Mở To Đôi Mắt Xinh Đẹp Của Em

Chương 2: Phần i



“Tháng tư, mùa tàntạ, mùa thê lương”. Tuyết Nhung không nhớ mình đã từng đọc câu thơ này ở đâu, nhưng lúc ấy cô thực không hiểu vì sao một mùa tràn đầy sức sống,ngập tràn sắc màu tươi đẹp như tháng Tư lại được miêu tả ảm đạm. Rồi cho đến tháng Tư đó, tháng Tư năm 2008… bao nỗi đau thương cùng sự tuyệtvọng đã mãi mãi ghi sâu vào những kí ức tuổi trẻ của cô – mẹ, người màcô yêu thương, kính trọng nhất trong suốt cuộc đời mình đã mãi mãi ra đi vào một ngày tháng Tư.

Bên ngoài, những cơn mưa phùn lâm thâm,nhẹ nhàng lướt qua cảnh vật, từng luồng không khí mang theo hơi ẩm, lạnh buốt len lỏi vào từng ngóc ngách căn phòng, táp cả vào người mẹ. Mẹ cômang trong mình trọng bệnh, đang nằm yếu ớt trên giường. Những luồngkhông khí như những mũi kim nhọn hoắt, lạnh lùng tấn công chút sinh lựcnhỏ nhoi của bà. Tuyết Nhung vội vã trải thêm cho mẹ lớp chăn trảigiường. Cô đã khóc tự bao giờ, những dòng lệ ướt nhòe trên mắt, khiến cô nhìn không rõ những nếp nhăn trên khuôn mặt gầy guộc của mẹ, nhưng côvẫn thấy rất rõ đôi mắt mẹ tràn đầy yêu thương. Và chỉ có con gái mẹ mới có thể hiểu những điều chất chứa trong đôi mắt ấy.

Mẹ đưa đôitay yếu ớt, nhẹ nhàng lau dòng nước mắt trên khuôn mặt Tuyết Nhung,“Tuyết Nhung con…”. Mẹ phải ngừng lại để thở, rồi tiếp tục nói: “Mẹ conta bao năm qua luôn gắn bó cùng nhau, nhưng sau này mẹ sẽ mãi không cònnhìn thấy con nữa rồi. Con hãy đến gần bên mẹ, để mẹ ngắm nhìn con lầncuối xem nào…” Cô quỳ xuống gần mẹ, đôi tay lạnh lẽo nhưng tràn đầy ấmáp của mẹ nhẹ nhàng sờ lên khuôn mặt cô, bà dùng chút hơi sức cuối cùngcẩn thận, tỉ mỉ… đôi mắt vừa đẹp vừa chứa đựng bao nỗi đau của con gái,dường như bà muốn mang theo chúng cùng linh hồn mình sang thế giới bênkia. “Con gái, con biết là mình có một đôi mắt rất đẹp không…? Làm saomẹ có thể đành lòng đây…? Mãi mãi không còn cơ hội ngắm nhìn nữa rồi…”.Nói đến đây, bà không tiếp tục được nữa vì thở không ra hơi, bà ra hiệucho Tuyết Nhung đỡ mình dậy, dựa vào gối, đợi hơi thở ổn định trở lại,mới tiếp tục nói: “Mẹ có một nguyện vọng cuối cùng là con đừng giống như mẹ, cả cuộc đời này không có một người đàn ông để nương tựa.” Trái timbà đang nhỏ lệ, đau đớn, ở thời khắc này dường như bao khổ đau của cảcuộc đời đều hiện lên khuôn mặt yếu ớt, nhợt nhạt của bà. Bên ngoài mưamỗi lúc một nặng hạt, không khí trong phòng càng trở nên ẩm ướt, nặngnề. “Con gái à, phụ nữ trong gia đình chúng ta đều có những cuộc hônnhân không hạnh phúc. Nhưng có thể trách ai đây? Người đàn ông chỉ cầncó chút tiền, chút địa vị là muốn ra ngoài mây gió, trăng hoa. Vì thếkhi bước chân ra cuộc đời, con hãy dùng đôi mắt, trái tim mình, chịu khó kiếm tìm người đàn ông mà con có thể gửi gắm cả cuộc đời”.

