Kết Hôn - Ly Hôn

Chương 16



Văn Bác từng nhiều lần muốn ly hôn, quay trởlại cuộc sống độc thân. Nếu như Y Đồng không chịu ly hôn, anh sẽ bỏtrốn, sẽ tắt máy, bỏ đến một nơi mà cô ta không thể nào tìm thấy,đợi ly thân hết hai năm, anh sẽ nghĩ cách đệ đơn ra tòa. Còn về đứabé, cô bỏ đi cũng được, sinh ra cũng được, cái đó tùy cô. Nếu sinhđứa bé ra, anh sẽ chu cấp tiền nuôi dưỡng nó.

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, anh vẫn không nhẫn tâmlàm vậy. Vì đứa bé trong bụng Y Đồng, anh buộc phải nhịn nhục.

Tối đó, Văn Bác lại hầu hạ Y Đồng đi tắm. YĐồng cởi quần áo, ngâm mình trong bồn tắm, Văn Bác ngồi bên cạnh kìlưng, xoa sữa tắm cho cô. Y Đồng nhắm mắt, nằm yên bất động, trông bộdạng rất thích thú, chỉ thỉnh thoảng mới lên tiếng nhắc nhở Văn Bácnhẹ tay một chút hoặc đến phần nào thì phải mạnh tay hơn. Theo lýmà nói, Văn Bác nhìn thấy Y Đồng trong bộ dạng khỏa thân thì phảithấy vô cùng hưng phấn, đàn ông mà, đều là động vật yêu bằng mắt,có thằng đàn ông nào nhìn thấy đàn bà khỏa thân mà lại thờ ơ đâu?Trừ khi giới tính của anh ta có vấn đề, hoặc không thì đó cũng làmột kẻ đần độn.

Nếu như đổi lại là trước đây, Văn Bác nhấtđịnh sẽ rất ham muốn. Nhưng giờ phút này đây, anh hoàn toàn không cólấy một chút dục vọng. Nhìn cái bụng nhô cao của Y Đồng, tâm trạngcủa anh vô cùng phức tạp, nội tâm vô cùng mâu thuẫn.

Tắm rửa xong, Y Đồng bán nuy nằm trên giường,Văn Bác nằm bên cạnh đọc báo. Y Đồng nhìn Văn Bác, dịu dàng nói:

- Ông xã, lâu lắm rồi anh không động vào ngườiem. Tối nay chúng ta thân mật đi!

- Cái gì? Em mang bầu đã năm tháng rồi, còn cóthể quan hệ sao? – Văn Bác giật thót người, còn tưởng là mình nghenhầm.

- Có làm sao đâu? – Y Đồng nói.

- Em đùa gì vậy? Ngỗ nhỡ ảnh hưởng đến thai nhithì sao? – Văn Bác nói.

- Anh có thể nhẹ nhàng một chút mà? Ai bảo anhlàm mạnh chứ?

- Không được! – Văn Bác lắc đầu.

- Không sao đâu, em đã đọc ở trên mạng rồi, trongthời gian mang bầu vẫn có thể quan hệ vợ chồng, chỉ cần động tácnhẹ nhàng một chút, tuyệt đối không thành vấn đề!

- Thế cũng không được, an toàn là trên hết! –Văn Bác một mực bảo.

- Hừ, rõ ràng là anh đang kiếm cớ mà. Khôngmuốn thì thôi cứ nói thẳng ra!

- Anh thật sự không có ý đó mà!

- Chắc chắn anh có bồ ở bên ngoài rồi nên mớikhông có hứng thú với em!

- Sao em cứ nghi ngờ vô cớ thế?

- Chắc chắn là anh đã quan hệ với con nào đóvào ban ngày nên giờ không muốn quan hệ với tôi nữa chứ gì, tôi biếtmà!

- Anh thật sự chỉ nghĩ cho con thôi, sao em lạikhông tin anh?

- Tôi biết anh nghĩ gì, lâu thế rồi anh khôngđộng vào người tôi, trong lòng anh hoàn toàn không có tôi, chắc chắnanh có bồ rồi!

- Anh đã nói nhiều lần rồi, anh không có bồ,anh hoàn toàn trong sạch!

- Có quỷ mới tin anh!

Y Đồng vô cùng tức giận, cô chắc chắn rằngchồng mình đã ngoại tình ở bên ngoài, nếu không sao có thể mấytháng không động đến cô lần nào? Đổi lại là người khác cũng sẽnghĩ như cô mà thôi.

Sở dĩ Văn Bác không muốn động vào Y Đồng cũnglà bởi vì anh có nỗi khổ tâm riêng. Một người đàn ông suốt cả ngàysống trong sự nghi kị của vợ, sống trong sự ám ảnh mang tên “vợ”,sống trong áp lực khủng khiếp đến từ nhà vợ, phải đối mặt với sựngang ngược, độc tài, thậm chí còn bạo lực của vợ như vậy, làm saoanh có thể hứng thú cho được? Không bị liệt dương đã là may mắn lắmrồi, làm gì còn có sức lực mà làm tình? Muốn chạy còn không kịpnữa là!

Văn Bác sống trong một hoàn cảnh như vậy, cuộcsống trở nên rất áp lực, rất mệt mỏi và tủi nhục. Hàng ngày anhchẳng nghĩ gì ngoài việc mong mau mau chóng chóng cải thiện tìnhtrạng kinh tế của mình, đợi khi nào mình có tiền rồi sẽ nhanh chóngmua nhà, mua xe, sống một cuộc sống tự chủ, tự lập, ít nhất cũngcó thể sống xa gia đình vợ. Hiện giờ ngày nào anh cũng nghĩ đến vấnđề: Làm thế nào để thay đổi vận mệnh và tình trạng hiện tại củamình?

