Lịch Sử Cấm Kị Của Trái Đất

Chương 25: Thế giới bị lãng quên: Ai là “Người tiền sử”? (kỳ 1)



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Sự tương đồng rõ rệt trong thiết kế, kỹ thuật và kỹ năng xây dựng của những chủng người bí ẩn cổ xưa cho thấy một nguồn kiến thức phổ thông của thế giới thời kỳ ấy.

“…Từ xa xưa, loài người đã từng phát triển đến trình độ siêu đẳng. Đó là những xã hội cao cấp, với những tri thức khoa học tinh vi, trải rộng khắp hành tinh. Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại như các kim tự tháp, những tòa nhà nguy nga khổng lồ… Nhưng, những điều đó không giúp họ trở nên tốt đẹp và nhân từ hơn, mà trái lại họ ngày càng đắm chìm trong tiện nghi vật chất, trở nên suy đồi và tàn nhẫn, ích kỷ và bệnh hoạn… Những lực lượng cao cấp vô hình rất đau buồn vì điều đó. Họ cảnh báo nhân loại nhiều lần, những mong nhân loại đổi thay, nhưng không có kết quả. Cuối cùng, họ tạo ra đại thảm họa, nhấn chìm và xóa sổ gần như sạch sẽ tất cả dấu vết của thế giới cũ, chỉ có rất ít người tốt được chọn lựa ở mỗi vùng miền trên quả đất là được phù hộ và sống sót. Những người ấy sinh sôi loài người đông trở lại, để rồi, một chu kỳ lịch sử mới lại bắt đầu…”

Nhiều phát hiện khảo cổ học cho thấy, viễn cảnh đó không phải là không có cơ sở.

Đáng chú ý là, có nhiều nét đặc trưng chung trong kỹ thuật xây dựng của các công trình kiến trúc từ thời thượng cổ ở khắp nơi trên thế giới. Sự tương đồng rõ rệt trong thiết kế, kỹ thuật và kỹ năng xây dựng của những chủng người bí ẩn cổ xưa cho thấy một nguồn kiến thức phổ thông của thế giới thời kỳ ấy.

1. Những khối đá gấp góc và những khối đá nhiều mặt



Nhiều kiến trúc thượng cổ cho thấy các khối đá được cắt theo mẫu thiết kế đặc biệt, có tạo hình góc vuông ở đoạn giao 2 bức tường. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người cổ xưa thiết kế khối xây như vậy để phòng ngừa động đất.

chapter content

chapter content

chapter content



“Đền Thung lũng”, Giza, Ai Cập – Có nhiều khối đá với đặc điểm như vậy tại “Đền Thung lũng”. Khoảng 5.000 năm trước.

Không ai giải thích được tại sao kỹ thuật xây dựng tinh vi như vậy có thể xuất hiện từ 5.000 năm trước. Ở thời điểm đó, theo sách giáo khoa hiện tại, phần đông nhân loại có trình độ thổ dân, sống thành bầy hay bộ lạc, khổ sở hoang dại không hơn súc vật bao nhiêu.

Nhiều ngàn năm trước….



chapter content

chapter content



Luxor, Ai Cập. (trái), Machu Pichu, Peru (phải).



chapter content

chapter content



đó đã phải là hoàn hảo chưa 

Các khối đá nhiều mặt – Đền Thung lũng, Giza, Ai Cập. Trong khi các khối xây tại Ai Cập thượng cổ đi theo một mặt phẳng nằm ngang, thì các khối xây Nam Mỹ lại có rất nhiều góc cạnh, không theo các mặt phẳng ngang dọc nhất định nào cả. Điều đó đòi hỏi kỹ năng chuyên môn thậm chí còn cao cấp hơn nữa.

chapter content

chapter content



Kỹ thuật này được cho là của người Inca, tại Sacsayhuaman, Cuzco, Nam Mỹ



chapter content



chapter content



chapter content



hay đây mới là hoàn hảo

Sacsayhuaman. Những khối xây khổng lồ, sít chặt nhau đến độ dao lam cũng không len giữa được, có hình dạng và bề mặt không theo quy tắc, khớp chặt với nhau không cần vôi vữa, có khả năng chịu lực rất lớn, chống được động đất. Những con người nhiều ngàn năm trước, chủ nhân của những bức tường kỳ lạ này là ai?

chapter content



Một trong số 300 bục đá trên đảo Easter. Chúng là những khối đá bazan nặng chừng chục tấn mỗi khối. Kiểu cách của chúng hết sức tương đồng với những khối xây tại Nam Mỹ ở trên.

…So sánh với công trình kiến trúc của các thổ dân. Theo sách giáo khoa, vào thời kỳ các kim tự tháp được xây dựng, hầu hết chúng ta giống như thế này:

chapter content



Nghịch lý ấy là do đâu? Rõ ràng, mô hình lịch sử tuyến tính được dạy trong trường hiện nay không thể giải thích được, không hề thích hợp. Các nhà khoa học dũng cảm hiểu rằng, lịch sử nhân loại cần phải được viết lại từ đầu.