Nóivừa dứt những lời này, bà bắt đầu ho những cơn ho dữ dội. Vừa ho, bà vừa run run chìa đôi bàn tay lau nước mắt cho Tuyết Nhung. “Con đã nhớnhững lời mẹ chưa? Phải luôn ghi nhớ lời mẹ nghe không…” Tuyết Nhung nắm chặt tay mẹ, không biết từ đâu mà cảm nhận thấy chắc hẳn tình yêu củamẹ rất đau đớn. Nghĩ tới cảnh sắp rời xa người mẹ vô cùng yêu thương,Tuyết Nhung lại không cầm được lòng mình, cô sà vào lòng mẹ, khóc rưngrức. “Tuyết Nhung, con đừng khóc nữa, mau đi lấy chiếc vĩ cầm của conlại đây, mẹ muốn nghe con chơi nhạc”. Tuyết Nhung kìm nước mắt, chạy vềphía căn phòng có chiếc đàn violon đã gắn bó bao năm với mẹ con cô. Đôibàn tay không còn chút sức lực nào của mẹ nhè nhẹ sờ khắp thân cây đàntao nhã, bóng sáng. “Con yêu, con bốn tuổi đã bắt đầu chơi đàn rồi, đếnbây giờ con đã 23, những ngày tháng của mẹ trôi qua gắn liền với nhữngđiệu nhạc của con… Bây giờ con hãy kéo bản nhạc đầu tiên mà con chơi, để mẹ sống lại những năm tháng đã qua của hai mẹ con mình”. Tuyết Nhungxúc động, ôm chặt mẹ, không ngừng khóc. Mẹ nhẹ nhàng đẩy cô ra: “Ra chơi đàn đi con, mẹ muốn nghe rồi, con hãy đứng ở chỗ mà hàng ngày con vẫnđứng luyện đàn nhé”. Tuyết Nhung cầm chiếc violon, gối lên cổ, nhìn vềphía mẹ đang nằm đó không xa, mẹ mỉm cười gật đầu, Tuyết Nhung hiểu ý mẹ bảo cô hãy chơi đàn đi. Bản nhạc “Ngôi sao nhỏ lấp lánh” là điệu nhạcđầu tiên mà Tuyết Nhung chơi violon. Từ ngày lớn lên, bao năm qua côkhông chơi lại bản nhạc này. Bây giờ thả hồn theo những nốt nhạc trầmbổng, cô như đang trôi về ngày thơ bé, hình ảnh mẹ cúi xuống, ôm chiếcmặt nhỏ xinh của cô: “Tuyết Nhung con đừng sợ đau, nếu con biết chơi bản nhạc này, con sẽ là một ngôi sao nhỏ, ngôi sao trong bầu trời lòng mẹ”.

Những giọt nước mắt của Tuyết Nhung lã chã rơi trên đàn, cô thầm nghĩ: Mẹ ơi, mai này mẹ có ra sao thì con mãi là ngôi sao bé nhỏ của mẹ! Có kiếpsau, con vẫn mong muốn là con của mẹ.