Suốt ngày phải chứng kiến sự ngang ngược, vôlý của Y Đồng, Văn Bác đã hoàn toàn mất đi ham muốn với cô. Nhữnglúc vợ yêu cầu anh phải thực hiện nghĩa vụ giữa hai vợ chồng, anhthường viện cớ thoái thác, anh thực sự không sao “kéo” cái hứng củamình lên được. Nhưng tối nay, thái độ của Y Đồng vô cùng kiên quyết,một mực bắt Văn Bác phải thực hiện cho bằng được. Anh không đồng ý,Y Đồng sẽ làm loạn lên, Văn Bác vì không muốn cãi nhau với vợ nênđành miễn cưỡng gật đầu.

Y Đồng thấy anh gật đầu đồng ý, vui như mở cờtrong bụng. Cô nhanh nhẹn cởi hết dây váy ngủ ra, hai chân đan chéo vàonhau, bộ dạng lả lơi, mời gọi. Nhìn bộ dạng lả lơi của Y Đồng, VănBác bỗng cảm thây buồn nôn! Văn Bác nói với Y Đồng:

- Anh đi tắm cái đã!

- Ok, nhanh lên đấy! – Y Đồng thúc giục.

- Ừ!

- Đừng có lâu la quá!

- Ừ!

- Anh nghe thấy gì chưa đấy?

- Rồi!

- Rồi cái đầu anh ý, anh không nói thêm đượccái gì à?

- Ờ.

- Tức chết đi được!

Văn Bác đi vào tắm rửa, anh tắm thật chậm đểkéo dài thời gian. Trong lòng anh thầm nghĩ, giá mà cái mụ đàn bàchết tiệt kia ngủ quên luôn đi thì tốt biết mấy! Ai ngờ anh mới tắmđược một nửa, Y Đồng đã chạy ra nhà tắm, gọi:

- Sao anh còn chưa tắm xong à?

- Ờ, xong ngay đây, em vội vàng gì chứ? Có phảisợ nhỡ xe đâu mà…

- Em muốn anh nhanh lên, em chờ lâu lắm rồi đấy!

Văn Bác thầm nghĩ, ai bảo cô đợi chứ? Không đợiđược thì ngủ luôn đi cho rồi!

Văn Bác tắm xong liền đi vào phòng ngủ. Y Đồngđang ngồi trên giường, mặt mày nhăn nhó, bực bội. Văn Bác nói:

- Chẳng qua chỉ tắm thêm cho sạch sẽ, thế màcũng giận hờn, có đáng không?

- Hừ, tắm cả tiếng đồng hồ còn gì!

- Thôi được rồi, chẳng phải anh đã vào rồi còngì?

Văn Bác leo lên giường, ôm Y Đồng đi ngay vào“chủ đề chính”. Y Đồng nói:

- Cứ thế này mà bắt đầu à?

- Làm sao? – Văn Bác ngây người.

- Chẳng có khúc dạo đầu gì cả, rõ ràng làanh đang tìm cách đối phó với em mà!

- Anh đâu có đối phó với em, chỉ có điều anhcảm thấy rất mệt, muốn nghỉ ngơi thôi! Em phải nghĩ đến cảm xúc củaanh chứ? – Văn Bác nói.

- Đã lâu như vậy rồi mà anh chẳng động đến em,giờ khó khăn lắm mới có một lần, anh làm như vậy thật khiến em thấtvọng quá! – Y Đồng nói.

- Chúng ta thông cảm cho nhau một chút đi!

- Anh chẳng để tâm chút nào, thế thì hiểu nhaucái gì?

- Anh rất muốn nói chuyện nghiêm túc với em,nhưng lần nào em cũng không muốn bình tĩnh nói chuyện với anh, em bảoanh phải làm thế nào?

- Là do thái độ của anh không ra gì, rõ ràngkhông muốn nói chuyện tử tế với em, lại còn trách em à?

- Lần nào cũng đều là do thái độ của em khôngra sao, tại sao em lại không chịu thừa nhận hả?

- Thôi bỏ đi, không nói nữa, anh có định làmnữa hay không đây?

- Anh thế nào cũng được, tùy em!

Câu này của Văn Bác làm cho Y Đồng nghẹn họngkhông nói ra lời. Y Đồng cảm thấy mỗi lần cô muốn sinh hoạt vợ chồnglà Văn Bác lại viện đủ lý do để trốn tránh, thậm chí có khi còntừ chối thẳng thừng. Đây rõ ràng là biểu hiện của việc hết yêu cô.Chồng không có hứng thú với vợ nữa, đây chẳng phải là bằng chứngchứng minh cho điều đó hay sao? Thực ra Y Đồng không thể hiểu nổi,nguyên nhân gây ra tình trạng này giữa hai vợ chồng chính là do mộttay cô tạo nên. Sự ngang ngược, độc đoán, hung hãn và vô lý của côđối với chồng đã khiến cho Văn Bác mất hết thể diện, luôn sống trongtâm trạng u uất, gây ra ám ảnh, tổn thương lớn cho Văn Bác, khiến choanh chẳng cảm thấy có chút tình cảm nào với cô chứ đừng nói làtình yêu.

Nếu như không phải Y Đồng mang thai thì Văn Bácđã sớm đệ đơn ly hôn với cô rồi chứ không để dây dưa đến tận ngày hômnay. Văn Bác chẳng thèm một xu của nhà Y Đồng, cũng chẳng có tàisản chung gì mà cần phân chia, thế nên nếu không có đứa bé, thủ tụcly hôn chỉ cần hai người kí tên là xong, vô cùng đơn giản.

Y Đồng không hề nhận thức được vấn đề từchính bản thân mình. Cô là con gái thành phố, lại có tiền hơn VănBác, đương nhiên cô phải tự đặt mình cao hơn anh rồi. Điều kiện củamình tốt hơn của chồng khiến cho cô luôn cảm thấy mình cao hơn anh, ôngxã không bằng mình, vì vậy phải phục tùng mình, phải cúi đầu trướcmình. Triết học từng nói: Cơ sở kinh tế quyết định kiến thức thượngtầng. Hôn nhân cũng như vậy, ai có tiền thì người đó là trụ cột, làlãnh đạo, kẻ không có tiền chính là kẻ dưới, là kẻ hầu người hạ.

