Kết Hôn - Ly Hôn

Chương 14



Hôn nhân không phải là chuyện của hai người mà làchuyện của hai gia đình. Hai người ly hôn, đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhấtchính là đứa bé chưa chào đời. Đứa trẻ vô tội! Đứa trẻ trở thành vật hy sinhcho cuộc hôn nhân, đây chính là một chuyện tàn khốc nhất.

Văn Bác và Y Đồng nói chuyện suốt cả buổi tối mà chẳnggiải quyết được gì. Lúc đi ngủ, anh lạnh lùng nằm quay lưng lại với Y Đồng. Làvợ chồng nhưng lâu lắm họ không ngủ chung với nhau rồi, cuộc hôn nhân của họgần như trở thành một cuộc hôn nhân không tình dục. Thực ra, điều này không chothấy chức năng sinh lý của Văn Bác có vấn đề, chẳng qua đây chỉ là một hìnhthức “Chiến tranh lạnh” của anh. Thông thường, vợ chồng mỗi khi cãi cọ hoặc cómâu thuẫn, vợ thường là người sử dụng phương pháp “Cấm vận” để thể hiện sự bấtmãn và trừng phạt đối với đức ông chồng. Nhưng Văn Bác lại hoàn toàn ngược lại,anh làm như vậy mục đích rất đơn giản, duy trì khoảng cách, quyết không thỏahiệp.

Hai người cứ nằm quay lưng vào nhau như vậy, hầu nhưkhông nói chuyện gì, đúng kiểu đồng sàng dị mộng.

Văn Bác cứ nghĩ ngợi vẩn vơ, không sao ngủ được. YĐồng ôm gấu bông rồi ngủ lúc nào không hay. Nhìn người vợ xinh đẹp và gợi cảmnằm bên cạnh mà anh chẳng có chút hứng thú nào. Nếu đổi lại là người khác thìđã sớm chồm lên như con hổ đói, ôm ấp, đam mê đắm chìm trong khoái lạc.

Lúc vừa mới kết hôn, Văn Bác ngày nào cũng âu yếm YĐồng, chưa bao giờ gián đoạn, hơn nữa mỗi tối còn có thể làm chuyện đó ba, bốnlần, thậm chí nhiều hơn nữa. Về cơ bản đều là Văn Bác chủ động. Anh mạnh mẽ,anh độc đoán, anh đưa cô “Vào cuộc” cùng với mình. Đương nhiên thỉnh thoảng VănBác cũng có màn dạo đầu rất đam mê để khơi dậy dục vọng trong lòng Y Đồng, sauđó mới đi vào “Chủ đề chính”. Cuộc sống vợ chồng của họ đã từng hòa hợp nhưvậy, nhưng giờ thì sao? Chẳng còn gì nữa cả.

Đến nửa đêm, Văn Bác mới hơi buồn ngủ. Anh bắt đầuchìm vào giấc mộng. Trong cơn mơ màng, anh nhìn thấy Y Đồng đi vào nhà vệ sinh.Một lúc lâu sau vẫn không thấy cô đi ra, trong nhà vệ sinh vang lên tiếng ho sùsụ của cô.

Cô ta làm sao thế nhỉ? Có phải bị ốm không? Nghĩ thế,Văn Bác liền giật mình lo lắng. Anh ngồi bật dậy, khoác áo rồi đi vào nhà vệsinh. Vừa mới vào, Văn Bác đã giật nảy mình, mặt mày thất sắc nhìn Y Đồng đangngồi bệt dưới sàn, mặt mày trắng bệch, trên ngực áo còn dính máu tươi. Anh vộivàng dìu Y Đồng dậy, nói:

- Bà xã, bà xã, em sao thế?

Y Đồng yếu ớt dựa vào vòng tay anh, miệng toàn là máutươi, quần áo cũng dính máu loang lổ. Văn Bác sợ đến toát mồ hôi, cuống cuồnghỏi:

- Bà xã, em phải cố gắng chịu đựng, anh đưa em đi bệnhviện ngay đây!

Văn Bác bế thốc Y Đồng chạy xuống lầu, vội vàng chặnmột chiếc taxi lại. Y Đồng vẫn ho liên tục, máu ộc ra từ miệng cô. Văn Bác vôcùng lo lắng, thúc giục tài xế:

- Bác tài, làm phiền bác lái nhanh một chút! Vợ tôiđang ốm phải đến bệnh viện ngay!

- Được! – Lái xe đáp.

Xe chạy như bay trên đường, bình thường phải mất hơnchục phút ngồi taxi, giờ chỉ có năm phút đã đến nơi. Trả tiền xe xong xuôi, VănBác liền bế Y Đồng chạy vào phòng cấp cứu. Bác sĩ nhanh chóng kiểm tra cho cô.

- Bác sĩ, tình hình của vợ tôi thế nào rồi ạ?

- Vợ anh bị giãn ống khí quản.

- Có nghiêm trọng không ạ? Có nguy hiểm đến tính mạngkhông?

- Rất nghiêm trọng, nhưng không nguy hiểm đến tínhmạng, anh cứ yên tâm!

- Cảm ơn bác sĩ!

