Lạc Đường

Chương 21: Cái giá phải trả cho sự tò mò



Tinh thần dường như cứ như một chất lỏng trôi nổi lơ lửng giữalòng biển, dần dần ngày càng nặng, bắt đầu thiếp đi...Bên tai, có tiếng bướcchân nhẹ nhàng của người nào đó, tiếng dụng cụ va chạm vào nhau rất nhỏ. Tôi vươn tay liền đụng tới màn giường trơn mềm, đây là đâu? Cố gắng mở mắt ra, vật lộn ngồi dậy, lập tức có một tỳ nữ lanh lợi vén màn che lên, thủ thỉ nói:"Cô nương tỉnh rồi à?"

Sáng sớm huyết áp thấp, tôi vẫn chưa tỉnh hẳn, chỉ máy móc gật đầu. Cho đến khi bọn họ giúp tôi mặc xong quần áo, hầu hạ tôi rửa mặt, trang điểmcho tôi xong xuôi mới có chút tỉnh hồnlại.

"Muội muội tỉnh rồi sao?" Chưa thấy người âm thanh đã tới trước. Tôi quay đầu nhìn phía sau, Lý Thị đi ra từ phía sau bốn tấm bình phong gỗ dương có điêu khắc tùng trúc, cười nói với tôi: "Tối qua ngủ ngon không?"

Cô mặc mộtbộ áo lông chồn bạc tà áo màu đỏ có hoa văn ở dưới nách, trong tay bưng một lò sưởi tayxinh xắn bằng đồng ấm áp, lúc nói chuyện hơi thở thổi đámlông ở cổ áo khẽ nhúc nhích, xinh đẹp động lòng người. Điều tốt đẹp nhất trên đời này là con người và sự vật, luôn có thể xua điphiền muộn trong lòng chúng ta. Tôi bất giác nhìn cô nàng mỉm cười.

Cô nghi hoặcnhìn tôi, tôi vội đứng lên trả lời: "Đa tạ phúc tấn quan tâm. Ngủ rất ngon."Sau đó khẽ nhún nửa người dưới.

Cô giữ tôi lại, cười nói: "Đều là người trong nhà, hà tấtphải khách khí như vậy. Nghĩ muội cũng đói bụng rồi, cùng dùng cơm đi." Lờicủa cô vừa dứt, nha đầu bên người liền lui ra ngoài phân phó, lập tức dọn lên mộtbàn thức ăn.

Hóa ra bây giờ đã là giữa trưa, cảm giác này của tôi cũng phảigọi là rất ngủ rất sâu. Phía nhà tôi, anh ta nhất định để Lý thị thông báo mộttiếng rồi, cũng không cần phải lo lắng. Tôi cũng rất đói bụng, uống một chén đườngphèn hầm lê, phóng thích dạ dày liền bắt đầu gặm lấy gặm để. Bánh trái nhà anhta làm rất ngon, xứng đáng nhất là tai tai xào chân giò muối Tuyên Uy và đậuxào thịt vịt, tôi ăn rất ngon miệng.

Phát hiện ra Lý thị vẫn đang nhìn chằm chằm tôi, liền nhìn lại.Cô ta vỗ vỗ mu bàn tay tôi nói: "Khi nào thì muội muội gả vào đây? Cũngcho ta thêm một người bạn."

Gả cho anh ta ư....E rằng...Tôi cười cười, không trả lời.

Cô nói nhỏ: "Gia rất yêu thương muội muội đó!"Nghe không ra vẻ ghen tuông, nhưng ít nhất giọng điệu vẫn có chút cảm thán.

Chúng tôi ngồi ở đây, hoàn toàn chính xác để được gọi là quỷdị.

Trong lúc tĩnh lặng, có nha hoàn đến bẩm báo, gia đã về.

Chúng tôi vừa mới đứng lên, chỉ thấy người bên ngoài vénrèm. Anh ta bước nhanh đến trước mặt tôi, đưa tay đặt lên trán tôi, quan tâmnói: "Tối qua có hơi nóng, hôm nay đỡ rồi."

Tôi nghiêng đầu, vừa đối diện với khuôn mặt trầm tĩnh của Lýthị, cô không chú ý đến tôi, một đôi mắt chỉ nhìn thấy trượng phu. Không biếtcó phải là cảm giác sai lầm hay không, trong ánh mắt của cô có một tia đau thươngkhó phát hiện, không phải là đố kị. Cô gục đầu xuống, lặng lẽ lui ra ngoài. Ài,chẳng lẽ là tôi tước đoạt quyền lợi của cô ấy? Có lẽ là vậy, nhưng, không phảitôi cũng sẽ có người khác. Tôi nhìn vào mắt anh ta, cười nói: "Buổi chiềuta có việc, bây giờ phải đi rồi." Giờ Mùi hôm nay Ngọc Trúc nhập liệm rồi.

