhà ga, tôithấy thật tồi tệ. Xung quanh người ta cười nói ồn ào, sao tôi vẫn cảm thấy mìnhlạc lõng, tôi muốn gào lên thật to, tôi muốn khóc! Ghế đối diện với tôi có mộtđôi, hình như họ mới yêu nhau, cô gái ngồi trong lòng bạn trai. Tôi chợt nhớđến cảnh yêu đương hạnh phúc của tôi và Quốc An. Nhớ một lần nghỉ đông, trờirất lạnh, ngồi trên xe, Quốc An ôm tôi vào lòng, xe đi bao xa thì anh ôm tôibấy lâu. Anh dùng hơi ấm của mình để sưởi cho tôi. Tôi đắm chìm trong cái ấmáp, cái hạnh phúc ấy. Tôi như đang bay, tôi bay lên chín tầng mây vì hạnh phúc.Có hạnh phúc thì chuyện gì mà tôi lại không làm được chứ! Huống hồ gì cái lạnhngoài kia. Nhưng ông trời có công bằng với con người ta bao giờ đâu. Trong chớpmắt thì những cảnh hạnh phúc đó của tôi cũng tan thành mây khói. Sao tình yêulại vội đến mà cũng vội đi như thế?! Nó làm tôi…, làm tôi… Trong khóe mắt tôirưng rưng giọt lệ… Nhân viên của bến xe báo là hành khách nào đi Quảng Châu thìđến trạm soát vé và lên tàu. Tôi vội lau nước mắt rồi bước đến nơi soát vé.

Tạm biệt nhé! Tạm biệt nhé giấc mộngcủa tôi! Tạm biệt nhé thành phố vui sướng mà cũng lắm đau khổ! Lần này tôi đikhông biết khi nào sẽ quay lại. Tôi lặng lẽ khóc, không biết đó là giọt nhạnhphúc hay đau buồn nữa. Lấy làm lạ, cô nhân viên kiểm vé hỏi tôi, “Chị ơi! Chịcó sao không?” Nhìn vẻ mặt đầy lo lắng của cô ấy, tôi lắc đầu, cố gượng cười,“Không sao đâu! Cám ơn cô nhé!”.

Lên tàu tìm được chỗ ngồi và chỗ đểhành lý, tôi chồm người ra khỏi cửa sổ để nhìn người đưa tiễn. Ngồi đối diệnvới tôi là một cô gái rất dễ thương, bạn trai của cô thì gầy nhỏ đang đứng dướiđất mà cứ nhón người lên cửa sổ, cô gái khom người xuống, cố gắng đưa hai cánhtay ra ngoài cửa sổ. Họ nắm tay nhau không rời, trên nét mặt hiện lên niềm hạnhphúc. Tôi nhắm mắt lại, tôi không thể nhìn họ đang diễn cảnh tình yêu đẹp đẽ.Dù nhắm mắt nhưng trong đầu tôi vẫn hiện lên cảnh ấy. Tình yêu ơi! Tình yêu!Người là thiên sứ mà cũng là tên đao phủ nhẫn tâm! Tôi hé mắt nhìn họ. Anhchàng gầy nhom ấy cứ cố nhón chân lên để ôm hôn cô gái. Họ muốn lưu lại thời khắcnày cho 10 năm sau, thậm chí là 100 năm sau. Tình yêu quả có sức mạnh diệu kì!Có lẽ bác tài xế không nỡ phá hỏng thời khắc quý giá của họ nên bóp ba tiếngcòi rồi tàu từ từ chuyển bánh. Anh chàng ấy cứ chạy theo tàu, tàu càng tăngtốc, anh ta cũng tăng tốc, anh đang chạy đua với xe lửa. Tình yêu! Đó là tốc độcủa tình yêu!

Tàu chạy được một đoạn, cô gái bắtđầu bình tĩnh trở lại, cô đã khóc như thể chưa từng khóc, không thèm biết gìđến chung quanh. Cảnh chia ly bao giờ cũng não lòng! Tôi làm ra vẻ như không đểý đến cô, nhưng thật ra trong tôi vẫn đang bừng bừng một ngọn lửa. Lúc đó điệnthoại của tôi reo lên. Là ba của tôi gọi, giọng ba hốt hoảng, “Gia Gia vừa mớibị xe tông, bây giờ nó đang ở trong bệnh viện”. Người tôi lạnh toát mồ hôi,choáng váng, tôi hét lớn, “Có nặng không? Bị thương ở đâu?” Ba nói, “Bây giờchỉ biết là nó giãn xương chân thôi, còn cái khác thì phải đợi kết quả xétnghiệm”. Tôi nói, “Ba hãy bình tĩnh lại đi, khi nào có kết quả cụ thể thì báocho con biết liền nha!” Ba nói, “Nhi! Con đang ở đâu vậy? Về đây liền đi con”.Tôi chỉ kịp nói, “Con về liền” thì điện thoại của tôi hết pin. Tôi sốt ruột nhưcon kiến bị đốt trong chảo, tôi rất lo, không biết phải làm sao đây, tôi muốnkhóc… Một chị ngồi cạnh tôi hỏi, “Em ơi! Nhà em có việc gì gấp à?” Tôi nhìn chịrồi không nói tiếng nào. Nhìn vẻ mất bình tĩnh của tôi, chị hỏi tiếp, “Đừng quácăng thẳng. Có phải ba em gặp chuyện gì không?” Thấy chị có vẻ nhiệt tình nêntôi kể chuyện của Gia Gia cho chị ấy nghe. Nghe xong chị đưa điện thoại cho tôi,bảo tôi gọi về nhà xem tình hình thế nào. Tôi cám ơn chị rồi từ chối, chị nóithêm, “Chị nghĩ là em nên xuống tàu ở ga kế tiếp đi. Nếu em có việc gấp thì hãylàm xong rồi hẵng đi”. Lời nói đó làm tôi bừng tỉnh, tôi nên xuống ở ga kế tiếpthôi, tôi cần phải lo cho