Khi Trời Gặp Đất

Chương 5



Bà Chi ra đi vào đêm ngày thứ ba, rất thanh thản, lặnglẽ, không đớn đau. Đám tang tổ chức đơn giản theo ý nguyện của bà. Bà được chôncạnh con trai và chồng. Tất cả được tiến hành ổn thỏa. Thiếu Hàng và Gia Ưu mệtbã cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng họ vẫn bay về nhà vào tối hôm ấy.

Ra khỏi sân bay vẫy bừa một chiếc taxi, Gia Ưu nói địađiểm xong nhắm nghiền mắt lại ngả đầu vào vai Thiếu Hàng. Mấy hôm chạy đôn chạyđáo đã khiến cho cô sắp sửa gục ngã dù vốn là người khỏe mạnh.

Đến nhà cô vứt hành lý ra sàn, ngã vật xuống ghế sôpha.

Còn Thiếu Hàng ngồi bệt trên nền nhà, dựa lưng vàochiếc sô pha êm ái, thừ người ra một lúc.

Mãi sau cũng không thấy có động tĩnh gì, Gia Ưu từ đằngsau ôm lấy cổ anh: “Thôi anh đừng nghĩ ngợi gì nữa, bà nội cũng hơn 80 tuổirồi, ra đi thanh thản cũng là điềm may”.

“Ừ”. Thiếu Hàng đáp ngắn gọn.

Cô trườn từ trên ghế sô pha xuống chui nằm gọn tronglòng anh và hôn anh một cái.

Anh nâng cằm cô lên cười buồn: “Đi tắm đi, tối nayphải ngủ một trận đã đời”.

Gia Ưu gật đầu: “Anh cũng vậy”.

Tối ấy, Gia Ưu ngủ say lắm, tỉnh giấc nồng thì trời đãsáng trưng.

Quơ tay sang bên thấy trống không, cô mở to đôi mắtvẫn còn ngái ngủ rồi nhón gót đi quanh phòng khách một vòng, bụng bảo dạ có cầnphải cắm đầu làm việc hay không.

Chân vấp phải cái gối dựa, cô quyết định nằm xuống đấtnghỉ ngơi một chút. Đúng lúc ấy vẳng một tràng ho dài của Thiếu Hàng, cô chaumày đứng dậy mở cửa bước vào: “Sao anh dậy sớm thế? Em tưởng là anh đi làm rồichứ?”.

Chưa nói dứt lời, cô giật thót mình vì cảnh tượngtrước mắt.

Thiếu Hàng quấn mình trong chiếc chăn mỏng, nằm coquắp trên ghế sô pha bằng da bé tẹo. Chắc chắn là giấc ngủ không được thoảimái, đôi mày nhăn nhăn, sắc mặt xanh xao, trán lấm tấm mồ hôi.

“Anh à, anh dậy đi”. Cô thấy không ổn vội đánh thứcanh dậy. Liếc sang chiếc bàn con bên cạnh thấy mấy lọ thuốc nho nhỏ, cô vội cầmlên xem, toàn là thuốc giảm đau anh hay dùng hàng ngày.

“Em à…” Thiếu Hàng mở mắt ra, ánh mắt trông có phần rãrời.

Cô nắm chặt lọ thuốc trong lòng bàn tay, vừa tức vừalo: “Anh lại lên cơn đau đầu rồi phải không? Đau thế này mà sao không nói choem biết sớm?”

Thiếu Hàng không nói gì, xem ra anh đang cố gắng chốngchọi lại cơn đau.

“Đi bệnh viện thôi anh ạ”. Gia Ưu đi thu xếp quần áocho chồng: “Em nấu ít đồ ăn sáng, chúng ta ăn xong rồi đi”.

“Mình anh đi cũng được rồi…” định nói tiếp nữa nhưngrồi bị ngắt quãng bởi cơn ho lục khục. Đầu anh đau như búa bổ, giờ ho dữ dộitưởng chừng như đau chết ngất đi được.

“Giờ anh còn làm phách nỗi gì chứ? Tự đi, ra nông nỗinày rồi còn đòi tự lái xe ư? Anh đau đầu mấy ngày rồi phải không? Anh cũng giỏichịu đựng đấy!” Gia Ưu giận dữ ném quần áo lên người anh, nhưng rồi cũng khôngđành lòng bỏ mặc, cô lại vào nhà tắm chuẩn bị sẵn bàn chải đánh răng cho anh.

Sự thực cho thấy phán đoán của cô là đúng. Anh đi côngtác dài ngày bận rộn suốt, hết kiểm tra công trình lại thức đêm sửa bản thiếtkế, thêm vào đó là đám tang bà nội nên anh anh đã suy sụp cả thể chất và tinhthần. Mệt mỏi trong thời gian dài đã khiến căn bệnh đau đầu của anh phát tác dữdội.

Quan Thiếu Hàng nhập viện, chụp CT não, bác sĩ điềutrị xem phim xong nói không có gì bất thường.

Nghe xong Gia Ưu nhẹ cả lòng, nhưng vẫn cảm thấy khóhiểu: “Nhưng, tại sao anh ấy lại mắc chứng đau đầu nhỉ?”.

Bác sĩ Quách giải thích: “Có rất nhiều khả năng, đauđầu là phản ứng của cơ thể. Nó chưa hẳn là do sinh lý mà có thể là do tâm lýnữa đấy”.

Gia Ưu ngẩn người trong giây lát: “Thường thì anh ấyhay đau đầu lúc phải làm việc quá mệt mỏi hoặc là lúc tâm trạng không được tốt.Nhưng lần này đau hơn trước rất nhiều, uống cả thuốc giảm đau mà cũng không cótác dụng”.

Bác sĩ Quách ngẫm nghĩ: “Cô có còn nhớ căn bệnh đauđầu của chồng mình bị từ bao giờ không?”

Cô nghĩ nhưng không dám chắc chắn: “Hình như là bốnhay năm năm trước thì phải”.

Bác sĩ cân nhắc, xem lướt qua bệnh án của Quan ThiếuHàng ở trên máy tính và rồi ánh mắt bỗng dừng lại. Ông đẩy cái kính ở trên sốngmũi, nói mà không hề suy nghĩ: “Năm năm trước anh ấy bị tai nạn giao thông”.