Họ đang nói chuyện thì đột nhiên Y Đồng lại ho, máutươi lại trào ra từ miệng cô. Văn Bác vô cùng hoảng hốt, vội nói:

- Bác sĩ, mau, mau cầm máu cho vợ tôi với!

Sắc mặt Y Đồng càng thêm trắng bệch, chẳng khác gì mộttờ giấy trắng, trông rất đáng sợ. Cô yếu ớt nằm ở đó, giống hệt như một conbướm xinh đẹp bị thương. Y Đồng quá suy nhược, gần như đã rơi vào trạng tháihôn mê. Nhìn sắc mặt trắng bệch của vợ, trái tim Văn Bác như thắt lại.

Bác sĩ nói:

- Vợ anh mất quá nhiều máu, cần phải truyện máu ngay,nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng!

- Thế thì lấy máu của tôi đi, tôi với vợ tôi đều lànhóm máu O! – Văn Bác chẳng chút do dự, xắn ngay tay áo lên.

- Thế thì tốt, anh mau mau vào phòng hóa nghiệm đi! –Bác sĩ nói.

Sau khi làm xét nghiệm, mọi thứ đều phù hợp, Văn Bácliền truyền máu cho vợ. Nhìn từng giọt máu tí tách rơi trong ống truyền từ từđi vào mạch máu của cô, Văn Bác thở phào cảm thấy nhẹ nhõm hơn đôi chút.

Y Đồng từ từ mở mắt, nhìn Văn Bác đang nằm bên cạnhmình, nước mắt cô lã chã tuôn rơi, từng giọt, từng giọt lăn dài trên má.

- Bà xã, em đừng khóc, không sao đâu, có anh đây mà! –Văn Bác thấy Y Đồng khóc, liền vội vàng an ủi.

Y Đồng không nói gì, chỉ giơ tay ra, nắm chặt lấy tayanh. Văn Bác nói:

- Bà xã, em sẽ chóng khỏe thôi, anh sẽ ở đây với emmà!

- Anh có hận em không? - Y Đồng hỏi.

Văn Bác nhìn cô yếu ớt nằm đó, trong lòng vô cùng áynày. Mặc dù thường ngày cô đối xử với anh chẳng tốt đẹp gì, thường xuyên nghingờ anh, theo dõi anh, quát nạt anh, chửi mắng anh, gây sự với anh, nhưng lúcnày đây, bao nhiêu hận thù dường như đã tan biến. Dù sao Y Đồng cũng là vợ anh,trong lúc có nguy cấp, là chồng cô, anh nên dốc sức đưa cô đi chữa trị, sao cóthể lạnh lùng cho được?

Nghĩ thế, Văn Bác liền nắm chặt tay vợ, nói:

- Bà xã, anh không hận em, em cứ yên tâm dưỡng bệnh!

- Ừ!

Y Đồng đưa tay lên âu yếm khuôn mặt Văn Bác, bảo:

- Ông xã, anh truyền máu có đau không?

- Không đau!

- Anh sợ tiêm, em biết là anh đau lắm!

- Anh không sợ, em đừng nghĩ ngợi gì cả, cứ yên tâmdưỡng bệnh, đợi em hồi phục, anh sẽ dẫn em đi du lịch!

- Thật không? Anh nói là phải giữ lời đấy!

- Chắc chắn rồi!

- Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy!

- Ok, chúng ta ngoắc tay nào!

- Được, ngoắc tay!

Y Đồng yếu ớt giơ ngón tay út của mình lên, hai ngườingoắc tay với nhau. Các bác sĩ, y tá đứng bên cạnh nhìn thấy cảnh này đều rấtcảm động, đúng là một cảnh tượng ấm áp!

Một lát sau, Văn Bác liền gọi điện về thông báo chogia đình Y Đồng biết tin. Chẳng mấy chốc, bố mẹ và em gái cô đã đến. Vừa vàophòng bệnh, mẹ Y Đồng đã khóc ầm lên:

- Con ơi là con, con lại phải chịu khổ rồi! Mẹ đaulòng đến chết mất thôi!

Em gái Y Đồng cũng nói:

- Chị, chị đã đỡ hơn chưa?

Y Đồng yếu ớt gật đầu. Bố Y Đồng hỏi:

- Giờ con thấy thế nào?

Y Đồng trả lời:

- Không sao đâu bố. Mọi người chờ lo, con sẽ khỏe lạinhanh thôi!

Cả nhà quây quần bên giường bệnh của Y Đồng, hỏi han,cảnh tượng vô cùng ấm cúng. Cũng đúng thôi, ai mà chẳng xót con mình? Văn Bácâm thầm quan sát mọi việc, tâm trạng rất kỳ lạ, không hiểu nổi là cảm giác gì.

Sau khi truyền máu xong, anh liền xuống giường, rangoài mua canh gà cho Y Đồng, bởi vì thường ngày cô rất thích ăn canh gà, giờcô đang bị bệnh, canh gà cũng là món ăn bổ nhất. Văn Bác ra khỏi viện, đến nhàăn mua canh gà. Vừa mới vào đại sảnh, ngẩng đầu lên, Văn Bác chợt khựng ngườilại, anh nhìn thấy Lương Tuyết, cánh tay cô bị quấn băng, đang đi từ trong việnra.

