Mắt Âm Dương I

Chương 11: Chim sắt



Dương Hoài Ngọc vừa nãy còn mải xem xét chiếc đèn bằng đồng, lúcnày mới bước đến, nhìn thấy chiếc giá sắt nằm giữa bình đài, côbuột miệng:

- Sao cái này nhìn giống máy bay thế nhỉ?

Vương Uy kinh ngạc, máy bay thì anh đã thấy, nhưng nó không giốngvới thứ này, đây không thể là máy bay được. Dương Hoài Ngọc lại nói:

- Máy bay có nhiều loại, có thể các anh chỉ thấy máy baychiến đấu, mà cái giá sắt này lại có cấu tạo rất giống tàu lượnthời kỳ đầu. Tàu lượn hồi ấy không có động cơ, hoàn toàn chỉ hoạtđộng dựa vào năng lượng khi lao từ trên cao xuống mà thôi. Hồi cònnhỏ, tôi sống gần bảo tàng không quân Hoàng gia Anh quốc, từng thấy môhình tàu lượn ban nhất, nó rất giống với cái giá sắt này.

Vương Uy bước lên trước, sờ tay vào khung thép trên giá, vừa sờvào tay đã bám đầy gỉ, lớp gỉ này phía trên là gỉ đồng màu xanh,bên dưới là gỉ sắt màu đỏ, có lẽ cái giá sắt này được mạ đồngthau. Cấu tạo của cái giá rất đơn giản, ngoài những khung tam giáclồng vào nhau, chỉ có đôi cánh sắt đang khép lại trên lưng là tươngđối phức tạp mà thôi, thứ này rất khó có thể gọi là máy bay, lạicàng khó hình dung nó có thể bay lên trời.

Vương Uy đi vòng quanh cái giá mấy vòng, trong khi Dương Hoài Ngọccầm đuốc dạo quanh bình đài xem còn có gì đặc biệt nữa không. Cô đimột vòng rồi quay lại, nói với Vương Uy:

- Anh Uy, nơi này không phải bình đài và con đường đâu, mà là mộtcánh tay của bức tượng.

Vương Uy ngớ ra hỏi:

- Sao lại nói thế?

Dương Hoài Ngọc nói:

- Tôi đến sát mép bình đài, thấy đầu mút phía trước của bìnhđài có năm ngón tay hơi co lại, nhìn rất cân xứng với nhau, trônggiống bàn tay người lắm.

Vương Uy suy nghĩ hồi lâu rồi nói:

- Trên bàn tay tượng đặt một con chim sắt để làm gì? Lẽ nào nóthật sự có ý nghĩa đặc biệt gì ư?

Dương Hoài Ngọc lắc đầu. Lúc này, thình lình cái giá sắt runglên kịch liệt, Vương Uy giật mình hoảng hốt, vội giương súng nhằm vàokhối đen đen ở giữa cái giá sắt.

Đôi cánh chim sắt bỗng hơi xòe ra cụp lại vài ba lần, cuối cùng“rụp” một cái cụp vào rồi không thấy cử động gì nữa.

Hai người trố mắt nhìn cảnh tượng trước mắt, con chim sắt như mộtsinh vật sống vậy, mới rồi nó ra sức vẫy vùng, lẽ nào đang muốn baylên?

Bấy giờ, con chim sắt lại từ từ di động, lùi về phía sau. VươngUy hoảng hốt, vội đưa tay ra níu lấy thanh sắt bên cạnh, không ngờ đàkéo của con chim sắt này rất mạnh, lôi tuột cả Vương Uy về phía sau,khiến anh loạng choạng mấy bước.

Dương Hoài Ngọc giơ đuốc soi xuống cái giá sắt bên dưới chân conchim, nói:

- Thì ra có bánh xe…

Vương Uy đứng vững giơ đuốc lên soi, thấy giá đỡ con chim sắt cóbốn cặp trục bánh xe, mỗi giá đối xứng với một cặp trục. Bánh xebằng sắt gắn với trục trơn nhẵn lạ thường, không chút han gỉ, xem ranó thường xuyên di động trên bình đài này, dù có gỉ sắt cũng bịbong hết cả.

Tuy đôi cánh chim đã xếp lại, nhưng vẫn rất lớn, trên bình đàinày gió rất lớn, hễ có gió thổi qua, đôi cánh ấy lại xòe ra nhưcánh buồm, khiến chim sắt xoay chuyển bốn phía, ngọn đèn cũng theođó mà di động, nhìn từ xa hệt như ma trơi.

Dương Hoài Ngọc nói với Vương Uy, cô đã kiểm tra cây đèn đồng,thấy bên ngoài đèn có một cái chụp sắt, trên chụp sắt là miếngngói thủy tinh nửa khép nửa mở. Miếng ngói thủy tinh trơn nhẵn lạthường, cô ngửi mùi dầu trong đèn, thấy hình như là mỡ người đã quaxử lý. Mỡ người có thể cháy rất lâu, không dễ bị loãng, lúc thắplên cho ngọn lửa rất to. Nhưng con chim sắt này nếu không được đưa lênđây trong lúc kiến tạo bức tượng thì sau khi bức tượng đã tạc xong,sẽ không thể cẩu một vật lớn như vầy lên đến độ cao này nữa. Căn cứvào những dòng chữ Tạng cổ trên ngực bức tượng thì ngọn đèn nàyrất có thể đã cháy từ mấy trăm đến hơn một nghìn năm nay rồi.

Chim sắt di chuyển chừng hơn chục mét thì gió trên bình đài lặngdần, chim sắt cũng dừng lại. Tuy chim đã dừng nhưng đám đen đen ởbụng nó vẫn không ngừng cựa quậy, hình như bên trên có thứ gì đó.

Vương Uy đưa mắt ra hiệu cho Dương Hoài Ngọc, hai người một phảimột trái đến gần con chim sắt, một tay cầm đuốc, một tay cầm súng.Lúc này sương mù trên bình đài đã bị gió thổi tan khá nhiều, tầmnhìn cũng xa hơn. Vương Uy đứng bên dưới cái giá, tựa hồ thật sự trôngthấy ở giữa cái giá có một vật gì đó đang cử động.

Anh giơ tay ra hiệu cho Dương Hoài Ngọc cầm súng quan sát động tĩnhtrên kia, nếu đối phương có địch ý thì lập tức nổ súng. Còn anh thìgiắt súng vào lưng, trèo lên khung sắt, leo lên được chừng bốn năm métthì từ từ đến gần bụng chim. Nơi bụng chim có một chỗ lõm vào nhưcái bầu vậy, anh nằm bò phía dưới cái bầu đó, thấy nó được làmtừ một tấm sắt rất lớn, có gì đó đang vùng vẫy bên trên, khiến tấmsắt phát ra tiếng lạch cạch ngay bên tai anh.

Vương Uy giẫm lên một thanh sắt, lặng lẽ leo lên mép cái bầu bằngsắt, anh cắm bó đuốc vào một khe hở bên dưới giá sắt, đoạn giơ súngquát vọng vào trong:

- Đứng im, giơ tay lên!

Bên trong cái bầu lạihao đảo loạn lên làm cả chiếc giá sắt hìnhtam giác bên dưới cũng nghiêng ngả theo, khiến Vương Uy suýt nữa rơixuống. Vương Uy nổi giận, liền chĩa súng bắn vào trong một phát. Vừanghe tiếng súng của Vương Uy, Dương Hoài Ngọc lập tức cảnh giác,giương súng định bắn.

Bấy giờ, trong cái bầu bằng sắt bỗng vang lên tiếng nói yếu ớt:

- Người anh em, tôi đây, mau cứu tôi với…

Vương Uy đứng rất gần cái bầu sắt, nghe rõ mồn một tiếng nóikia, tức thì tim đập thình thịch, còn kích động hơn cả lúc xông phaphá vòng vây của kẻ địch năm xưa, tiếng nói ấy chẳng phải của NhịRỗ hay sao?

Như bị điện giật, Vương Uy vội xông vào trong bầu sắt, diện tíchcái bầu khá rộng, anh lấy bó đuốc gài ở giá sắt bên dưới giơ lênsoi, chợt trông thấy một người đang cuộn mình như con tôm, hai tay chốnglên mặt bầu sắt.

Vương Uy bước tới kéo Nhị Rỗ dậy nhưng Nhị Rỗ không thể cử độngđược, chỉ thều thào nói:

- Tay tôi… hai tay tôi hình như bị gãy cả rồi, chỉ huy cẩn thận…

Vương Uy vội nói:

- Được… được…

Anh đi vòng ra sau lưng Nhị Rỗ, ôm ngang người, xốc gã đứng dậy.Dương Hoài Ngọc ở dưới đang chuẩn bị nổ súng, đột nhiên thấy Vương Uychui vào trong cái bầu sắt, ngỡ rằng anh chui vào đánh giáp lá càvới thứ trong đó, cô càng nắm chắ súng hơn, lòng bàn tay ướt đẫm mồhôi.

Thấy Vương Uy ôm một người đứng dậy, cô há hốc miệng ra, thoạtnhìn thân hình gầy gò của người đó, cô đã nhận ra ngay Nhị Rỗ.

Trông thấy Nhị Rỗ vốn bị cho rằng đã tan xương nát thịt bỗngxuất hiện trên mình con chim sắt thần bí này, Dương Hoài Ngọc cònngỡ như mình nhìn nhầm. Nhưng đúng là sự thật, Vương Uy đang cõng NhịRỗ lên lưng, từ từ leo xuống cái giá sắt.

Xuống đến nơi, anh đặt Nhị Rỗ lên mặt đất, vẫy tay bảo Dương HoàiNgọc lấy túi thuốc trong ba lô ra. Vương Uy xuất thân con nhà võ, đươngnhiên thông tạo cách nắn xương, anh kiểm tra hai tay Nhị Rỗ, phát hiệnxương không gãy, nhưng có vài chỗ bị sai khớp. Vương Uy nắn lại khớpcho Nhị Rỗ, đoạn bôi thuốc giảm đau. Nhị Rỗ lầm bầm một lúc mới thốtđược một câu:

- Ông nội tôi bảo tôi cao số, tôi không tin, nhưng lần này được kiểmchứng rồi, rõ ràng Diêm Vương không bắt được tôi. – Nói xong, gã cườihề hề.

Thấy Nhị Rỗ không chết, Vương Uy vô cùng xúc động, anh nắn lại khớpcho Nhị Rỗ rồi kiểm tra toàn thân gã, thấy các nơi khác chỉ bị xâyxước, không có gì nghiêm trọng.

Trải qua một trận cam go này, cả sức lực và tinh thần của bangười đều vô cùng rời rã. Lúc này vừa bình tĩnh lại, cả ba liềnnằm lăn ra đất, không ai muốn ngồi dậy. Giữa không trung tuy gió tonhưng không lạnh, ba người nằm dài ra, tranh thủ nghỉ ngơi chốc lát.

Vương Uy hỏi Nhị Rỗ:

- Anh làm sao thế? Rơi từ độ cao như thế xuống mà không việc gìà?

Nhị Rỗ lầm bầm:

- Mẹ kiếp, tôi thật cao số, từ trên cao mấy chục mét rơi xuống,lại trúng vào con chim sắt này. Cái bầu sắt kia cũng dễ chịu ghê,lại vững chãi nữa, nếu không có khi tôi đã đè sụp nó rồi.

Lúc Vương Uy leo lên cứu Nhị Rỗ, có sờ tay vào trong cái bầu sắt,thấy bên trong hình như là một lớp da, lớp sắt bên dưới cũng khônghoàn toàn là sắt, mà có cái gì đó gắn kết lại, người nằm bên trêncó thể cảm giác đàn hồi rõ rệt. Có lẽ chính thứ đó đã cứu mạngNhị Rỗ, chứ nếu chỉ thuần là sắt, hẳn cái bầu đó đã bị Nhị Rỗđè sụp.

Ba người ngồi giữa bình đài ăn lương khô rồi lại nằm vật xuống,sức cùng lực kiệt, mơ màng ngủ thiếp đi.

Trong giấc ngủ, Vương Uy liên tục gặp ác mộng, anh mơ thấy mìnhđến một nơi kỳ lạ, bốn bề đều là tường vây, trước mặt có mộtngười đang đứng. Người này quay lưng về phía anh, hình như đang nói,nhưng nói gì thì anh không nghe rõ. Người ấy nói rất nhiều, trong khiVương Uy chỉ có thể quỳ dưới đất, anh muốn đứng dậy phản bác, nhưngtay chân không động đậy nổi, miệng cũng không nói nên lời. Anh cố mởmiệng nhưng miệng há ra mà không thốt nổi lời nào.

Vương Uy đang sợ đến toát mồ hôi, chợt giật mình tỉnh lại, mởbừng mắt ra nhìn. Bó đuốc họ cắm trên giá sắt sắp cháy hết, ánhsáng dần dần yếu hẳn đi. Anh thấy Nhị Rỗ đang thì thầm nói chuyệnvới Dương Hoài Ngọc. Nhị Rỗ cứ một câu tây rởm thế này, hai câu tâyrởm thế nọ, nhưng lần này Dương Hoài Ngọc không nổi cáu, chỉ câuđược câu chăng đối đáp với gã.

