Người Phiên Dịch

Chương 46



Kiều Phi

Tôi đi cạnh người TQ bị thương này tới tận phòng cấp cứu, ông ta vẫn rấttỉnh táo và luôn miệng nói bằng tiếng Trung: “Cứu tôi với!”.

Bác sĩ hỏi tôi: “Cô là người nhà của bệnh nhân?”

Tôi trả lời: “Không, tôi cũng là người TQ, do vậy đi cùng xem có thể giúp được gì không thôi?”

“Cảm ơn cô, thế thì tốt quá, vậy cô cứ nói chuyện với ông ta đi nhé”

“Chào ông!”. Tôi nói với đại nhân. “Ông là ai?”

“Hoàng Duy Đức, cố vấn kỹ thuật của công ty Michellin TQ. Hộ chiếu của tôi ở trong túi áo ngực”

Lúc ông ta trả lời, có lẽ do gắng sức, máu trong miệng trào ra.

Tôi nghe thấy bác sĩ bên cạnh nói: “Vết thương không nghiêm trọng, có điềunột số chỗ bị chảy máu trong. Nguy rồi, mất máu quá nhiều”.

Họnhìn vào nạn nhân Hoàng Duy Đức vẫn đang còn ý thức, sau đó hỏi tôi: “Cô à, cô hỏi ông ta xem trước đây ông ta đã từng làm phẫu thuật ổ bụngchưa?”.

Tôi dịch lại lời của bác sĩ cho ông ta nghe.

Ông ta chỉ vào túi áo ngực, sau đó bất tỉnh.

Y tá mở túi áo, bên trong có hội chiếu, và giấy khám sức khỏe được épplastic. Trên đó có ghi rõ tên tuổi, cân nặng, nhóm máu, tiền sử bệnhtật, bên dưới có một dòng in đậm: Tháng Chín năm ngoái tôi đã làm phẫuthuật cắt bỏ một phần lá gan, bác sĩ điều trị là Chủ nhiệm khoa Gan mậtbệnh viện Hiệp Hòa- Tiến sĩ Trình Gia Minh, điện thoại xxxxxxxxxx.

Tôi sững người trong giây lát, tôi biết cái tên này.

Tôi nói rõ tình hình cho y tá nghe, cô ấy xin chỉ thị của bác sĩ đang điềutrị chính cho nạn nhân Hoàng Duy Đức. Một mặt bác sĩ ra lệnh đưa HoàngDuy Đức vào phòng phẫu thuật, mặt khác nói với tôi rằng tình trạng củanạn nhân quá phức tạp, mong cô hãy liên lạc với bác sĩ chủ trị của nạnnhân ở TQ. Chúng tôi cần sự hợp tác của ông ấy.

“Cô à, cô có bằng lòng giúp chúng tôi không?”

“Tôi sẽ cố gắng hết sức”. Tôi đáp lại, cứu người quan trọng mà. Tuy lúc nàyphải đối mặt với tình huống chưa từng gặp, trong lòng tôi chợt thảngthốt bất an, nhưng tôi biết, tôi bây giờ khác hẳn tôi của ngày xưa. “Tôi gọi điện ở đâu được, thưa bác sĩ?”

“Trong phòng phẫu thuật”.

Cảnh tượng sau đó rất giống với cảnh trong phim truyền hình Mỹ, Chuey65n trong phòng cấp cứu.

Tôi ở trong phòng điều khiển điện tử của phòng phẫu thuật, một mặt gọi điện về TQ cho tiến sĩ Gia Minh qua mạng, mặt khác nhanh chóng tìm lại vốntừ vựng đã học từ trước.

Điện thoại được kết nối, không quá ba hồi chuông đã có người bắt máy: “A lô”.

Trước mặt tôi, các bác sĩ Pháp đã mở ổ bụng của Hoàng Duy Đức, tôi nhìn thấyrất nhiều máu. Nhưng bên tai tôi vang lên giọng nói rất giống Trình GiaDương: “Tiến sĩ Trình Gia Minh xin nghe”.

Tôi giơ ngón cái biểu thị mọi việc đã ổn cho các sĩ Pháp.

“Đây là bệnh viện quốc tế Thánh Tâm Paris, chúng tôi vừa nhận điều trị chobệnh nhân trước của ngài- Hoàng Duy Đức. Tình trạng hiện tại của ông ấylà bị chảy máu trong, các bác sĩ mới mổ ổ bụng của nạn nhân, họ đangtiến hành phẫu thuật cho ông ấy”.