Tuyết Nhung đau đớn tronglòng không thể chơi tiếp được nữa. Mẹ cô nhìn lúc này dường như đã muônphần mệt mỏi, như thể bà muốn ngủ một giấc. Nghe thấy Tuyết Nhung ngừngchơi đàn, bà miễn cưỡng nhấc mình, cố gắng làm động tác đưa đi đưa lại.Tuyết Nhung hiểu ý mẹ muốn bảo mình tiếp tục chơi nhạc. Nước mắt côkhông ngừng tuôn rơi khi cô kéo bản nhạc “Bản concerto dành cho đànviolon” của nhà soạn nhạc Traicốp-xki. Lúc này, trái tim cô như muốn vỡtung ra. Đây là điệu nhạc cuối cùng mà mẹ cô cùng cô luyện tập, chuẩn bị cho cô đi du học. Mẹ đã giúp cô chọn mua gần 20 đĩa CD, bảo cô hãy dùng trái tim để cảm nhận các phong cách biểu diễn khác nhau của nhiều nghệsĩ. Sau khi ghi âm bản nhạc này và đem dự thi trường Học viện âm nhạcMĩ, tinh thần và thể chất của mẹ bắt đầu đi xuống, căn bệnh đã quật ngãmẹ, mẹ dường như cũng cảm nhận được sứ mệnh của mình sắp hết nên bà cũng buông xuôi, phó mặc số phận.

Bây giờ khi đang đứng trước mẹ chơi lại bản nhạc đó, Tuyết Nhung đã kéo những giai điệu ấy bằng tất cả tình cảm từ trái tim mình.

“Mẹ, mẹ thấy lần này con kéo bản này thế nào ạ?”

“Con ngoan, mẹ thấy rất hay. Xem ra con đã tìm thấy tâm hồn đồng điệu cùng âm nhạc rồi đó”.

“Mẹ ơi, con chẳng mong tìm thấy tâm hồn âm nhạc hay tâm hồn của bất cứ thứgì khác, mẹ chính là tâm hồn của con rồi. Con tin rằng trong cuộc đờinày con sẽ mãi không tìm thấy một tâm hồn nào giống như tình mẹ thươngcon”.

“Con ngốc ạ, tâm hồn của mẹ cần con phải tìm ư, nó sẽ mãibên cạnh con, che chở, bao bọc con…” Mẹ bỗng nghiên quay đầu ra, nhìnngắm Tuyết Nhung lần cuối, dòng nước mắt ấm tuôn rơi. Con gái. Từ ngàyhôm nay, hai mẹ con ta mỗi người một thế giới.


Theo đúng sắp xếp của mẹ lúc còn sống, Tuyết Nhung cuối cùng cũng đã đặtchân đến Mĩ, vùng đất hoàn toàn xa lạ với cô, và vào học tại một trườngcông lập nổi tiếng ở miền Tây.

Khi khoác ba lô trên vai, rảo bước trong sân trường đại học Mi-chi-gân giữa trời thu, cô gái 23 tuổi ĐinhTuyết Nhung mới nhận ra mình không hề nằm mơ. Vậy là, cô đã thực sự bước vào thế giới đa văn hóa mà phim ảnh và tiểu thuyết không ngớt lời cangợi, bước vào một cuộc sống mới mà mỗi lần nghĩ đến lại khiến cô phấnkhích và tò mò.

Tuyết Nhung ngẩng đầu nhìn lên bầu trời cao rộng. Tháng 9, miền trung tây nước Mĩ, mặt trời cao vút và gay gắt, ngược lại những áng mây lại xinh đẹp dịu dàng. Giữa bầu trời xanh biếc mênh mang, những cơn gió thu nhẹ nhàng thổi, xua mây trắng đuổi theo mặt trời; vậy mà thoáng một cái lại đã thấy mặt trời thỏa thích đuổi theo những ángmây bồng bềnh trôi theo gió. Ngắm nhìn cảnh thiên nhiên thanh khiết vàsống động, tâm hồn u sầu bấy lâu nay của Tuyết Nhung bỗng thấy được anủi phần nào.