- Em sao thế? – Văn Bác kinh ngạc hỏi.

- Em bất cẩn ngã bị thương thôi! – Lương Tuyết nói.

- Hả? Sao lại ngã bị thương? – Văn Bác lo lắng hỏi.

- Lúc chiều em lấy đồ trên tủ xuống, đứng lên ghế,chẳng may lại ngã xuống!

- Có nghiệm trọng không? Giờ em đã đỡ hơn chưa?

- Tay phải bị gãy rồi, bác sĩ nói phải nghỉ ngơi batháng mới hồi phục được!

- Giờ em đau lắm không?

- Em đã bó bột rồi, tạm thời không sao, chỉ không thểcử động được thôi. À phải rồi, anh vào bệnh viện làm gì thế? – Lương Tuyết hỏianh.

- Vợ anh phải nằm viện!

- Hả? Bệnh gì thế? Có nghiêm trọng không?

- Bác sĩ nói là giãn ống khí quản, tình hình có vẻ khánghiêm trọng. Nhưng cũng may là không nguy hiểm đến tính mạng! – Văn Bác nói.

- Vậy anh chăm sóc vợ anh cho chu đáo, để chị ấy sớmhồi phục!

- Ừ, anh sẽ làm vậy!

- Phụ nữ những lúc thế này rất cần có sự quan tâm chămsóc của chồng, anh phải chăm sóc chị ấy thật chu đáo, đừng để chị ấy không vui!

Hai người đang đứng nói chuyện trong hành lang. Lúcnày, Y Đồng được mẹ và em gái dìu đi vệ sinh, vừa hay đi qua hành lang, nhìnthấy cảnh tượng đó. Sắc mặt cô lập tức thay đổi, tâm trạng trở nên tồi tệ. YĐồng quay sang nói với mẹ:

- Mẹ nhìn đi, lúc con ốm đau thế này mà anh ta còn cótâm trạng nói chuyện yêu đương với đứa con gái khác.

- Văn Bác, đồ khốn kiếp, vợ anh bị bệnh thế này mà anhcòn có tâm trạng đi tán gái nữa à? – Mẹ Y Đồng quát.

- Cái gì? Mẹ chớ nói bừa, con với đồng nghiệp hoàntoàn trong sạch, cô ấy đến bệnh viện bó bột, tình cờ gặp nhau, con chỉ hỏi thămcô ấy vài câu thôi mà! – Văn Bác nói.

- Lần này chính mắt tao nhìn thấy, mày còn chối cãi à?

Văn Bác thấy tình hình có vẻ không ổn, liền bảo LươngTuyết mau mau đi về.

Lương Tuyết nói:

- Nếu em mà đi, anh càng khó ăn nói!

Trong khi hai người đang nói chuyện thì Y Đồng được mẹvới em gái dìu đến trước mặt Lương Tuyết. Y Đồng không nói nửa lời, đưa tay lêncho cô một cái bạt tai, chỉ vào mặt cô mà chửi:

- Đồ tiện nhân này, mày dám đến tận bệnh viện để quyếnrũ chồng tao à? Đồ mặt dày!

Văn Bác thấy Lương Tuyết bị Y Đồng đánh, nhất thờikhông nén được liền lớn tiếng quát:

- Cô điên à?

Lương Tuyết ôm mặt, bình thản nói:

- Tôi không quyến rũ chồng chị, thật đấy! Tôi ngã bịthương đến bệnh viện bó bột, không tin chị cứ nhìn cánh tay tôi đi!

- Tin mày á? Loại đàn bà như mày có gì để mà tin? Vôliêm sỉ, hèn hạ, tao phải đánh chết mày! - Y Đồng càng nói càng tức, giơ taylên định đánh Lương Tuyết nữa.

Lương Tuyết hoảng hốt giữ chặt tay Y Đồng lại, phẫn nộgào lên:

- Cô điên thật rồi!

Y Đồng túm chặt lấy Lương Tuyết, quyết không chịubuông tha. Văn Bác tức đến không nhịn nổi, liển bẻ tay Y Đồng ra sau rồi gàolên:

- Có gì từ từ nói, sao cô cứ phải động tay động chânđánh người thế hả?

- Anh còn nói giúp nó nữa à? Có giỏi thì anh đánh chếttôi đi! - Y Đồng gào lên.

- Ai nói giúp cô ấy? Tôi đang nói lĩ lẽ với cô đấy,sao cô có thể tùy tiện đánh người như vậy được? – Văn Bác chỉ trích.

- Rõ ràng anh đang bênh vực cho cô ta, sao anh có thểnhẫn tâm với tôi như vậy? - Y Đồng bật khóc.

- Cô có thể lí trí được chút không hả? – Văn Bác nói.

- Cái gì? Tôi không lí trí ư? Nếu tôi không lí trí thìđã sớm chết chung với anh rồi!

- Cô nói lảm nhảm cái gì vậy? Chẳng tỉnh táo gì cả!

- Tôi nói lại lần nữa, tôi với chồng chị không có gìcả, chị phải tin tôi. Hôm nay tôi đến bệnh viện bó bột thì tình cờ gặp anh ấychứ không phải đến tìm anh ấy! – Lương Tuyết nói.