Văn Bác vô cùng hối hận đã lấy con gái thànhphố làm vợ. Mặc dù anh rất hối hận vì đã lấy Y Đồng, mặc dù anhkhông muốn quan hệ với Y Đồng, nhưng tối nay anh vẫn phải phục tùngcô.

Văn Bác làm chuyện đó mà không có “khúc dạođầu” khiến cho Y Đồng vô cùng bất mãn. Cô cảm thấy anh làm như vậychỉ là để đối phó với cô. Đối mặt với sự bất mãn của Y Đồng, VănBác cũng chẳng biết phải làm sao, giờ đã là lúc nào rồi mà cònmuốn quan hệ vợ chồng? Ngộ nhỡ bị sảy thai thì sao?

Chính vì không có tâm trạng mà cuộc sống vợchồng của họ trở nên vô cùng bế tắc. Văn Bác làm nhanh nhanh chóngchóng cho qua chuyện. Anh có tâm sự nên thực sự không có nhu cầu gầngũi vợ. Y Đồng vô cùng bực bội, lớn tiếng cãi cọ với anh. Văn Báccũng chẳng giải thích, mặc cho Y Đồng muốn nghĩ gì thì nghĩ, dù saođó cũng chẳng phải là việc của anh. Hai người gây gổ đến nửa đêm màchẳng ai chịu nhịn ai. Ngày hôm sau, Y Đồng yêu cầu ly hôn, lý do củacô là: vợ chồng sống với nhau không hạnh phúc! Văn Bác chẳng kém cạnh,nếu cô đã yêu cầu ly hôn thì ly hôn, anh cũng chẳng muốn tiếp tụccuộc sống như thế này nữa, ba ngày hai trận, chẳng lẽ cứ phải cãicọ như thế này cho đến hết đời? Về vấn đề con cái, Y Đồng yêu cầubỏ cái thai đi. Văn Bác đang trong cơn tức tối, đầu đang nóng bừngbừng liền đồng ý luôn, bỏ thì bỏ, dù sao sống một cuộc sống khônghạnh phúc thì người chịu tội chính là đứa trẻ.

Sáng sớm ngày tiếp theo, Văn Bác thức dậy sớm,chuẩn bị hộ khẩu, giấy chứng minh, đăng ký kết hôn để đi làm thủtục ly dị. Y Đồng cũng đã chuẩn bị xong.

Cô nói:

- Đến bệnh viện phá thai trước, sau đó ly hôn!

Văn Bác đồng ý. Hai người liền đến bệnh viện.

Đến bệnh viện, bác sĩ liền làm kiểm tra cho YĐồng, mọi thứ vẫn bình thường, đứa bé đã được hơn năm tháng, phầnđầu cũng to được mấy cm rồi. Khi Y Đồng nói sẽ phá thai, bác sĩ kinhngạc nói:

- Đứa bé khỏe mạnh thế này, sao lại phá đi?

- Chúng tôi vẫn chưa kết hôn! – Y Đồng nói dối.

- Ừm, anh chị đã nghĩ kĩ chưa? – Bác sĩ hỏi.

- Nghĩ kĩ rồi ạ! – Y Đồng nói.

- Còn anh thì sao? – Bác sĩ hỏi Văn Bác.

- Tôi cũng nghĩ kĩ rồi! – Văn Bác trả lời.

- Vậy thì tốt, chuẩn bị là phẫu thuật nhé!

Lúc Văn Bác đi ra ngoài, đột nhiên anh nhìn thấytrên bàn bên cạnh có đặt mấy cái lọ thủy tinh, bên trong đựng thứ gìđó giống như là thai nhi. Trái tim anh như bị dao cắt, đau đớn khônnguôi, một thứ tình cảm cha con lớn lao dâng trào trong lồng ngực anh.Văn Bác nghĩ, nếu như bỏ cái thai đi, có phải nó cũng sẽ bị đựngtrong những cái lọ thủy tinh như thế này không? Tàn nhẫn quá, khôngđược, không thể bỏ đứa trẻ đi được! Đứa bé vô tội, mình phải bảovệ nó!

- Đi, về nhà! – Văn Bác nói.

- Sao thế? – Y Đồng ngây người.

- Không phá thai nữa! – Văn Bác kéo Y Đồng rangoài.

- Tại sao chứ?

- Chúng ta không ly hôn nữa.

- Chẳng phải anh đã đồng ý rồi hay sao? – YĐồng vừa đi vừa thắc mắc.

- Nhất định phải giữ đứa bé lại, nó vô tội!

Y Đồng lặng người đi, dường như cũng có chútrung động trước câu nói ấy. Thế là cô ngoan ngoãn theo Văn Bác vềnhà. Suốt dọc đương đi, chẳng ai nói với ai lời nào, ai cũng có tâmsự riêng. Văn Bác nghĩ nhiều về đứa bé trong bụng Y Đồng, còn Y Đồngthì mãi nghĩ đến chuyện rốt cuộc Văn Bác có bao nhiêu người đàn bàbên ngoài.

Trên đường về nhà, Văn Bác tình cờ gặp mộtbạn học tên Vương Dương. Vương Dương là người bạn khá thân thiết củaanh lúc còn học đại học. Sau khi tốt nghiệp, hai người bị mất liênlạc. Nào ngờ hôm nay lại tình cờ gặp lại trên đường, anh vui mừnglắm. Vương Dương hào hứng hỏi Văn Bác:

- Người anh em, giờ cậu đang ở đâu?

- Ờ, hiện giờ tôi đang ở… ở nhà vợ! – Văn Bácấp úng, nói vẻ ngần ngại, chỉ vợ Vương Dương cười mình.

- Thế à? Ở nhà vợ à? Cậu vẫn ổn chứ? Àphải rồi, trông bộ dạng thì vợ cậu chắc sắp sinh đến nơi rồi nhỉ?

- Ừ, còn mấy tháng nữa, nhưng cũng nhanh thôi!