Thực ra, ngoài bầu trời cao rộng và trong sáng,khung cảnh núi non sông nước của Mi-chi-gân có nhiều nét giống quê hương Tuyết Nhung. Những ngọn núi nhấp nhô, bao trùm màu xanh mướt của cỏ cây hoa lá, e ấp như giấu trong mình nhiều bí mật thầm kín. Những con đường uốn lượn quanh co, ẩn hiện giữa những triền núi, khiến cho khung cảnhcàng trở nên linh thiêng và huyền bí. Chỉ sau một ngày đặt chân lên chốn đất khách quê người này, Tuyết Nhung đã có cảm giác vô cùng quen thuộc; thì ra nó không hề lạ lẫm như cô vẫn tưởng tượng.

Nhưng khi đitrên con đường lớn chạy dọc theo những tòa nhà trong trường, cô bỗngthấy lòng mình nặng trĩu. Cảm giác dễ chịu và thoải mái khi ngắm nhìntrời xanh, mây trắng, những rặng núi xanh biếc đã biến mất, thay vào đólà cảm giác bị cô lập và nỗi cô đơn vô hạn khi nhìn thấy những người đủmàu da đeo ba lô rảo bước trên đường, những người cưỡi xe đạp luồn láchgiữa đám đông, những người ngồi nói điện thoại trên những hàng ghế bênđường. Tuyết Nhung không ngừng thắc mắc lí do mẹ muốn cô đến đây là gì?Liệu cô có thể tìm được một chốn đi về cho tâm hồn mình giữa những khuôn mặt xa lạ và lạnh nhạt ở nơi đây?

Tuyết Nhung đứng giữa ngã tưđường, tò mò quan sát những người mà cô sắp gặp gỡ và chung sống. Mộtngười, hai người rồi cả một nhóm những chàng trai Mĩ mắt xanh tóc vàngđi qua trước mặt. Những bước chân của họ thật mạnh mẽ và phóng khoáng,dáng người cao ráo toát lên vẻ hào hoa anh tuấn, khuôn mặt đầy tự tin và lạc quan. Ừm, xem ra so với đàn ông Trung Quốc, những chàng trai Mĩ này trông cởi mở và vui tươi hơn nhiều.

Lại có một nhóm con gái ômsách đi lướt qua Tuyết Nhung. Trong đó nổi bật là cô gái da đen mặc mộtchiếc mini juýp vô cùng thời thượng. Giữa thời tiết nóng nực của thángchín, cô ta vẫn đi một đôi bốt cao đến tận đầu gối, khiến đôi chân thondài càng thêm phần gợi cảm. Đám con gái da trắng mắt to gò má cao mỗilần đi qua trước mặt cô đều vênh mặt ưỡn ngực, đeo tai nghe chăm chúthưởng thức những bản nhạc đang thịnh hành, chẳng thèm liếc nhìn cô lấymột cái. Phần lớn con gái ở đây đều để những kiểu đầu khác nhau, mỗingười một vẻ. Ngoài ra, mỗi người bọn họ mặc theo một phong cách riêng,có người trông giống dân Di-gan, người lại mặc kiểu tomboy, kẻ lại khoác lên mình những bộ váy áo sang trọng như những công chúa châu u. Đúngthế, so với con gái Trung Quốc, con gái Mĩ bạo dạn và cá tính hơn nhiều.

Tuyết Nhung bất giác nhìn lại mình. Đương nhiên, nếu dựa theo tiêu chuẩn củangười Trung Quốc, cô có thể được liệt vào hàng mĩ nhân. Trước nhất, côcó khuôn mặt trái xoan truyền thống, đậm nét Trung Quốc. Dưới hàng màylá liễu xinh đẹp là đôi mắt phượng cong vút, long lanh rất hiếm gặp thời nay, cánh mũi dọc dừa thanh tú và đôi môi hồng thắm. Thêm vào đó, dángngười cao ráo thanh mảnh và khí chất thanh tao có được nhờ kéo vĩ cầmcàng khiến người khác phải ngoái nhìn lại thật lâu mỗi lần thấy cô bướcqua.