Thấy Vương Uy đã dậy, hai người thôi không nói chuyện nữa. Nhị Rỗcười khì khì, nói:

- Chỉ huy lại một lần nữa cứu mạng tôi rồi, anh đúng là cha mẹtái sinh ra tôi.

Bị Vương Uy cho một đá, Nhị Rỗ liền làm bộ nhếch miệng nhe răngra, như muốn cắn cả chòm râu dê vào miệng. Vương Uy trừng mắt nhìnNhị Rỗ, nói:

- Tình hình anh thế nào, có leo lên được nữa không?

Nhị Rỗ vỗ ngực:

- Chúng ta vào sinh ra tử đánh thắng bấy nhiêu trận, sợ gì chútvết thương này. Chỉ huy cứ yên tâm, không có chuyện gì đâu.

Vương Uy gật đầu, nói:

- Nghỉ một lúc nữa, rồi tất cả leo lên đầu tượng.

Đột nhiên Nhị Rỗ hỏi:

- Leo lên đầu tượng để làm gì?

Nghe Nhị Rỗ hỏi, Vương Uy ngớ ra, đúng vậy, họ bất chấp mọi giáleo lên đến đầu tượng để làm gì? Họ chỉ biết bức tượng này hếtsức kỳ quái, cho nên mới từ khu rừng dưới kia leo hơn nghìn mét lênđến đây, nhưng leo lên để làm gì thì họ chưa hề nghĩ tới.

Cả ba người vô cùng bối rối, họ đã đi một mạch vào tận hẻm núilớn trong dãy núi Đường Cổ Lạp. Thoạt đầu Vương Uy chạy vào Xương Đôchỉ là để tránh lính của quân đoàn 21 truy sát. Về sau bị lão Tônvà Dương Hoài Ngọc ép nhập bọn, rồi Nhị Rỗ đi theo, cho đến khi cùngnhau đi tìm bí mật của vương triều Lạp Cách Nhật trong truyền thuyết,liên tiếp gặp nguy hiểm dọc đường, thẳng đến tận bây giờ, vẫn khôngphát hiện được tung tích vương triều Lạp Cách Nhật, dọc đường ngườithì chết, người thì mất tích, bây giờ chỉ còn lại ba người bọn họ,vậy mà họ vẫn chưa thấy mục tiêu đâu cả.

Nhị Rỗ nói với Dương Hoài Ngọc:

- Này tây rởm, tôi bảo, cô nói di tích của vương triều Lạp CáchNhật kia có tồn tại thật hay không?

Dương Hoài Ngọc gật đầu khẳng định:

- Nhất định tồn tại mà, trong tay bác Tôn có rất nhiều tư liệunăm xưa bố tôi để lại, đều là những bằng chứng thép.

- Cô đã xem qua những tư liệu ấy chưa? – Nhị Rỗ hỏi.

Dương Hoài Ngọc lại gật đầu, nói:

- Tôi chỉ xem một phần thôi, những tư liệu ấy bố tôi đều có đánhdấu, ghi chép trong đó rất đáng sợ, có những điều thậm chí khó màtưởng tượng nổi.

Nhị Rỗ gật đầu, nói:

- Vậy ra người nắm rõ nhất về bí mật chôn sâu dưới lòng đất nàylà lão Tôn đã mất tích một cách bí ẩn dưới sông ngầm, tôi đoánchắc đến tám phần là lão ta biết vị trí của di chỉ vương triều LạpCách Nhật, nên đã một mình lẻn đi tìm.

Dương Hoài Ngọc chẳng buồn ư hử, chỉ im lặng.

Vương Uy nghĩ lại những sự việc xảy ra kể từ khi gặp lão Tôn,đột nhiên nói:

- Cô Ngọc, cô có biết gì về đạo Già Lam không?

Dương Hoài Ngọc lắc đầu:

- Tôi chỉ thỉnh thoảng nghe bác Tôn nói, đạo Già Lam có từ mộtnghìn năm trước, là một giáo phái kỳ quái, kết hợp cả Phật giáo –Bản giáo. Người theo đạo này giỏi dùng tà thuật, không đứng chungđược với Bản giáo và Phật giáo Tạng truyền, về sau đạo này dời đi,chẳng biết là đi về đâu.

Vương Uy gật đầu vẻ trầm tư, Nhị Rỗ lại hỏi:

- Hai người biết đạo Già Lam ư?

Vương Uy và Dương Hoài Ngọc cùng ngạc nhiên, hỏi:

- Anh cũng biết à?

Nhị Rỗ nói:

- Vì chuyện cuốn sách của Trương Tử Thông mà mấy trăm năm nay, tổtiên tôi không chỉ nghiên cứu bí thuật tầm long địa nhãn, mà còn rấtthông hiểu văn hóa Tạng, nhất là những truyền thuyết thần bí, thuthập hẳn một mật thất đầy tư liệu, hết sức đầy đủ. Năm xưa, Thôn MễTang Bố Trát đặt ra chữ Tạng thời kỳ đầu, người đọc hiểu được khôngnhiều, lưu truyền hàng nghìn năm nay, người biết mỗi ngày một ít đi.Sở dĩ tôi thoạt nhìn liền nhận ra ngay mấy dòng chữ Tạng trên kia lànhờ những tư liệu về vùng Tạng mà tổ tông truyền lại.

Vương Uy gật đầu như đang suy nghĩ, nói:

- Anh biết nhiều về đạo Già Lam không?

Nhị Rỗ suy nghĩ hồi lâu rồi đáp:

- Hai người vừa nói đạo Già Lam bị Bản giáo và Phật giáo truyềnthống của vùng Tạng trục xuất là không đúng. Theo những gì tôi đọctrong ghi chép sử liệu Tây Tạng, thì đạo Già Lam đúng là một giáophải do Bản – Phật kết hợp, nhưng Bản giáo và Phật giáo Tạng truyềnkhông xung đột với đạo Già Lam, ngược lại, khi Lãng Đạt Mã, Tán Phổcuối cùng của Thổ Phồn khởi xướng phong trào diệt Phật rầm rộ, đãđẩy mâu thuẫn giữa Phật giáo và Bản giáo lên đến đỉnh điểm. Về sau,ông ta bị quý tộc Tứ Cát Đa Cát tôn sùng Phật giáo Tạng truyền bắnchết bằng cung tên, vương triều Thổ Phồn đại loạn, mấy người con củaLãng Đạt Ma đều chết trong chiến loạn. Nghe nói lúc bấy giờ LãngĐạt Ma còn có một người con không có thân phận quý tộc tên Khách Ba,bị mất tích từ nhỏ, được một đại sư đạo Già Lam nhắm trúng vàtruyền y bát. Hơn hai mưoi năm sau Khách Ba trở thành lãnh tụ của đạoGià Lam. Phong trào diệt Phật của Lãng Đạt Ma cũng làm chao đảo đạoGià Lam, Khách Ba khuyên cha không có kết quả, liền dẫn những tín đồđạo Già Lam đi về phía Đông, rồi bặt vô âm tín từ đấy.

Vương Uy ngẫm lại những điều Nhị Rỗ vừa nói, lẩm bẩm:

- Ra là thế!

- Thế nào? – Nhị Rỗ hỏi lại.

Vương Uy nói:

- Trong hẻm núi lớn tôi thấy ba tên lính mặc quân phục vàng, bènbám theo chúng vào một căn phòng bằng đá, trong đó có hai thi thểphụ nữ lõa lồ, thần thái rất sống động, nếu không cẩn thận nhìnvào mắt hai thi thể này này sẽ bị mê hoặc. Theo lão Tôn nói, đây làdị thuật của đạo Già Lam.

Nhị Rỗ gật đầu, nói:

- Tôi đi theo mọi người và cũng đã vào gian phòng bằng đá đó,nhưng chỉ thấy hai bộ xương khô mặt đối mặt nhìn nhau, không ngờ đấylại là dị thuật của đạo Già Lam.

Vương Uy liền hỏi:

- Nói như vậy thì bức tượng này liệu có liên quan đến đạo GiàLam hay không? Hoặc có thể nói là, vương triều Lạp Cách Nhật có mốiquan hệ nào đó với đạo Già Lam?

Nhị Rỗ gật đầu, nói:

- Có thể lắm, tư liệu lịch sử ghi chép về đạo Già Lam rất ít,những gì tôi đọc cũng đều là dã sử. Nghe nói, giáo đồ đạo Già Lamcoi Khách Ba là Phật, hơn nữa, Khách Ba quả thật có chỗ hơn người,ông ta tinh thông giáo nghĩa Bản giáo và Phật giáo Tạng truyền, lạigiỏi y thuật, từng cứu chữa cho rất nhiều giáo đồ. Thần bí nhất làlời đồn Khách Ba có bản lĩnh trời sinh, ông ta có thể cho đầu vàobụng.

Vương Uy và Dương Hoài Ngọc nghe nói đều kinh ngạc, có thể cho đầuvào bụng, vậy chẳng phải là rạch bụng ra ư?

Vương Uy đầy vẻ nghi ngờ, đoạn dã sử này thật quá hoang đường,người bị mổ bụng làm sao mà sống nổi?

Nhị Rỗ nói rất nghiêm túc:

- Chuyện này là thật đấy, vì dã sử ở đất Tạng mà tổ tiên tôitruyền lại suốt năm trăm năm nay đều được tuyển chọn kỹ lưỡng rồimới ghi thành sách, đem cất kỹ. Mỗi sự việc ghi lại đều đã đượcnghiệm chứng cẩn thận, không phải chuyện hoang đường đâu.

Dương Hoài Ngọc ngồi bên chăm chú nghe, chợt xen vào:

- Trong dã sử có nói đến quá trình Khách Ba cho đầu vào bụng nhưthế nào không?

Nhị Rỗ lắc đầu, nói:

- Những ghi chép về đạo Già Lam trong mật thất nhà tôi rất ít,chuyện Khách Ba cho đầu vào bụng chỉ được nhắc đến qua loa, không hềgiải thích.

Vương Uy trợn mắt lườm Nhị Rỗ, nói một thôi một hồi như vậy cũngbằng không, chỉ có thể đoán chừng đạo Già Lam rất có thể có liênhệ nào đó với thế giới ngầm dưới lòng đất này, còn những điềukhác đều không thể giải thích được, cũng không giúp ích gì cho tìnhtrạng hiện giờ của họ.

Nhị Rỗ phủi đít đứng dậy, nhìn con chim sắt bị gió thổi đang từtừ di động, nói:

- Có phải chỉ huy đang định nói, bức tượng này, thậm chí cả conchim sắt này cũng có liên quan đến đạo Già Lam?

Vương Uy cũng đứng dậy, nói:

- Tôi cảm thấy hình như đạo Già Lam là đầu mối để giải thíchtất cả những bí ẩn này.

Nhị Rỗ ngẩn người nhìn con chim sắt đang di động, gã vẫn quenthói mỗi khi nghĩ ngợi không thông thì lại ngây người ra, súng nổ bêntai cũng chẳng biết đằng mà tránh. Vương Uy cũng không quấy nhiễu,chỉ nhìn theo ánh mắt Nhị Rỗ, ngây người quan sát con chim sắt lạlùng kia.

Quan sát hồi lâu, bỗng anh cảm thấy thật không bình thường, conchim sắt này đi vòng quanh sân nhờ sức gió, thoạt nhìn cứ như bị gióđiều khiển. Nhưng nhìn kỹ mới thấy nó di chuyển theo một đạo nhất định, như có người điều khiển,chứ không phải đi lung tung như lúc đầu vẫn tưởng.

Vương Uy cố dụi mắt, nhìn kỹ con chim sắt một lần nữa, xác địnhtrên người nó ngoại trừ những tấm sắt khung sắt đã gỉ ngoèn, khôngcó một sinh vật nào cả, mới dám thở phào nhẹ nhõm. Cảm giác ấythật kỳ quái không sao nói hết.

Vương Uy chăm chú nhìn theo hướng di động của nó, vì phạm vi soisáng của ánh đuốc có hạn, bất giác anh dợm bước đi theo nó, chimsắt đi hướng nào anh cũng đi hướng ấy. Nhị Rỗ định thần lại, nhìncảnh tượng lạ lùng trước mặt, cứ há hốc miệng hồi lâu không nói nênlời.

Thấy Dương Hoài Ngọc cũng đang sững sờ nhìn Vương Uy. Nhị Rỗ nóivới cô:

- Này, anh Uy như thế này từ lúc nào đấy? Tôi mới ngẩn ra mộtthoáng mà anh ấy đã phát điên theo à?

Dương Hoài Ngọc lắc đầu, nhìn Vương Uy như điên như say đi theo conchim sắt, bỗng nói:

- Anh ấy hình như đang đi theo quỹ đạo di chuyển của chim sắt, anhnhìn xem, con chim kia di động không bình thường chút nào.