- Đến lúc sinh em bé nhớ cho tôi biết đây! Tôimuốn uống rượu mừng của cậu!

- Không thành vấn đề, chắc chắn sẽ mời cậu!

- Cậu đừng có quên đấy!

- Chắc chắn rồi!

- À phải rồi, sau này tôi sẽ qua tìm cậu nóichuyện! Vậy tôi phải đến đâu tìm cậu đây?

- Có thể đến nhà vợ tìm tôi, tôi đang tạm thờisống ở đó!

- Ờ, thế thì hơi bất tiện nhỉ? Thôi bỏ đi, thếnày nhé, đợi đến khi nào cậu chuyển nhà thì tôi qua tìm cậu!

- Thế cũng được!

Văn Bác nghe thấy Vương Dương nói vậy, mặt hếttrắng lại chuyển sang đỏ, trong lòng vô cùng ái ngại. Dù gì sống ởnhà vợ thực sự khiến cho anh không ngẩng đầu lên nổi, cho dù làtrước mặt họ hàng thân thích hay là bạn bè, anh đều cảm thấy mấthết thế diện. Về đến nhà, anh liền bàn bạc với Y Đồng:

- Bà xã à, chúng ta chuyển ra ngoài ở đi!

- Chuyển ra ngoài? Bây giờ á? Thế em sinh conthì làm thế nào?

- Thì sinh ở bên ngoài chứ sao!

- Vậy ai chăm sóc em?

- Anh chăm sóc em, nếu như sợ anh chưa có kinhnghiệm, anh có thể đón mẹ anh lên chăm sóc em!

- Thế sao được? Ở bên ngoài em thấy không quen.Hơn nữa điều kiện bên ngoài làm sao tốt bằng ở nhà?

- Anh biết nhà em có tiền, nếu em cảm thấy ởnhà tốt sao hồi đó còn lấy anh? – Văn Bác nói.

- Anh nói thế là có ý gì? – Y Đồng nổi cái.

- Em là người có tiền, là tiểu thư con nhàgiàu, em không chịu được cực khổ, vậy em có thể lựa chọn một ngườicó tiền, tại sao hồi đó còn đồng ý lấy anh? Nếu như đã lấy anhrồi, em cũng biết điều kiện của anh có nhiều hạn chế, tại sao emkhông thể đứng trên lập trường của anh mà nghĩ? – Văn Bác càng nóicàng tức.

- Con người anh làm sao thế hả? Em mang thai vấtvả như vậy, ở trong nhà mẹ điều kiện tốt hơn mà anh cũng không muốnà?

- Em chưa mang bầu cũng toàn ở nhà mẹ, còn bắtanh phải chuyển về ở, giờ em còn viện cớ có thai nữa sao? Chúng takết hôn rồi, nên sống độc lập, anh đâu phải là hạng con rể đến ở rểnhà vợ?

- Rốt cuộc anh có ý gì? Rốt cuộc anh muốn thếnào?

- Ý của anh là anh không muốn ở nhà em nữa,giờ anh chuyển ra ngoài ở, em có theo anh hay không thì tùy!

Văn Bác nói xong liền ra ngoài, chỉ mang theomấy bộ quần áo. Y Đồng đứng đờ người ở đó, cả buổi chẳng nói lênlời.

Văn Bác lại quay lại căn nhà nhỏ mà anh vẫnthuê lúc trước. Mặc dù nhà không lớn, điều kiện cũng không phải làtốt nhất nhưng rất thoải mái. Người xưa có câu “Chẳng đâu bằng nhàcủa mình”. Ở trong nhà mình, cảm thấy tự do, không cần khép nép,giữ ý giữ tứ, muốn làm gì thì làm, không phải để ý đến sắc mặtcủa ai hết. Văn Bác thầm nghĩ, mình đâu có sống dựa vào ai, tại saophải chịu sự sỉ nhục ấy?

Ở nhà một ngày mà không thấy Y Đồng về, VănBác liền đến thẳng công ty, sau đó là thủ tục đi Thâm Quyến, tiếptục làm việc ở chi nhánh bên đó. Anh đã ngầm quyết tâm, kể từ nayvề sau, sẽ toàn tâm toàn ý vì công việc, chỉ có nỗ lực làm việcmới có tương lai xán lạn, mới có được không gian để phát triển, mớithành đạt trong sự nghiệp, nếu không cả đời này anh đừng mong thànhcông. Tiền đâu có từ trên trời rơi xuống?

Văn Bác làm việc rất chăm chỉ, gần như là bánmạng làm việc, ngày nào anh cũng đến sớm, nghiên cứu tỉ mỉ từng kếhoạch nghiệp vụ, tích cực liên lạc với tổng công ty, thông báo vềtiến độ phát triển của chi nhánh. Suýt chút nữa thì Văn Bác trởthành “tín đồ của công việc”, anh gần như quên luôn cả vợ mình. Đốivới Văn Bác bây giờ, công việc mới là quan trọng nhất, vợ chẳng làgì. Bởi vì công việc nếu làm tốt anh có thể được thăng chức, cótiền, còn vợ, có đối xử tốt với cô ta thế nào đi nữa, cô ta vẫn sẽáp bức anh.

Sau khi Văn Bác rời khỏi nhà vợ, Y Đồng lậptức gọi điện cho bố mẹ Văn Bác mách tội anh. Cô gay gắt nói:

- Con trai mẹ thật vô trách nhiệm, suốt ngàychẳng đoái hoài gì đến gia đình, toàn làm trò bậy bạ ở bên ngoài,giờ còn bỏ nhà ra đi nữa!

Mẹ Y Đồng cũng gọi điện thoại cho nhà thônggia, giọng đay nghiến:

- Rốt cuộc các người quản lý con cái kiểu gìthế hả? Cho dù có vô văn hóa thì cũng không thể không ngó ngàng gìđến như thế chứ?