- Em mau về đi, mặc kệ cô ta! – Văn Bác bảo.

Lương Tuyết vừa quay người định bỏ đi thì Y Đồng đãvùng ra khỏi tay Văn Bác, điên cuồng lao đến giáng cho Lương Tuyết một đấm,Lương Tuyết nhận một cú đấm của Y Đồng liền lảo đảo rồi ngã xuống đất. Văn Báckhông thể nhịn được nữa, liền đến cho Y Đồng một cái bạt tai rồi lớn tiếngquát:

- Cô gây chuyện đã đủ chưa hả?

- Mẹ kiếp, mày dám đánh con gái bà, bà cho mày biếttay!- Mẹ Y Đồng nghiến răng, lao lên đánh Văn Bác.

Văn Bác đang cúi xuống đỡ Lương Tuyết thì mẹ Y Đồng đãlao đến đánh anh. Văn Bác không kịp phòng bị nên đầu và mặt lĩnh đủ mấy cú đấmdữ dội của mẹ Y Đồng. Văn Bác điên tiết đẩy bà ngã ra đất. Anh tức giận nói:

- Bà còn dám động đến tôi nữa, tôi sẽ cho bà bò lếtdưới đất ngay!

Mẹ Y Đồng chống lưng rên rỉ, thế nhưng miệng vẫn khôngngừng chửi rủa. Em gái Y Đồng vội vàng chạy đến dìu mẹ, hai mẹ con Y Đồng khóclóc om sòm. Văn Bác dìu Lương Tuyết dậy, nói:

- Chúng ta đi thôi, anh đưa em về, xem xem ai dám đụngđến em!

Bố vợ Văn Bác thấy ồn ào liên từ phòng bệnh chạy ra,định đánh Văn Bác nhưng anh liền nói:

- Nếu ông dám đánh tôi, tôi sẽ cho ông bò lết ra khỏiđây!

Trước khi đi, Văn Bác lạnh lùng nói với bố vợ:

- Tôi trả con gái ông lại cho ông, tôi không cần nữa!

Y Đồng nhìn thấy Văn Bác dìu Lương Tuyết đi liền gàolên:

- Nếu anh dám bước chân ra khỏi cánh cửa này thì đừngbao giờ quay lại, tôi sẽ cho anh ân hận cả đời!

Văn Bác nghe thấy Y Đồng nói vậy liền giật thót, mộtlinh cảm không lành bỗng ập đến. Anh thầm nhủ, chẳng nhẽ cô ta định phá thai?Văn Bác toàn thân lạnh ngắt. Người đàn bà này bị bức ép đến phát điên rồi, giờchuyện gì cô ta cũng dám làm. Nếu như Y Đồng bỏ đứa bé, thì chuyện ly hôn sẽcàng trở nên dễ dàng, bản thân anh cũng chẳng còn gì để mà do dự. Nhưng đứa trẻvô tội, nó vẫn còn chưa kịp nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cây cối, còn chưa nhậnđược tình yêu của bố mẹ thì đã bị giết chết rồi, sự thật sao mà quá tàn khốc!Trái tim Văn Bác như bị bóp nghẹt, một tình cảm cha con bỗng dâng trào tronglòng. Anh muốn được làm cha, cái cảm giác được làm cha sao mà tuyệt diệu đếnvậy! Hơn nữa, cho dù bỏ đứa bé này đi anh có không xót xa thì bản thân anh cũngchẳng qua nổi cửa ải của bố mẹ, biết làm sao ăn nói với họ đây? Bố mẹ anh biếtchuyện rồi chắc chắn sẽ đau đớn đến chết đi sống lại. Nếu bố mẹ anh có xảy rachuyện thì anh sẽ phải ân hận cả đời.

Văn Bác chân trong chân ngoài, cứ đứng ngây ra ở đó,anh không dám mạo hiểm bước một bước cuối cùng ra khỏi cánh cửa này. Sau mộthồi đấu tranh tư tưởng quyết liệt, Văn Bác cân nhắc thiệt hơn rồi quyết định ởlại.

Văn Bác nhìn Y Đồng, bộ mặt cô ta vì tức giận mà trởnên méo mó vô cùng đánh sợ, trông hung tợn như một con sư tử cái. Văn Bác nhẹnhàng với Lương Tuyết:

- Xin lỗi em, em về trước đi, hôm khác anh đến thămem!

- Ok. Em về trước đây, anh nhất định phải chăm sóc chịấy, đứng để bệnh tình thêm nghiêm trọng! – Lương Tuyết dặn dò.

- Anh biết rồi! – Văn Bác khé gật đầu.

- Gia đình hòa thuận là điều quan trọng nhất, đưng đểbố mẹ anh phải lo lắng, họ đã lớn tuổi rồi.

- Cám ơn em, anh sẽ cố gắng!

- Em đi đây, anh nhớ giữ gìn sức khỏe!

- Ok, em đi cẩn thận, chú ý an toàn!

Lương Tuyết ra về, nhìn theo bóng cô đang khuất dần,Văn Bác cảm thấy vô cùng khó chịu. Đương nhiên anh chẳng còn tình yêu đối vớiLương Tuyết nữa, nhưng vẫn cảm thấy một người con gái như cô quá tâm lý, quáchu đáo, nếu như Y Đồng có được một nửa trái tim như Lương Tuyết thì cuộc sốngcủa anh đã trở nên tốt đẹp hơn nhiều rồi!