Nhị Rỗ nhìn kỹ, cũng thấy có vấn đề, bèn đi theo con chim sắtmấy vòng. Lúc này, Vương Uy đã trở lại giữa bình đài, Nhị Rỗ địnhnói với anh vài câu, nhưng anh không bắt lời, chỉ cau mày suy nghĩ hồilâu rồi bỗng nhiên giơ đuốc soi dưới mặt đất.

Trên mặt đất toàn là bụi bặm và đá vụn, không có thứ gì cả. VươngUy không nản, lại đưa bó đuốc cho Nhị Rỗ, còn mình nằm bò ra đất,phủi hết lớp bụi dày, để lộ ra hai rãnh sâu. Vương Uy mừng rỡ, lậptức phủi sạch bụi bặm đá vụn trên mặt đất, Nhị Rỗ cũng nhận ramanh mối bên trong, liền nằm bò ra theo, phủi sạch bụi đất trên khoảngđất phía trước Vương Uy.

Bụi bặm đá vụn bị phủi sạch, mặt đất lộ ra những đường rãnhđan chéo vào nhau. Những rãnh này rất thô tháp, to bằng ngón tay, ănsâu xuống đất, ngang dọc chằng chịt, nhìn hệt như một bức tranh.

Hai người nhìn con chim sắt đang từ từ tiến về phía họ, bánh xenghiến xuống mặt đất ken két. Nhị Rỗ cố tình bước lại bên cạnh conchim sắt, giơ đuốc soi xuống trục bánh xe bên dưới.

Nhị Rỗ soi kỹ, không thấy có vấn đề gì, trục bánh xe rất bìnhthường, có điều độ rộng lại lớn hơn những đường rãnh trên mặt đấtrất nhiều, chắc hẳn bánh xe không thể trượt trên những rãnh nàyVươngUy cau mày, nhìn chim sắt đang đi về phía mình, chợt hiểu ra gì đó,bèn chỉ vào bánh xe cho Nhị Rỗ thấy.

Nhị Rỗ vẫn ngơ ngác chưa hiểu, liền ngồi thụp xuống quan sátbánh xe đang từ từ lăn tới trước mặt mình, chợt sáng mắt lên, như đãvỡ lẽ. Thì ra mặt ngoài của bánh xe có một vòng răng khế bằng sắt,hàng răng khế ăn xuống đường rãnh trên mặt đất, chim sắt dựa vào sựkết hợp giữa bánh răng và đường rãnh để khống chế hướng di động.

Người dựng nên bức tượng này và con chim sắt quả là đã dốc cạntâm tư tạo nên hàng loạt những cơ quan kỳ lạ. Chỉ khó hiểu là, chếtạo ra những thứ khéo léo tinh xảo này nhằm mục đích gì?

Dương Hoài Ngọc đứng gần đấy, quan sát thấy những động tác củaVương Uy và Nhị Rỗ, sớm đã hiểu ra mọi chuyện, bèn phủi sạch bụiđất ngay tại chỗ mình đứng. Vương Uy và Nhị Rỗ cũng ngồi xuống quétsạch bụi, hai tay Nhị Rỗ vẫn còn đau, gã phải cởi áo bông ném xuốngđất, rồi giẫm lên thay giẻ lau sạch hết bụi đất nhẹ như không, chỉmột lúc đã lau sạch một khoảng mấy mét vuông, để lộ ra một bức vẽlớn.

Vương Uy nhanh chóng nhận ra cách làm của mình thật ngu xuẩn, cònkhiến cho bụi bặm bám đầy mặt mũi, ho sặc ho sụa. Thấy Nhị Rỗ đangcười mình, anh bỗng nổi cơn tự ái, bất kể ba bảy hai mươi mốt, tháongay cái kích đang đeo trên người ra, cởi áo bông, xắn tay áo, học theocách của Nhị Rỗ, nhanh chóng quét sạch được một khoảnh đất lớntrước mặt.

Nhị Rỗ thấy chiếc kích hình thú mà Vương Uy bỏ xuống, chợt mởto mắt, chẳng để ý đến việc lau sạch bụi bặm nữa, cứ nhìn xoáyvào cái kích để trên mặt đất. Vương Uy lườm gã, chửi thề:

- Mẹ kiếp cái đồ con rùa, đúng là trời sinh mắt la mày lét,muốn xem thì cứ cầm lấy mà xem.

Nhị Rỗ cười khì khì chạy đến, cầm cái kích chạm hình dã thúlên, ngắm nghía một lượt, chợt nụ cười của gã tắt lịm, mắt mởtrừng trừng, như thể vừa trông thấy thứ gì đó vô cùng đáng sợ.

Tất cả những biểu hiện đó đều không thoát khỏi mắt Vương Uy, anhchậm rãi hỏi:

- Nhị Rỗ, làm sao thế?

Nhị Rỗ cầm cái kích, cứ ngây ra nhìn chằm chằm vào gương mặt dãthú bên trên, hoàn toàn không nghe thấy Vương Uy nói gì. Vương Uy đitới, đẩy mạnh Nhị Rỗ một cái, bấy giờ gã mới bừng tỉnh, ngướcmắt ngỡ ngàng nhìn Vương Uy, đoạn lại ngẩn ra nhìn cái kích. Trông bộdạng Nhị Rỗ cứ như mê như ngây, bàn tay sờ vào cái kích run bắn lên.

Vương Uy lấy làm lạ, xưa này anh chưa bao giờ thấy Nhị Rỗ như thếcả. Cái kích hình thú kia thoạt nhìn rất cổ quái, nhưng anh đã đemtheo người suốt một thời gian dài, đi khắp núi tuyến đến rừng sâuđều bình thường, tại sao Nhị Rỗ vừa trông thấy đã biến hẳn sắcmặt? Lẽ nào gã biết lai lịch của cái kích này?

Thân thế Nhị Rỗ rất bí ẩn, mười mấy năm qua hai người vào sinh ratử, trải qua không biết bao nhiêu trận, thắng có bại có, cùng tìmđường sống trong chỗ chết không dưới chục lần, thân thiết đến độ cóthể chết vì nhau. Nhưng bấy nhiêu năm nay, Nhị Rỗ vẫn giấu kín lailịch của mình, mãi đến lúc ở dưới dòng sông ngầm mới tiết lộ.

Tuy Nhị Rỗ đã nói rõ mọi chuyện, nhưng trong lòng Vương Uy vẫnlấn cấn không yên, anh thà tin rằng Nhị Rỗ năm xưa theo anh vào TứXuyên là vì sự nghiệp cách mạng vĩ đại chứ không phải lần theo bímật truyền đời của dòng họ. Nhưng dù thuyết phục bản thân như thếnào, anh vẫn không sao thoải mái được. Anh luôn cảm thấy Nhị Rỗ khôngđơn giản như anh vẫn nghĩ, chắc chắn trong lòng gã còn giấu giếmchuyện gì đó.

Nhất cử nhất động của Nhị Rỗ đều không lọt khỏi mắt Vương Uy,hai tay gã liên tục chà sát lên cái kích như muốn lau sạch gỉ đồng,hai mắt cứ xoáy sâu vào bộ mặt dã thú trên kích. Đôi mắt Nhị Rỗtrợn tròn, nét mặt u ám, toát lên một vẻ hung ác khó tả, nhìn vôcùng đáng sợ.

Cuối cùng Vương Uy không nhẫn nhịn nỗi nữa, anh nôn nóng muốn biếtcó chuyện gì xảy ra, bèn vỗ mạnh vào vai Nhị Rỗ, giật lấy cáikích. Bấy giờ Nhị Rỗ mới chú ý đến Vương Uy, cặp mắt long lên nhìnanh, như muốn ăn tươi nuốt sống.

Vương Uy xưa nay oai nghiêm, chưa bao giờ gặp phải thái độ gây hấnthế này, anh giận dữ trừng mắt nhìn Nhị Rỗ, gân xanh trên trán nổilên, không hề có ý nhượng bộ. Bốn mắt trừng nhau giây lát, ánh mắtNhị Rỗ dần dịu lại, nhưng Vương Uy vẫn chưa nguôi thịnh nộ, anh trợnmắt nhìn Nhị Rỗ, xẵng giọng:

- Giải thích xem, cuối cùng là chuyện gì?

Nhị Rỗ thấp thỏm hỏi:

- Tôi… tôi... vừa rồi có chuyện gì không bình thường ư?

Vương Uy gật đầu:

- Đúng là rất không bình thường.

Nhị Rỗ gật đầu đáp:

- Cái kích chạm hình thú này đến tám phần mười là vật bấtthường, chỉ huy đem theo nó bên mình e rằng không hay đâu.

Vương Uy hừm một tiếng, nói:

- Trước tiên anh hãy giải thích cho rõ hành vi không bình thườngvừa nãy khi nhìn thấy cái kích hình thú đã, rồi hẵng nói đếnnhững chuyện khác.

Nhị Rỗ hoang mang gật đầu, trở lại khoảnh đất cách đó không xa,bảo Vương Uy:

- Chỉ huy xem kia…

Khoảnh đất đó cách hai người chừng hơn chục mét, Vương Uy vội rảobước tiến lại, Nhị Rỗ đi theo, cầm lấy bó đuốc trong tay Vương Uy,ngồi xuống, soi rõ bức vẽ trên mặt đất.

Vương Uy thoạt nhìn bức vẽ, đầu óc đã ong lên, chỉ thấy ở chínhgiữa bức vẽ là chiếc kích chạm hình dã thú trong tay anh. Bức họanày vẽ một đôi kích được khảm trên hai cánh cửa bằng đồng, giữa haicánh cửa là một khe hở nhỏ, trong đó có một người. Bóng người nàytrông rất mơ hồ, chỉ được phác họa bằng vài nét đơn giản, nhưng nhờđôi kích chạm hình dã thú kỳ dị trên hai cánh cửa, khiến toàn bộbức vẽ toát lên một vẻ âm u khó diễn tả thành lời, làm cho người tathấy đầu óc như tê dại đi.

Hai chiếc kích chiếm phần lớn diện tích cánh cửa, hình đầungười hung ác trên kích lại vừa khéo nằm chính giữa cửa, thu húttất cả chú ý của mọi người, bóng người đứng trong khe cửa bị kẹpở giữa hai cái đầu. Vương Uy nhìn đi nhìn lại, cảm thấy điều bấtthường nhất trong bức vẽ chính là hai cái kích trên cánh cửa, có lẽvấn đề chính là ở đấy, nhưng cụ thể là vấn đề gì thì anh không saonói rõ được.

Bỗng Nhị Rỗ lên tiếng:

- Chỉ huy trông thấy không? Hai cái kích kia một cái lưỡi gồlên, một cái lưỡi lõm xuống, đúng là một đôi kích âm dương.Cái của chỉ huy là kích dương, cái của này hết sức quái lạ,lúc tôi quan sát đầu người trên kích, đột nhiên cảm thấy hoảngloạn vô cùng, như bị thứ gì đó khống chế vậy, thật là kỳquặc.

Vương Uy nhìn theo tay Nhị Rỗ chỉ, quả nhiên thấy lưỡi haichiếc kích chia ra thành hai loại âm dương. Anh chợt sinh lòngnghi hoặc, cái kích này vốn của một tên lính quân phục vàngtrên núi tuyết, nhưng hắn từ đâu tới, tại sao lại chạy đến núi tuyết rồi chết một cách lạ lùng trên đhì không sao hiểu được.

Nhị Rỗ ngẩn người nhìn hai cái kích trên cánh cửa một lúc, đoạn lại tiếp tục lần theo tranh vẽ, xem tiếp những bức họađằng trước. Đây đã là tận cùng đường trượt của chim sắt, tranhvẽ lại trải dài từ góc tối ra, Nhị Rỗ bèn lần từ chỗ sángxem ngược vào trong. Vương Uy nghiên cứu kỹ cánh cửa, cũng chẳng phát hiện được gì hơn, thấy Nhị Rỗ đang xem những bức tranhphía trước, anh cũng đi tới, nhưng lại chạy đến chỗ khởi đầucủa tranh vẽ, xem thuận chiều từ đầu kia xem lại.

Vừa nhìn bức vẽ đầu tiên, anh đã trợn tròn mắt. Bức vẽnày không có bối cảnh, chỉ có hình một con chim lớn bay lênlượn vòng trên không trung rồi hạ xuống, thần thái dũng mãnh.Bức tranh vẽ trên mặt đất, không dụng công tỉa tót gì, chỉ lànhững nét vẽ sơ sài, phác họa đường nét mà thôi. Hình vẽtrong tranh tuy chỉ được phác thảo sơ sài nhưng rất có thầnthái, nhìn qua là biết vẽ gì, nhìn kỹ lại chấn động hơntrước khí thế của nó, tuyệt không phải tầm thường.

Cánh chim kia ở giữa không trung đang đổi hướng lao vút xuống, tựa như đại bàng xòe cánh, bổ xuống vồ mồi. Vương Uy quan sát hồi lâu, sực hiểu ra, con chim trong bức vẽ phải chăng chính là con chim sắt trên sân này? Có điều đây chỉ là phán đoán củaanh mà thôi, vì con chim trong tranh vẽ và con chim sắt trông khác hẳn nhau, con chim trong tranh oai hùng mạnh mẽ, còn con chim sắt thì gỉ sét, hai cánh rũ xuống, đầy vẻ ủ ê.

