Lịch Sử Cấm Kị Của Trái Đất

Chương 27: Bí ẩn về những di tích văn minh cổ xưa kì lạ. Phần 2: Bí ẩn văn hóa Maya



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

1. Văn Hóa Maya Do Thượng Đế Sáng Tạo Nên Chăng?

chapter content

chapter content



Chữ số của người Maya, có số 0

Dân tộc phát minh ra số “0” sớm nhất là người Maya. Nền văn minh rực rỡ của dân tộc được phát triển trong công xã nông ngư nghiệp thô sơ từ 1.000 năm trước Công Nguyên và rồi không hiểu vì sao lại suy tàn và rơi vào suy vong. Nhờ sức mạnh nào mà trong thời kỳ đồ đá họ đã sáng tạo được một nền văn hóa kiêu xa như vậy? Và rồi họ gặp phải tai ương gì mà biến mất trong khu rừng mưa nhiệt đới?

Năm 1893 một họa sĩ người Anh phát hiện thấy một tòa thành luỹ đổ nát trong vùng rừng rậm Hônđurát. Những tảng đá kê to lớn nằm trên nền ngôi đền sụp đổ, tảng nào cũng chạm khắc đầy những hình tinh xảo và đẹp đẽ. Những đường phố được ghép bằng đá tảng chứng tỏ nó từng là một đô thị đông đúc mặc dầu bây giờ chỉ còn ""Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương"". Bên lề đường có cống thoát nước, chứng tỏ nó là một đô thị khá là văn minh: Những nhà dân và những dinh thự của quan lại quý tộc bằng đá được xây dựng hai bên đường phố tuy hầu hết đã đổ nát, nhưng qua đó vẫn có thể thấy được cảnh tượng tưng bừng náo nhiệt thời xưa cũ.

Phát hiện thành phố trong rừng rậm được tiết lộ làm cả thế giới xôn xao. Trong suốt thế kỷ 20, hết đợt này đến đợt khác, các nhà khảo cổ tới tấp tìm đến Hônđurát, rồi sau đó họ đưa bàn chân tìm kiếm thám hiểm bước rộng ra đến các vùng đất của Goatêmala, Mêhicô, Pê ru và đi khắp đại lục Nam Mỹ. Vô số những kỳ tích mới mẻ tới tấp đến với đội khảo sát, và từ đó truyền đi: Nào là kim tự tháp của người Maya đẹp hơn kim tự tháp của người Ai Cập, kim tự tháp trong thành phố Tican của Goatêmala cao tới 230 thước Anh (l thước Anh 0,3 mét), tượng đá hình người khổng lồ ở Mêhicô xếp thành trận đồ hình vuông khiến người ta không hiểu nổi. Nào là kim tự tháp ở Tơanđiocan hùng vĩ và tinh xảo, thật là tuyệt diệu...

Theo thống kê, các đội khảo sát các nước đã phát hiện thấy tới hơn 170 di chỉ các thành phố hoang phế cổ đại ở khắp vùng rừng rậm và đồng hoang của châu Nam Mỹ.

Những di chỉ đó chứng tỏ một địa bàn sinh sống và hoạt động bao la của người Maya vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ 8. Địa bàn đó từ Mêhicô ở phía Bắc, kéo dài xuống phía Nam, tới tận Goatêmala Hônđurát và đến tận dãy núi Anđexơ của Pê ru. Chúng mách bảo người ta rằng, 3000 năm trước đây, người Maya đã sinh sống bình yên trên dải đất này.