Bố mẹ Văn Bác vô cùng hốt hoảng, vội vàng gọiđiện cho con trai, quả nhiên Văn Bác tắt máy. Bố mẹ Văn Bác lại hỏithăm mấy người bạn của anh, nhưng họ đều nói không biết, đã lâu lắmrồi không liên hệ với anh. Hai người vô cùng hoang mang, vội vàng muavé xe, đội mưa đội gió tìm đến nhà con dâu. Bố mẹ Văn Bác vất vả đicả đêm, vừa đói vừa lạnh, lại sốt ruột, lúc đến khu nhà của Y Đồngthì trời mới gần sáng. Hai thân già không dám làm phiền nhà người tamới sáng ra nên đành ngồi ở bên dưới chờ mất tiếng đồng hồ, đợi đếntám giờ, chín giờ mới dám ấn chuông cửa nhà con dâu.

Bố mẹ Văn Bác vào đến nhà, còn chưa biết rõtình hình đã vội vàng xin lỗi con dâu. Mẹ Văn Bác nói:

- Con à, đều là do bố mẹ dạy bảo nó khôngnghiêm khiến con phải chịu ấm ức, con cố gắng chờ đợi, bố mẹ tìmthấy nó rồi nhất định sẽ dạy cho nó một bài học!

- Anh ta thật quá đáng, chẳng có chút tráchnhiệm nào cả, hoàn toàn không tôn trọng con. Con mang bầu rồi, thế màcả ngày chẳng về nhà, cứ lăng nhăng bên ngoài… - Y Đồng bắt đầu chỉtrích Văn Bác.

- Đúng vậy, cái thằng Văn Bác nàythật chẳng ra làm sao, còn động chân động tay đánh Y Đồng nhà tôiđấy. Tính tình thật chẳng ra gì, nhỡ đánh nó hỏng thai thì làm thếnào? Các người có chịu nổi trách nhiệm không? – Mẹ Y Đồng cay độcnói.

- Cái thằng súc sinh này, tôi mà tìm thấy nósẽ đánh cho nó một trận nên thân! – Bố Văn Bác giận dữ nói rồi cúiđầu rít một hơi thuốc.

- Các người xem, nhà tôi đối xử với nó tốtthế nào? Nhà cửa rộng rãi thế này, bày trí đẹp đẽ, lại mua cả xecho nó, thế mà nó còn bất mãn gì chứ? Các người nhìn sàn nhà đi,hơn ba trăm mét, toàn bằng gỗ quý, cả thảy mấy trăm nghìn tệ. Cácngười nhìn cái nhà này đi, cả thảy ba gian, hơn 120 mét vuông, rộngrãi biết mấy! - Mẹ Y Đồng lấy tay gõ gõ vào đồ dùng gia đình, vênhmặt nói.

- Đúng thế, đúng thế. Xin bà thông gia bớtgiận, tại thằng Văn Bác nhà tôi nó không có mắt, không hiểu chuyện,từ nhỏ tính tình đã ngang bướng như vậy đấy!

- Hừ, ông bà thông gia này, chẳng phải tôi oántrách gì, nhưng chuyện hôn nhàn này khó mà lâu dài! – Mẹ Y Đồng tứctối nói.

Bố mẹ Văn Bác giật mình hoảng hốt, vội vàngxin lỗi, chỉ sợ mẹ Y Đồng sẽ đẩy con mình ra khỏi cửa, như vậy khôngchỉ con trai mà cả đứa cháu nội chưa ra đời của ông bà cũng sẽchẳng còn chốn dung thân.

- Tôi nhất định sẽ bắt nó sửa sai, bắt nóphải quay về nhận sai với ông bà. Cái thằng này thật chẳng ra làsao, đều tại chúng tôi dạy bảo nó không tốt! – Mẹ Văn Bác đau khổnói.

Bố Văn Bác im lìm ngồi bên cạnh hút thuốc, YĐồng nhìn thấy bố chồng cứ hút thuốc từ nãy đến giờ liền ném cáigạt tàn ra trước mặt ông, hỗn xược nói:

- Đừng làm bẩn sàn nhà!

Mẹ Văn Bác nhìn thấy vậy liền trách mócchồng:

- Ông có thể đừng hút thuốc không hả?

Bố Văn Bác vội vàng dập thuốc rồi nhét phầncòn lại vào trong bao thuốc lá, chuẩn bị ra ngoài hút tiếp. Mẹ VănBác liền nói:

- Nghiện thuốc nặng quá rồi, một lát không hútlà không chịu được hay sao?

Bố Y Đồng thấy con gái nói bố chồng như vậy,trong lòng cũng thấy ái ngại. Dù gì con gái mình cũng là con dâucủa người ta, dù sao cũng phải biết phép tắc một chút, vì thế, ôngliền mỉm cười bảo:

- Không sao đâu, không sao đâu, sàn nhà bẩn đã cótôi lau! – Nói rồi, ông lấy ra một điếu thuốc lá từ trong túi, đưa chobố Văn Bác.

Bố Văn Bác vội vàng xua tay:

- Ông thông gia, tôi không hút nữa đâu!

Mẹ Y Đồng liền trợn mắt lườm chồng. Bố Y Đồnglập tức im bặt, không dám nói gì nữa.

- Bà xem chuyện này phải làm thế nào? Y Đồngnhà chúng tôi sắp sinh đến nơi rồi mà con trai bà biến đâu mất tămmất tích, không thể để đứa bé sinh ra mà không có bố chứ?

- Bà yên tâm, chúng tôi sẽ mau chóng tìm nó về!– Mẹ Văn Bác nói.

- Vậy thì tốt, tôi cứ nói thẳng, tôi cho ông bàba ngày, nếu trong ba ngày không tìm được nó về thì các người bảonó đừng bao giờ về nữa, lúc đó chớ có trách chúng tôi trở mặt! –Mẹ Y Đồng nói.

- Bà yên tâm, nhất định tôi sẽ tìm được nó về,bắt nó nhận tội với ông bà!