Vương Uy lại nhìn sang bức vẽ thứ hai, thấy bức vẽ này chỉtoàn một màu đen, giữa nền đen có vài đường nét đứt đoạn,tựa hồ như một cái bóng giữa đêm đen vậy. Anh nhìn toàn thểmột lượt, cảm thấy rất giống dư ảnh của con chim đang khuấtdần trong bóng tối. Giữa bóng tối mênh mông không biết đâu làbến bờ, chỉ thấy thấp thoáng dấu vết của cánh chim, khiến cả bức vẽ toát lên vẻ thần bí mà kỳ dị, chẳng biết cánh chimbay về hướng nào?

Xem đến bức vẽ thứ ba, bức này chỉ vẽ một pho tượng Phậtkhổng lồ, không ngồi xếp bằng hay ngồi xổm mà ngẩng đầu đứngthẳng, vẻ mặt không chút biểu cảm, đây chẳng phải pho tượng nơi họ đang đứng hay sao? Anh nhìn bức tượng, sực nghĩ ra điều gìđó, liền lùi lại nhìn bức vẽ thứ hai, vừa nhìn đã hiểu rangay. Trong bức vẻ thứ hai không chỉ có dư ảnh của con chim, màbóng tối bao trùm kia dường như cũng không phải là bóng tốithật sự, chỉ là một bóng râm cực lớn sau lưng một người màthôi, cánh chim sắt kia đang bay vào trong cái bóng khổng lồ đó.

Trong đầu Vương Uy nãy ra một nghi vấn, con chim kia bay vàobóng râm của bức tượng để làm gì? Anh nhìn đi nhìn lại, suynghĩ mãi mà không hiểu nổi, đành quay sang nhìn bức họa thứba, so sánh hai bức vẻ, anh liền nhận ra đầu mối bên trong.

Cái bóng trong bức vẽ thứ hai thoáng nhìn đã thấy là bóngcủa bức tượng Phật đứng, bóng ngắn nhưng cao. Trong khi ở bứctranh thứ ba, nửa thân dưới bức tượng đứng thẳng, nhưng nửa thântrên hình như cúi khom, trọng tâm ngả về phía trước, eo lưng hơicong. Giữa hai tư thế khác nhau rất ít, nếu không so sánh trựctiếp rất khó nhận ra vấn đề bên trong. Vương Uy suy xét, phỏngđoán nhiều lần nhưng vẫn không đoán được tại sao cái bóng củabức tranh thứ hai và tượng trong bức tranh thứ ba lại có sựkhác biệt.

Lúc ấy Nhị Rỗ đã xem xong mấy bức tranh phía trước, đang xem ngược lại phía này, tiến dần đến trước mặt Vương Uy. ThấyVương Uy đang thẫn thờ trước hai bức tranh, Nhị Rỗ cũng chăm chú quan sát hồi lâu, bỗng kêu lên.

- Tôi hiểu rồi…

Vương Uy không để ý Nhị Rỗ đang đứng sau lưng mình, nghe tiếng gã, anh giật bắn người, lườm Nhị Rỗ, chửi thề:

- Mẹ kiếp, gặp ma à?

Nhị Rỗ lắc đầu:

- Không… không phải, tôi nhận ra vấn đề trong bức tranh kiarồi. - Nhị Rỗ kích động đến đỏ cả mặt, lại thêm cả hơi nóngcủa bó đuốc khiến mặt gã vã đầy mồ hôi, hai mắt mở to, nhìnđi nhìn lại hai bức tranh, vừa nhìn vừa nói:

- Phải rồi, vấn đề ở đấy, không sai.

Vương Uy đá Nhị Rỗ một cái, mắng:

- Đồ con rùa, có lời thì nói, có rắm thì đánh, rốt cuộc là chuyện gì nào?

Nhị Rỗ hào hứng nói với Vương Uy:

- Chỉ huy nhìn tư thế của bức tượng trong tranh thứ ba xem,nếu là người bình thường, thì làm sao có thể tạo nên tư thếấy?

Vương Uy đáp ngay:

- Cần gì phải nghĩ, là đau bụng thôi mà.

Nhị Rỗ nhìn vào mắt Vương Uy, âm trầm đáp:

- Chỉ huy cứ nghĩ lại chuyện lãnh tụ tinh thần của đạo Già Lam là Khách Ba, con trai của Lăng Đạt Mã, Tán Phổ cuối cùngcủa Thổ Phồn mà xem. Nghe nói Khách Ba có thể cho đầu vàobụng

Vương Uy phản đối:

- Chuyện cho đầu vào bụng rõ ràng là hoang đường, bức tượng trong tranh vẽ vẫn còn nguyên đầu đấy thôi?

Nhị Rỗ cau mày:

- Có thể nhét đầu vào bụng, chứng tỏ bụng ông ta phanh ra,mà nhìn cảnh tượng trong bức vẽ này, chẳng phải con chim lớnkia đang bay vào bụng ông ta đấy sao?

Vương Uy phản bác:

- Theo tôi thấy, con chim lớn kia chỉ đụng phải bụng ông tathôi, tại sao anh cứ khăng khăng là nó bay vào bụng nhỉ?

Nhị Rỗ nói:

- Tôi tin Khách Ba thật sự có thể nhét đầu vào bụng, như vậy bụng ông ta lúc nào cũng phanh ra.

Vương Uy giận dữ mắng:

- Lại được anh nữa, va đầu vào tường rồi à, chuyện vu vơhoang đường như vậy mà cũng tin. Tôi tin rằng những tư liệu vềđất Tây Tạng trong mật thất nhà anh đều là tâm huyết sưu tầmcủa tổ tiên anh suốt năm trăm năm qua, nhưng chúng ta là ngườitheo Tây học, phải tin các ông Copernicus và Darwin. Những luậnđiệu mù mờ hoang đường kia, phải kiên quyết loại bỏ.

Hai người đang tranh cãi chợt nghe giữa sân vang lên mấy tiếngầm ầm, cả hai vội ngoảnh lại nhìn, liền kinh ngạc ra mặt. Gió nổi lên mỗi lúc một lớn, sương mù bị xua tan khá nhiều, chỉthấy cô nàng Dương Hoài Ngọc đã leo lên cái bầu trên thân chimsắt tự lúc nào, cô ta cắm bó đuốc lên đầu chim, rạp người nằm trong cái bầu, chẳng hiểu loay hoay thế nào mà đôi cánh chimbỗng nhiên lạch cạch xòe rộng ra.

Khi không ai đụng đến, con chim sắt chỉ đứng gục đầu khépcánh, từ từ di động, nhưng lúc này nó lại dang rộng đôi cánhlớn như cánh buồm, trông rất khí thế.

Ở đằng này, Vương Uy còn đang băn khoăn chưa hiểu được mấyvấn đề trong bức tranh, lại thấy Dương Hoài Ngọc bên kia leo lênchim sắt, bèn bực bội gọi cô:

- Cô xuống đây mau!

Dương Hoài Ngọc từ trong cái bầu sắt của con chim thò đầu ra, nói với Vương Uy:

- Tôi phaát hiện con chim này có thể bay.

Vương Uy làm gì còn bụng dạ nào dằng dai với Dương HoàiNgọc, vội giục cô leo xuống, chim sắt có bay được hay không cứkệ nó đấy, hẵng tìm hiểu những bức vẽ này trước đã.

Hiện giờ Vương Uy đang hết sức nôn nóng, những bức vẽ kỳquái trên mặt đất rất có thể là đầu mối để họ tháo gỡ cụcdiện này, họ đang đứng trên bàn tay bức tượng, nhưng lại khôngbiết rốt cuộc mình đang ở trong cảnh ngộ thế nào. Họ sẽ điđâu, làm sao đi được?

Vương Uy ngoảnh nhìn Nhị Rỗ, nói:

- Anh đến xem xem ả tây kia thế nào, cô ta cũng không yên phận như anh đấy, mà này, đừng làm rối chuyện lên nhé.

Nhị Rỗ phớt lờ lời Vương Uy, chỉ nắm lấy hai vai Vương Uy, nói:

- Chỉ huy nghe tôi nói nhé, con chim trong bức vẽ chính là con chim này đấy, ấy là có người điều khiển nó bay vào bụngKhách Ba, suy đoán này là hoàn toàn chính xác đấy.

Vương Uy nhìn đôi cánh chim sắt xòe rộng, vô cùng khí thế,lại nhìn con chim và pho tượng trên hình vẽ, bỗng đầu óc anhđờ đẫn cả ra, một ý nghĩ lạ lùng lóe lên trong óc.

Anh cảm thấy rất có thể Nhị Rỗ nói đúng, chim sắt khôngnhững biết bay, mà còn bay được vào bụng bức tượng, lẽ nàobí mật mà họ vẫn truy tìm lại ẩn giấu trong bụng bức tượngnày?

Vương Uy không khỏi cảm thấy ý nghĩ này thật quá hoangđường, chim sắt han gỉ đầy mình, đứng giữa bình đài trống trảinày không biết bao nhiêu năm nay rồi, hễ không cẩn thận là đứt gánh giữa đường như chơi, chẳng có gì đảm bảo an toàn cả. Hơn nữa, cả nghìn nămtrước lấy đâu ra kỹ thuật chế tạo máy bay, hồi còn đi học Vương Uy biếtchiếc máy bay đầu tiên trên thế giới là do một người Nga tên làMozhaysky thử nghiệm thành công năm 1882, từ đó đến nay cũng chỉ mới hơn nữa thế kỷ, khó mà hình dung nổi vào thời điểm đó vương triều Thổ Phồnsuy vong, đã xuất hiện loại máy bay thần kỳ như vậy.

Vương Uy xem đến bức vẽ thứ tư, nhưng chỉ thấy toàn đường nét rốirắm, những bức nằm trong khoảng giữa bức thứ tư và cuối cùng đều lànhững đường nét lộn xộn như thế, không ra hình thù gì cả. Ở bức vẽ cuốicùng là hai cánh cửa bằng đồng hé mở, hai cái kích trên cánh cửa chiếmphần lớn diện tích, bên trong cửa có bóng người, khiến người ta xem màtê dại cả đầu, vô cùng quái gở.

Vương Uy nghĩ nát óc mà vẫn không hiểu nổi giữa bức vẽ thứ ba và bứcvẽ cuối cùng có liên hệ gì, và những đường nét trên các bức vẽ ở giữa có ý nghĩa gì?

Con chim lớn, người đứng lom khom và bằng đồng, giữa ba hình vẽ ấychẳng có liên hệ trực tiếp gì cả. Nếu chỉ đơn thuần xem tranh vẽ thìkhông thể đoán ra gì hết, những điều mà Nhị Rỗ nói như: con chim lớntrong hình vẽ là chim sắt, người trong bức tranh là Khách Ba, cũng không có căn cứ, chỉ đoán mò vậy thôi. Có điều nếu kết hợp những suy đoán ấyvới hoàn cảnh xung quanh lại cảm thấy rất có lý, tuy Vương Uy cố đưa rachứng cứ chứng minh những điều Nhị Rỗ nói là không đúng, nhưng tronglòng anh đồng thời lại vang lên một tiếng nói, kéo anh ngả theo quanđiểm của Nhị Rỗ, thậm chí trong sâu thẳm lòng anh cũng hoàn toàn đồng ývới Nhị Rỗ.

Vương Uy thầm ngạc nhiên, điều này hoàn toàn khác với cách nghĩ, cách làm hằng ngày của anh, anh đi lính đã hơn chục năm nay, tuy tínhtình nóng nảy, nhưng hành sự rất nghiêm cẩn. Nếu một sự việcphải mạo hiểm quá nửa, anh sẽ dứt khoát bỏ luôn, nhưng lầnnày, anh lại tin lời Nhị Rỗ mà chẳng cần tới bất cứ lý dogì, điều này đã phá vỡ mọi chuẩn mực hành sự của anh.

Vương Uy cứ đi lên phía trước rồi lại vòng về phía sau, NhịRỗ vẫn theo sau anh, không nói năng gì, để mặc Vương Uy lẩm bẩm, hai tay vẽ theo những hình vẽ trong bức tranh. Đối với Nhị Rỗ, đây là lần đầu tiên gã xung đột ý kiến với Vương Uy, trước đây hành quân đánh trận, hoặc gã tuân theo sự chỉ huy của Vương Uy, hoặc Vương Uy tin ở bí thuật phong thủy địa nhãn của gã, haingười phối hợp chặt chẽ, rất ít khi có ý kiến khác nhau.

Nhưng lần này hình như trong gã có một ngọn lửa vô danh,ngọn lửa ấy đang thôi thúc gã tin tưởng vô điều kiện vào những phỏng đoán của mình, đẩy gã vào trạng thái điên cuồng.