Không có một sức mạnh tinh thần và vật chất nào có thể đảm bảo dù cho có cả trí tuệ đến từ ngoài hành tinh gợi ý rằng cư dân Nam Mỹ đã sáng tạo ra những kỳ tích như thế. Các nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng, khi sáng tạo ra một loạt những kỳ tích đó, người Maya đã đi vào một xã hội nông nghiệp giàu có, đồng thời đã tự sáng tạo ra chữ viết độc lập của chính mình.

chapter content

chapter content



Kim tự tháp của người Maya

Nhưng đi sâu hơn nữa, họ mới thấy không hiểu được người Maya xây dựng kim tự tháp như thế nào và để làm gì. Rồi điều khiến cho người ta càng kinh ngạc hơn là người Maya lại có sự hiểu biết về thiên văn học giỏi đến như thế. Trình độ toán học của họ thì đã vượt xa người châu Âu đến 10 thế kỷ! Một xã hội chỉ dựa vào việc trồng cấy để làm nguồn sống duy nhất, vậy mà có được kiến thức thiên văn và toán học tiên tiến như vậy, điều đó quả thật khiến cho người ta phải hoài nghi.

Ngoài ra, nền văn minh cổ đại sáng chói của người Maya để lại những di chỉ được người ta thán phục, cũng lại khiến cho người ta phải hỏi: Làm sao có được những thứ đó? Tài liệu của giới sử học chứng tỏ, trước khi nền văn minh sáng chói ấy ra đời, thì người Maya vẫn đang sống trong hang đồng, nhờ mò cá và săn bắt mà sống qua ngày. Trình độ xã hội gần như đang ở thời nguyên thủy. Còn có nhiều người ngờ rằng, người Maya có phải là thổ dân thực sự của châu Mỹ không? Bởi vì không có chứng cứ chứng tỏ rằng nền văn minh như kỳ tích trong vùng rừng rậm Nam Mỹ có được dấu vết của sự tiến dần hoặc một thời kỳ quá độ nào đó. Không có một quá trình phát triển từ thấp lên cao. Chẳng nhẽ tất cả những thứ đó của người Maya từ trên trời đưa xuống ư?

Đúng thật, tất cả những thứ đó từ trên trời giáng xuống. Khảo cổ trên mặt đất không tìm thấy vết tích gì của hình thái quá độ trước khi có nền văn minh đó. Phân tích những thần thoại truyền thuyết trước đó cũng không tìm ra manh mối gì. Nền văn minh Maya đường như là xảy ra sau một đêm, rồi lại sau một đêm phát triển rộng khắp Nam Mỹ. Thật là kỳ lạ! Ngoài thần linh ra, ai có tài ảo thuật như vậy? Điều bất hạnh là, thần thoại của người Maya nói rằng tất cả các thứ của họ đều do thần linh mang cho. Chuyện thần thoại lưu truyền trong vùng bảo họ rằng, trước khi xuất hiện loài người, rất nhiều thần linh đã từng tụ hội ở đây và bàn bạc những đại sự của loài người!

2. Ai đã dạy người Maya cách tính lịch?

Người Maya sáng tạo được một nền toán học phát triển tinh xảo, để có thể ghi chép các sự việc theo năm tháng, để quyết định thời gian gieo trồng và thu hái, tính toán một cách chính xác thời tiết và những ngày mưa nhiều nhất trong năm, lợi dụng một cách tốt nhất những vùng đất đai nghèo cằn cỗi. Kỹ xảo toán học của họ, trong các dân tộc thời cổ đại nguyên thủy, thật là tài giỏi đến kinh người, nhất là việc họ rất thành thạo khái niệm về số “0”. So với các nhà buôn ả Rập vượt sa mạc đưa khái niệm số “0”, truyền từ ấn Độ sang châu Âu thì người Maya sớm hơn hẳn 1000 năm.

chapter content

chapter content



Lịch Maya

Người Maya tính ra rằng, mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với nhận thức về thời gian Trái Đất tự quay và quay quanh Mặt Trời hết một chu trình. Người Maya ngoài sự hiểu biết về lịch Trái Đất vô cùng chuẩn xác, họ cũng còn rất am hiểu về lịch năm của sao Kim. Một năm của sao Kim tức là thời gian để sao Kim quay quanh Mặt Trời hết một chu trình. Người Maya tính rằng, một năm sao Kim dài 584 ngày. Còn ngày nay chúng ta tính rằng một năm sao Kim dài 584,92 ngày. Đó là một con số chuẩn xác đến kinh ngạc. Mấy ngàn năm trước, người Maya để có phương pháp tính lịch chuẩn xác đến như vậy. Điều đó có nghĩa là trong thực tiễn xã hội và sản xuất, phần đông các dân tộc căn cứ vào số ngón tay để sáng tạo ra phép đếm cơ số 10. Còn người Maya lại căn cứ vào số ngón tay và ngón chân cộng lại để sáng tạo ra phép đếm cơ số 20 kỳ quặc.