Tuyết Nhung trước nay chưa bao giờ là kẻ giả tạo, và cũngcực ghét những kẻ giả tạo. Vì thế khi có người hỏi “tại sao lại đến nước Mĩ”, cô thẳng thắn trả lời: “Tôi muốn đến Mĩ để tìm người đàn ông thựcsự có tấm lòng”. Tất nhiên, câu nói này của Tuyết Nhung khiến rất nhiềungười Trung Quốc, đặc biệt là đàn ông tức tối miệt thị cô sau lưng, cũng khiến nhiều phụ nữ Trung Quốc cảm thấy nuốt không trôi: Lẽ nào ở TrungQuốc không có đàn ông tốt hay sao? Chẳng lẽ toàn bộ đàn ông tốt ở TrungQuốc đều chết sạch rồi ư? Tại sao cứ phải ra nước ngoài mới tìm được? Và kết luận cuối cùng của bọn họ đều là: cô này còn hèn hạ hơn cả những kẻ hèn hạ.

Song bất luận người khác nghĩ thế nào, đánh giá thế nào, Tuyết Nhung vẫn chẳng hề bận tâm, nói đúng hơn là chẳng thèm bận tâm.Bởi vì chính mắt cô đã chứng kiến cảnh cha mình nhẫn tâm ruồng bỏ mẹ đểchạy theo một người đàn bà khác, rồi lại được nghe mẹ kể lại chuyện ôngngoại phản bội bà ngoại như thế nào, cụ ông phản bội cụ bà như thế nào.Sự phản bội này không chỉ xảy ra trong ba thế hệ nhà cô, nếu truy đếncùng, thậm chí cũng có thể xảy ra trong suốt bốn năm đời phụ nữ của dòng tộc cô. Đàn ông Trung Quốc trong mắt Tuyết Nhung và mẹ hoàn toàn khôngphải là những kẻ có lương tâm.

Có lẽ để thoát khỏi cảnh bị phảnbội đó, suy nghĩ đầu tiên của Tuyết Nhung khi bước vào trường đại học Mĩ này là: nhất định phải chuẩn bị cho mình những kiến thức về hôn nhân.Trước đây khi còn ở Trung Quốc, mẹ cô luôn cho rằng, sở dĩ phụ nữ tronggia tộc đều phải hứng chịu số phận bất hạnh như vậy là vì đàn ông TrungQuốc quá bất lương. Vậy nên, con đường duy nhất để thoát khỏi số phận bi thảm đó là chạy đến một đất nước khác, tìm một người đàn ông cao thượng hơn những kẻ cùng chủng người với mình. Song đối với Tuyết Nhung, sựphản bội trong hôn nhân không hẳn chỉ bắt nguồn từ tính cách của đàn ông Trung Quốc, mà bản thân mỗi người phụ nữ cũng có một phần trách nhiệm.Chỉ có điều, trách nhiệm của họ là quá ngu muội và mù quáng. Nếu trướckhi bước tới hôn nhân, người phụ nữ có sự trưởng thành trong cách đánhgiá đàn ông, hiểu rõ con người thực sự của anh ta, sớm chuẩn bị tâm lýđể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ vợ chồng thì chắc chắn sẽ ít nhiều hạn chế được việc chọn nhầm bạn đời; và nhờ đó, khả năng họ bị chồng phản bội sau khi kết hôn cũng giảm đi phần nào.

TuyếtNhung bước lên bậc thềm nối với tòa nhà lớn có tên “Angel” với những suy nghĩ như vậy. Đây là công trình nổi tiếng nhất của đại học Mi-chi-gân,cũng là nơi nhiều bộ phim chọn làm bối cảnh. Từ xa nhìn lại, những chiếc cột trắng xóa thiết kế theo phong cách các ngôi đền La Mã xưa đứng sừng sững trên nền đá cẩm thạch. Bước vào bên trong, Tuyết Nhung có cảm giác mỗi bước cô đi là một bước chân lịch sử trong cuộc đời. Cô thở một hơithật sâu, rồi nhanh chóng rảo bước vào trong.