Vương Uy trầm tư hồi lâu, bỗng nghĩ đến một điểm còn nghi vấn, liền quay lại nói với Nhị Rỗ đằng sau:

- Này, người trong bức vẻ có điểm không phù hợp, anh xem, khi con chim lớn bay qua, người ấy đang khom xuống, nếu phán đoáncủa anh là đúng, thì bức tượng này không thể đứng thẳng được.

Nhị Rỗ cũng nín lặng, Vương Uy nói không phải không có lý,theo phỏng đoán của gã, nếu quả thật họ ngồi trên chim sắtlượn xuống thì bức tượng phải đứng khom người mới phải, nhưvậy mới chứng minh được bụng tượng bị phanh ra. Nhưng bây giờbức tượng lại đứng thẳng giữa rừng, nếu họ mạo hiểm cưỡichim sắt bay xuống thì phải bay về đâu?

Hai người nhất thời ngây ra. Dương Hoài Ngọc đang đứng giữabình đài quan sát con chim sắt, tuy Vương Uy bắt cô phải xuống,nhưng sau khi xuống cô cũng chẳng mấy để tâm đến những bức vẽtrên mặt đất, chỉ dồn mọi chú ý vào con chim sắt, cứ đi lòngvòng quanh nó.

Gia tộc của Dương Hoài Ngọc có quan hệ mật thiết với Khôngquân Hoàng gia Anh quốc, hồi nhỏ cô ở với mẹ gần một trung tâmhuấn luyện không quân, từng thấy rất nhiều máy bay, cũng hiểuphương thức huấn luyện không quân, vô cùng am hiểu về máy bay.Con chim sắt này không giống với bất cứ loại máy bay nào, kếtcấu của nó rất kỳ dị, thậm chí không thể gọi là máy bay.Nhưng nhìn đôi cánh chim xòe rộng hết cỡ gần như che kín cảbình đài, cô bất giác tin rằng, con chim sắt này có thể baylên.

Nhị Rỗ đứng lặng hồi lâu, rồi đi đi lại lại, từ lúc ởdòng sông ngầm, chưa lúc nào gã rời tay khỏi bộ râu dê, cứxoắn mãi xoắn mãi, đến nỗi rụng mất một nửa. Nhị Rỗ suy nghĩmột lát, đoạn lại nằm bò ra đất, săm soi thật kỹ những bứcvẽ từ sau bức tranh thứ ba trở đi, bỗng kêu lên:

- Thưa chỉ huy, tôi hiểu ra rồi.

Nghe Nhị Rỗ gọi, Vương Uy nghi hoặc lại gần, cũng quan sát bức tranh. Nhị Rỗ chỉ cho anh thấy:

- Chỉ huy xem, những đường nét này thoạt nhìn có vẻ lộnxộn lung tung, nhưng nếu để ý sẽ thấy chúng không phải là nétliền, mà gồm rất nhiều rất nhiều nét đứt, có điều các đường nét quá rối rắm, nên khó mà nhận ra được. Chỉ huy nhìn lạimà xem, những bức nằm trong khoảng giữa bức thứ ba và bứccuối cùng, thoạt trông chỉ thấy một loạt những nét rối loạn,nhưng nếu phân tích kỹ sẽ phát hiện mỗi hình vẽ đều có kíchcỡ như nhau. Chúng thực ra là một loạt những hình vẽ cùngkích cỡ nhưng rời rạc, mỗi hình vẽ là một cách sắp xếpnhững đường nét khác nhau. Chỉ huy xem, mỗi đường nét đều đangchuyển động, những đường nét ở những vị trí tương đồng trênmỗi bức vẻ đều giống hệt nhau, có điều động tác lại khácnhau, có đúng không?

Vương Uy nhìn Nhị Rỗ chỉ trỏ liên tục trên những nét vẽ,lòng đã hiểu ra tất cả. Đó vốn không đơn thuần là nhũng đườngnét, mà là khắc họa một đám vật sống, có thể tự do hoạtđộng. Có điều khoảng cách giữa các đường vô cùng nhỏ, đếngần như không có, nếu không nằm bò ra săm soi thì không thể nàophát hiện được.

Vương Uy ngước lên nhìn Nhị Rỗ, ánh mắt cả hai đầy vẻ nghihoặc, rốt cuộc những thứ giống như đường nét này là gì đây?Bức vẽ cuối cùng lại càng kỳ dị hơn nữa, đằng sau những thứđang chuyển động kia tại sao lại là cánh cửa bằng đồng khéphờ và bóng người bí ẩn?

Những vấn đề này thật không sao giải thích nổi. Nhị Rỗ caumày, chòm râu dê thưa thớt lại bị vặt rụng mất mấy sợi, xem ra gã có vẻ rất sốt ruột, liên tục cầm đuốc chạy đi chạy lạihết lần này đến lần khác, thỉnh thoảng lại ngồi xuống ghésát mắt nhìn hồi lâu, như say như mê, tựa hồ quên khuấy bản thân đang ở trong cảnh nguy hiểm.

Quả nhiên, một lúc sau Nhị Rỗ lại tìm ra được manh mối mới. Vấn đề nằm ở bức tranh thứ hai, trong đó có bóng một con chim lớn được vẽ bằng mấy nét phác họa đơn giản, nhưng góc bứctranh còn có rất nhiều chấm nhỏ. Đúng ra, những chấm nhỏ ấy rấtkhó bị người chú ý, thậm chí không thể bị chú ý, nhưng Nhị Rỗ lại nhìnra được điểm bất thường.

Nhị Rỗ so sánh cách sắp xếp những đường nét trong bức tranh thứ tư và những chấm nhỏ lõm xuống trên bức tranh thứ hai, phát hiện cách sắp xếp những chấm nhỏ và cách sắp xếp những đường nét trong bức tranhthứ tư giống nhau như hệt, vấn đề chính là chỗ ấy.

Vương Uy nghe Nhị Rỗ trình bày nghi vấn, thoáng nghĩ đã ra đáp án:

- Ý anh là, bức tranh muốn mô tả những sinh vật này vẫn luôn bám theo con chim kia, hơn nữa, xem ra những thứ có số lượngtương đối nhiều này còn bay phía trước con chim…

Vừa nghe đến đây, Nhị Rỗ bèn đấm vào lưng Vương Uy một cái, kêu lên:

- Tôi hiểu rồi… hiểu chuyện gì rồi.

Tiếng Nhị Rỗ rất vang, tạo nên âm hưởng lồng lộng giữa không trung rồi văng vẳng lịm đi trong thế giới dưới lòng đất đầysương mù và bóng tối. Dương Hoài Ngọc chỉ lườm Nhị Rỗ, rồitiếp tục nghiên cứu con chim sắt.

Vương Uy lại lên tiếng, ngăn Nhị Rỗ tiếp tục hoa chân múa tay:

- Anh bảo, vì những thứ này xuất hiện, mới khiến bức tượng đột ngột khom xuống à?

Thấy Nhị Rỗ giơ ngón tay cái ra tỏ ý khen ngợi, Vương Uy “hừm” một tiếng, rồi nói:

- Anh suy nghĩ thực tế chút đi, bức tượng to như thế này,làm gì có sinh vật nào xô đổ được nó? Trên thế giới này không thể tồn tại loài sinh vật đó.

Nhị Rỗ nói:

- Chưac chắc đâu, chỉ huy phải xem thứ đó có bao nhiêu đã? Ví dụ như những nét vẽ này, anh có đếm được bao nhiêu nét không?Đây chỉ là bức phác thảo sơ sài thôi nhé, có trời mới biếtbên trong những đường nét này, còn bao nhiêu những thứ ấy nữa?

Nghe Nhị Rỗ nói thế, Vương Uy cũng dần dần hiểu ra, nếu cónhững thứ lớn như con chim sắt này ùn ùn lao ập xuống, liệucó xô đổ nổi bức tượng không, vẫn còn là một ẩn số. Có điều họ căn bản không biết những đường nét trong bức tranh là thứgì, nên không có cách nào đoán ra nổi liệu chúng có xô đổ được bức tượng hay không?

Gió thổi lồng lộng trên bình đài làm cho mồ hôi trên mìnhhai người khô dần, bắt đầu cảm thấy ớn lạnh. Cả hai lại mặcáo bông vào người, Vương Uy đeo cái kích hình dã thú lên lưng,chỉnh lại trang phục, chợt phát hiện ra Dương Hoài Ngọc lại đã leo lên lưng con chim sắt.

Nhị Rỗ thấy Vương Uy tỏ vẻ bực bội, liền gọi Dương Hoài Ngọc:

- Này, đồ tây rởm kia, bọn tây các người đều như thế đấy à? Bảo cô đừng leo lên đấy, sao vẫn leo lên? Trên ấy có đàn ông hay sao mà cô thích leo lên đấy thế, dưới này có hai thằng đàn ông đang sống sờ sờ ra đây này.

Vương Uy đứng đằng sau, liền đá cho Nhị Rỗ một cái, gãngoảnh lại nhìn Vương Uy, cười hề hề, bộ dạng vô cùng thô bỉ.

Dương Hoài Ngọc nằm úp sấp, loay hoay trong cái bầu sắt, làm cái giá đỡ bên dưới kêu loảng xoảng, Vương Uy chỉ sợ cái giákhông chắc chắn, sẽ gãy rời ra bất cứ lúc nào, chứ hy vọnggì con chim sắt này bay được lên cao để phá giải bí mật củakhu rừng ngầm.

Tiếng loảng xoảng từ con chim sắt mỗi lúc một to, Vương Uyvà Nhị Rỗ thấy Dương Hoài Ngọc không để lời của họ vào tai, vẫnmải mê loay hoay trong đó, đều lấy làm lạ, xưa nay Dương Hoài Ngọc cóbao giờ như vậy đâu. Hình như vừa nhìn thấy con chim sắt, côliền trở nên không bình thường, khác hẳn lúc trước, như bịtrúng tà thuật vậy.

Nhị Rỗ nói với Vương Uy:

- Cái cô tây rởm kia nhẹ vía, e rằng đã bị ma quỷ dưới đấtthổi tắt hai ngọn dương đăng rồi, như bị trúng tà ấy, phải làm thế nào bây giờ?

Vương Uy trừng mắt nhìn Nhị Rỗ, lòng rối như tơ vò, hành vibất thường của Dương Hoài Ngọc khiến lòng anh như bị bóng đenche phủ, sao bên dưới lòng đất này, thứ gì cũng quái gở thếnhỉ?

Trúng tà? Hay là bị nguyền rủa?

Hai người vội chạy đến phía trước con chim sắt, không hiểuDương Hoài Ngọc dùng cách gì mà đã làm cho nó dừng lại, không chuyển động qua lại những rãnh sâu trên bức tranh kia nữa. Haingười đứng dưới chim sắt, chỉ thấy cái bầu sắt ở bụng chimđộng đậy không ngừng, ánh đuốc soi rõ bóng Dương Hoài Ngọc đang nằm trong cái bầu, người cuộn tròn lại như quả trứng.

Nhị Rỗ định leo lên kéo cô ta xuống, nào ngờ chim sắt lạiphát ra tiếng lạch cạch, cánh tay sắt giơ cao hai ngọn đèn bằng đồng bỗng phân làm hai, tách đôi thành hai nửa, như một chiếchộp được mở ra vậy.

Hai người kinh ngạc, vội giơ đuốc lên soi, thấy trong lỗ hổngnơi cánh tay sắt tách ra, cứ cách nửa mét lại treo một ngọnđèn bằng đồng, nhỏ hơn hai ngọn đèn treo trên đầu cánh tay mộtchút. Những ngọn đèn trong lỗ hổng này rất ít gỉ đồng, cóđiều phía ngoài có một vòng đỏ thẫm, Nhị Rỗ giơ tay sờ, thấy phần lớn cây đèn vẫn còn trơn nhẵn.

Nhị Rỗ ngứa tay, đưa đuốc lên châm liền ba ngọn đèn, đèn vừa sáng, Vương Uy đã ngửi thấy mùi khét. Nhị Rỗ cười hăng hắc,nói:

- Chỉ huy ơi, thứ mỡ người này một khi đã khô, lại bị lửađốt, sẽ bốc mùi khét, người bình thường ngửi phải sẽ khôngchịu được đâu.

Vương Uy gật đầu, quay sang châm đèn bên cánh tay kia, hai người thắp sáng tất cả hai mươi mấy ngọn đèn lên. Bấy nhiêu ngọnđèn kề nhau nhìn như hai dãy đèn lồng, tuy trên bình đài nồngnặc mùi mỡ người cháy khét lẹt nhưng trông cũng rất đẹp mắt.

Hai người vừa nhìn vừa bịt mũi, nào chú ý nguy hiểm đangtừng bước đến gần. Gió dần dần tan đi, sương mù lại bao trùmcả bình đài huyền bí này, cánh tay của pho tượng khổng lồ ẩn giấu đầy bí mật, dù là chim sắt hay những bức tranh đềukhiến cho cả ba người trên bình đài này táng đảm kinh hồn.