Ngoài ra họ còn sử đụng thêm cả phép đếm cơ số 18 nữa. Phép đếm này gợi ý về cái gì? Lấy cái gì làm căn cứ? Không ai có thể hiểu được.

Kim tự tháp mà người Maya căn cứ vào lịch pháp của mình để xây dựng nên, thực chất là một đàn cúng tế thần linh kiêm đài quan trắc thiên văn.

chapter content

chapter content



Caracol, đài thiên văn cổ của người Maya tại Chichen Itza, Mexico.

Caracol, đài thiên văn của người Maya tại Chichen Itza, Mexico là đài thiên văn là đài thiên văn cổ nhất. Đỉnh chóp của đài thiên văn này cao trội hẳn lên trên các ngọn cây trong rừng rậm, bên trong có một cầu thang tròn lên tận đỉnh chóp của đài quan sát. Trong đỉnh chóp có các cửa sổ để quan trắc các tinh tú. Bên ngoài vách đá của tháp có trang trí hình khắc thần mưa, còn có cả hình khắc phù điêu hình người vươn cánh bay vào Vũ Trụ. Tất cả cái đó làm cho người ta có vô vàn suy nghĩ và tưởng tượng. Nếu bạn còn biết rằng, người Maya trong tình hình lúc bấy giờ mà lại đã biết được sự tồn tại của các sao Thiên vương và Hải vương. Bạn có kinh ngạc không? Cửa sổ đài thiên văn Sácchin của họ không phải hướng về những vì sao sáng nhất, mà họ hướng về nơi màn đêm thầm lặng bên ngoài dải Ngân Hà. Còn lịch pháp của họ thì có thể duy trì được đến 400 triệu năm sau, nó được dùng để làm gì? Có ý gì? Ngoài ra họ thu được từ đâu, mà tính ra được năm Mặt Trời và năm sao Kim độ chính xác chỉ sai có mấy phần sau dấu phẩy 4 con số?

Rất hiển nhiên, tất cả những kiến thức đó đã vượt ra ngoài nhu cầu thực tế của người Maya đang sống trong thời kỳ xã hội nông nghiệp, và khiến cho người ta không thể hiểu nổi. Đã nằm ngoài nhu cầu của họ, thì chứng tỏ những kiến thức đó không phải do người Maya sáng tạo ra. Vậy thì ai đã truyền thụ cho người Maya những kiến thức đó? Trong thời đại mà tất cả mọi dân tộc trên thế giới đều đang sống trong mông muội, thì ai đã nắm được những kiến thức tiên tiến như vậy? Xin bạn đọc tưởng tượng xem.

3. Phải chăng người Maya đã phát minh ra tàu vũ trụ?



Người Maya bảo chúng ta rằng, tất cả nền văn minh của họ đều là do một vị thần mang đến cho họ. Họ miêu tả vị thiên thần đó mặc áo trắng đến từ một quốc gia phương Đông nào đó mà họ không biết. Vị thần đó đã dạy cho người Maya những kiến thức và kỹ năng khoa học kỹ thuật, và còn đặt ra luật pháp vô cùng chặt chẽ. Nghe nói, dưới sự chỉ đạo của ông, người Maya trồng ngô thu được những bắp to lớn bằng thân người của họ.Ông ta dạy cho người trồng bông, thu được những thứ bông có màu sắc khác nhau. Vị thần đó, sau khi dạy cho người Maya xong những thứ đó, đã lên một chiếc thuyền và thuyền đó trở ông bay vào Vũ Trụ. Còn nữa, vị thần đó còn bảo với người Maya vẫn nhớ ông ta rằng, rồi ông ta sẽ quay trở lại.