Anh ta thở dài, vén tóc tôi ra hai bên, hôn lên trán tôi,nói: "Ta biết rồi. Nàng phải cẩn thận."

Cẩn thận...Làm tôi nhớ đến lời của Nhiếp Tịnh kia, lơ đãng hỏi:"Nghe nói gần đây Chú Hương Giáo ở kinh thành rất ầm ĩ làm lòng ngườikhông yên, là thật sao?"

Tay anh ta vuốt tóc tôi cứng đờ, đầu tiên là kinh ngạc, sauđó là ánh mắt lóe sáng nheo lại mang theo tức giận không rõ nguyên do. Tôi nóigì sai sao?

Anh ta lạnh lùng nói: "Vì sao nàng lại quan tâm chuyệnnày?"

Tôi mở to mắt, không hiểu gì nhìn anh ta. Tôi vốn không quantâm gì cả! Rốt cuộc là anh ta bị làm sao vậy? Tôi chau mày không nói gì, anh tachăm chú nhìn tôi một lát, cuối cùng giọng điệu chậm rãi nói: "Thôi, chỉ cầnnàng nhớ kĩ đừng chạy lung tung là được."

Anh ta nói như vậy làm tôi càng mơ hồ hơn. Thậm chí ngay cảanh ta cũng trở nên bí hiểm rồi.

Bốn ngày sau đó, tôi đưa Ngọc Trúc đến một chỗ vắng vẻ. Phầnmộ, chẳng qua chỉ là để an ủi người sống, đối với người đã chết đi, cũng chẳngcó ý nghĩa gì nữa. Ngọc Trúc đã chết, chỉ có một số ít người đau lòng, một ítngười thở dài. Một ngày nào đó, cả tôi cũng sẽ lãng quên dần người con gái này,thế giới này, không ai cứ xoay chuyển theo lẽ thường được (đúng, đừng nói địa cầukhông có người, cho dù mất hết toàn bộ sinh mệnh cũng vẫn tự xoay quanh mìnhnhư thế). Tôi nghĩ như vậy nhưng vẫn cứ lưu luyến nhân thế. Ngọc Trúc, cô nóilà cô ngốc, hay là tôi khờ?

Làm tôi phiền lòng còn có Nhiếp Tịnh kia. Lúc ánh mắt tôi vàcậu ta chạm nhau, lúc nào cậu ta cũng cười rất quỷ dị. Tôi biết không nên bị loạimánh khóe này chi phối, nhưng khi nhớ đến thái độ của Tứ, rốt cuộc là có cái gìtôi vẫn chưa biết? Lòng hiếu kỳ quả thật là không thể chấp nhận được! Càng tựnhủ chuyện không liên quan đếm mình lại càng muốn tìm hiểu hơn.

Mặt khác, cha gửi đến một phong thư dài. Đầu tiên là nói tamthúc sẽ đi từ Hàng Châu đến Kinh. Khó hiểu nha, tôi lại có thúc thúc? Càng khóhiểu hơn là cha không nói tam thúc đến Bắc Kinh làm gì, cũng không nói chúngtôi phải tiếp đãi ông ta mà chỉ nói một câu như vậy. Thật may là tôi phải xemkĩ mới phát hiện có chuyện này. Tiếp theo, cha nói đã trình đơn lên hộ bộ chuyệntôi miễn tuyển chọn, đường đi lần này, theo tình huống của tôi là có năm phần nắmchắt. Nếu chuyện này có thể thành, xuân tới là có thể chọn cho tôi một cửa thânhôn.

Tôi thở dài, dù sao cũng sắp mười bảy, cũng không tính làchuyện xấu gì. Cì thế bèn trả lời nói, toàn bộ đều dựa vào cha làm chủ.

Mẫn Mẫn cuộn thành một cục ngủ trên đùi tôi. Tôi lật xem

Mỗi ngày tôi đều ôn hòa nhã nhặn chờ anh ta, bởi vì tôi biết,tôi không phải chờ đợi cả đời như vậy. Tôi đợi, chỉ là vì tìm một cơ hội nóichuyện.