Một câu “Đừng để bố mẹ anh phải lo lắng, họ đã lớntuổi rồi” của Lương Tuyết khiến cho tâm trạng của Văn Bác càng thêm rối bời. Làmột người ngoài cuộc, chẳng có bất kỳ quan hệ gì với bố mẹ anh, thế mà LươngTuyết quan tâm đến họ, ấy vậy mà vợ anh, đường đường là con dâu của bố mẹ anh,mà chưa bao giờ quan tâm chăm sóc họ, thậm chí còn chưa bao giờ tôn trọng, chưabao giờ báo hiếu. Dù sao đi nữa bố mẹ anh cũng là bố mẹ chồng của cô mà. Kể từkhi kết hôn cho đến giờ, ngay cả một câu quan tâm, một lời thăm hỏi đơn giảnnhất, Y Đồng cũng chưa từng nói bao giờ. Đây đâu có phải là hành động của mộtngười con dâu? Ngay cả hàng xóm láng giềng cũng chẳng bằng.

Văn Bác đang nghĩ ngợi vẩn vơ thì đột nhiên Y Đồnglạnh lùng nói:

- Sao thế? Không nỡ để người ta đi à? Vậy thì anh đuổitheo đi!

- Tôi nói lại lần nữa, giữa tôi và cô ấy không có quanhệ gì cả, chúng tôi chỉ là đồng nghiệp, nếu cô vẫn không tin, tôi cũng chẳngcòn cách nào khác, cô đừng ép người thái quá! – Văn Bác nghiêm giọng nói.

- Anh nói không có quan hệ gì là không có quan hệ gìchắc? Ai tin anh được chứ? - Y Đồng nói.

Văn Bác nghe thế chẳng còn biết nói gì nữa. Anh biếtrằng dù mình có nói thế nào cũng vô ích. Anh thầm đưa ra một quyết định rất bạogan, đó là đợi Y Đồng khỏe lại sẽ sống ly thân với cô, sau đó từ chức, tắt máy,để không ai có thể tìm thấy anh. Đến lúc ấy xem cô ta làm được gì?

Chỉ có điều đây chỉ là phương pháp bất đắc dĩ của VănBác mà thôi. Nếu cứ như thế này mãi, sớm muộn gì anh cũng phát điên. Đây đâuphải cuộc sống hôn nhân? Rõ ràng là đang giày vò lẫn nhau. Tình yêu khiến conngười ta vui vẻ, hôn nhân khiến con người ta hạnh phúc. Những cuộc hôn nhân củaVăn Bác chẳng có lấy một chút vui vẻ và hạnh phúc nào, chuỗi ngày này chẳngkhác gì địa ngục.

Y Đồng nằm viện mất một tuần mới được ra viện. Bác sĩnói rằng bệnh nhân phải được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, không được tức giận, điềudưỡng là cực kỳ quan trọng. Mẹ vợ bắt Văn Bác phải chuyển sang nhà mình để tiệnchăm sóc cho Y Đồng, vì điều kiện bên nhà bà tốt hơn. Văn Bác thấy cũng có lý,hơn nữa, vợ đang có bầu, lại bị ốm, chồng có chăm sóc cũng là điều đương nhiên,nếu lúc này mà anh biến mất thì quá vô trách nhiệm, càng chẳng có chút nhântính nào. Vì thế, Văn Bác liền đồng ý, kế hoạch ly thân tạm thời bị gác lại. DùVăn Bác rất khó chịu nhưng vẫn phải dọn đến nhà vợ. Chẳng còn cách nào khác cả,vì tạm thời anh vẫn chưa mua nổi nhà, thôi thì đành nhẫn nhịn vậy!

Sau khi chuyển đến ở nhà vợ, Văn Bác trở nên trầmngâm, ít nói. Hàng ngày đi làm về đều im lặng, về cơ bản là không nói năng gì,ngoài mấy câu hỏi thăm vợ một cách máy móc. Thỉnh thoảng Văn Bác có đi làm vềmuộn một chút hoặc bị tắc đường là hai mẹ con Y Đồng lại thi nhau gọi điện hỏianh đang ở đâu, Văn Bác nói đang ở trên xe, họ một mực phải hỏi rõ ràng, xe đếnchỗ nào rồi? Còn mấy phút nữa thì về đến nhà? Lúc Văn Bác đi làm, cho dù Y Đồngkhông dọi thì mẹ cô cũng phải gọi hỏi anh đến công ty chưa, có ở văn phòngkhông? Rõ ràng là họ đang giám sát anh.

Văn Bác thầm nghĩ, các người muốn giám sát chứ gì? Vậythì ngày nào tôi cũng nói cho các người biết thời gian đi làm, về nhà là đặtđiện thoại lên bàn, mở nick, mở hòm thư cho các người muốn kiểm tra thế nào thìkiểm tra. Kiểm tra không thấy gì, để tôi xem các người còn có gì để mà nói nữa!