Đầu dây bên kia im lặng một lúc,chưa tới nửa phút sau Trình Gia Minh nói tiếp: “Đúng, tôi đã mở hồ sơcủa bệnh nhân Hoàng Duy Đức. Tôi sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của cácngài”.

Bác sĩ hai nước Trung -Pháp đối thoại với nhau qua điện thoại để cùng chữa trị, tôi làm phiên dịch cho hai bên.

Bác sĩ Pháp: “Cơ quan nội tạng bị chảy máu, nhưng không nhìn thấy vết thương”.

Trình Gia Minh: “Lúc phẫu thuật cắt bỏ một phần lá gan, khâu ở bên trái tĩnh mạch trung ương. Xin các ngài kiểm tra lại”.

Bác sĩ Pháp: “Miệng vết thương chỗ này vẫn khép kín, không bị rạn nứt”.

“...”

Lời của bác sĩ hai bên giống như khẩu lệnh trong quân đội, cho dù là tiếngPháp hay tiếng Trung, đều không hề có một chữ nào thừa, tôi cố hết sứcđể truyền tải.

Tôi nghe thấy tiếng của trợ lý báo cáo với bác sĩđiều trị chính về huyết áp và mạch của bệnh nhân, lúc này tim tôi cũngđang đập thình thịch.

Bác sĩ Pháp: “Vẫn tiếp tục chảy máu trong”.

Trợ lý thay một túi máu khác cho bệnh nhân, tiếp tục truyền máu.

Đầu dây bên kia, Trình Gia Minh không nói gì.

“Bác sỉ trình”. Tôi gọi.

“Tôi đây. Tôi đang nhớ lại”. Giọng của anh ta vẫn rất bình tĩnh, trong giâylát anh ta nói tiếp: “Xin hãy kiểm tra bên trái của lá gan nhỏ, ba tuầntrước bệnh nhân tới chỗ tôi kiểm tra, phát hiện có u nang, nhưng vẫnchưa chuẩn đoán được chính xác”.

Tôi dịch lại cho các bác sĩ Pháp nghe.

Một lát sau, bác sĩ nói: “Bên trái lá gan nhỏ có u nang, bị vỡ ở phía sau,phát hiện điểm xuất huyết. Chúng tôi đang tiến hành khâu, cảm ơn tiến sĩ Trình”.

Tôi lại dịch cho Trình Gia Minh nghe, cảm thấy haibác sĩ dường như đã giải quyết được vấn đề lớn. Tôi thở phào nhẹ nhõm.Tuy thời gian dịch không dài, hơn nữa cũng không phải nói nhiều, nhưngtôi có cảm giác mình đã dốc toàn bộ sức lực vào việc này.

Người tôi đầm đìa mồ hôi.

“Tôi rất vinh hạnh được giúp đớ các ngài”.

Trình Gia Minh nói.

“Xin chuyển lời hỏi thăm của tôi tới ông Hoàng Duy Đức. Ngoài ra ông HoàngDuy Đức còn mắc bệnh tiểu đường, sau khi phẫu thuật truyền dịch nên dùng nước muối sinh lý”.

Tôi dịch lại cho bác sĩ Pháp nghe, trợ lý của ông ấy ghi lại.

“Cảm ơn anh, Tiến sĩ Trình, tình hình đã được khống chế”. Tôi đáp lại.

“Cô dịch rất tốt. Cô là bác sĩ TQ à?”

“Cảm ơn anh, tôi là phiên dịch chuyên nghiệp”.

“Giọng của cô nghe rất quen, dường như tôi đã từng nghe qua”. Trình Gia Minh nói.

Tôi lặng người.

“Rất có thể là như vậy, bởi trên thế giới này vốn có rất nhiều người có giọng nói giống nhau mà. Tạm biệt”.

“Tạm biệt”.

Trình Gia Dương

Tôi lại đánh dấu gạch chéo trước một cái tên khác, gập hồ sơ lại rồi đưa cho đồng nghiệp bên phòng Nhân sự.

Anh ta nhìn tôi thắc mắc: “Sao người này cũng không được?”

“Nghiệp vụ không đạt”.

“Cứ tiếp tục tuyển chọn kiểu này thì kể cả bọn du học bên Châu Âu về cũng không có ai đạt yêu cầu mất”.

“Thà thiếu còn hơn tuyển tràn lan”.