Trên kháng ấm áp, tôi vẫn luôn ngủ thiếp đi, tỉnh lại thì thấythời gian vẫn còn sớm, vậy thì tiếp tục đọc sách.

Lần này, không phải tự nhiên tỉnh lại. Tôi nghe được một tiếngkêu "ai", mở mắt ra lại thấy Mẫn Mẫn nhảy xuống kháng.

Anh ta ôm tay, cau mày, ngồi nhìn nó nhanh nhẹn băng qua nộiđường ra phòng bên ngoài.

"Bị nó cào sao?" Tôi cười hỏi.

Anh ta nói: "Con mèo của nàng, một chút quy củ cũngkhông có!"

Nói vậy sao! Tôi buồn cười nói: "Biết quy củ thì khôngphải mèo, mà là mèo yêu. Chàng còn muốn nó gọi chàng một tiếng chủ tửsao!"

Anh ta "phì" cười: "Chủ tử không dám nhận. Chỉhy vọng mèo thái tuế này đừng làm ta bị thương nữa là được rồi!"

Tôi kéo tay anh qua, hỏi: "Nó cào chỗ nào?" Chỉ thấytrên mu bàn tay phải có ba vết máu, cũng không quá sâu, Mẫn Mẫn vẫn còn biết cóchừng mực.

Tôi nắm tay anh ta, muốn dùng khăn lau lại cảm thấy khôngđúng. Đang lúc do dự, anh tại nắm tay tôi, môi liền hôn xuống, tuần du trên mặttôi. Tôi biết, tôi đã nghiện rồi. Đang lúc do dự mơ màng không phòng bị, theophản xạ lui về sau trốn tránh. Anh ta ôm chặt eo tôi không cho tôi di chuyển,trong lúc lôi kéo, tôi mất thăng bằng ngã ngửa xuống kháng, anh ta cũng khôngphản ứng kịp ngã xuống theo, đè lên người tôi.

Cú ngã này cũng thật là nặng, anh ta thật sự coi tôi như cáiđệm, thiếu chút nữa khí trong phổi cũng đều bị ép ra hết rồi. Thấy tôi nhíu mày,anh ta cử động hỏi: "Đau chỗ nào?"

Tôi oán giận nói: "Chỗ nào cũng đau, đệm kháng này quámỏng! Còn nữa, chàng nặng quá!"

Anh ta lại cúi xuống, áp sát trên chóp mũi tôi, khẽ cườinói: "Lần tới ta sai người đổi tấm dày hơn." Sau đó ôm tôi nghiêngngười lại, đổi thành tôi ở trên người anh ta. "Lần này không nặng nữa chứ?"Hơi thở nóng rực chỉ gần một tấc khiến tôi hỗn loạn đến không thể suy nghĩ. Haitay của anh ta ôm trọn lấy tôi, môi tôi liền rơi xuống môi anh ta. Tôi chỉ cóthể nhắm mắt lại, buông thả bản thân mình say sưa trong nụ hôn của anh ta.

Anh ta ôm mặt tôi, thì thầm nói: "Mỗi ngày trở về đềucó thể thấy nàng thì thật là tốt!"

Bỗng nhiên tôic ảm thấy trong lòng bủn rủn, mở mắt ra cũngkhông dám nhìn anh ta. Anh ta giữ cằm tôi, cười hỏi: "Sao vậy?" Tôihơi nâng người dậy, một tay chống trên kháng, một tay đặt lên ngực anh ta, nhẹgiọng hỏi: "Lần trước đánh trúng, đã đỡ chưa?"

Anh ta dùng tay chặn mu bàn tay tôi lại, bình tĩnh nhìn tôinói: "Vĩnh viễn cũng không tốt."

Bàn tay và bộ ngực ấm áp của anh ta khiến lòng tôi sợ hãi,ánh mắt từ mặt anh ta dời xuống nhìn bàn tay chúng tôi. Cổ tay áo của anh ta lộra một nhúm lông chồn, chạm vào cổ tay tôi ngưa ngứa. Lúc này mới phát hiện, mặcdù anh ta vẫn mặc quan phục, nhưng áo khoác vẫn còn thêu thêm hình rồng màuxanh.

Tôi rút tay về nói: "Chàng thay quần áo trước đi."

"Nàng thay giúp ta nhé?" Anh ta lại ôm chặt tôi cườitrêu ghẹo.

"Được." Tôi hít sâu một hơi trả lời.