Một tuần như vậy trôi qua, Văn Bác làm việc đúng theoquy củ: hỏi thăm vợ, bê cơm rót nước, mát xa, thậm chỉ là rửa chân cho vợ. Mộtbuổi tối Y Đồng bảo Văn Bác lấy nước cho cô ngâm chân, Văn Bác liền vào nhà vệsinh lấy nước. Anh vừa đến nhà vệ sinh đã thấy mẹ vợ tắm mà không đóng cửa.

Mẹ Y Đồng chẳng có chút ý tứ nào khiến cho Văn Bác vôcùng tức giận. Anh quay phắt người đi thẳng vào phòng ngủ, tại sao tắm mà khôngchịu đóng cửa chứ? Thế này thì còn ra thể thống gì nữa? Đương nhiên, đây là nhàcủa người ta, bà ta muốn làm gì thì làm, bản thân có quyền lợi, ai dám canthiệp. Y Đồng thấy Văn Bác không mang nước về liền hỏi:

- Anh đã pha nước chưa?

- Chưa.

- Sao có mỗi việc cỏn con mà làm mãi không xong thế?

- Em tự đi mà xem đi! – Văn Bác nói.

- Cái gì?

- Em đi thì biết ngay mà!

Y Đồng ngạc nhiên chạy ra xem, thấy mẹ vừa tắm xong,đang mặc quần áo, chẳng có gì cả. Cô quay về, hỏi Văn Bác:

- Anh bảo em xem cái gì?

- Em không nhìn thấy à?

- Nhìn thấy cái gì cơ? Em chẳng thấy gì cả!

- Thế thì thôi, không nói nữa!

- Anh dở hơi à? Kì quặc!

Văn Bác liền lấy nước cho Y Đồng ngâm chân. Đúng lúcấy mẹ Y Đồng mặc quần lót đi vào phòng, hỏi Y Đồng:

- Y Đồng, con có nhìn thấy cái váy đen mẹ mua mấy hômtrước đâu không?

- Con không biết!

- Có khi ở trong tủ của con đấy, để mẹ tìm thử!

Mẹ Y Đồng mặc quần lót mà cứ đi ra đi vào khiến choVăn Bác vô cùng ngại ngùng, anh không thể chấp nhận cái kiểu hành xử này. Đườngđường là bề trên, dù gì cũng phải làm gương cho con cháu, chú ý đến hình tượngcủa mình chứ! Trong phòng có đàn ông lại đi làm như vậy? Cho dù có là mẹ đẻ củamình cũng đâu có ai vô ý vô tứ như thế?

Văn Bác rửa chân cho Y Đồng xong liền đứng dậy đi rangoài ban công. Anh thật muốn nhảy xuống chết quách đi cho xong. Văn Bác chánnản nhìn bầu trời, ánh trăng yếu ớt dịu dàng tỏa xuống. Cứ nhớ đến bố mẹ đang ởphương xa là lòng anh lại đau như cắt. Là con trai mà anh chẳng thế báo hiếucho bố mẹ, không biết những ngày tháng này bao giờ mới chấm dứt? Bao giờ sựnghiệp của anh mới thành công để có tiền mua nhà, đón bố mẹ lên đây ở?

- Văn Bác, anh vào mát xa chân cho em với, chân em phùlên kinh quá! – Văn Bác đang đứng hóng gió ngoài ban công thì Y Đồng lại gọi.

Văn Bác đành phải vào phòng mát xa chân cho vợ. Đúnglà kể từ sau khi mang bầu, chân của Y Đồng đã phù lên nhiều. Phụ nữ có bầu,thân hình có thay đổi cũng là điều bình thường, mỗi người đàn bà đều trải qua giaiđoạn này. Hồi đó mẹ mình cũng như vậy. Tục ngữ nói: “Có con mới biết lòng chamẹ”, làm bố mẹ đúng là chẳng dễ dàng gì.

Văn Bác vừa mát xa chân cho vợ vừa nghĩ ngợi vẩn vơ.Mẹ Y Đồng vẫn mặc quần lót, đang sục sạo khắp tủ quần áo của vợ chồng cô để tìmcái váy của mình. Văn Bác vô cùng ngại ngùng, đành phải ngồi quay lưng lại phíabà, trong khi đó bà ta lại coi đó là chuyện bình thường, vừa tìm vừa nói chuyệnvới Y Đồng.

- Y Đồng, con phải bồi bổ cho tốt, yên tâm dưỡng thai,sau này sinh cho mẹ một đứa cháu mập mạp đấy!

- Ha ha, mẹ à, mẹ mong có cháu đến thế cơ à?

- Chứ còn gì nữa, mẹ mong đến mỏi mắt rồi đấy!

- Vâng, thế con sẽ cố gắng sinh cho mẹ một đứa cháumũm mĩm!

- Con mà sinh con rồi, bố mẹ sẽ đỡ cô đơn hơn!

- Đúng thế, đứa bé chính là “Hạt dẻ cười” của nhà ta!

- Có cháu rồi, mẹ sẽ giữ chặt lấy nó, đừng ai mongcướp nó khỏi tay mẹ!