Tôi đứng dậy đi về phía cửa sổ.

Đây là Học viện Ngoại ngữ, lại là đầu hạ, một năm nữa đã qua, tôi phụ trách đào tạo phiên dịch mới nên tới đây để tuyển những sinh viên tốt nghiệploại giỏi cho Bộ Ngoại giao.

Những thí sinh trúng tuyểnsẽ được phân tới các chi cục trong Bộ hay Đại sứ quán, Lãnh sự quán ởnước ngoài. Những người giỏi nhất sẽ được giữ lại trong phòng phiên dịch cao cấp để tiếp tục bồi dưỡng và rèn luyện chuyên sâu. Những người nàysẽ trở thành những anh tài cốt cán trong giới phi6n dịch cả nước.

“Thôi dừng ở đây đi”. Tôi nói, “Anh về trước nhé, em còn phải đi gặp thầy giáo một chút nữa”.

“Không được. Bên tiếng Pháp chẳng tuyển được một ai. Năm nay phòng phiên dịch cao cấp bên cậu không cần người à?”

“Ai bảo không cần chứ? Suất của em không ai tranh được đâu”. Tôi nhìn anhta. “Anh quên rồi à, cô gái mà Bộ chúng ta cử đi học đó”.

Tôi tới gặp Giáo sư Vương- Chủ nhiệm khoa. Vừa gặp tôi, thầy liền hỏi: “Gia Dương à, sao rồi? Có tuyển được ai không?”

Tôi lắc đầu nói: “Chỗ thầy có tin tức gì của Kiều Phi không ạ?”

“Tin tức chỗ thầy sao đầy đủ bằng bên em được”. Thầy Chủ nhiệm đáp lại, “Con bé xuất viện rồi cũng chẳng liên lạc gì với thầy. Thầy cũng không biếtlúc nào nó về trường nữa. Khóa của con bé sắp sửa tốt nghiệp rồi. Con bé này thật là tùy tiện”.

“Đúng vậy. Thât tùy tiện”.

Tôi hoàn toàn đồng ý với thầy về chuyện này.

Sau khi tôi từ Bỉ về nước mới biết vụ nổ ở ga Lyon, Đại sứ quán gửi tin xác nhận Kiều Phi bị thương trong vụ nổ. Hôm đó chính là ngày 17 tháng 4,hôm đó tôi đang ở Paris còn cô ấy thì nói với tôi rằng, mình đang thi ởMontpellier. Kỳ thực cô ấy cũng đang ở Paris.

Tôi liền mua vé máy bay, muốn tới Paris ngay lập tức.

Trên đường lái xe ra sân bay, bỗng dưng tôi cảm thấy không đâu đầu, cũng chẳng sốt ruột nữa.

Tôi nhớ lại một câu chuyện trong tuyển tập Nghìn lẻ một đêm, ma quỷ bị nhốt trong một cái vò rồi được ném xuống đáy biển. Trong hoàn cảnh như vậy,con ma hy vọng sẽ được giải cứu, nó nguyện sẽ hậu tạ cho người cứu nó.Thời gian trôi qua, mức thưởng càng ngày càng lớn hơn. Bắt đầu từ một số đồ quý giá cho đến trường sinh bất lão rồi đến tất cả của cải quý giátrên thế gian, thế nhưng rốt cuộc vẫn chẳng có ai tới cứu. Mấy trăm nămsau, một ngư dân vớt được cái vò lên, sự báo đáp lúc này của con machính là giết chết người đã giải thoát cho nó.

Tôi nhớ tới lúcchúng tôi bên nhau, tôi đã trao gửi hết niềm vui cũng như nỗi buồn chongười con gái này. Nhưng cô ấy chẳng nói gì với tôi, không những thế lại thường xuyên mất tích. Và còn bịa ra cả ngàn lý do để nói dối tôi. Saukhi chúng tôi chia tay, hết lần này tới lần khác tôi tìm cách gặp cô,tôi đến trường, tôi đuổi theo cô vầ quê, tôi đi Paris nhưng đều khônggặp được cô.

Không hiểu điều gì đã khiến cô đối xử với tôi tuyệt tình như vậy?

Có điều cô may mắn còn sống, chỉ bị thương nhẹ mà thôi. Ông trời vẫn giúp tôi.

Tôi quay xe về Bộ tiếp tục làm việc.

Tôi chắc chắn Kiều Phi sẽ trở về, cô nhất định sẽ gặp tôi.