Bác sĩ nói thế làm cô sực nhớ ra: “Lần ấy tôi bị tainạn giao thông, cả người và xe rơi xuống sông. Chính anh ấy đã nhảy xuống sôngcứu tôi”.

“Ngày 2 tháng 2 năm 2012?” Bác sĩ xác định lại với cô.

Gia Ưu không hiểu tại sao bác sĩ cứ cấn cá ngày này,cô gật đầu.

“Theo ghi chép trong bệnh án, ngày hôm ấy đầu chồng côbị va đập rất mạnh”, nói đến đây bất giác bác sĩ không kìm nổi tiếng than dài:“Trong tình huống ấy, chồng cô làm gì có sức mà cứu cô nhỉ. Thật không đơngiản”.

Gia Ưu rất bất ngờ: “Đầu chồng tôi bị va ạ?”

Bác sĩ nhìn cô với ánh mắt sửng sốt, như là cô đangkhông hiểu mình đang nói gì.

“Thế này nhé, để tôi tìm bác sĩ điều trị hồi ấy traođổi xem sao. Xem bác sĩ còn nhớ ra điều gì không. Tôi đoán là căn bệnh đau đầubấy lâu nay của chồng cô có liên quan đến trận va đập ấy”.

“Nhưng phim chụp CT cho thấy là không sao mà”.

“Tổ chức bộ não rất phức tạp, nhưng cũng rất mềm yếu.Nếu đã từng bị va mạnh, dù có điều trị khỏi thì cũng có thể để lại di chứng nàođó nhất định. Cô nói là trước đây chồng cô không cảm thấy đau, chủ yếu là mệtmỏi quá hoặc là tinh thần không vui mới bị chóng mặt, nôn ọe. Đó cũng chính làquy luật phát triển của di chứng đấy”.

Nói chuyện với bác sĩ xong cô quay về buồng bệnh. Đếnnơi cô gặp mẹ chồng đang hốt ha hốt hoảng. Sau khi làm thủ tục nhập viện chochồng cô không dám giấu, liền gọi điện báo cho bố mẹ chồng.

Mẹ chồng đặt chiếc phích nước nóng lên tủ đựng đồ đầugiường bệnh hỏi nhỏ: “Hôm nay thế nào hả?”.

“Đỡ rồi ạ. Có điều tinh thần chưa được ổn lắm, tối quaanh ấy ho cả đêm”.

Mẹ anh chăm chú nhìn khuôn mặt xanh xao của con trai,đôi mắt ánh lên nỗi lo lắng: “Thằng bé này bình thường chẳng biết chú ý chămsóc mình gì cả, cường độ làm việc cao thế không gục làm sao được…”. Bà ngướcmắt lên nhìn con dâu như đang có gì suy nghĩ liền nói: “Con mệt không? Hay convề nhà nghỉ đi, mẹ ở đây trông cho”.

Gia Ưu vội nói: “Dạ thôi, con không mệt”.

“Sao không mệt cơ chứ?” Mẹ chồng nắm lấy tay Gia Ưuđặt lên tay mình vuốt ve: “Mấy ngày nay vất vả cho con quá. Mẹ thường nói vớiba chồng con là, con trai mình làm việc đúng nhất chính là đã lấy con làm vợ!”.

Nghe câu nói này Gia Ưu đỏ bừng mặt, định nói thì bịbà bắt về nhà nghỉ ngơi. Cô nhanh trí nói: “Mẹ à, con thực sự không mệt mà chỉđói tí thôi. Hay là mẹ con mình ra quán cà phê đối diện ăn chút gì đi? Đi mộtmình con ngại lắm”.

Bà đồng ý: “Ừ, để mẹ đi cùng con. Mẹ cũng muốn uống càphê”.

Trong lúc chờ cà phê mang ra, cô ngồi nói chuyện vớimẹ chồng. Cô vờ như vô tình hỏi: “À mẹ ơi, mẹ và ba có quen ai giỏi về não khoakhông?”.

Bà nghiêng đầu ngẫm nghĩ: “Hình như ba con có một sinhviên cũ chuyên về vấn đề này? Sao hả con?”.

“Gần đây chồng con đau đầu ngày càng nhiều, chụp CTrồi nhưng không phát hiện ra điều gì bất thường. Con muốn tìm bác sĩ giỏi điềutrị cho anh ấy”.

Bà nhíu mày: “Lại bệnh cũ, lúc mới bị chính mẹ đưa nóđi khám bác sĩ mà. Lần nào bác sĩ cũng bảo không sao, chỉ cần chú ý nghỉ ngơi,tĩnh dưỡng là khỏi. Nhưng đúng là mỗi lần đau chẳng khác gì trời hành, mẹ thấycũng xót cả ruột, nó thì coi như không. Để mẹ về hỏi bạn bè làm đông y xem sao,xem có cách nào điều trị không. Nói ra lại thấy bực mình, nếu không phải vì vụtai nạn ấy…”.

Nhân viên phục vụ bưng cà phê đến làm ngắt đứt cuộcnói chuyện của hai mẹ con.

Bà cầm cốc cà phê lên uống và hình như không có ý địnhnói nữa. Gia Ưu không kìm được lòng liền hỏi thăm dò: “Mẹ à, lần tai nạn ấyThiếu Hàng cũng bị thương nặng đúng không ạ?”.

Bà mẹ chồng ngây người ra đáp: “Ừ”.

Gia Ưu không tiện hỏi nhiều, lặng lẽ uống cà phê tronglòng ngẫm nghĩ không biết hỏi thế nào để khỏi bị lộ đuôi.

Đặt cốc xuống bàn, bà thở dài: “Hảo à, có một số việcnó dặn mẹ không được nói cho con biết. Nhưng giờ con hỏi rồi mẹ không nói thấykhó chịu trong lòng lắm”.

Gia Ưu ngồi ngay ngắn lại: “Mẹ à, có chuyện gì mẹ cứnói đi ạ”.

Bà nhìn cô chằm chằm rất lâu, cứ định nói lại tìm cáchnuốt vào trong cổ họng, cuối cùng xua tay: “Thôi vậy, người cũng chẳng còn nữa,mẹ còn tính toán với nó làm gì”.

Tim cô thắt lại: “Mẹ, mẹ muốn nói gì cơ…? Có phải làliên quan đến chị con không?”.