Thậm chí bọn họ khó mà tin nổi những thứ này là do conngười tạo nên. Bởi sự vĩ đại của công trình này đã vượt xatrí tưởng tượng của con người, cho dù ở thời đại ngày naycũng không thể thực hiện được, đừng nói gì là nghìn nămtrước.

Dương Hoài Ngọc loay hoay càng lúc càng nhiều, khiến haingười kia đều lấy làm lạ, chẳng biết cô ta đang làm gì. Cả hai không hẹn mà cùng chạy đến dưới bụng chim sắt, định leo lênxem Dương Hoài Ngọc làm trò gì.

Vừa đi được vài bước, họ bỗng cứng người lại, phát hiệngần đó sương mù đang từ từ phun ra, dần dần hình thành nhữngxoáy sương lớn. Không phải chỉ một vài xoáy mà là một đámvòng xoáy, vây cả Vương Uy, Nhị Rỗ và chim sắt vào trong.

Cả hai lập tức trố mắt ra nhìn, chuyện quái gì thế này?Một thứ quái đản nấp trong màn sương mù đã khiến cả bọn họkhốn đốn, huống hồ lại nhiều đến thế này, thật khó mà tưởng tượng nổi. Lâm vào tình cảnh này, liệu họ còn thoát chếtđược ư?

Dương Hoài Ngọc ở trên con chim sắt, đương nhiên thấy rõ tấtcả. Chim sắt sau khi phát ra một tràng những tiếng lạch cạchầm ĩ cũng đã yên tĩnh lại. Xung quanh lặng tờ như chết, VươngUy nghe rõ cả tiếng thở nặng nề của mình, vòng xoáy trongsương mù kia lại đang lớn dần lên. Cả ba người đều nắm chắckhẩu súng trong tay, liên tục lên đạn, tuy họ biết súng đạn đối với những thứ này cũng chẳng có tác dụng gì, nhưng vào lúcnày con biết cầm lấy cái gì đây?

Nhị Rỗ nhổ nước bột, nã một loạt đạn vào xoáy sương mùtrước mặt. Vương Uy và Dương Hoài Ngọc cũng nổ súng theo, tiếng súng xé tan bóng tối im lìm nhưng lại khơi dậy cơn phẫn nộcủa những thứ ẩn sau màn sương mù kia. Nhị Rỗ chưa bắn hếtđạn, sương mù xung quanh đã đột ngột ập tới trước mặt, gãkhông kịp phản ứng, liền ngã lăn ra đất.

Vương Uy và Dương Hoài Ngọc vội né tránh, nhưng tốc độ củathứ ma quái kia rất nhanh, không thể tưởng tượng nổi, Vương Uyvà Dương Hoài Ngọc bị đẩy văng về phía sau, đụng cả vào chimsắt, theo quán tính, chim sắt cũng lùi lại phía sau.

Hai người gắng gượng đứng vững, bả vai của Vương Uy bị mộtthanh sắt trên mình chim sắt đâm trúng, máu chảy lên láng, DươngHoài Ngọc cũng bị xây xước mấy chỗ. Vương Uy bịt chặt miệngvết thương, cú va chạm kinh khủng này khiến anh phải lùi lạiđến hai ba trượng, chẳng hiểu Nhị Rỗ nằm kia thương tích ra sao.

Vương Uy không buồn cầm máu, chạy ngay đến vực Nhị Rỗ dậy.Nhị Rỗ bị đập vào bụng, nhất thời đau không chịu nổi, trượtchân ngã ra đất, được Vương Uy vực dậy, gã vẫn đau đến đỏ ngầu cả mắt.

Nhị Rỗ vừa rên rỉ, vừa chửi bới:

- Mẹ kiếp, đồ quái quỷ kia định giết ông à! Đánh vào đâu không đánh, lại đánh vào bụng!

Vương Uy giơ đuốc soi đằng trước, không nén nổi kinh hãi, chỉthấy mặt đất đã nứt ra bốn năm vết. Những vết nứt này chẽ ra từng nhánh như gân lá, chia bình đài kiên cố ra thành từngmảnh. Hai người thoáng ngây ra, chợt nghe tiếng đá nứt liên tiếp vang lên trong bóng tối tĩnh lặng, thì ra đá trên bình đài đều bị lũ quái vật kia bóp nát. Hai người nghe tiếng vỡ vụn, timcũng đập rộn cả lên, họ đang ở phía trên khu rừng ngầm từ mấy trăm cho đến hơn nghìn mét, nếu bình đài này vỡ nát giữakhông trung, liệu họ còn sống nổi ư?

Hai người vắt chân lên cổ chạy về phía con đường nối liền vớibình đài, hay nói một cách chính xác, con đường đó chính làmột cánh tay khổng lồ của bức tượng. Họ chạy như điên, DươngHoài Ngọc hiểu tình huống hiện tại, cũng bỏ chạy tháo thân,ba người đỏ mặt tía tai, tay chân cứng đờ, lần này đúng làchạy trối chết, chỉ chậm nửa bước là rơi xuống dưới sâu kia.

Họ quên hết tất cả, chỉ mải miết cắm đầu chạy, sương mùdần lùi lại phía sau, đuốc soi sáng đến đâu thì trước mắt lại thấy một đoàn bóng đen vụt qua đến đấy. Lũ quái vật kia thấy ánh sáng liền bỏ chạy, bọn họ chỉ kịp trông thấy một đoànlố nhố những bóng đen, thoáng cái chúng đã biến mất không tămtích.

Bình đài chấn động dữ dội, cả ba người đang cắm đầu chạykhông kịp dừng lại, đều loạng choạng ngã lăn ra, hồi lâu khôngthể đứng dậy nổi. Tiếng chấn động rầm rầm vang lên không ngớt,ba người bò rạp ra tại chỗ nối giữa con đường với bình đài,trông thấy con đường nứt thành mấy mảnh, đất đá rào rào rơixuống khu rừng phía dưới.

Cả ba người cùng sững sờ, giờ đây họ đã rơi vào cảnh tuyệt vọng vô bờ, con đường đi không thể đi được nữa, họ chỉ bấtlực giương mắt nhìn con đường sống duy nhất của mình bị cắtđứt mà thôi. Nhị Rỗ đột nhiên hét lên:

- Đực mặt ra đấy làm gì, không mau leo lên con chim sắt kia đi…

Một câu đủ khiến Vương Uy và Dương Hoài Ngọc sực tỉnh, cả ba lại cố ngồi dậy, giẫm lên những vết nứt ngang dọc trên bìnhđài, lao về phía con chim sắt. Lúc này trước mặt họ không cócon đường sống nào tuyệt đối cả, hy vọng duy nhất chỉ là conchim sắt kia thôi. Vương Uy chẳng dám tin rằng chim sắt có thểbay, nhưng lúc này không còn cách nào khác hơn là dựa vào nó.

Nhị Rỗ đang đau bụng, nhưng vào thời khắc quan trọng này còn chạy nhanh hơn ai hết, gã nhảy lên chim sắt, rồi lại lôi VươngUy và Dương Hoài Ngọc cùng lên. Những khối đá trên bình đài đã nứt vỡ vô số, không chịu nổi trọng lượng của bình đài nữa,đất đá rào rào rơi xuống, khắp nơi đều nghe thấy tiếng đá nứt ầm ầm.

Cái bầu sắt nơi bụng chim khá lớn, thừa chỗ cho ba người.Nhị Rỗ nằm bò lên bầu sắt loay hoay một hồi nhưng chim sắt vẫn không hề động đậy. Chợt phiến đá kê dưới chân chim sắt vỡ làm đôi không còn gì chống đỡ, liền trượt xuống.

Vì bụng chim có ba người đang bám, quá nặng nề, nên chim sắt vừa rơi xuống đã lộn nhào. Ba người cuống quýt tóm lấy thành bầu, thân mình lộn nhào giữa không trung, cứ như vậy mà vùnvụt rơi xuống theo chim sắt.

Dương Hoài Ngọc đẩy Nhị Rỗ ra, leo lên trên cái bầu sắt, haichân gác lên thành bầu, kẹp chặt vào khoảng giữa thành bầu và khung sắt bên dưới. Hai bên khuỷu tay cô gập lại, chống lên haitấm sắt trên bầu, dùng sức ấn xuống. Vương Uy và Nhị Rỗ bịlộn ngược bên dưới, trông thấy trục truyền động ở giữa giásắt bị tấm sắt dưới cái bầu thúc đẩy, chuyển động rất nhanh, mấy trục truyền động khác hợp thành từ lò xo và tấm sắtcũng rục rịch chuyển động theo. Tam giác bên dưới giá sắt từtừ giương ra, đôi cánh chim đang cụp bỗng xòe rộng, toàn thân nó rung lên bần bật khiến Vương Uy và Nhị Rỗ suýt nữa bị hấtvăng xuống dưới giá sắt.

Chim sắt lộn nhào hai vòng trên không trung rồi cất cánh baylên,Vương Uy và Nhị Rỗ bị một loạt những động tác này củachim sắt làm cho hoa mắt chóng mặt, nghe Dương Hoài Ngọc giụchọ mau mau leo lên thành bầu, cả hai vội định thần lại, vươnmình leo lên, mãi đến khi nằm vật ra trong bầu, không sứt mẻgì, bấy giờ hai người mới dám thở phào nhẹ nhõm.

Hai cánh tay trên đầu chim sắt vươn ra, hai hàng đèn bằng đồng hệt như một chuỗi đèn lồng xé tan bóng tối và sương mù. Dưới ánh đèn, Vương Uy và Nhị Rỗ trông thấy sương mù dày đặc trênkhông, chim sắt đang lượn vòng xuống, không khỏi than thở luônmiệng.

Nhị Rỗ xoắn chòm râu dê, hỏi Vương Uy:

- Chỉ huy ơi, chim sắt biết bay rồi nhé, giờ chỉ huy đã chịu tin những thứ trong bức vẽ kia chưa?

Vương Uy nói:

- Anh bảo, các đường nét trong bức tranh chính là những thứ đang ẩn náu trong màn sương mù kia ư?

Nhị Rỗ lắc đầu, rồi lại gật đầu, đáp:

- Không nói rõ được, cứ xem xem sao đã.

Nói rồi Nhị Rỗ nhìn chăm chú về phía trước, nhưng trongkhông gian dày đặc sương mù xen lẫn bóng tối mịt mùng, ánh đèn không có mấy tác dụng, chỉ có thể soi sáng một phạm vi rấthẹp, xung quanh vẫn là sương mù và bóng tối, ngoài ra khôngthấy gì khác.

Vương Uy vỗ vai Dương Hoài Ngọc, nói:

- Cô cho chim bay hơi nghiêng về phía trước một chút đi, tôithấy sương mù ở kia hình như có vẻ khang khác, có thể mấy thứ trong sương mù kia đang ẩn náu ở đấy.

Dương Hoài Ngọc ngước lên, bất lực nhìn Vương Uy:

- Tôi đã thử rồi, nhưng không điều khiển nổi con chim sắtnày, chỉ có thể làm cho cánh của nó dang ra hoặc khép lạithôi.

Nghe được lời này của Dương Hoài Ngọc, Nhị Rỗ nhảy dựng lên, kêu to:

- Quái gở như thế à? Này đồ tây rởm, tôi bảo, chút huyếtmạch còn lại của anh em quân đoàn 24 chúng tôi đang ở trong taycô đấy. Con chim sắt này đã bay được lên rồi, cô lén lút loayhoay với nó bằng ấy thời gian, lại nói là không điều khiểnđược nó, không thấy xấu hổ à? Cô liệu mà nghĩ cách, bằng giá nào cũng phải bắt nó lên phải lên, xuống phải xuống chứ.

Dương Hoài Ngọc mặc kệ Nhị Rỗ, vẫn giữ nguyên tư thế kỳquái của mình, nằm bò ra trên cái bầu, chẳng hề động đậy,chim sắt tiếp tục từ từ lượn xuống phía dưới, không hề đổihướng.

Lượn xuống hơn hai trăm mét, ánh đèn đã chiếu sáng được đến thân hình khổng lồ của bức tượng, chim sắt bắt đầu lắc lưtiến đến gần pho tượng hơn, nhưng Vương Uy phát hiện bụng bứctượng vẫn hoàn toàn lành lặn, không hề bị thủng, vội bảo Nhị Rỗ:

- Tại sao thế nhỉ?

Nhị Rỗ cũng ngớ ra, bụng bức tượng này không có lỗ thủngđã đành, cũng chẳng thấy mấy con quái vật biết bay ẩn núp sau màn sương mù bí hiểm kia xuất hiện, bọn họ dường như đã rơivào một vùng đất chết vậy. Con chim sắt liên tiếp đụng vàobức tượng, hễ đụng vào lại rơi xuống mấy mét, lực va đậpcàng mạnh thì cánh chim sắt càng bị tổn hại nhiều chỗ, toànthân nó nghiêng sang một bên, liêu xiêu bay xuống.