Dựa vào những tấmbiển chỉ dẫn trong tòa nhà, Tuyết Nhung đã tìm thấy “Trung tâm tư vấndành cho sinh viên” ở một góc quẹo của hành lang. Người ta nói với cô,đó chính là nơi để cô lựa chọn môn học.

Sau khi nghe những nguyện vọng của Tuyết Nhung, người phụ nữ da trắng đẫy đà, đeo kính gọng vàngquay ra đằng sau, rút một cuốn sách dày cộp từ trên giá xuống. “Đây, tất cả các môn học trong mùa thu này đều có trong này, trên mạng cũng có.Bạn có thể cầm về, xem xét thật kĩ lưỡng rồi hãy chọn môn. Nếu có vấn đề gì hãy gọi điện đến hỏi chúng tôi là được.” Nói dứt lời, bà ta mỉm cười thân thiện nhìn Tuyết Nhung.

Nhìn cuốn sách nặng nề trước mặt,đầu óc Tuyết Nhung thực sự mù mịt: phải mất bao lâu cô mới có thể chọnđược môn mình thích trong đó, chi bằng cô hỏi thẳng ngay bây giờ. TuyếtNhung sắp xếp lại những suy nghĩ trong đầu, nhẩm lại câu tiếng Anh mìnhmuốn nói cho thật lưu loát rồi cất tiếng hỏi: “Xin lỗi, tôi chỉ muốn hỏi chỗ các vị có môn học nào dành cho phụ nữ không?” Nữ nhân viên nọ liềnmỉm cười, giở sách rất thành thục, sau đó dừng lại ở một trang và đưađến trước mặt Tuyết Nhung nói: “Bạn xem, đây là các môn học liên quanđến phụ nữ, trong này có rất nhiều, trường đại học của chúng tôi luônnằm trong top năm cả nước đó.” Bà ta đẩy đẩy mắt kính, rồi lại chỉ tiếpvào trang giấy và tự hào nói: “Cô xem, có rất nhiều sinh viên thích chọn các môn “Nghiên cứu phụ nữ”, “Phụ nữ Mĩ”, “Sự thức tỉnh của phụ nữ thếkỉ 19”, “Lịch sử tiến hóa của phụ nữ” này…” Nhìn dáng vẻ không mấy hứngthú của Tuyết Nhung, bà ta liền giở sang một trang khác, rồi lấy ngóntay chỉ vào giữa những dòng chữ nhỏ xíu, dày di dít: “Nếu như cô muốnchọn những môn đặc biệt, có tính phân loại chi tiết hơn chút nữa thì đây “Nghiên cứu vị thế của phụ nữ châu Á”, “Phong tục bó chân của phụ nữTrung Quốc”, “Nghiên cứu các nhân vật nữ trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng”,“Tình hình hôn nhân của phụ nữ Đông Nam Á” v.v…”

“Lẽ nào ở chỗcác vị không có môn học nào dành cho các cô gái trẻ, ví như những mônhướng dẫn họ chuẩn bị cho một mối quan hệ nam nữ kiểu “tình yêu và hônnhân”, “làm thế nào để tránh những nguy cơ trong tình yêu”, “làm thế nào để tìm người bạn đời phù hợp” v.v… hay sao?” Câu hỏi của Tuyết Nhungkhiến nữ nhân viên nọ lặng đi giây lát. Không chỉ bà ta, tất cả những ai có mặt trong căn phòng rộng lớn này đều dừng bút hoặc ngừng dùng chuộtmáy tính, hướng ánh mắt về phía Tuyết Nhung.