Ngay trưa ngày hôm đó, bố mẹ Văn Bác vất vả đitìm anh. Y Đồng cũng chẳng buồn giữ bố mẹ chồng ở lại ăn cơm, càngkhông có ý giữ họ lại ở trong nhà mình dăm ba hôm. Cô con dâu nàyđúng là còn to hơn cả con gái hoàng đế. Dù gì cũng là bố mẹ chồngmình, có mời họ bữa cơm cũng là điều đương nhiên, đó cũng là nhữngphép tắc cơ bản. Một sinh viên tốt nghiệp đại học chẳng lẽ khônghiểu được điều này sao?

Bố mẹ Văn Bác ra ngoài, tìm một cái nhà nghỉnhỏ để trọ lại, sau đó bắt đầu đi nghe ngóng khắp nơi. Tối hôm ấy,mẹ Văn Bác bị ốm.

Bởi vì Văn Bác đã thay số điện thoại, anh lạidặn tất cả mọi người trong công ty là cho dù có ai hỏi số của anhcũng dứt khoát không cho, chủ yếu là để đề phòng Y Đồng đến tìm,vì vậy bố mẹ Văn Bác có đến công ty con trai cũng chẳng thể tìm đượccách liên lạc với con. Cuối cùng, sau ba ngày ở nhà nghỉ, đôn đáotìm con không được, bố mẹ Văn Bác đành phải trở về quê.

Khổ thân bố mẹ Văn Bác, vượt ngàn dặm xa xôiđến đây tìm con trai, không những chẳng được gặp mặt con trai mà ngaycả một bữa cơm của con dâu cũng chẳng được ăn, đúng là quá lắm!Người ta nói mẹ chồng – nàng dâu như oan gia, lẽ nào đúng là thếthật? Mẹ chồng với nàng dâu có gì khó cư xử nhỉ? Phần lớn các côcon dâu đều nói mẹ chồng rất hung dữ, rất độc đoán, rất đáng sợ.Thế nhưng mẹ Văn Bác xuất thân từ nông thôn, chưa bao giờ can thiệp vàocuộc sống riêng tư của của con trai với con dâu, chưa bao giờ gây phiềnphức cho con dâu, chưa bao giờ xin tiền con dâu, cũng chưa bao giờ saibảo con dâu việc gì, càng không bao giờ chỉ trích con dâu lấy nửalời, vậy mà tại sao mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu giữa hai ngườihọ vẫn lạnh nhạt như vậy? Bố mẹ Văn Bác đến nhà con dâu, Y Đồngkhông những không giữ họ lại vài ngày, ngay cả bữa cơm cũng không mờilấy một tiếng. Để đến nỗi hai cái thân già phải đi thuê nhà nghỉ ởtạm, thật khiến cho người khác cảm thấy chua xót! Rốt cuộc bố mẹchồng đã đắc tội gì với cô con dâu vậy? Lẽ nào chỉ là bởi vì bốmẹ chồng là người nhà quê hay sao? Là con dâu mà làm như vậy thậtchẳng có chút tình người nào.

Văn Bác cũng đâu có biết bố mẹ mình phải chịukhổ thế nào khi lên thành phố tìm con. Nếu anh mà biết bố mẹ bịđối đãi như thế này, chắc chắn anh sẽ phát điên lên mất. Anh cảmthấy cho dù mình có phạm phải lỗi lầm thế nào đi nữa thì vợ mình cũngphải đối xử với bố mẹ chồng theo đúng lễ nghĩa, bề trên ra bề trên,cho dù chỉ có một ngày làm dâu cũng vẫn phải tôn trọng bố mẹchồng, nếu không anh quyết không bỏ qua.

Thực ra, Văn Bác cũng rất muốn gọi điện cho bốmẹ, nhưng anh không dám, anh sợ bố mẹ lại hỏi han tình hình của anhvới Y Đồng. Nếu bố mẹ biết anh bỏ nhà ra đi, chắc chắn sẽ rất lolắng, sốt ruột. Nhưng Văn Bác đâu có ngờ, lúc này bố mẹ anh đã biếthết sự thật, hơn nữa còn chạy đến xin lỗi nhà thông gia và con dâu.Nếu Văn Bác mà biết chắc anh sẽ tức điên lên mất.

Hiện thực luôn tàn khốc, đó chính là một mặtchẳng ai biết đến của cuộc sống. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.Văn Bác lúc này chỉ mong sớm làm lên sự nghiệp, thay đổi hoàn cảnhhiện tại, thay đổi cuộc sống và thay đổi vận mệnh của mỉnh. Đợiđến khi anh đứng được lên bậc thềm của sự thành công, khi anh phátđạt, có nhiều tiền rồi, anh tin rằng Y Đồng sẽ không còn dám khinhthường anh nữa. Anh muốn làm cho người đàn bà ngang ngược và hỗnxược này phải cúi đầu phục tùng anh…

Hay tin bố mẹ Văn Bác không tìm được con trai nênđã về quê, Y Đồng nổi cơn thịnh nộ, lập tức gọi điện về, ép hai ôngbà phải lên thành phố tìm con trai, nếu không thì đừng mong Văn Báccó thể quay về. Bố mẹ Văn Bác chẳng còn cách nào khác, đành phải“kêu gọi” họ hàng thân thích đi nghe ngóng tung tích của con trai họnhưng vẫn chẳng có tin tức gì. Bần cùng bất đắc dĩ, hai thân giàđành phải đến công ty của Văn Bác, dò hỏi tung tích của anh.

Bố mẹ Văn Bác đến công ty tìm gặp lãnh đạonhưng các lãnh đạo đều đi công tác hết cả, chưa có ai về, chỉ có thưký văn phòng tiếp đón bố mẹ Văn Bác. Cô thư ký chỉ cho bố mẹ VănBác số điện thoại chi nhánh công ty ở Thâm Quyến, còn những vấn đềkhác đều tránh nói đến. Bố mẹ Văn Bác đành gọi điện thoại đến chinhánh công ty ở Thâm Quyến nhưng nhân viên ở đó nói Văn Bác đi công tácrồi. Bố mẹ Văn Bác hỏi số di động của con trai nhưng người đó nóianh đã đổi số, chỉ có thể chờ đến khi anh đi công tác về, người tasẽ chuyển lời lại. Bố mẹ Văn Bác đành phải thôi không hỏi nữa.