Giữa lúc ba người đang không biết phải làm sao, chợt trôngthấy phía dưới chim sát bùng lên một ngọn lửa ngất trời, tiếp theo là một tiếng động vang rền, ba người ngồi trên chim sắtkinh ngạc trông thấy bụng bức tượng bị nổ, thủng ra một lỗ to. Ngay lúc ấy, trong bầu không phía trên cánh rừng ngầm vang vọng tiếng đất đá nứt vỡ, bức tượng khổng lồ hạ thấp xuống mấytrăm mét, con chim sắt chở theo ba người xuyên qua vòng lửa, bayvào bụng bức tượng.

Chim sắt chui vào lỗ thủng ở bụng bức tượng, không khí bêntrong nồng nặc mùi thuốc súng, cay sè cả mũi. Chim sắt bay quabiển lửa, những tấm sắt quanh cánh bị lửa nung đỏ, ba người ở trên cái bầu sắt càng thêm khó chịu, cho dù bụng chim cáchngọn lửa khá xa, nhưng dưới tác động của nhiệt độ cao, tóccủa ba người đều xoăn tít lại, toàn thân đỏ nhừ.

Chim sắt chui vào bụng tượng, rồi lượn dần xuống thấp, càng xuống dưới, không gian trong bụng tượng càng thu hẹp, khiếncánh chim sắt bị vướng víu, liên tiếp đụng vào vách đá bênthành bụng. Cánh chim vốn làm từ những tấm sắt cực mỏng, bịva đập như thế, đã có nhiều chỗ méo mó, khiến chim sắt mấthẳn thăng bằng.

Nhị Rỗ nhìn xung quanh, nói:

- Chúng ta đã xuống đến bắp chân tượng rồi, càng xuống dưới sẽ càng hẹp, chắc chắn chim sắt sẽ bị kẹt lại đó.

Không ngờ, Nhị Rỗ vừa dứt lời, chim sắt liền bị kẹt vào giữa mấy tảng đá, coi như hỏng hẳn.

Ba người bám lấy giá sắt, thân mình đu đưa lơ lửng giữa không trung. Cấu tạo của chim sắt không có những thanh sắt tấm sắtcứng cáp vững chãi, cái giá sắt vướng giữa mấy tảng đá nàycũng phải khó khăn lắm mới chịu nổi trọng lượng của ba người. Hơn nữa, bộ khung bằng sắt được bố trí để xòe cánh ra khépcánh vào cũng chỉ to bằng chiếc đũa, rất dễ gãy gập.

Những ngọn đèn đồng trên cánh tay sắt đã gãy ngay khi chimvừa bay vào bụng tượng, còn lại vài ngọn bị va đập cũng tắtnốt. Lúc này họ đang ở giữa bóng tối dày đặc, hai chân lửng lơ giữa không trung, coi như hết đường sống. Khung sắt và lá sắtphía trên kia bắt đầu phát ra những tiếng gãy răng rắc, khiếnba người bên dưới sợ đến không dám nhúc nhích, chỉ e hễ hơiđung đưa thì khung sắt kia sẽ không chịu đựng nổi, rơi thẳngxuống dưới sâu.

Lúc cánh chim sắt bị kẹt, Vương Uy thấy rất rõ, tảng đá màcánh chim bị kẹt vào cách họ hơn một mét về phía trên, màkhung sắt trên cánh đang lần lượt gãy từng nan một, nếu cứ treo lơ lửng trên không thế này, sớm muộn gì họ cũng chết. Muốnsống thì chỉ còn cách mạo hiểm leo lên những tảng đá kia,nhưng hành động đó rất nguy hiểm, nếu khung sắt kia không chốngđỡ nổi, cả ba sẽ lập tức rơi xuống từ độ cao mấy trăm mét,chết không kịp ngáp.

Vương Uy bày tỏ ý định của mình với Nhị Rỗ và Dương HoàiNgọc, dù sao hiện giờ sinh mệnh của cả ba người cũng đang gắnliền với nhau, anh phải được hai người đồng ý mới dám hànhđộng.

Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc đều hiểu, thà rằng đánh liều mộtphen còn hơn cứ treo mình lơ lửng giữa không trung chờ chết.Trước mắt chỉ mình Vương Uy là có thể dựa vào cảm giác đểxác định vị trí tảng đá, chờ anh leo lên được, rồi sẽ giúpsức lôi hai người kia lên.

Ba người bàn bạc xong, Vương Uy không chần chừ, nắm ngay lấymôt khung sắt hình tam giác ngược trên giá, vận lực vào hai tay, leo qua ba, bốn khung sắt tam giác ngược khác. Sau một loạtđộng tác ấy của Vương Uy, tiếng thanh sắt gãy răng rắc vang lênliên hồi, bụi đất trên đầu rào rào rơi xuống, chim sắt có thểgãy gập bất cứ lúc nào, Dương Hoài Ngọc và Nhị Rỗ ở bêndưới, sợ đến không dám động đậy, nhắm nghiền mắt lại.

Vương Uy cũng sợ đến nỗi tay chân mềm nhũn, phải cố lấy lại dũng khí, tự nhắc nhở bản thân rằng trong tay mình hiện giờkhông phải chỉ nắm giữ sinh mệnh bản thân mà còn sinh mệnh của hai người kia, không thể có chút sai sót nào. Vương Uy dựa vàocảm giác trong khoảnh khắc những ngọn đèn đồng phụt tắt, xácđịnh vị trí chính xác tảng đá, đoạn leo qua hơn chục bậc tamgiác ngược, cuối cùng cũng trèo lên được tảng đá lớn.

Vương Uy cố sức vươn mình trèo lên tảng đá lớn, đúng lúc ấy khung sắt kẹp giữa hai tảng đá lớn cũng gãy gập hoàn toàn.Anh nghe thấy một tiếng rắc chói tai, rồi tiếng chim sắt va vào tảng đá đánh ầm. Nãy giờ Vương Uy vốn luôn thấp thỏm lắngnghe tiếng khung sắt gãy răng rắc, vừa nghe thấy tiếng động lần này, anh vội kêu lên, lập tức nắm lấy cái tam giác đang rơixuống.

Con chim sắt không có gì nâng đỡ, Vương Uy gần như phải chịuđựng sức nặng của cả nó và hai người kia, một tay anh ôm lấytrụ đá bên cạnh, một tay nắm chắc lấy chiếc giá tam giác.Nhưng sức người có hạn, toàn thân anh bị kéo căng ra hai phíatưởng như sắp bị xé làm đôi tới nơi. Thấy giá sắt cứ dầntrĩu xuống, Vương Uy vội vàng nín thở nói vọng xuống:

- Tôi không ổn rồi, hai người mau bấu vào các khe rãnh trên vách đá leo lên, nhanh…

Vương Uy cố sức nói hết câu, rồi không giữ nổi con chim sắtnữa, anh đành buông tay. Anh tin rằng trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc chắc chắn đã bám được vàovách đá. Chim sắt rơi xuống, Vương Uy châm đuốc soi xuống dưới,thấy Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc đang nhoài người trên vách đá,tiến không được lui không xong. Giữa vách đá và tảng đá lớn nơi Vương Uy đứng không có chỗ nào bấu víu nên Nhị Rỗ và DươngHoài Ngọc vẫn chỉ có thể lơ lửng trên không.

Phía dưới hai người là vực sâu thăm thẳm, may mà trong bụngbức tượng không có sương mù. Vương Uy cắm bó đuốc vào kẽ đá,vươn hẳn nửa người ra mới nắm được tay Nhị Rỗ. Hai tay Nhị Rỗbị sai khớp, trong chốc lát chưa thể bình phục, chịu đựng nãygiờ chắc chắn đã phải cố gắng lắm, bằng không hẳn đã rơixuống vực từ lâu rồi.

Vương Uy nắm chặt tay Nhị Rỗ, cố lôi lên. Hai người vật lộnmất một lúc, mồ hôi vã ra đầm đìa, lòng bàn tay trơn nhẫy,mấy lần suýt thì tuột tay. Khó khăn lắm mới lôi được Nhị Rỗlên, sau đó hai người tiếp tục lôi Dương Hoài Ngọc lên theo.

Ba người thoát hiểm leo lên được tảng đá lớn, trái tim đậpthình thịch trong lồng ngực lúc này cũng đã yên tĩnh lại.Trong rừng, họ nhặt rất nhiều cành khô, đều là để chiếu sángở cái nơi không có ánh mặt trời này. Nhị Rỗ và Dương HoàiNgọc lại châm hai bó đuốc, có thể chiếu sáng toàn bộ tảng đá lớn. Tảng đá chìa ra khỏi vách đá, rộng chừng bốn năm métvuông, phía trước hình như vẫn còn khối đá khác, nhưng lửađuốc không soi đến nơi.

Họ quan sát kỹ bên dưới vách đá, chim sắt rơi xuống, khôngbiết di cốt của nó đang ở đâu, chỉ thấy các mảnh sắt, mảnhtôn từ chim sắt rơi xuống giắt đầy các khe đá.

Vương Uy đến bên mép tảng đá lớn, thấy vách đá trước mặtđầy những tảng đá loại này, tất cả nghiêng nghiêng sắp thànhhình vòng cung, vòng quanh vách đá chừng nửa vòng, không biếtphía sau còn thông đến tận đâu. Rõ ràng đây là một con đườngdẫn xuống dưới lòng đất. Phát hiện ra điều này, Vương Uy mừngrỡ, vội gọi Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc lại.

Con đường vòng bên trong bắp đùi rỗng không của bức tượng cứ từng vòng từng vòng dẫn xuống dưới, ba người giơ đuốc, thậntrọng đi trên những tảng đá. Kể từ chỗ hai tảng đá mà con chim sắt kẹt vào lúc trước, những tảng đá về sau cứ nhỏ dần,chỉ rộng không tới một mét, hơn nữa còn rất trơn, không cẩnthận là rơi xuống vực như chơi.

Tuy họ từ trên cánh tay bức tượng bay xuống chỉ kinh hoàngchứ không gặp phải chuyện gì hung hiểm, nhiều lần đã lướt quabên cạnh tử thần, nhưng trong lòng vẫn lấy làm lạ về vụ nổ ở bụng tượng. Lúc bay vào vòng lửa, quả là họ có ngửi thấymùi thuốc súng nồng nặc. Có điều sự thật này lại hoàn toànkhác với những miêu tả trong bức tranh trên lòng bàn tay tượng,bức vẽ bảo rằng muốn phá vỡ bụng tượng thì phải dựa vàonhững thứ trông như những đường nét kia, họ đoán rằng nhữngđường nét ấy rất có thể là quái vật ẩn nấp trong sương mù,nhưng sự thật lại là một vụ nổ bất ngờ, nổ vỡ bụng bứctượng. Đó rõ ràng là thuốc nổ, một sản phẩm của văn minh hiện đại xuất hiện trong cánh rừng dưới lòng đất, khiến người tacảm thấy thật khó hiểu, giống như bức tường chiến hào bằngđá trong rừng, khẩu súng trường của quân phiệt Bắc Dương, tấtcả những thứ đó đều không hợp logic, nhưng lại thật sự tồntại.

Ba người thận trọng đi trên những tảng đá, thứ nhất là đểkhông bị rơi xuống vực, thứ hai là tảng đá này rất kỳ lạ,chắc chắn người thiết kế phải có mục đích gì khác. Bứctượng rỗng ruột thì còn có thể hiểu được, dù sao thì khoảngtrống bên trong bức tượng nếu đắp đặc thì sẽ rất tốn kém.Nhưng khoảng trống bên trong bức tượng lại có một con đườngvòng bằng đá dẫn xuống dưới, quả thật là kỳ quái, họ khómà đoán được mục đích thực sự của những người tạo ra bứctượng này, cho nên chỉ mong có thể phát hiện ra chút manh mốibên trong bức tượng.

Họ đi lòng vòng bên trong chân tượng xuống phía dưới, cuốicùng cũng đi xuống đến mặt đất, nhưng họ đều biết, mặt đấtdưới chân họ đã nằm sâu bên dưới khu rừng trong lòng đất. Bứctượng cao như thế ít nhất nền móng phải ăn sâu xuống khoảngmột trăm mét, nếu không bức tượng đâu thể đứng sừng sững suốthàng nghìn năm nay.

Dưới bức tượng có một hang động thẳng đứng, trong hang nướcchảy róc rách, trong vắt đến độ có thể soi gương được. Bangười đi bên bờ sông, chợt thấy trước mặt có một bức tường.Bức tường không cao, chỉ chừng ba mét, nhưng lại chắn ngang dòng nước, chặn lối đi của bọn họ.

Nhị Rỗ trèo lên tường trước nhất, Vương Uy và Dương HoàiNgọc đang ở bên dưới loay hoay giẫm lên các khối đá để leo lên,bỗng nghe Nhị Rỗ kêu thất thanh:

- Hỏng rồi…

Vương Uy và Dương Hoài Ngọc đều kinh ngạc, chỉ thấy Nhị Rỗtái mặt, hồn xiêu phách lạc cưỡi lên tường, nhìn chằm chằmvào mặt tường bên kia. Vương Uy nói:

- Lại làm trò quỷ gì thế?

Nhị Rỗ nhìn xuống dưới, vẻ sợ hãi, nói:

- Mẹ kiếp, quả là quái gở, tôi vừa thấy một tấm bia âm dương.