Văn Bác nghe thấy những điều mẹ vợ nói, cảm thấy vôcùng khó chịu, cứ như thể vừa nuốt phải một con nhặng. Bọn họ nói chuyện thoảimái mà chẳng để ý gì đến cảm nhận của anh. Rõ ràng là coi anh như không khí,như vô hình, coi anh như không tồn tại vậy.

Văn Bác đang bực bội thì mẹ Y Đồng lại nói:

- Y Đồng, sau này không được sự đồng ý của mẹ thìkhông được cho đứa bé đi đâu hết, nghe thấy chưa hả?

- Dạ, mẹ yên tâm, con sẽ nghe theo mẹ! - Y Đồng cườinói.

Văn Bác đột nhiên đứng bật dậy, đi ra ngoài, tâm trạngcực kỳ u uất. Ra ngoài cửa, anh liền gọi điện cho Trương Tân, mời cậu ta điuống rượu. Trương Tân nói cậu ta với Trần Na và một vài đồng nghiệp khác đangăn đêm ở bên ngoài, bảo anh lập tức qua đó. Văn Bác nghĩ như vậy cũng tốt, mọingười cùng ăn uống, nói chuyện cho tâm trạng nhẹ nhõm hơn.

Văn Bác vội vàng tìm đến chỗ ăn đêm của bọn TrươngTân. Cả đám ngồi dàn hàng dọc, rất đông, cực kỳ ồn ào. Trương Tân, Trần Na vàmấy đồng nghiệp đang ăn uống vui vẻ. Vừa gặp mặt, Trương Tân đã nói:

- Văn Bác, lúc tan ca mọi người rủ nhau đi ăn, vốnđịnh rủ anh đi cũng nhưng lại sợ vợ anh không cho anh đi, thế nên không bảo gìanh cả, anh đừng để bụng nhé!

- Không sao, chẳng phải tôi đã đến rồi sao? – Văn Bácnói.

- Sao hôm nay anh lại phá lệ ra ngoài thế này? Vợ anhcó cho phép không vậy? – Trần Na hỏi.

- Mặc xác cô ta, tôi đâu phải là con chó của cô ta? Kểtừ nay về sau, cô ta đừng hòng quản lý tôi !

- Thật không ? Anh đổi đời rồi à? – Trương Tânnói.

- Tự do nhất định phải đấu tranh để giành lấy, nếukhông sẽ thành nô lệ mất! - Văn Bác bảo.

- Ha ha, nói hay lắm! Nào người anh em, cạn trước baly đi! – Trương Tân nói.

Văn Bác cầm cốc rượu lên, một hơi uống cạn. Trương Tânlại rót đầy cốc, Văn Bác lại uống hết, Lương Tuyết lại rót thêm lần nữa, VănBác uống cạn một hơi.

- Giỏi lắm, đúng là đàn ông chân chính! – Trương Tâncười bảo.

- Nào, các anh em, mọi người cùng cạn chén! Hôm naytôi mời! - Văn Bác nói.

- Văn Bác, vợ cậu đến kìa! Bên kia kìa! – Một đồngnghiệp đột nhiên hô.

- Hả? Vợ tôi đến á? – Văn Bác hoảng hốt nhìn theohướng tay chỉ của đồng nghiệp. Nhưng anh nhìn quanh mà chẳng thấy ai cả. Lúcnày đồng nghiệp của Văn Bác mới cười ầm lên:

- Văn Bác, lừa anh thôi, giờ anh đúng là thần hồn nátthần tính rồi!

- Cái anh này, sao cứ thích đùa cợt người khác thế hả?– Trần Na tỏ vẻ không hài lòng, chỉ trích anh chàng đồng nghiệp ác ý kia.

- Kết hôn đáng sợ như vậy sao? – Một đồng nghiệp trẻtuổi lên tiếng hỏi.

- Haiz, có khổ mà nói lên lời đấy! Khi nào cậu kết hôncũng sẽ biết mùi ngay thôi! - Văn Bác mặt chẳng chút biểu cảm.

- Văn Bác, anh đã nghĩ đến việc tâm sự với vợ chưa? –Trương Tân hỏi.

- Tâm sự biết bao nhiêu lần rồi, lần nào cũng cãinhau, vô ích thôi! - Văn Bác ngao ngán.

- Anh có biết vấn đề nằm ở đâu không?

- Tôi cảm thấy thứ nhất là do tính cách không hợp, côấy hiếu thắng, tôi cũng vậy, bọn tôi chẳng ai chịu ai. Thứ hai là do sự khácbiệt về hoàn cảnh gia đình, điều kiện gia đình khá giả, cảm thấy đứng trênngười khác. Tôi xuất thân từ nông thôn, gia đình không có điều kiện, cô ấy coithường tôi! - Văn Bác nói.

- Người anh em, anh nói đúng lắm! Thực ra chủ yếu làdo vấn đề xuất thân thôi. Đó chính là mâu thuẫn chủ yếu. Thứ hai, tính cáchkhông hợp cũng là nguyên nhân quan trọng. Không hợp thì làm sao tâm sự, làm saomà hiểu nhau được? – Trương Tân nói.