Bà thở dài: “Nhắc đến chị con, mẹ thực sự không hiểunổi, cùng một cha một mẹ sinh ra, lớn lên cùng nhau mà sau tính cách lại khácnhau một trời một vực. Thiếu Hàng bị nó hại ra nông nỗi này đấy”.

“Mẹ, sao mẹ lại nói như vậy?”.

Bà mẹ chồng cứ nghĩ cô đang biện bạch cho Trì Gia Ưu,tức tối nói: “Lẽ nào mẹ đặt điều cho nó à? Uống rượu rồi lái xe, không tiếcmạng sống của mình thì thôi lại còn đem theo cả con nữa. Thiếu Hàng lo cho connên mới lái xe đuổi theo sau. Kết quả thì sao? Xe của Thiếu Hàng bị nó đâm cholật nhào, mẹ nghe người ta kể lại mà sợ dựng cả chân tóc. May mà con và ThiếuHàng tốt số, nếu không…”.

Gia Ưu gần như bật dậy, giọng run rẩy nói: “Ý của mẹlà… Con… Chị con đã lái xe đâm Thiếu Hàng ư?”.

Bà mẹ chồng không để ý gì đến phản ứng quá khích củacô: “Con không tin à?, hoang đường đến thế đấy! Lúc ấy con hôn mê rất lâu, saurồi quên một số chuyện. Thiếu Hàng và ba mẹ con sợ con nghĩ ngợi nhiều khôngtốt cho não nên không kể tường tận cho con nghe… Đến giờ mẹ cũng chưa hiểu nổi,chị con sao lại bị kích động đến vậy, sao lại phải hại mình hại người đếnthế?”.

Giây phút ấy cô thấy hết sức kinh hoàng.

Cô ngây ngây ngô ngô quay về buồng bệnh, y tá đưathuốc đến và đo nhiệt độ cho Thiếu Hàng.

Anh mỉm cười nhìn cô: “Mẹ đến hả em?”.

“Vâng”. Mẹ mang phích nước nóng đến cho anh, nhưng cóviệc mẹ về rồi”. Cô nắm lấy bàn tay anh giơ ra ngắm nghía. Ngón tay thon dài,đốt xương rõ ràng, không biết từ bao giờ cô đã si mê đôi bàn tay này ôm ấp mìnhvà cả hơi thở của anh nữa.

“Hảo à, em làm sao đấy?” Quan Thiếu Hàng rất nhạy cảmnên nhận ra ngay cô có điều gì không ổn: “Trông em có vẻ rất lo lắng?”.

Cô nhếch khóe môi rồi đáp: “Có gì đâu anh, bàn tay anhđẹp thật”.

Cô chẳng buồn né tránh sự có mặt của người ngoài, anhmỉm cười nhấc tay xoa đầu cô.

Cô y tá đứng bên tủm tỉm cười, vờ như không nghe thấygì cắm cúi ghi chép.

Chuẩn bị đi ra, cô ý tá dặn dò Gia Ưu một số việc, rồibỗng nhiên mắt cô sáng lên mừng rỡ: “Cô có phải là chị Gia Hảo ở chương trìnhthiếu nhi của Đài truyền hình không?”.

“Dạ phải, xin hỏi chị là ai vậy?”.

“Ôi cô đúng là người dẫn chương trình đấy à!” Cô y táxúc động nói: “Không ngờ được gặp người bằng xương bằng thịt ở đây. Con gái tôirất thích xem chương trình của chị. Ngày nào đến 6 giờ là cháu bê bát cơm ngồingay ngắn trước ti vi xem chương trình của chị. Chả hiểu tại sao gần đây lạithay bằng phim hoạt hình?”.

“À, chương trình có chút điều chỉnh, tôi cũng chuyểncông tác khác rồi”.

Cô y tá lấy làm tiếc: “Sau này cô còn dẫn chương trìnhthiếu nhi không?”.

Gia Ưu tươi cười lắc đầu: “Chắc là không rồi. Con gáichị năm nay mấy tuổi?”.

“Cháu năm tuổi. Bình thường nghịch lắm, chỉ có xemchương trình của cô mới chịu ngồi yên đấy”. Cô y tá lật một trang trắng trongcuốn sổ trên tay ra nói: “Cô có thể viết vài lời gửi con gái tôi được không?Cháu tên là Hân”.

“Được chứ”. Cô cầm lấy chiếc bút bi viết vài câukhuyến khích cháu bé với danh nghĩa là chị Gia Hảo. Cô làm dẫn chương trìnhnhiều năm nên cảnh này cô thường gặp phải lúc đi siêu thị hay đi dạo phố. Ngườinhận ra cô đa phần là các bạn nhỏ đáng yêu, còn lần này lại là lần đầu tiên.

Cô y tá hài lòng đi ra. Gia Ưu quay người lại nhìnthấy ánh mắt dịu dàng của chồng. Cô đến bên giường hỏi: “Hôm nay anh có đau đầukhông?”.

“Không”.

“Không đau là tốt rồi, lúc anh hôn mê em đã yêu cầubác sĩ chụp CT não”.

Thiếu Hàng thoáng chút ngạc nhiên, nhưng nhanh chóngtỏ ra bình thường ngay: “Bác sĩ nói sao?”.

“Không sao, chỉ dặn dò chú ý nghỉ ngơi là ổn”.

“Ừ” Thiếu Hàng đáp rất thoải mái, rõ ràng là anh sớmbiết câu trả lời này. Lát sau nghe thấy anh hỏi: “Điện thoại của anh đâu?”.

Cô rút ra từ trong túi xách của mình: “Tuần này anhphải nằm viện, đừng có mong làm việc”.

Bị cô nhìn thấu suy nghĩ anh bật cười như một đứa trẻ:“Thì cũng phải để anh thu xếp đã chứ”.

Cô đổ cháo gà từ cặp lồng ra bát, đợi anh gọi điệnxong, bưng lên trước mặt xúc cho anh ăn. Vừa ăn được vài thìa thì Trương Quầngọi điện đến, đại khái là báo cáo tình hình công việc, nói một hồi. Thiếu Hàngcũng không buồn ngắt lời cô, chăm chú lắng nghe. Gia Ưu không nhẫn nại đượcnữa, thấy cháo gà nguội đến nơi rồi cô vội xúc một thìa bón cho anh ăn. Anhkhông khách sáo há miệng ra ăn ngay.