Cởi một lớp bên ngoài, bên trong là áo mãng bào (lễ phục củaquan lại thờ nhà Thanh) màu vàng. Anh ta mỉm cười nhìn tôi tiêu hao một nửa sứclực mới cởi được viên ngọc khảm trên đó. Có hơi không kìm được, vừa lôi vừa kéonút áo của anh ta, lột xuống cả quần áo áo choàng thêu rồng quăng lên kháng.Tôi lau mồ hôi trên chóp mũi, hỏi: "Y phục thay ở đâu?"

Anh ta chỉ chỉ đống bào phục thường ngày được xếp ngay ngắntrên bàn. Tôi giũ cái áo da có thêu con cá biển bên cạnh, khoác lên cho anh ta,có sự phối hợp của anh ta nên mặc vào rất dễ dàng. Nhưng buộc đai ngọc trên thắtlưng thì tôi rất lúng túng, buộc thứ này như thế nào đây? Tôi ngẩng đầu hỏi ýkiến của anh ta, nhưng anh ta cũng chẳng nói làm thế nào, lại hùng hồn nói:"Ta không tự làm đâu."

Được rồi, tự tôi suy nghĩ. Tốn khoảng một phút, cuối cùngcũng đại công cáo thành. Hít sâu một hơi, lại không yên tâm nhìn anh ta từ trênxuống dưới. "Còn nhìn nhìn vậy?" Anh ta cười ôm lấy tôi.

"Không muốn để chàng xấu mặt." Đây là lần đầu tiêncũng là lần cuối cùng, không bao giờ làm cái chuyện này nữa.

"Nàng đó, không trông chờ nàng hầu hạ người ta."Anh ta hôn vào má tôi, cười nói.

Thấy chúng tôi ôm nhau trong gương lớn, tôi nhắm mắt lại,nói: "Sáng mai là sinh nhật mợ, ta sẽ không tới."

Anh ta đặt cằm lên vai tôi, chỉ "ừ" một tiếng.

"Chúng ta không thể tiếp tục thế này được, cũng nên kếtthúc thôi." Khó khăn lắm mới nói được những lời này, chờ đợi sự kinh ngạchoặc phẫn nộ của anh ta.

Ngoài dự đoán, anh ta lại hôn lên mặt tôi, nói: "Ta biếtlà không được. Đừng lo, cứ giao cho ta."

Tôi mở to mắt nhìn anh ta, có lẽ là anh ta hiểu lầm ý củatôi, còn nói thêm: "Không phải vậy..."

"Không phải cái gì?" Anh ta cầm hai tay tôi, đặtlên môi hôn nhẹ, "Nàng ráng đợi hai tháng nữa. Ta cam đoan, qua năm sau làxong rồi."

Tôi vừa muốn cãi, lại nghe thấy bên ngoài truyền đến tiếnggõ cửa nhẹ nhàng ba cái, anh ta liền hôn lên trái tôi, buông ra nói: "Bâygiờ ta có chút việc. Ăn cơm xong để Chung Bình đưa nàng về. Mấy ngày này yên phậnmột chút, đừng chạy lung tung, cách xa bọn người Bát đệ Thập Tứ đệ một chút,ngoan."

Tôi không thể không buông tay nắm tay áo anh ta ra, nhìnbóng lưng anh ta biến mất sau tấm rèm.

Từ lúc tôi không đến phủ của anh ta nữa, anh ta liền pháingười tặng một bức tranh cho tôi, trên đó vẽ một nhành tố mai, mấy đóa hoa támmươi mốt cánh. Kèm theo một bức thư ngắn, viết: "Bức tranh này vẽ vào ngàyđông chí, ta đã quên vẽ một đóa, mỗi ngày nàng hãy tô một cánh, đợi tất cả cánhmai đỏ hết, đó là mùa xuân rồi.

Nhìn bức tranh độc đáo đã gần xong, tôi biết không thể tiếptục được nữa. Trải giấy mực ra, sửng sốt cả buổi cũng chỉ viết xuống bốn chữ"Đến đây chấm dứt." Tôi nghĩ, nếu đưa mảnh giấy này cho anh ta, có lẽđây là bức thư chia tay ngắn gọn khó hiểu nhất trong lịch sử. Hay là thôi đi,thế nào cũng nên gặp mặt nói rõ ràng.

Vò nhàu tờ giấy ném ra ngoài cửa sổ, lại bị một người nhặtlên. Khách ít đến hả! Hoặc là khách không mời mà đến.

"Thỉnh an Thập Tứ gia." Hồng Nguyệt Nhi nghênhđón.

Thập Tứ giơ tay nói: "Đứng lên đi." Sau đó nhìntôi hỏi: "Lại viết gì thế?"