Nếu như chúng ta tin vào truyền thuyết thần thoại đó, vậy thì hiện tượng văn hoá Maya đã có được đáp án.

Palenque nằm trong một thung lúng hoang vu trên cao nguyên của Mêhicô. Mười mấy thế kỷ nay, người dân địa phương không hề quan tâm đến một ngôi đền tế thần hoang phế và đổ nát. Đến thập niên 50 của thế kỷ 20 này, khi các nhà khảo cổ học đến dọn dẹp ngôi đền đổ nát đó của người Maya, đã phát hiện trong lớp bụi đất và rêu xanh một tảng đá lớn, nặng, trên đó khắc đầy những hoa văn và hình vẽ.

Hình vẽ khắc trên tảng đá vừa thần kỳ lại vừa khoa trương một người giống như đang điều khiển xe mô-tô, hai tay cầm một vật giống như tay lái xung quanh là những hình trạm khắc đường diềm hoa văn trang trí đủ loại. Lúc bấy giờ, các nhà khảo cổ giải thích rằng, đây là một bức vẽ thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người Maya. 

chapter content

chapter content



Một bức tranh chạm khắc của người Maya. Thật khó hiểu tại sao người này lại mặc một cái mũ bảo hiểm với một cái giống với ống thở giống hệt một phi công vũ trụ đến như vậy?

Nhưng từ thập niên 60 của thế kỷ 20 trở lại, hai nước Mỹ, Xô thay nhau phóng những tên lửa vũ trụ, những thiết bị bay, tàu vũ trụ chở người hoặc không chở người, bay qua bay lại như thoi đưa trong Vũ Trụ. Sau khi các nhà du hành vũ trụ gửi về trái đất những bức ảnh chụp từ vũ trụ và từ Mặt Trăng thì mọi người mới giật mình hiểu ra rằng, những bức vẽ ở Palenque đâu phải sự tưởng tượng hoặc thần thoại gì, đó chính là bức vẽ thể hiện các nhà du hành vũ trụ đang điều khiển phi thuyền đi trong vũ trụ.

chapter content

chapter content



Trung tâm lớn nhất của người Maya được tìm thấy cho đến nay, Tikal, được xây dựng như là một thành phố thần thánh. Thông điệp này đã được giải mã từ một tấm bia đá tìm thấy tại đây: “Nơi này các vị Thần có nguồn gốc từ các vì sao đã xuống Trái Đất”

Đương nhiên là tất cả đều đã có phần biến dạng, chúng ta không thể nào biết được những thợ chạm khắc đá của người Maya thời đó đã đưa vào bức ảnh nào để khắc họa tô lên những bức vẽ mà đến ngày nay nguyên mẫu của nó mới xuất hiện, đó là một nhà du hành vũ trụ điều khiển phi thuyền, hai mắt dán vào những đồng hồ. Đây rõ ràng là tác phẩm phỏng theo của người Maya, bởi vì nhà du hành vũ trụ đó có phần giống với người Maya, hoặc là người Maya cho rằng sẽ có một ngày họ cũng có thể du hành vũ trụ. Dù rằng các thợ chạm khắc Maya khi khắc ống hơi đã cho nó cong đi biến thành đường diềm ở khung trang trí, các loại đồng hò, hình vòng và hình xoáy ốc, đều được xử lý thành các hình vẽ mang dáng vẻ nghệ thuật, nhưng tất cả đều được nhận biết rất rõ. Phương tiện chuyên chở này có hình phía trước nhọn, phía sau to, cửa nhận hơi vào có hình máng lõm, cần điều khiển cùng với bàn đạp, rồi ăng-ten, ống mềm vẫn được miêu tả một cách sinh động.