Cứ như vậy hết thìa này đến thìa khác, khoảng hơn chụcphút là xong bát cháo. Cô cầm bát đi rửa, quay trở lại vẫn thấy anh đang gọiđiện. Chẳng buồn nói cô giơ bát ra khua khua trước mắt anh ra hiệu anh để ý đếnthời gian.

Quan Thiếu Hàng phì cười, liền lên tiếng ngắt lờiTrương Quần: “Được rồi, được rồi. Những việc này tự em quyết nhé, khó khăn lắmanh mới được nằm viện một lần, có được lý do chính đáng thế nên em phải để anhnghỉ ngơi thoải mái chứ”.

Loáng thoáng nghe thấy tiếng Trương Quần tức tối nóigì đó, anh liền ngắt điện thoại luôn.

“Anh tự giác một chút hộ em đi có được không hả?” Côvênh mặt ra chiều lạnh nhạt anh: “Chẳng lẽ bắt em phải theo dõi anh 24/24 giờà?”.

Anh biết mình sai nên vội vàng nói: “Thôi mà, lần sauanh không như vậy nữa. Không như vậy nữa thật mà”.

Gia Ưu ừ hữ một tiếng rồi nói: “Chiều em phải đến Đàihọp, muộn chút sẽ quay lại đấy. Anh có muốn ngủ thêm không để em điều chỉnh chogiường xuống?”.

“Không cần đâu. Anh ngồi một lát đã. Em bận cứ đi đi”.

Cô biết thừa anh chẳng chịu ngồi yên nghỉ ngơi, nhưnglực bất tòng tâm. Trốn làm mấy bữa nay rồi. Sáng nay Trưởng ban trực tiếp gọiđiện hỏi cô có rảnh không chiều đến Đài họp. Cô giật bắn mình vội nói sẽ đến.

Quả nhiên, chiều vừa đến văn phòng Đàm Áo đã kể lể khổsở, mãi đến khi cô đưa gói bánh trà xanh ra anh mới chú ý vào chuyện anh: “Cũngmay là cô còn có lương tâm đấy. Lại còn biết mua cho tôi cả bánh trà xanh đểcảm ơn nữa đấy. Nhưng mà này, sao cô biết tôi thích ăn bánh này nhỉ?”.

Gia Ưu chớp chớp mắt: “Anh nói với tôi mà”.

“Thế à?” Đàm Áo bán tín bán nghi.

“Vâng, nếu không tôi làm sao biết được”. Cô khẳngđịnh.

Cuộc họp buổi chiều chủ yếu bàn về phương án chuẩn bịcho chương trình mới.

Được sự ủng hộ của đạo diễn Di và Trưởng ban, kế hoạchcủa cô cơ bản đã được thông qua. Tiếp theo là bắt tay vào chuẩn bị.

Mỗi người phát biểu ý kiến riêng của mình.

Đàm Áo nói: “Mấy hôm trước tôi tìm thông tin trên mạngthì được biết ở thành phố chúng ta hiện nay có mấy trung tâm chuyên nhận nuôiđộng vật hoang, đều là của tư nhân, hình thức tự phát, rất phân tán, quy mônhỏ, điều kiện và môi trường kém. Chủ yếu là thiếu nhân lực và kinh phí. Tôithấy chương trình của chúng ta có thể bắt đầu từ đây”.

Gia Ưu tán thành ý kiến của Đàm Áo: “Ý kiến của tôicũng giống ý kiến của anh Áo. Nhưng chương trình của chúng ta là chương trìnhmang tính công ích nên tôi mong là chúng ta sẽ mời được một số nhân vật thíchbảo vệ động vật hoang. Tốt nhất là những người thành công, nổi tiếng và cóquyền. Kết hợp với họ thực hiện chương trình này rất hay, khán giả vừa được gặpngười nổi tiếng và qua đó cũng sẽ chú ý đến chương trình của chúng ta. Mặt khácvừa tranh thủ được kinh phí của những nhân vật này, hơn nữa cũng sẽ thu hútđược nhiều người tham gia vào hoạt động bảo vệ động vật hoang”.

“Tôi chợt nảy ra một suy nghĩ”, đạo diễn Di sau hồingẫm nghĩ nói: “Có lẽ chúng ta sẽ kết hợp với chương trình Đối thoại với DaoDao, chương trình mới mà nên cũng cần có người thổi hồn vào đó”.

Gia Ưu gật đầu: “Tôi sẽ nói chuyện với cô ấy”.



Cuối cùng Trưởng ban quyết định: “Cứ làm theo ý kiếncủa mọi người, có điều tôi phải nhắc lại, kinh phí của chương trình rất eo hẹp,cũng không được tài trợ nên khó khăn nhiều. Các bạn cần phải chủ động tận dụngmối quan hệ cá nhân của mình đấy nhé. Lãnh đạo Đài giờ vẫn còn hoài nghi về chươngtrình này của chúng ta. Nhưng tôi tin là chúng ta gắng sức chắc chắn sẽ gặt háiđược thành công. Cái mọi người cần không phải là hoa tươi, tiếng vỗ tay mà lànhững kết quả thực tế. Như vậy sẽ có nhiều người để ý hơn, quan tâm hơn đếnnhững động vật nhỏ”.

Gia Ưu sững người, suýt đánh rơi kính trước những lờinói xúc động của Trưởng ban, người vốn được coi là nghiêm khác lâu nay.

Đàm Áo vỗ tay nhiệt liệt: “Sếp nói hay lắm. Chúng tacứ cố gắng, cố gắng và cố gắng sẽ thành công”.

“Được rồi, kết thúc cuộc họp tại đây nhé”. Trưởng bankhua tay nói.

Đàm Áo vỗ mạnh vào vai cô: “Ngẩn người ra à?”.

Cô liếc xéo anh một cái rồi buông thõng một câu: “Đồnịnh hót!”.

“Tôi nịnh hót sếp là điều đương nhiên mà!. Lần này sếpquan tâm chúng ta đến vậy, mà cô không thấy sếp mình điển trai như minh tinhmàn bạc à?”.

“Nhìn cái khua tay mà xem, trông rất đàn ông”.

Sau khi phân công nhiệm vụ với Đàm Áo cô vội lái xeđến nhà mẹ chồng lấy cơm, rồi tranh thủ tạt qua thăm bố mẹ đẻ. Bà Dĩnh và ôngThu vừa ra ngoài về, tối nào hai ông bà cũng có thói quen đi dạo bộ.