Tôi khẽ gật đầu với cậu ta, trả lời: "Viết thư tuyệtgiao."

Viên giấy trượt khỏi tay cậu ta lăn đến bên chân Hồng NguyệtNhi, cô nàng liền khom lưng nhặt lên, nói: "Nô tỳ đi pha trà." rồilui ra ngoài.

Tôi nói với cậu ta: "Đùa thôi mà, ngồi đi."

Lúc này cậu ta mới di chuyển, bước vào bậc cửa. Cảm thấy cậuta đang nhìn chằm chằm tôi, liền hỏi: "Sao vậy?"

"Nàng, không có chuyện gì chứ?" Cậu ta dè dặt hỏi.

Tôi nghi hoặc nhìn cậu ta, cậu ta quan sát biểu cảm của tôinói: "Chuyện của cô nương ấy ta đã nghe rồi..."

"Người chết đèn tắt. Cũng đừng nên đau lòng quá."Tôi cắt lời cậu ta.

Cậu ta há mồm, tựa như còn điều gì muốn nói, cuối cùng lại nuốt xuống. Hồng Nguyệt Nhi bưng trà lên, cậu ta nhận lấy im lặng uống. Hồng Nguyệt Nhi bưng khay trà lui xuống, trong phòng chỉ còn lại hai người, cứ ngồi đối diện như vậy chẳng nói gì, bầu không khí vô cùng quái dị lúng túng. Cuối cùng tôi không nhịn được nữa, hỏi: "Ngài tìm tôi có việc gì?"

"Không có gì...." Cậu ta nói, dừng lại một chút lại nói, "Bát ca có một thôn trang ở ngoại ô, sau ngày phong tước đi đến đó mấy ngày giải sầu được không?"

Thấy tôi nhìn cậu ta, cậu ta vội lắc tay nói: "Không phải chỉ có mình ta đi, Bát Ca, Thập Ca, Bát tẩu Thập tẩu, cả Dung Huệ cũng đi nữa.!"

"Tôi biết rồi." Tôi cười nói, "Cuối năm có lẽ phải về Thịnh Kinh thăm cha, chỉ sợ không đi được."

"Nàng đừng vội quyết định, đến lúc đó hãy nghĩ." Cậu ta lại hỏi, "Nàng đi Thịnh Kinh, năm sau mới trở về sao?"

"Chắc vậy." Tôi nói.

"Đường xá xa xôi phải cẩn thận. Không bằng ta sai người đưa nàng về." Cậu ta nói.

"Vậy thì không cần, cha và cậu sẽ an bài người." Tôi cự tuyệt. Bỗng nhiên nghĩ đến cái gì đó, thuận tiện hỏi: "Trong kinh gần đây có yên ổn không."

Thập Tứ hừ lạnh: "Hội Tam hợp ấy chỉ là một đám tiểu nhân ngu xuẩn, hà tất gì phải lo lắng! Nhưng nàng là một nữ nhi, đừng nên để ý nhiều làm gì."

Hội Tam Hợp? Không phải là Chú Hương Giáo sao? Chẳng lẽ là người của Đồng Lí xã làm sao? Không phải, nếu làm, vì sao Tứ không phản bác lại? Càng ngày càng khó hiểu. Lòng giống như có côn trùng bò tới bò lui, cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Phải tìm hiểu chuyện này.

"Nàng xem cái gì vậy?" Cậu ta hỏi.

Tôi kéo suy nghĩ của mình về, lại không chú ý ánh mắt vẫn còn đặt trên mặt cậu ta, phục hồi lại tinh thần nhưng cũng còn bùi ngùi rất nhiều. "Ngài cao hơn rồi." Lý Hạo cũng vậy, hiện nay vẫn còn dính lấy người ta, qua hai năm nữa cũng sẽ thành gia lập nghiệp. Mà cậu ta, vài năm trước vẫn còn là đứa trẻ, hiện tại đã là thanh niên tướng mạo đường hoàng (lại còn là cha của vài đứa trẻ). Thời gian trôi qua vô tri vô giác, cũng cực kì vô tình tàn nhẫn, thứ gì đã trôi qua cũng sẽ không bao giờ tìm lại được. Thiên hạ không có bữa tiệc nào không tàn, duyên phận cùng bọn họ xưng huynh gọi đệ, có lẽ cũng đã sắp kết thúc.