Nên biết rằng cổ đại không có phi thuyền, mà cũng không thể có được vật thể bay vào Vũ Trụ. Vậy thì làm sao người Maya cổ đại lại am hiểu đến thế về sự kỳ diệu của phi thuyền vũ trụ? Và làm thế nào mà họ lại vẽ khắc ra được trạng thái căng thẳng khi điều khiển phi thuyền trong cái khoang chật hẹp của nó mà nhà du hành phải làm việc khẩn trương? Lời giải thích tạm có thể chấp nhận là:

Vào thời cổ đại rất xa xưa, trong vùng rừng rậm nhiệt đới Nam Mỹ có khả năng đã từng có những sinh vật trí tuệ cao từ ngoài hành tinh đến đó. Họ đã bước ra ngoài phi thuyền trong sự sùng bái tế lễ của người Maya. Họ dạy cho người Maya những kiến thức về thiên văn và lịch pháp, đồng thời khoe với họ về công cụ vận tải của mình. Truyền thụ cho họ những kiến thức làm ruộng, rồi sau đó lại ra đi; và trước lúc ra đi, có thể họ đã hứa là sẽ quay trở lại thăm viếng vùng Nam Mỹ.

4. Tại sao người Maya lại vứt bỏ văn minh?



Người Maya từ rất xa xưa đã sáng tạo ra nền văn minh rực rỡ của lòai người, vậy thì làm sao nền văn minh của loài người hiện đại lại để mất đi dấu tích của người Maya? Hiện tượng ""văn minh từ trên trời rơi xuống"" của người Maya, làm sao lại giống như một vở kịch lịch sử vừa mới diễn xong màn mở đầu mà đã kết thúc? Người Maya vì sao lại vứt bỏ văn minh để trở lại thời nguyên thuỷ? Đó là vấn đề bí ẩn.

Năm 830 công trình thành Cô ban đồ sộ bỗng nhiên tuyên bố dừng mọi công việc. Năm 835, công việc xây dựng đền thờ kim tự tháp Palenque cũng đình chỉ thi công. Năm 889 công trình xây dựng quần thể đền đài Ti can đang dang dở cũng dừng lại giữa chừng. Năm 909, thành luỹ cuối cùng của người Maya, với những cột đá đã xây dựng xong quá nửa cũng phải dừng lại. Tình hình đó khiến chúng ta liên tưởng đến các công trường khai thác đá trên đảo Phục bỗng dưng đình chỉ.

Lúc bấy giờ, những người Maya đang sinh sống và làm việc ở mọi nơi dường như cùng nhận được một mệnh lệnh nào đó, họ vội vứt bỏ những dinh lũy và đền đài mà bao đời vất vả phấn đấu để xây dựng, và rời bỏ cả ruộng đất phì nhiêu đang trồng cấy, mà di cư nơi thâm sơn cùng cốc hoang vu.

Những di chỉ văn hóa phát triển rất cao của người Maya mà ngày nay chúng ta có thể nhìn thấy được, chính là những công trình mà người Maya vứt bỏ trên chương của mình. Những bức chạm khắc đá, những khung nhà mà du khách ngày nay có thể bồi hồi đi lại chiêm ngưỡng sự tinh xảo đẹp đẽ của nó, rồi ca ngợi và nuối tiếc, thì những chuyên gia và học giả lại đau đầu suy ngẫm, và càng nghĩ càng cảm thấy bí về cách giải thích.

Người Maya vứt bỏ những thành phố phồn hoa do chính bàn tay mình xây dựng nên, để di chuyển vào nơi rừng già hoang vắng. Cách hành động vứt bỏ văn minh trở về cuộc đời tăm tối đó là tự nguyện hay do nguyên nhân nào khác?

Các nhà sử học có những giải thích và suy đoán khác nhau, như: ngoại tộc xâm lấn, khí hậu đột biến, động đất, dịch bệnh... Tất cả những thứ đó có thể đẩy một dân tộc di cư một cách đại quy mô. Thế nhưng những giai thích và suy đoán ấy đều không đủ sức thuyết phục, Trước hết, tại lục địa Nam Mỹ hồi bấy giờ chưa có một dân tộc nào lớn mạnh có thể đối đầu được với người Maya. Bởi vậy quan điểm cho rằng ngoại tộc xâm phạm là không thể có. Còn các chuyên gia khí tượng qua nỗ lực nghiên cứu tìm tòi vẫn không tìm thấy chứng cứ chứng tỏ lục địa Nam Mỹ vào thế kỷ 8 và thế kỷ 9 có sự thay đổi đột ngột dẫn đến một tai họa nào đó. Ngoài ra, những công trình kiến trúc bằng đá của người Maya rất hùng vĩ ấy, trừ một số bị sụp đổ, còn rất nhiều đã trải qua mưa gió ngàn năm mà vẫn hầu như còn nguyên vẹn, bởi vậy, giả thuyết về động đất cũng phải loại trừ.