Hai chú cún An Tiểu Đóa nhờ trông hộ giờ đã mở mắtrồi, chúng chạy quanh căn phòng đơn sơ, bộ lông mềm mại, béo mũm mĩm. Xem rachúng được hai ông bà chăm nom rất cẩn thận.

Cô thả chúng xuống đất để chúng chạy nhảy khắp nhà.

Bà Dĩnh bước vào nhà hỏi: “Thiếu Hàng đỡ chưa?”.

“Anh ấy đỡ nhiều rồi ạ. Mấy bữa nữa là được ra viện”.Cô đứng dậy, nhìn thẳng vào mặt mẹ: “Mẹ à, tại sao hồi ấy ba mẹ lại nói với mẹchồng con là con lái xe? Tại sao ba mẹ không cho con biết Thiếu Hàng đã bịthương nặng?”.

“Hồi ấy người lái xe chính là con mà?” Bà Dĩnh nhấnmạnh từng từ: “Chỉ con mới có bằng lái xe, Hảo nó có bằng đâu mà lái”.

“Không có bằng lái xe thì không được lái xe à?”. Côvặn lại.

“Mẹ tin con út, từ nhỏ nó đã biết giữ phép tắc, họchành giỏi giang, tính tình ngoan ngoãn”.

Cô cười nhạt: “Con không bao giờ tin chính mình lái xelao xuống sông, con chịu đủ mọi tội lỗi đổ lên đầu rồi đấy”.

“Giờ nói có ích gì?” Bà Dĩnh gằn giọng nói: “Con đừngquên giờ con chính là Trì Gia Hảo!”.

“Mẹ khắc ba chữ Trì Gia Ưu lên bia mộ thì trong lòngmẹ cảm thấy Trì Gia Hảo vẫn còn sống hay sao? Chỉ vì con may mắn hơn nó, conkhông chết nên con phải sống thay nó à?”.

Bà Dĩnh nhăn mày: “Con đừng nói với mẹ bằng cái giọngấy. Ba mẹ làm tất cả cũng chỉ vì con”.

“Vì con?” Cô không kiềm chế được nụ cười khẩy: “Nămnăm rồi, con không hề có chút ký ức gì về vụ tai nạn ấy. Cố nhớ cũng vô ích. Bamẹ đều nói là con bị mất trí nhớ, nhưng tại sao mọi thứ con đều nhớ hết sao mỗivụ tai nạn này là không? Nhân lúc con chưa tỉnh táo ba mẹ đã biến con thành TrìGia Hảo. Con sẽ tìm ra sự thực cho mẹ xem”.

“Sự thực gì hả?”. Bà Dĩnh tức giận chết đi được: “Đãlà quá khứ rồi còn muốn tìm sự thực gì hả? Để con đóng giả em gái có gì phải ấmức? Có danh tiếng, có công việc tốt. Cái gì không nói chứ nếu không phải là emgái con thì liệu con có thể sống được với Thiếu Hàng mấy năm nay không? Con cònđiều gì chưa hài lòng hả? Sao con không sống yên phận đi cho ba mẹ được nhờ?”.

Gia Ưu chẳng khác gì bị một cái tát trời giáng, máutoàn thân bốc hết lên đầu, cô chẳng nhớ nổi mình đã ra khỏi nhà thế nào, toànthân lạnh buốt. Cô lái xe đến bệnh viện, nhưng chẳng còn sức lực lê mình rakhỏi xe, nằm bò trên vô lăng, đôi mắt ướt nhòe.

Lúc này sao cô thấy mình cô đơn, lạc lõng quá đỗi.Trên thế giới này không ai quan tâm đến sự tồn tại của cô.

Cả chiều Thiếu Hàng không chợp mắt giây phút nào, anhmở điện thoại ra kiểm tra email, thấy có mấy thư khách hàng yêu cầu trả lờigấp. Hết cách, anh đành phải thay quần áo rồi lén ra quán net đối diện cổngbệnh viện. Anh ngồi lì ở đó giải quyết công việc quên bẵng cả thời gian. Mọiviệc xong xuôi cũng đã hơn sáu giờ chiều, vội vàng đi về buồng bệnh. Trong lúcđợi thang máy ở tầng một anh gặp bác sĩ Quách, tay xách một chiếc phích nướctrông quen quen, anh liền nhìn kỹ hơn.

Bác sĩ Quách nhìn thấy anh ăn mặc như vậy thấy là lạ:“Anh đi đâu về thế?”.

“Tôi có chút việc chạy ra ngoài”. Thiếu Hàng cười lấpliếm: “Chạy ra ngoài hơn nửa tiếng thôi mà”.

Bác sĩ Quách chẳng buồn quan tâm anh chạy ra ngoài baolâu, tỏ vẻ khó chịu nói: “Sao anh không có chút tự giác nào của bệnh nhân thếnhỉ? Giờ anh cần nhất là nằm nghỉ ngơi tĩnh dưỡng trên giường anh có biết khônghả? Nếu không thuốc tốt đến đâu cũng chẳng có tác dụng gì!”.

“Vâng, vâng, tôi biết rồi”. Thiếu Hàng cúi đầu nhậnlỗi.

Bác sĩ Quách vẫn nghiêm mặt nhét phích nước nóng vàotay anh: “Vợ anh nhờ chuyển cho anh đấy”.

Thiếu Hàng cầm lấy hỏi: “Cô ấy đâu rồi ạ?”.

“Lúc nãy tôi gặp ở bãi để xe. Cô ấy nói có việc nênkhông lên được”.

Thiếu Hàng cảm thấy như có việc gì gấp xảy ra, lập tứcmóc điện thoại ra gọi. Gọi hai lần liền mới thấy nhấc máy. Giọng mũi nghènnghẹn, lòng anh hoảng hốt: “Em à, em đang ở đâu đấy?”.

“… Ở bên ngoài ạ, anh ăn rồi ngủ đi nhé. Đừng đợi em”.

“Em…”, Thiếu Hàng vừa cất lời điện thoại ngắt luôn.

Cửa thang máy mở ra, Quan Thiếu Hàng không để ý đến sựthúc giục của bác sĩ Quách, truy hỏi: “Vừa rồi anh gặp vợ tôi à? Anh có thấy côấy có điều gì không ổn không?”.