Dường như cậu ta bị tôi nhìn cả người không được tự nhiên, đỏ đến mang tai. Điều này làm tôi có cảm giác tìm về những ngày xưa, ngẩng đầu nhìn cây nhãn và bàn ghế đá trong viện, nghĩ đến chuyện canh tai mèo vài năm trước, không khỏi bật cười.

"Còn cười là tốt rồi. Đã lâu không thấy nàng cười như vậy rồi..." Cậu ta nhìn tôi nói. Nói xong phủ tay lên tay tôi đang đặp trên cửa sổ.

Tôi rút tay về, thu lại nụ cười, thản nhiên nói: "Trời không còn sớm, Thập Tứ gia nên về đi." Gọi Hồng Nguyệt Nhi đi vào, nói: "Thay ta tiễn Thập Tứ gia ra ngoài."

Đến cách vách nhà Ngọc Trúc đã không thấy Nhiếp Tịnh nữa, nghe nói không có người này ở đây. Lại đến chỗ hang ổ của Đồng Lí Xã, chỉ thấy một ông lão trông cửa. Ông ta hỏi tôi tìm ai, tôi chỉ biết báo tên duy nhất mà mình biết. Ông ta nói: "Tiểu Nhiếp hả, đến quán trà Cao Bằng ở Đông Thành tìm đi."

Tôi hỏi kĩ địa chỉ, lúc đi ông ta còn hỏi xin tôi cái gọi là 'phí gặp mặt'. Chuyện này còn chưa xong đã muốn tống tiền tôi rồi! Ông ta còn bày ra bộ dạng đưa hay không đưa. Được, tôi bị coi thường, tôi biết rồi! Buổi chiều đổi nam trang đến Đông Thành.

Đêm qua có tuyết rơi, tích hơn nửa thước, vó ngựa đạp xuống lớp tuyết dày phát ra tiếng "Xịch xịch". Cửa tiệm ở đầu hẽm là một tòa nhà hai tầng, treo bảng hiệu 'Trà Lầu Cao Bằng' hơi cũ ở một bên, chắc là ở đây.

Tôi xoay người xuống ngựa, vừa định bước vào trong lại thấy một người quen ở rất xa đang đi tới. Người này bước đi cũng phải gọi là lòng không vướng bận việc khác, ánh mắt chỉ nhìn chằm chằm dưới chân, đến trước mặt cũng không phát hiện ra tôi.

Tôi lắc đầu cười kêu anh ta: "Thanh Trạc huynh."

Đạt Lan ngẩng đầu kinh ngạc nhìn tôi, một lát sau mới nói: "Lý cô nương!"

"Mấy tháng không gặp, gần đây Thanh Trạc huynh có khỏe không?" Đầu tiên vẫn là khách sáo vài câu đã.

Anh ta chắp tay đáp: "Khỏe, không tồi. Đa tạ Lý cô nương quan tâm."

Người này rất câu nệ, cả một câu nói cũng khẩn trương nghiêm túc như vậy! Vì thế đành phải nói chuyện về Trần Thời Hạ và Lý Hạo để dời lực chú ý của anh ta. Rốt cuộc anh ta cũng thả lỏng, cho tôi biết Trần Thời hạ đã gửi thư cho anh ta, nói bệnh tình của mẹ đã chuyển biến tốt. Tôi lại hỏi anh ta, anh ta nói cha của anh ta phụng chỉ nhận quản lý việc tu sửa sông Hoàng Hà, anh ta theo cha đến đảm nhiệm, vừa trở lại Kinh hai ngày tước. Còn có vài cuốn sách kiến thức đi đường, tôi nói muốn xem, anh ta đỏ mặt đáp ứng.

Tôi lại nhìn cần câu trong tay anh ta, trên eo đeo một cái giỏ cá bằng tre, trên vai phủ thêm áo tơ tằm, liền hỏi: "Huynh đi câu cá sao?"

"Phải. Trong sách nghiên cứu thảo mộc có nói, nấu cá trích ăn vào mùa hè có thể trị được bệnh dạ dày yếu ăn không ngon, có lợi cho ngũ tạng. Bây giờ là lúc có nhiều nhất, ta định làm tô (*) cá trích cho ngạch nương dùng." Anh ta đáp.

(*) Đồ ăn xốp mềm.

A, thật sự là đứa con có hiếu! Nhưng nếu muốn cá trích, sao không ra chợ mua? Con người khó hiểu. Tôi lại hỏi: "Thời tiết lạnh thế này nước sông cũng đóng băng hết rồi, huynh đi câu ở đâu?"

Anh ta đáp: "Đục vài lỗ trên mặt băng, sau đó thả câu xuống lỗ đó."