Thấy Vương Uy ngớ người, Nhị Rỗ liền vẫy vẫy tay với anh,kéo anh lên. Vương Uy leo lên bức tường, quả nhiên thấy trên tường cắm một tấm bia đá. Bức tường này rộng chừng nửa mét, tấmbia kia như cái quạt hương bồ, mặt hướng ra ngoài có khắc mấychữ Tạng, anh vươn cổ lại xem mặt trong, thấy mặt trong cũng cómấy chữ Tạng.

Vương Uy hỏi Nhị Rỗ:

- Chữ viết gì thế?

Gương mặt Nhị Rỗ đang cứng đờ ra, chưa khôi phục lại được thần sắc cũ, nghe Vương Uy giục giã, gã đành đáp:

- Chữ ở mặt trước là “thiên đạo”, mặt sau là “địa ngục đạo”.

Vương Uy sốt ruột, nghi hoặc hỏi:

- Thiên đạo, địa ngục đạo là gì?

- Phật giáo Tây Tạng nói rằng, hư không pháp giới có lụcđạo luân hồi, chia làm tam thiện đạo, tam ác đạo. Tam thiện đạo gồm nhân đạo, thiên đạo và atula đạo; tam ác đạo là địa ngụcđạo, quỷ đạo và súc sinh đạo, bức tường này hình như là phâncách giữa thiện đạo và ác đạo.

Vương Uy gật đầu, một tấm bia không nói lên được điều gì,nhưng nó chôn sâu bên dưới bức tượng hơn trăm mét, lại chắn ngang giữa bờ sông, phía trước phía sau đều là bóng tối, khiến aitrông thấy cũng rờn rợn. Nhị Rỗ xoắn chòm râu dê trầm ngâm giây lát, Dương Hoài Ngọc nhìn hai người đang nói chuyện trên bứctường, không biết là nói gì, cô cũng chẳng buồn hỏi, chỉ lẳng lặng trèo lên.

Nghe Vương Uy giải thích những chữ Tạng trên tấm bia, cô gật đầu, chợt Nhị Rỗ nói:

- Tôi nghĩ, địa ngục đạo này là địa ngục sau khi chết mà ta vẫn thường nói, còn thiên đạo ở mặt trước tấm bia là chỉcái gì nhỉ?

Câu hỏi của Nhị Rỗ, cũng là điều mà Vương Uy và Dương HoàiNgọc lấy làm nghi hoặc, chẳng nhẽ đi từ đây lên phía trên bứctượng tức là lên trời, còn từ phía sau tấm bia này trở đi tức là đường xuống địa ngục sau khi chết? Vậy họ đi về phía ngục đạo, chẳng hóa ra tự mình đi xuống địa ngục hay sao?

Vấn đề lúc này không phải là đi theo thiên đạo hay địa ngụcđạo, mà là bọn họ không còn đường nào để đi nữa, thiên đạođã tuyệt đường, mà con đường gọi là địa ngục đạo này họ lại hoàn toàn mù mờ. Họ vốn lần theo tung tích vương triều LạpCách Nhật, nhưng tiến vào lòng đất mấy nghìn mét mà vẫn không thấy có gì liên quan đến vương triều Lạp Cách Nhật cả, ngượclại, còn gặp toàn những chuyện kỳ lạ, dẫn họ vào con đườngkhông biết sống chết thế nào.

Theo thiên đạo đi xuống, họ đã bị mấy phen suýt chết, lâmvào tình cảnh không chống đỡ nổi. Vậy mà bức tường phân chiaâm dương này lại bất ngờ cảnh cáo họ, đi về phía trước làđịa ngục đạo. Thiên đạo còn như thế, huống hồ là địa ngụcđạo, chắc hẳn những hung hiểm quái gở bên trong khó mà kểxiết.

Nhị Rỗ hoang mang nhìn Vương Uy, lại nhìn Dương Hoài Ngọc, muốn biết ý kiến của hai người.

Vương Uy xua tay:

- Đi, đi xuống, dù sao cũng đã đặt chân lên đường chết rồi, dù thế nào cũng chết thôi.

Câu nói của Vương Uy khiến Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc thấylòng trầm xuống, họ biết hoàn cảnh lúc này, đường lùi khôngcòn, chỉ có thể tiến về phía trước mới mong sống sót. Nhưngcon đường quái gở thông xuống địa ngục này, lại càng làm chohọ thêm phần lo lắng, sợ hãi.

Bức tường âm dương, phân cách âm dương, mà phía họ đang đi làđịa ngục. Từng bước đi xuống địa ngục, tự mình chui vào rọ,liệu ai có thể thoải mái trong lòng?

Vương Uy nghiến răng, nhảy xuống, Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc cũng nhảy xuống theo.

Hai mặt bức tường âm dương chẳng khác gì nhau, trừ một bứctường kỳ dị chắn trên bờ sông, chẳng có thứ gì nữa cả. Chodù không có thứ gì xuất hiện, nhưng ba người đi bên bờ sông vẫn cảm thấy âm u, lạnh lẽo.

Ba người đang mải miết đi về phía trước, bỗng Nhị Rỗ đáphải một vật gì đó mềm nhũn như cái túi da. Với kinh nghiệmtiếp xúc với xác chết bao nhiêu năm nay, đầu óc Nhị Rỗ cănglên, biết chắc đã đá vào xác chết.

Thấy Nhị Rỗ dừng lại, Vương Uy nghi ngờ giơ đuốc lên soi, quả nhiên trên mặt đất là một xác chết đen thui đang nằm. Vương Uyngồi xuống xem xét, không khỏi hít một hơi khí lạnh. Nhị Rỗcũng nhận ra vấn đề, chỉ thấy xác chết đầu đội mũ, trên người đắp một chiếc áo ngắn, sau lưng áo có chữ “binh” rất lớn.

Nhị Rỗ trợn mắt kinh ngạc, hỏi Vương Uy:

- Đây là xác lính nhà Thanh, lính nhà Thanh cũng rơi xuốngđây à? Nơi này quả nhiên là địa ngục đạo, toàn là người chết.

Vương Uy lại không nghĩ như vậy, trong đầu anh chợt nhớ lạichuyện trong thung lũng tuyết, một người tây dẫn theo một tốplính nhà Thanh từ từ đi ngang qua trước mặt anh, nhưng họ nhìnmột người sống sờ sờ là anh mà như không thấy. Tình cảnh lúcđó vô cùng quỷ dị, thậm chí anh thấy bóng Nhị Rỗ từ sâu bêntrong thung lũng tuyết đi tới, ấn tượng về khoảnh khắc ấy vẫnin đậm trong đầu, anh có thể khẳng định mình đã tận mắt thấytất cả, hoàn toàn là sự thật, nhưng sau khi tỉnh lại, anh mớinhận ra mình đã bị dịch chuyển đi chỗ khác, rất kỳ quái.

Nhị Rỗ lật cái xác lên, xác chết đã hoàn toàn rữa nát,chỉ còn lại đống xương. Áo quần bằng vải gai trên mình cáixác vừa chạm vào đã mủn, chắc hẳn bị nước và hơi ẩm xâmthực, đã mục nát từ lâu rồi.

Vương Uy kể lại cho Nhị Rỗ nghe chuyện anh gặp trong thung lũng tuyết, Nhị Rỗ nói:

- Như vậy là những tên lính nhà Thanh này do Thomas đưa vào đây?

Vương Uy lén nhìn Dương Hoài Ngọc, thấy cô im lặng không nóinăng gì, nhưng gương mặt lộ vẻ xúc động, cứ thẫn thờ dán mắtvào cái xác.

Nhị Rỗ nói với Dương Hoài Ngọc:

- Này, trước khi chết cha cô có để lại tài liệu nào nóinhững người ông ấy dẫn theo không phải người Tây, mà là línhnhà Thanh không?

Dương Hoài Ngọc nói:

- Chuyện này khi trước bác Tôn đã xác nhận rồi, cha tôi đemtheo lính cờ xanh[1] vào núi. Hơn nữa, bác ấy còn nói riêngvới tôi rằng cha tôi dựa vào địa vị của mình trong Hoàng giaAnh, yêu cầu quân đồn trú cử một nghìn lính cờ xanh đi theo.

[1] Lính của nhà Thanh đồn trú tại địa phương dùng cờ xanh làm hiệu – ND.

Vương Uy và Nhị Rỗ nhìn nhau, một nghìn quân, thật là kỳdị. Năm xưa, đại tướng quân Trương Tử Thông đem theo năm nghìn quân tinh nhuệ vào hẻm núi lớn của dãy Đường Cổ Lạp, còn Thomaslại đem theo một nghìn quân cờ xanh, đội đào trộm mộ của MãVăn Ninh cũng có một nghìn người. Kỳ lạ hơn nữa là, nhiềungười như vậy tiến vào vùng núi tuyết nhưng không có một aitrở về, tất cả đều vùi xác trong hẻm núi lớn.

Từ lúc tiến vào hang động ngầm, ba người đã dần dần đi sâuhiểu rõ hơn về thế giới bí ẩn dưới lòng đất này, nhưng càngbiết nhiều càng thấy mê thành rùng rợn này thật quái gở.Những chuyện ly kỳ nhiều đến nỗi họ không ứng phó nổi, nhưngtại sao Trương Tử Thông và Mã Văn Ninh lại đem nhiều quân línhvào hang sâu như thế thì họ chưa hề nghĩ đến. Lại thêm Thomasđem một nghìn quân cờ xanh tới, sự việc càng trở nên không tàinào hiểu nổi. Đúng ra, nếu muốn tìm hiểu bí mật của vươngtriều Lạp Cách Nhật, Thomas cũng không cần phải làm to chuyệnnhư vậy, nhiều lắm chỉ đem theo một đội thám hiểm mấy chụcngười là đủ. Đem theo hơn một nghìn binh mã, hình như mục đíchkhông hề đơn giản.

Nhị Rỗ lật đi lật lại cái xác, nhưng không thấy gì cả, chỉ có một đống xương cùng nắm vải mục.

Vương Uy giục Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc rảo bước cho mau,chắc chắn phía trước còn có phát hiện mới. Họ đi thêm mộtquãng, lại thấy hai xác chết bên bờ sông, hơn nữa hai xác chếtnày hết sức kỳ lạ, hai tên lính dùng dao đâm vào ngực nhau,nằm ngửa trên mặt đất.

Hai xác chết này chỉ mới phân hủy rất ít, vẫn có thể trông rõ vẻ mặt của họ. Cả hai đều mở to mắt nhìn nhau, dồn hếtsức chú ý vào gương mặt đối phương, lưỡi dao đâm ra hời hợt,ánh mắt họ nhìn nhau không hề có thù oán, ngược lại còn hếtsức bình tĩnh, bình tĩnh như đang ngồi uống rượu tán phét với nhau vậy.

Nhị Rỗ nói:

- Hai người này hình như chết sau tên lính nhà Thanh kia rấtlâu, nhưng dù lâu thế nào đi nữa thì mức độ phân hủy cũng không chậm như thế chứ?

Chuyện này kể ra thực vô cùng kỳ dị, Thomas tiến vào hẻmnúi lớn của dãy Đường Cổ Lạp từ hơn hai mươi năm trước, thờigian hai mươi năm đủ cho xác một nghìn tên lính phân hủy chỉ còn lại bộ xương, thậm chí xương cũng không còn. Nhưng hai xác chết này vẫn chưa phân hủy, đúng là chuyện không thể hiểu nổi.

Không có cách nào nghiên cứu rõ ràng về cái xác được, bangười lại tiếp tục men theo hướng dòng chảy, đi sâu xuống dướilòng đất. Càng đi họ càng thấy lạnh, thật vô cùng kỳ lạ,nước sông vẫn chảy rất chậm, thỉnh thoảng còn có thể thấymột vài mảnh băng trôi.

Băng qua một cửa hang, thế giới trước mắt họ bỗng hoàn toànđổi khác. Trong phạm vi soi sáng của ba bó đuốc, xuất hiện một vòm cửa hình vòng cung trong suốt, hai bên vòm cửa là hai bứctường băng vừa cao vừa to, ngước nhìn không biết cao đến chừngnào. Nhị Rỗ tiến lên thêm mười mấy mét, phát hiện bên trongvách động phía trước đâm xuyên vào sơn động, đều là những bứctường băng cao lớn như vậy.

Bước qua vòm cửa, họ hết sức kinh ngạc trước cảnh tượng bên trong. Ngay sau vòm cửa là hai bức tượng sư tử lớn được tạcbằng băng, mặt đất là một khối băng hoàn chỉnh, đi không cẩnthận sẽ trượt ngã. Cách hai pho tượng sư tử không xa là mộtcung điện băng rất nguy nga bề thế, ba người đến trước cung điện, lập tức cảm thấy bản thân vô cùng bé nhỏ.

Dương Hoài Ngọc ngước nhìn tòa cung điện hùng vĩ tráng lệ, run rẩy thốt:

- Đây là một cung điện băng khổng lồ dưới lòng đất sao!