Bác sĩ Quách lưỡng lự: “Thấy mắt sưng đỏ, cô ấy nói bịcát bay vào mắt”.

Thiếu Hàng quay ngoắt người lại, lao nhanh về phía bãiđỗ xe. Chạy nhanh quá, đâm sầm vào một người đi đường, làm cho người ta ngã bổnhào xuống đất. Anh vội vàng xin lỗi nhưng chân thì vẫn lao như bay.

Gia Ưu không biết nên đối diện với Thiếu Hàng thế nào.Với tình trạng hiện giờ của mình, cô dễ có khả năng ngã gục trước mặt anh. Cũngmay là gặp bác sĩ Quách đi đâu về, nên cô nhờ mang phích nước vào luôn, rồi láixe đi luôn.

Lát sau chuông điện thoại reo vang, là anh gọi điệnđến.

“Có việc gì hả em?” Giọng nói toát lên vẻ lo lắng.

Gia Ưu nói dối: “Công việc khó khăn quá nên em thấymệt mỏi”.

“Anh có giúp gì được em không?”.

“Dạ thôi ạ, em sẽ tự giải quyết”. Gia Ưu muốn kết thúccuộc nói chuyện thật nhanh: “Em gác máy đây, đang lái xe mà. Tối nay anh ở lạibệnh viện một mình được không?”.

“Được. Em về nhà à?”.

“Vâng, em về nhà ngủ một giấc chứ mệt quá rồi”.

Anh im lặng trong giây lát rồi nói: “Ừ, em về đi”.

Nói là ừ nhưng hình như vẫn có vẻ gì đó buồn bực.

Giờ Gia Ưu thân mình còn lo chưa xong nên cô chẳng còntâm trí nào nghĩ đến anh. Cô bỏ ngay tai nghe xuống.

Xe đi vào trung tâm thành phố, cô tăng ga, mở to cửakính, gió đêm lùa vào mát rượi, thổi bung bộ tóc dài mượt của cô. Dường nhưnhững cơn gió ấy đã thổi tan được nỗi ưu phiền trong lòng cô.

Lái xe một mạch như vậy lòng cô cũng thấy thoải máilên nhiều, những lời nói của mẹ rất khó nghe nhưng không có gì là lạ cả.

Từ nhỏ đến lớn, mẹ luôn thiên vị em gái hơn mình. Côchẳng bao giờ thấy ấm ức vì điều đó, em gái học hành tốt hơn, biết nịnh hơn vàngoan ngoãn hơn. Nên trong mắt mọi người em gái chính là tấm gương để con cáitrong khu ấy học hỏi, là niềm tự hào của mẹ.

Nhiều khi Gia Ưu cũng vui mừng vì ba mẹ mình có đượccô con gái xuất sắc như vậy, họ sẽ không phải hao tổn công sức để nuôi dạymình. Thành tích học tập luôn đứng đầu lớp, các môn ngoại khóa luôn đạt đến mứcchuyên nghiệp, bạn bè họ hàng ai cũng khen ngợi hết lời, mà những thứ đó côchẳng thích chút nào.

Cũng chính vì sự có mặt của em gái nên nhiều lắm mẹcũng chỉ càu nhàu vài câu quen thuộc về cô và rồi lại dồn hết tâm sức vào côem. Mẹ hiếm khi gò cô vào khuôn khổ, nên hầu như ít quan tâm xem cô ngày ngàyra khỏi nhà làm cái gì.

Nhưng từ sau khi em gái mất, mẹ thay đổi hẳn thái độvới cô. Hồi đầu hai, ba ngày lại gọi điện thoại kiểm tra cô, lúc nóng lúc lạnhchẳng nói gì, lúc thì đùng đùng nổi giận, bình thường toàn chế giễu cô, chẳngthấy điểm tốt nào ở cô cả… đại khái là cảm thấy cô đã cướp đi sự may mắn của côcon gái út. Tuy là không thấy cô có điểm gì xuất sắc nhưng lại cho rằng khoáclên tấm áo của Gia Hảo cô sống sẽ thấy vẻ vang, danh giá hơn.

Năm năm trôi qua, mệt mỏi làm sao.

Về đến nhà cô vào ngay phòng tắm ngâm mình trong bồn.Khóc nhiều sưng mọng hết cả mắt, cô tiện tay tháo luôn kính áp tròng ra. Hơinước nóng bốc lên ngùn ngụt khiến cho từng lỗ chân lông cũng đang được hít thởkhoan khoái.

Cô buông lơi cơ thể dần dần, buồn ngủ quá vì mệt mỏiqua mấy hôm rồi. Cô ngoẹo đầu sang một bên thành bể tắm nhắm mắt ngủ thiếp đi.

Rồi cô nằm mơ, mơ thấy mình đang đua xe trên một conđường không đích, không một bóng người qua lại. Cô ra sức đạp hết chân ga,nhưng trong giây lát khung cảnh thay đổi, cơ thể cô bỗng như bị mất trọnglượng, rơi tận xuống sông sâu, nước sông lạnh giá trào vào mũi, mồm khiến côthấy khó thở, muốn kêu cứu thật to, nhưng vừa mở mồm ra nước đã ùa vào trong…

Lúc ấy, một đôi tay rắn chắc lôi tuột cô ra khỏi nước.Cô giật mình và rồi tỉnh hẳn cơn mơ, tai mắt mũi toàn nước, vừa ho sặc sụa vừadụi mắt. Kính áp tròng bỏ ra lúc nãy đang nổi lềnh phềnh trên mặt nước, cô gắngmở mắt nhìn thấy Thiếu Hàng đang chằm chằm nhìn mình với vẻ mặt xám ngoét, ngựccứ nhô ra nhô vào như đang nén trận lôi đình.

Bỗng chốc cô lờ mờ nhận ra: “Không phải anh ở trongbệnh viện à?”.

“Nếu không phải anh về thì sáng sớm mai trang đầu cácbáo sẽ có tít giật gân: Nữ nhà báo nổi tiếng của Đài truyền hình thành phố tựtử chết trong phòng tắm”. Anh lạnh lùng đáp.

Cô chậm chạp đứng lên, mái tóc ướt sũng bết vào da, côbị lấn át bởi khí thế tức tối của anh, bất giác rùng mình và rồi hắt xì hơiliên tục.