Lúc ra khỏi công ty, trông hai thân già rất đángthương. Bệnh tình của bố Văn Bác chưa khỏi hẳn, dạ dày đau đến mứcđi không thẳng lưng được. Nhưng ông cũng không dám đến bệnh viện chữabệnh, bởi hai người không mang nhiều tiền, không dám đi ăn, cũng chẳngdám ở nhà trọ, họ định trú chân tạm dưới mái hiên một bách hóagần đó.

Lương Tuyết đi qua, thấy bố mẹ Văn Bác không cóchỗ nghỉ chân liền đi đến trước mặt họ, nói:

- Thưa hai bác, cháu là đồng nghiệp của anh VănBác. Anh ấy đi công tác xa nên gọi điện nhờ cháu chăm sóc hai bác.Giờ hai bác về nhà với cháu nhé!

- Cô à, cô đúng là đồng nghiệp của Văn Bác à?Cô mau nói cho chúng tôi biết Văn Bác hiện giờ đang ở đâu?

- Hai Bác đừng sốt ruột, cứ theo cháu về nhàăn chút gì đã, cháu nhất định sẽ giúp hai bác liên lạc với Văn Bác!

- Vâng vâng, nếu vậy thì tốt quá!

Lương Tuyết đang định đưa bố mẹ Văn Bác về nhàmình rồi nấu cho họ chút gì ăn, sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho họ. Nhưngmới đi được vài bước, bố Văn Bác đã thấy trời đất tối sầm, ngã rađất ngất đi. Lương Tuyết sợ quá vội vàng gọi cấp cứu đưa bố Văn Bácđến bệnh viện.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bố Văn Bác, tìnhtrạng không được tốt cho lắm. Bác sĩ nói loét dạ dày là bệnh mãntính, hơn nữa lại dễ tái phát, muốn chữa lành hẳn phải điều trịtrong thời gian dài, không được để bệnh vừa mới chuyển biến tốt đãđột ngột ngừng dùng thuốc, cũng không được mới dùng thuốc có vàingày, thấy bệnh tình không thuyên giảm đã chuyển sang loại thuốc khác.Thông thường, một liệu trình điều trị thuốc là khoảng bốn đến sautuần, sau khi cơn đau dịu bớt vẫn cần điều trị thêm ba tháng, thậmchí là lâu hơn.

Lương Tuyết thấy tình trạng của bố Văn Bác khánghiêm trọng liền lập tức gọi điện cho chi nhánh bên Thâm Quyến, bảohọ lập tức gọi điện cho Văn Bác. Thư ký ở chi nhánh công ty lập tứcthông báo cho Văn Bác biết. Lương Tuyết nhận được điện thoại của VănBác liền nói:

- Giờ anh bay về đây ngay lập tức, bố anh đangbệnh, nằm trong bệnh viện Thứ Nhất.

Văn Bác nghe thấy Lương Tuyết nói bố mình ngãbệnh vội vàng gác công việc sang một bên, mua vé máy bay bay về. Côngviệc có rất nhiều lựa chọn, mất rồi có thể tìm việc khác, nhưngbố vĩnh viễn chỉ có một, chẳng ai có thể thay thế.

Hai tiếng đồng hồ sau, Văn Bác đã hộc tốc laođến bệnh viện, bố anh lúc này đã thiếp đi, mẹ anh ngồi bên chăm sóc,Lương Tuyết đã làm đầy đủ thủ tục nhập viện cho bố Văn Bác và trởvề công ty làm việc rồi.

Văn Bác vừa vào đến phòng bệnh đã nhìn thấymặt mẹ thẫn thờ ngồi bên cạnh giường, sắc mặt bố trắng bệch, đôimắt nhắm chặt, những vết châm chim trên mặt càng trở nên xanh xao.Bỗng chốc anh cảm thấy bố mẹ mình như già đi trông thấy. Văn Bácthấy xót xa vô cùng, suýt nữa thì rơi nước mắt. Anh cảm thấy rất áynáy, mình vốn được học đại học, lại lấy vợ thành phố, ấy vậy màchẳng làm được gì để phụng dưỡng bố mẹ cả. Đã không cải thiệnđược cuộc sống của bố mẹ thì thôi, giờ anh còn khiến cho bố mẹcàng thêm vất vả, khổ sở. Văn Bác nghẹ ngào gọi một tiếng:

- Mẹ!

Mẹ anh ngoảnh đầu lại nhìn con, nước mắt lãchã tuôn rơi. Bà nghẹn ngào:

- Con ơi, cuối cùng con cũng đã về!

- Mẹ à, sức khỏe bố thế nào rồi? Đã đỡ hơnchưa? – Văn Bác vội vàng chạy đến trước giường bệnh, quỳ xuống bêncạnh bố.

Bố anh từ từ mở mắt, nhìn con trai, yếu ớtnói:

- Con à, bố tưởng không được nhìn thấy con nữarồi!

- Bố à, bố đừng nói như vậy, con còn chưaphụng dưỡng được bố mẹ ngày nào, bố mẹ phải cho con cơ hội chứ! –Văn Bác không nén được nữa, bật khóc.

- Về là tốt rồi! Về là tốt rồi! – Mẹ Văn Bácnói.

- Bố với mẹ con, tìm con đến khổ! – Bố anhbảo.

- Bố à, bố cứ yên tâm dưỡng bệnh, lần này consẽ không rời xa bố mẹ nữa đâu ạ! Con sẽ về quê với bố mẹ, sẽ phụngdưỡng bố mẹ cả đời! – Văn Bác nói.

- Nói bậy, về quê ư? Thế thì bố mẹ khổ sở chocon đi học làm gì? Con phải làm rạng danh dòng họ nhà ta! – Bố VănBác giận dữ nói.