Chỉ còn vấn đề dịch bệnh, xem ra rất có khả năng. Nhưng trên địa bàn cư trú hàng vạn cây số của người Maya, mà lại lây lan một loại dịch bệnh rộng khắp đến như thế thì rất hiếm. Hơn nữa, tính toàn bộ cuộc di cư của người Maya kéo dài tới cả trăm năm. Một trận dịch bệnh lây lan đột ngột kiểu cấp tính như vậy không thể có khả năng kéo dài đến như thế được.

Có người qua nghiên cứu một phần tượng thờ cũng bị phá huỷ, và hiện tượng ngôi báu của người thống trị bi lật đổ thì cho rằng có thể là do đấu tranh giai cấp. Đúng là đã từng có đấu tranh giai cấp trong xã hội của người Maya, nhưng đấu tranh đó chỉ mang tính cục bộ, chỉ xảy ra ở một số thành phố và địa phương cá biệt. Còn việc người Maya di cư lên miền Bắc mang tính toàn cục.

Có người lại giải thích việc di cư đó là nguyên nhân môi trường sinh thái, chẳng hạn có thể người Maya áp dụng biện pháp cày cấy nào đó không hợp lý, dẫn đến việc phá hỏng rừng cây, làm cho đất đai bạc màu v.v... gây ra cảnh đói khổ buộc phải bỏ đi. Nhưng rất nhiều học giả qua khảo sát đã phát hiện thấy, về sản xuất nông nghiệp thì người Maya đã để lại nhũng dấu hiệu chứng tỏ họ có trình độ khá là tiên tiến. Từ rất sớm họ đã biết áp dụng chế độ luân canh, và đã biết cách tập trung sản xuất thâm canh. Làm như vậy sẽ không mất đi độ màu mỡ của đất, lại có thể nâng cao hiệu quả sản xuất. Như vậy thì vấn đề biện pháp cày cấy sai lầm làm hỏng đất là không đúng.

Họ phải đình chỉ cả những công trình đã xây dựng xong quá nửa một cách vội vàng hối hả, thu dọn hành trang, bế con dắt lão, cả làng cả nước kéo nhau di cư đi nơi khác. Họ đã phải trải qua gian nan vất vả trong cuộc trường chinh tìm quê hương mới, cuối cùng đã phải dừng lại một cách tuyệt vọng ở phương Bắt và xây dựng một vương quốc mới. Họ lại căn cứ vào năm tháng mà lịch pháp của họ đã tính trước, bắt đầu xây dựng trở lại những thành phố của họ, xây dựng mới trở lại những đền đài và kim tự tháp khác, chứ nhất định không trở về quê cũ.

Đó quả là cả một điều bí mật. Tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều chưa được ra được một lời giải thích có sức thuyết phục.

Văn minh Maya thần kỳ, đã bắt đấu công cuộc xây dựng những kim tự tháp khắp đại lục Nam Mỹ dường như chỉ trong một đêm. Điều đó khác nào một vở kịch, không cần có giới thiệu và mở đầu. Mở màn ra là người Maya bèn nhảy ra sân khấu, diễn ngay một vở kịch lịch sử hùng tráng. Rồi họ ra đi mà không để lại cho lịch sử bất kỳ một sự giải thích nào, màn lại vội vàng khép lại, vở kịch lịch sử sóng cồn dữ dội, đầy kịch tính đến đó bỗng dựng lại. Chỉ có dây leo và rêu xanh của rừng nhiệt đới lặng lẽ che phủ dấu chân của người Maya, chỉ có những di tích đổ nát hoang tàn như muốn nháy mắt xét hỏi du khách.