Quan Thiếu Hàng nhăn mặt nhíu mày, kéo vội chiếc khăntắm, chẳng quan tâm đến điều gì choàng gọn cô vào trong.

Ôi trời, chẳng khác gì bị trói, ngay cả chân cô cũngkhông nhúc nhích nổi, đành phải đứng trân trân nhìn anh.

Quan Thiếu Hàng vẫn làm bộ mặt lạnh như tiền, chẳngnói chẳng rằng bốc nàng lên như một khúc gỗ ném lên ghế sô pha.

Giờ thì cô tỉnh thật rồi, trong lòng thấp thỏm lolắng. Cô chưa bao giờ thấy anh giận dữ với mình đến vậy, không phải là cô sợ,mà là… cô không biết mình phải đối phó ra sao!.

Quan Thiếu Hàng vội lấy máy sấy tóc rồi tóm cô ra sấy.

“Để em tự sấy!”. Cô nghiêng người giẫy ra, nhưng khăntắm quấn chặt quá hạn chế mất động tác của cô. Quần áo sạch cô để trong phòngngủ, mà cô chưa hào phóng đến độ dứt khăn tắm ra trước mặt anh.

“Đừng có cọ quậy!” Anh nghiêm giọng ngăn cản.

Tính cách ương bướng vốn có trong cô bỗng trỗi dậy, côlấy hết sức đẩy mạnh anh ra. Ánh mắt vốn dịu dàng, sâu lắng của anh bỗng lóelên sự tức giận, anh giơ tay phát thật mạnh vào mông cô.

Cô sửng sốt há hốc miệng trong giây lát. Đợi đến khihồi lại thì mông mình đã ăn vài cái phát, đau điếng người. Xem ra anh thực sựbực mình rồi nên ra tay không thèm nể tình chút nào.

Cô trề môi ra và trong lòng sôi sục nỗi ấm ức: “Anhtức gì chứ?”.

Sắc mặt lạnh lùng, anh lớn tiếng quát: “Có việc gìkhông thể nói được với anh hả? Có việc gì khó khăn vợ chồng mình không thể cùngnhau xử lý được? Tại sao cứ phải cố chịu một mình làm gì, chả lẽ anh không đángcho em tin tưởng hay sao?”.

Cô thở dài, không thể giải thích được rõ ràng nên đànhkiềm chế, nước mắt cứ tuôn trào ào ào.

Anh không mảy may xúc động, cũng chẳng thèm nịnh mộtcâu, kéo cô ngồi ngay ngắn và tiếp tục sấy tóc cho cô.

Cô như người gỗ để mặc anh muốn làm gì thì làm. Nướcmắt rơi nhanh nhưng rồi khô cũng nhanh. Đôi môi cô mím chặt lại, đôi mắt vàchỏm mũi đỏ lựng lên trông vô cùng đáng thương.

Sấy xong tóc cho cô, anh chẳng buồn nhìn cô thêm mộtcái đi thẳng về phòng ngủ của mình.

Cô ngẩn người ra, nghe thấy tiếng anh tung chăn vàbước lên giường nằm…

Vậy là anh đã không thèm để ý gì đến cô!.

“Tối nay anh không quay lại bệnh viện à?”. Vừa bị phátđít xong, cũng xấu hổ lắm chứ, nhưng không thể im lặng được. Cô lê nhè nhẹ đếnsau anh, có lẽ vì không thấy anh có ý kiến gì nên cô buồn bực ôm cái gối ngồithừ người trong bóng tối.

Chẳng biết ai động chạm gì anh mà anh kéo chăn chùmkín đầu lại.

Cô bực lắm liền giơ tay vỗ vào chăn, anh vẫn không độngđậy, cô lại vỗ và anh vẫn không chịu có hành động gì.

“Mặc xác anh, cho anh chết ngạt đi!”.

Cô cố gắng cởi chiếc khăn tắm ra khỏi người rồi mặcváy ngủ chui vào trong chăn. Bàn tay lành lạnh của cô áp lên cái lưng nóng hôihổi của anh.

Mãi đến khi tay cô ấm lên mà anh vẫn không có độngtĩnh gì. Cô bực mình rút tay lại.

Chiến tranh lạnh còn kéo dài sang tận ngày hôm sau. Cômặc quần áo chỉnh tề đi làm thì thấy anh vẫn còn ngồi thảnh thơi đọc báo ở bànăn. Cô nói: “Anh có đi được không? Nếu không em đưa anh đến bệnh viện trước rồiqua Đài sau cũng được?”.

“Không đi!” Anh đáp luôn.

“Không đi không được, bác sĩ chưa đồng ý cho anh raviện mà”. Cô đi đến và cố gắng nói thật dịu dàng: “Anh đừng có tự đày đọa mìnhnữa được không”.

Anh đặt báo xuống, ngước mắt nhìn cô nhắc lại hai chữ:“Không đi”.

Cô bặm môi: “Thôi thì thế này nhé, anh đi kiểm xem saovậy. Gì thì gì cũng phải nghe ý kiến của bác sĩ chứ, mà mình đã mang thuốc vềnhà đâu”.

Anh chẳng thèm trả lời cô, cắm cúi đọc báo tiếp.

“Rầm” một tiếng, cô đập tay thật mạnh xuống tờ báo:“Đi bệnh viện và khó chịu với em là hai việc hoàn toàn khác nhau, anh đừng cógộp vào làm một như thế được không?”.

“Anh có làm gì đâu”. Anh cười nhạt nói.

“Thế anh làm vậy là có ý gì?” Cô tức tối nhìn anh chằmchằm.

“Anh muốn em hiểu được tâm trạng anh ngày hôm qua”.Anh đứng dậy, mắt không rời cô đang thở hồng hộc: “Ngoài ba mẹ ra thì chúng talà những người gần gũi nhau nhất, nói một cách văn vẻ thì cùng chia sẻ khókhắn, còn nói một cách thô tục là hai con châu chấu cùng bị buộc bởi một sợichỉ. Lúc em vui anh không cần phải ở bên cạnh em, nhưng những lúc em buồn vàđau khổ anh mong là mình được ở bên cạnh em, em đã hiểu chưa hả?”.

Nghe xong lời bộc bạch của anh, sắc mặt cô thay đồithất thường, cảm xúc lẫn lộn.