Lúc này, một phụ nữtrung niên đen đúa gầy gò, không rõ chủng người, có vẻ là quản lý ở đâyđi tới, nhã nhặn nói với Tuyết Nhung: “Chúng tôi hiểu rõ tính ham họccủa bạn, nhưng những nội dung mà bạn vừa nhắc đến nằm trong phạm vi tựhọc từ cuộc sống của mỗi người, vậy nên không được liệt vào danh sáchcác môn học bắt buộc của trường chúng tôi. Nếu có hứng thú với những nội dung đó, bạn hoàn toàn có thể tìm đọc sách của Barnes & Noble[1].Tôi tin những mục trong đó sẽ rất hữu ích với bạn.”

[1] Barnes & Noble – Trung tâm phát hành sách lớn nhất thế giới.

Nói dứt lời, người phụ nữ nọ định quay người bước đi, ai dè lại bị TuyếtNhung gọi giật lại: “Xin đợi một chút! Tôi vẫn còn một câu hỏi nữa.” Bàta lập tức quay đầu lại, ánh mắt đầy tò mò. “Tôi muốn hỏi, nếu y học làmột môn học, pháp luật là một môn học, việc buôn bán qua lại dựa vàodanh nghĩa thương nghiệp cũng trở thành môn học, thậm chí đều là nhữngmôn học bắt buộc trong trường đại học, vậy thì tình yêu và hôn nhân,những lĩnh vực đối với phụ nữ mà nói còn quan trọng hơn cả y học, phápluật, kiếm tiền tại sao lại không thể trở thành một loại học vấn, đểchúng ta nghiêm túc học tập và nghiên cứu một cách có hệ thống sau đó áp dụng thật tốt vào trong cuộc sống?” Tuyết Nhung thở dài rồi nói tiếp:“Thay vì bắt phụ nữ phải học một đống kiến thức, để rồi cuối cùng vẫnbước vào những cuộc hôn nhân mù quáng, chịu thất bại cay đắng, hủy hoạicuộc đời mình, tại sao không giáo dục họ một cách đầy đủ để tránh nhữnglỗi lầm đáng tiếc vì nhận thức non nớt về tình yêu và hôn nhân?”

Tất cả phụ nữ trong phòng đều đưa mắt nhìn nhau, người quản lý nọ ái ngạinói với Tuyết Nhung: “Chúng tôi có thể giúp bạn chuyển ý kiến này đếncác bộ ngành hữu quan, nhưng tạm thời trước mắt chưa có gì thay đổi.”

Khi Tuyết Nhung bước khỏi căn phòng nọ, cô có thể cảm nhận được tất cả mọiánh mắt đang nhìn theo mình. Thậm chí, cô còn nghe thấy có người thìthầm hỏi: “Cô ta là người châu Á đúng không?” Một người khác trả lời:“Trông có vẻ là người Trung Quốc!”.

Chuyện này có liên quan gìđến việc cô là người nước nào? Lẽ nào chỉ có phụ nữ Trung Quốc mới yêuđương và kết hôn? Tuyết Nhung cảm thấy thật buồn cười.

Mang theotâm trạng thất vọng, Tuyết Nhung bước ra khỏi tòa nhà Angel. Trước đây,khi cô còn ở Trung Quốc, rất nhiều trường đại học đã đưa môn giáo dụcgiới tính của phương Tây vào giảng dạy. Nghe nói, môn học này thậm chícòn được dạy cả trong trường tiểu học. Song trước giờ chưa từng cótrường học Trung Quốc nào dạy môn học về tình yêu và hôn nhân. Lúc đó,Tuyết Nhung nghĩ sở dĩ có chuyện này là nền giáo dục Trung Quốc vẫn chưa theo kịp trào lưu của thế giới mà thôi. Cô vẫn luôn tin rằng, nếu đếnMĩ, cô nhất định sẽ được học rất nhiều điều không được học ở trong nước. Bây giờ Tuyết Nhung mới biết, trường học nào trên thế giới cũng giốngnhau, và nền giáo dục Mĩ cũng khiến cô hiểu ra một điều: thì ra quốc gia này cũng chẳng ra sao cả!