Câu băng hả, thật thú vị! Anh ta thấy tôi say mê, liền nói: "Muốn đi cùng không? Ta tìm một nhánh sông, bèo nhiều, nhất định là có thu hoạch."

Nếu không phải đi tìm cái tên Nhiếp Tĩnh chết tiệt kia thì tôi thật muốn đi. Thở dài nói: "Hôm nay còn có việc, lần sau đi. Tô cá trích huynh nói làm thế nào?"

"À, đầu tiên là lót hành tây phía dưới, hành lá phía trên cá, trên cá lại lót hành lá, một lớp hành lá một lớp cá. Sau đó cho thêm dầu mè, dấm, nước tương, làm ngập cá khoảng một đốt ngón tay, lấy cây cao lương đun lên, đến khi giống canh thì được." Anh ta đáp. "Món này cũng có thể ăn cả xương. Đã thơm lại mềm."

"Ta rất muốn nếm thử đấy." Nghe thật ngon, thật hấp dẫn.

Anh ta nói trở về sẽ viết cách làm cho tôi. Lại nói thêm vài câu anh ta liền cáo từ đi ra cổng phụ phía đông.

Lúc này tôi mới giao ngựa cho tiểu nhị chăm sóc, vào quán trà. Cũng không tìm chỗ ngồi, đi thẳng đến trước mặt chưởng quầy, gõ lên tủ quầy nói: "Kêu Nhiếp Tịnh ra đây gặp khách." Tâm trạng bất an, nói xong giống như đồng hồ tính giờ.

Động tác gảy bàn tính của chưởng quầy lập tức ngừng lại, ngơ ngác nhìn tôi. Tôi mất kiên nhẫn nói: "Làm sao? Có mối lại không làm à?"

Ông ta lắp bắp nói: "lầu, mời lên lầu hai."

Tiểu nhị dẫn tôi lên lầu hai, vào một căn phòng trống. Đợi tôi ngồi vào chỗ liền nói với tiểu nhị: "Cho một bình hồng trà hảo hạng." Sau khi tiểu nhị lui ra ngoài, khoảng hơn một phút đồng hồ sau, Nhiếp Tịnh liền bưng khay trà đẩy cửa đi vào, phía sau còn đi theo hai người. Một người là tên khỉ da sần tôi đã gặp qua, người kia là một thanh niên có bộ dáng thư sinh.

Nhiếp Tịnh đưa ấm trà tử sa và chén trà đến trước mặt tôi. Tôi liếc mắt nhìn cậu ta, cứ thế rót trà nóng vào tay.

"Cuối cùng cô nương cũng nghĩ đến chúng tôi rồi sao?" Nhiếp Tịnh uể oải cười.

Tôi khẽ gật đầu hỏi: "Cả ba người đều tiếp khách sao?"

Ba người liền nhìn thẳng vào tôi, không nói gì. Tôi đặt chén trà xuống nói: "Ta cứ đi thẳng vào vấn đề vậy. Lần trước các người có nói với ta về Chú Hương Giáo, nhưng ta cũng nghe được Hội Tam Hợp đang làm mưa làm gió."

Nhiếp Tịnh cau mày nói: "Ai làm mưa làm gió!"

Tôi lườm qua ba khuôn mặt của bọn họ, cuối cùng cũng hiểu được, ba người này chính là 'tiểu nhân ngu xuẩn' trong lời của Thập Tứ. Nhìn điệu bộ của tên Nhiếp tiểu tử này cũng không giống như đang giả vờ, tà giáo xã hội đen đều ở trên cùng một con đường, chuyện của bọn họ thì tự mình biết, chắc là không sai. Tôi bèn nói: "À, ta hiểu rồi. Các ngươi cứ đi tố cáo Chú Hương Giáo kia đang làm cái gì là được."

"Ngươi thì biết cái gì..." Nhiếp tiểu tử kia lầm bầm một câu, nói tiếp, "Đưa bạc ra, muốn biết gì cũng được."

Tôi lại quên bọn họ đều nhìn vào tiền, liền hỏi: "Muốn bao nhiêu?"

Tên khỉ da sần dựng lên năm ngón tay. Năm lượng là không thể, năm mươi lạng sao? Cũng quá ít rồi. Sau đó chợt nghe giọng nói thô như đá mài kia vang lên: "Năm trăm lượng."