Anh không chờ cô trả lời, tự cười một mình, với taynhấc chiếc áo khoác và rồi đi lướt qua cô ra ngoài.

Cô ngồi xuống, ôm lấy đầu mình.

“Sau đó cậu cứ để mặc cho anh ấy đi à? Không nói thêmbất cứ câu nào?” Tiểu Đóa vừa ngậm ống hút cốc trà sữa vừa nói nên tiếng đượctiếng mất.

Người ngồi đối diện trước mặt cô buồn bã gật đầu.

“Đúng là lòng gan dạ sắt, nếu tớ là cậu thì tớ sẽ xúcđộng vô cùng”. Tiểu Đóa nói.

“Nếu tớ là Trì Gia Hảo chắc chắn tớ sẽ cảm động vôcùng”. Cô cười ảo não, nụ cười toát lên nỗi đau khổ, chán chường: “Tiếc là, tớkhông phải”.

“Lần trước tớ vẫn chưa nói xong, cậu đã chạy mất tiêurồi”. Tiểu Đóa để cái ống hút đã bị bóp biến dạng sang một bên rồi nói: “Thựcsự cậu đã bao giờ nghĩ rằng Thiếu Hàng biết tỏng cậu là hàng nhái hay không?”.

Tim cô đập mạnh: “Không thể thế được”.

“Tại sao lại không thể chứ?”. Tiểu Đóa hỏi.

“Vì anh ấy rất yêu Gia Hảo”. Lý do hết sức đơn giản.

Tiểu Đóa cười như chẳng phải là cười: “Anh ấy rất yêuGia Hảo? Xin thứ lỗi trí nhớ tớ tồi quá”.

“Cậu gặp anh ấy có mấy bận mà cách đây tận mấy nămrồi”.

“Đúng là như thế, nhưng…”. Tiểu Đóa ngẫm nghĩ một látrồi nói: “Sao hồi đó tớ lại cảm thấy là anh ấy có tình cảm với cậu hơn là emgái cậu nhỉ”.

“Trời ạ, trên thế giới này chỉ có mỗi cậu cảm thấy thếthôi”.

“Bạn yêu quý ơi, tin tôi đi. Tớ không chỉ thi đượcđiểm rất cao mà giác quan của tớ còn tuyệt vời hơn cả trí nhớ của tớ đấy”.

“Vậy thì vì sao cậu lại cho rằng anh ấy có tình cảmvới tớ hả?” Cô nói với giọng bực tức.

Nhưng thấy Tiểu Đóa nghiêm chỉnh giơ hai ngón tay ra.

“Hả?” Cô không hiểu.

“Qua hai việc. Việc đầu tiên là, nếu như một chàngtrai kiên trì đi ra tận nơi rất xa mua đồ ăn đêm cho hai cô gái và món đồ ănđêm ấy chính là bánh chưng mặn, món khoái khẩu của một trong hai cô gái ấy. Nhưvậy cậu cho rằng anh ấy thích cô gái nào?”.

“Việc ấy cũng tính ư?”, cô hoài nghi, “Phải đấy, cómột đợt được nghỉ hè anh ấy thường xuyên đi mua bánh chưng mặn cho chúng ta tựhọc ban đêm, mà Gia Hảo đâu có thích ăn bánh chưng mặn nhỉ…”.

An Tiểu Đóa phì cười: “Nghe giọng cậu biết ngay ngườithích ăn bánh chưng mặn chính là cậu”.

“Thôi được rồi. Thế việc thứ hai thì sao?”.

“Nếu có chàng trai nào đó cả đêm không ngủ chỉ để loayhoay tìm chiếc bút máy cho cô gái đánh rơi ngoài sân bóng thì cậu có cho rằngxuất phát từ tình bạn hay không?”.

Cô sửng sốt: “Ý cậu là anh ấy đã tìm bút máy cho tớ ư?Đã tìm suốt một đêm à? Rõ ràng anh ấy nói là vừa nhặt được mà…”.

“Lẽ nào anh ấy nói với cậu là mất cả đêm không ngủ chỉvì tìm chiếc bút này cho cậu ư?” Tiểu Đóa gần như nhìn cô với ánh mắt khinhkhỉnh: “Này, trước đây cậu chưa yêu ai bao giờ à? Sao chỉ số EQ của cậu thấpthế hả?”.

Đúng là cô chưa có người yêu thật, hồi học đại học côchẳng khác gì một cậu con trai, để tóc ngắn, toàn mặc đồ thể thao, đi giày thểthao, bạn khác giới nhiều hơn. Tình yêu ư? Trước khi được thông suốt đầu óc thìcô đã đón nhận Thiếu Hàng rồi.

“Khoan đã…”. Cô chợt nhớ ra việc gì đó: “Tại sao cậubiết rõ hai việc này thế?”.

“Tớ đến trường các bạn để tham gia thi tuyển mấy ngàyấy, có hôm đói quá chạy đi mua đồ ăn. Tớ đã vô tình gặp anh ấy và chính anh ấymời tớ ăn bánh chưng mặn. Vài hôm sau, nửa đêm tớ lén ra ngoài mua đồ ăn thìgặp anh ấy chạy quanh sân bóng tìm bút”.

Gia Ưu thấy không còn gì để nói nữa, tuy nhiên côkhông vì thế mà nghĩ rằng Thiếu Hàng thích mình. Nhưng cũng có đôi chút cảm xúckhi nghe được hai sự việc này.

Chiếc bút máy ấy là do ông ngoại tặng cho cô lúc ôngcòn sống. Hai chị em mỗi người một chiếc, vì họ vừa thi được vào trường trunghọc điểm của thành phố. Hai chiếc bút máy giống nhau như hai chị em sinh đôi,cùng một hãng, cùng một kiểu, chỉ có một điểm khác là ông ngoại đã tự tay khắctên mỗi đứa lên bút.

Cô luôn trân trọng chiếc bút này, nhất là từ sau khiông ngoại qua đời. Ngày nào cô cũng mang nó bên mình. Tối hôm đó đi học về pháthiện không thấy bút đâu cô đã kéo cô em gái đi tìm cùng mình. Em gái lại kéotheo Thiếu Hàng, ba người tìm đến nửa đêm cũng không thấy bóng dáng bút đâu.

Không ngờ Thiếu hàng lại quay lại tìm và hôm sau đưabút cho cô lại không nhắc gì về một đêm mất ngủ.