- Con à, con tuyệt đối không thể về quê được!Bố mẹ rất hi vọng con sẽ có hộ khẩu ở thành phố này, nếu con vềquê rồi, người trong thôn sẽ cười vào mặt chúng ta mất! – Mẹ Văn Bácbảo.

- Bố, mẹ, con phải báo hiếu bố mẹ!

- Con ở lại thành phố, sống hòa thuận với vợchính là sự báo hiếu lớn nhất đối với bố mẹ rồi, bố mẹ không cầncon phải lo đâu!

- Thế đâu có được? Con có thể không cần vợ chứkhông thể không cần bố mẹ! Con không chăm lo cho bố mẹ thì sét đánhchết con!

- Con à, con nghe mẹ lần này đi có được không? –Mẹ Văn Bác khuyên nhủ con.

- Mẹ, bố mẹ từ xa đến đây, thế mà cô ta đốixử với bố mẹ thế nào? Là phận con dâu, ít nhất cũng phải tậnnghĩa chứ? Cô ta dám bỏ mặc bố mẹ, hoàn toàn chẳng coi chúng ta làngười một nhà, con còn cần người đàn bà như vậy làm gì chứ?

- Thôi bỏ đi, cố mà nhẫn nhịn, có thể ngườithành phố là như vậy, không nhiệt tình đối đãi với người ngoài, khônggiống như người dân quê chúng ta, cứ bạn bè, thân thích đến nhà chơilà nhiệt tình khoản đãi! – Bố anh nói.

- Thế thì cô ta cũng phải nhìn xem đó là aichứ? Bố mẹ chồng chứ có phải người ngoài đâu? – Văn Bác bực bội.

- Đừng nói chuyện này nữa, có thể sau này cáccon có con, nó sẽ thay đổi thôi! – Mẹ anh bảo.

- Loại người vô đạo đức, vô lương tâm ấy, sinh rađã máu lạnh rồi, giống hệt như bố mẹ cô ta vậy, làm sao mà thay đổiđược?

- Sau này nó sẽ thay đổi mà!

- Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời!

- Con à, con nghe lời mẹ đi! Đừng có so đo vớinó nữa, nó đang mang cốt nhục nhà ta, đừng để xảy ra sai sót gì,nếu không bố mẹ không đồng ý đâu!

Văn Bác ngẫm nghĩ, hiện giờ không thể để chobố mẹ biết chuyện mình muốn ly hôn, bố mẹ anh chắc chắn sẽ khôngđồng ý. Đợi khi nào bệnh tình của bố chuyển biến tốt, anh sẽ thuxếp cho bố mẹ yên ổn rồi tính sổ với Y Đồng.

Văn Bác đệ đơn xin nghỉ phép lên công ty đểchuyên tâm chăm sóc bố mẹ. Chẳng mất chốc, bệnh tình của bố anh đãcó chuyển biến tốt. Bố Văn Bác một mực đòi đến nhà thông gia đểnói chuyện cho rõ ràng nhưng anh không cho bố đi, anh nói anh đã nghĩkỹ rồi, sẽ quay về nhà. Bố mẹ anh thấy con trai nói vậy thì thôikhông nói gì nữa, dù gì nhà thông gia cũng lạnh nhạt như vậy, cóđến đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Không lâu sau đó, Văn Bác tiễn bốmẹ về quê. Việc đầu tiên mà anh làm sau khi từ ga tàu trở về là đếnnhà vợ, lấy tất cả những gì thuộc về mình. Y Đồng chất vấn:

- Tại sao anh chưa chào hỏi gì đã bỏ đi thếhả?

Văn Bác lạnh lùng nói:

- Tôi định ly hôn với cô thì chào hỏi cái gì?

- Ly hôn? Tôi sắp sinh đến nơi rồi mà anh cònmuốn ly hôn à? Tại sao?

- Loại đàn bà máu lạnh như cô, tôi nhìn thấyđã buồn nôn rồi, giờ tôi không còn yêu cô nữa!

- Ok, anh muốn ly hôn chứ gì? Ly hôn thì ly hôn,anh tưởng tôi yêu anh lắm chắc?

- Vậy thì tốt, ngày mai đi làm thủ tục đi! –Văn Bác nói rồi xách đồ đạc bỏ đi.

- Văn Bác, sao anh vừa mới về đã định đi thếhả? – Mẹ Y Đồng đi đâu về, vừa vào đến cửa đã gặp Văn Bác đi ra.

- Tôi muốn ly hôn với cô ta!

- Ly hôn? Thế đứa bé thì sao? Sao anh có thể vôtrách nhiệm như thế hả?

- Trách nhiệm á? Bà thử hỏi con gái bà xem côta có trách nhiệm không?

- Mày nói thế là có ý gì?

- Chả có ý gì, tôi không thể sống với cô tađược nữa!

- Y Đồng đang có bầu, mày chớ có mong ly hôn,pháp luật tuyệt đối không cho phép! – Mẹ y Đồng quát.

- Thế thì ly thân, pháp luật quy định vợ chồngly thân hai năm là có thể ly hôn! – Văn Bác chẳng chút e sợ.

- Mày thật là vô lương tâm, nỡ bỏ lại vợ conkhông đoái hoài gì đến!

- Tôi vô lương tâm ư? Bà hỏi lại con gái bà xemrốt cuộc là ai vô lương tâm?

Văn Bác nói xong liền xách đồ đi thẳng rangoài. Anh đã hạ quyết tâm sẽ không bao giờ quay trở lại nữa, khôngbao giờ để cho gia đình vợ đè đầu cưỡi cổ mình nữa. Anh lập tức trởvề chi nhánh công ty bên Thâm Quyến, bắt đầu cố gắng làm việc. Anh phảikiếm tiền, phái bán mạng làm việc, phải trở thành một người đànông có sự nghiệp, tìm lại sự tự tôn của mình để không ai còn cóthể khinh rẻ anh được nữa.