Chén trà trong tay không được cầm chắc, thiếu chút nữa đã bị đổ nước trà nóng lên áo choàng. Nuốt vào nước miếng bị sặc, ho khan mấy tiếng, nói: "Sao các người không đi cướp luôn đi?" Nhìn vẻ mặt đương nhiên của bọn họ, tôi chỉ tự giễu nói: "Đúng, các ngươi cướp bóc ta." Chẳng lẽ nhìn ta giống như có khắc trên trán bốn chữ "kim chủ đầu đất' hay sao?

"Tin gì mà lại có giá trị như vậy?" Tôi đặt chén trà xuống, nói: "Các ngươi biết rõ một năm bổng lộc của cha ta là bao nhiêu? Năm trăm lượng, tìm ông chủ ngây ngô đi!"

Nhiếp Tịnh hừ lạnh khinh bỉ, nói: "Ngươi mà lại không có tiền sao!"

Rốt cuộc tên thư sinh kia cũng mở miệng nói: "Nếu cô nương không muốn đưa bạc cũng được. Chỉ cần giúp chúng tôi một chuyện."

Tôi nói: "Nói thử xem. Chuyện nguy hiểm ta không làm."

Thư sinh nói: "Giúp chúng ta cứu một người. Hắn bị vu hãm cấu kết với đạo đặc cướp bóc."

"Giết người chưa?" Thấy cậu ta lắc đầu, nhân tiện nói, "Cũng không phải là tội lớn, ngồi tù hai năm thôi, có gì phải cứu chứ?"

Thư sinh kìm lại kích động nói: "Cô nương không biết, thông đồng với đạo tặc đi cướp bóc theo luật là phải bị chém đầu." Hả? Không phải chứ? Không đụng đến mạng người cũng phải đền mạng? Cậu ta còn nói: "Người bị hại đến sát viện ở Đông Thành tố cáo, bởi vì là vụ án tù tội trở lên nên hiện tại đã dời sang Hình Bộ chờ thẩm tra."

"À, cho ta hỏi một chút, người này thật sự không phải là đạo tặc chứ?"

Nhiếp Tịnh cướp lời nói: "Dương lão sư là một người nho sinh, làm sao có thể là cường đạo?"

Tôi nhíu mày hỏi: "Kẻ xui xẻo đó là nhạc phụ ngươi?" Nếu không thì sao lại khẩn trương như vậy chứ?

Cậu ta nhảy bật lên, chỉa tay vào mũi tôi: "Ngươi, ngươi, ngươi!"

"Ta hiểu rồi, không phải là năm trăm lượng mà là bảo vệ một mạng của người họ Dương kia đúng không?" Dường như cũng không hời cho lắm, tin tức đó có thể có giá trị như vậy sao? Nhưng đáng chết là tôi rất muốn biết!

"Đúng, cũng không nhất định phải làm cho ông ấy thoát tội, chỉ cần không bị phán tội chết là được." Thư sinh nói xong tôi lại thở dài: "Ta suy tính làm thôi. Sao các người lại cho rằng ta có cách?"

"Ngươi đương nhiên là có cách." Nhiếp Tịnh nhìn tôi nói, vẻ mặt khinh miệt.

Tôi bị ánh mắt kia chọc giận, đứng bật dậy, hít thở sâu một chút, lại ngồi xuống, uống một hớp trà nói: "Đến lúc đó liên lạc thế nào?"

Thư sinh vỗ vai Nhiếp Tịnh nói: "Tìm hắn là được."

Tôi cau mày nói: "Có thể đổi một người đủ mười tám tuổi không?" Xã hội đen thuê lao động trẻ em cũng không hề gì, tôi là khách hàng thì phải có quyền lựa chọn chứ?

Thư sinh "phì" cười, nói: "A Tĩnh đã qua hai mươi rồi!"

"Hả? Ta cho rằng hắn chỉ mới mười lăm!" Tôi kinh ngạc nói, "Khuôn mặt của hắn thế kia, đến lúc có nhi tử cũng không biết ai là cha đâu!"

Khỉ da sần và thư sinh đều cúi đầu nhịn cười, trong mắt Nhiếp Tịnh bắt đầu bốc lửa, xoắn tay áo nói: "Các ngươi đừng cản ta...."

Bọn họ giữ chặt cậu ta lại, khuyên can: "A Tịnh, thôi đi."

Tôi gõ gõ mặt bàn nói: "Chia nhau tiến hành đi." Hiệu suất làm việc của bọn họ tôi đã lĩnh giáo rồi. Nhưng mà, không tìm được chỗ nào khác có thể chọn lựa, độc quyền rõ là không tốt!