- Thực ra còn có nguyên nhân khác, đó là cách giáo dụccủa gia đình cô ấy. Bởi vì mẹ cô ấy là một người phụ nữ hiếu chiến và ghê gớm,lỗ mãng, thích điều khiến đàn ông, buộc đàn ông phải tuyệt đối phục tùng mình.Vì vậy cách giáo dục con gái của bà ấy cũng rất đặc biệt. Tính cách của vợ tôichính là phiên bản tính cách của mẹ!- Văn Bác bảo.

- Mẹ vợ anh ghê gớm vậy sao?

- Tôi nói cho cậu biết, bà ta ở nhà một tay che cả bầutrời. Bố vợ tôi cả ngày bị bà ấy chửi cho không ngẩng đầu lên nổi, đến đi vệsinh cũng chẳng dám ý chứ!

- Kinh dị quá! – Trương Tân nói.

- Có kinh dị hơn nữa tôi cũng chẳng sợ bà ta, tôiđường đường là một thằng đàn ông, sao có thể để đàn bà sai khiến như vậy được?Chẳng lẽ bảo tôi đi về phía đông thì tôi không dám đi về phía tây chắc? Văn Báctôi đường đường là một sinh viên tốt nghiệp đại học, làm sao có thể chấp nhânđược sự sỉ nhục ấy?

- Đúng thế, là đàn ông, phải có cốt cách của đàn ôngchứ! – Trần Na nói.

- Thế anh làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn vợchồng? – Trương Tân hỏi.

- Thực ra cách giải quyết mâu thuẫn giữa tôi với cô ấycũng đơn giản thôi, tôi giỏi hơn cô ấy, kiếm nhiều tiền hơn, có khả năng hơnthì chẳng phải cô ấy chẳng còn gì để nói nữa hay sao? – Văn Bác nói.

- Văn Bác, có khi nào anh có nhiều tiền hơn sẽ đá côta không? – Trương Tân lại hỏi.

- Giờ cô ta có bầu, chắc chắn chẳng có cách nào cả.Không thể để đứa bé vừa sinh ra đã không có bố được! - Văn Bác bất lực nói.

- Đúng như vậy, trẻ con là vô tội, có thế nào thì cũngphải lo cho đứa bé! Hiện thực thật tàn khốc! – Trần Na than thở.

- Thôi được rồi, không nói chuyện này nữa. Nào, mọingười cạn ly! – Mắt Văn Bác đỏ hoe.

Mọi người cũng phụ họa theo, lần lượt nâng cốc. VănBác lần lượt chạm cốc với các đồng nghiệp rồi ngửa cổ tu một hơi. Anh lại rótđầy rượu rồi đề nghị:

- Nào, cạn ly nữa!

Sau đó, mọi người lại nâng cốc, tiếng cốc chạm vàonhau liên tục vang lên, thu hút ánh nhìn của những người ngồi ăn đêm bên cạnh.

Ăn đêm mất hơn hai tiếng đồng hồ, cuối cùng cả đámngười mới giải tán. Văn Bác liêu xiêu trở về nhà. Đi đến đoạn đường rẽ, anhthấy dưới cột đèn là một đôi nam nữ đang hôn nhau, dường như rất quấn quýt. VănBác dán mắt nhìn, nhìn kỹ thì hóa ra cô gái kia chẳng phải ai khác mà chính làbạn thân Ngô Liễu của Y Đồng. Trước đây Ngô Liễu đã từng hãm hại anh, mạo danhlà một cô gái khác để quyến rũ anh, làm cho anh với Y Đồng cãi nhau một trậnnảy lửa. Nghĩ thế, lửa giận trong lòng Văn Bác lại nổi dậy. Anh cầm điện thoạilên, len lén chụp mấy tấm ảnh ôm ấp của Ngô Liễu với người đàn ông kia. Anhthầm nhủ, đợi thời cơ đến tôi sẽ chuyển những bức ảnh này cho chồng cô, để xemanh ta xử lý cô thế nào?

Văn Bác trở về nhà. Y Đồng và mọi người đã ngủ cả rồi.Văn Bác bước nhẹ chân đi vào phòng. Anh lấy điện thoại của Y Đồng, tìm đến sốcủa Ngô Liễu. Trong điện thoại của Y Đồng chỉ có số di động của Ngô Liễu, khôngcó số máy bàn nhà cô ta. Làm thế nào đây? Văn Bác lại mở cuốn sổ điện thoại củavợ, cuối cùng cũng tìm thấy số điện thoại bàn và địa chỉ nhà Ngô Liễu. Văn Bácvui mừng ghi lại.

Ngày hôm sau, Văn Bác mang đi rửa mấy tấm ảnh đã chụptối qua. Rửa ảnh rồi anh liền nhét vào trong phong bì, gửi cho chồng Ngô Liễuthông qua bưu điện. Sau khi gửi thư đi, Văn Bác liền hồi hộp chờ xem kịch haycủa Ngô Liễu. Chẳng phải cô từng hãm hại tôi sao? Lần này bị tôi nắm được thóprồi nhé, để xem chồng cô phát hiện ra cô ngoại tình sẽ xử lý cô thế nào? Văn Bácthật sự muốn báo thù.

Thư gửi đi đã hai tuần rồi mà chẳng thấy động tĩnh gìcả. Văn Bác muốn thăm dò tình hình của Ngô Liễu từ miệng Y Đồng nhưng Y Đồngchẳng biểu hiện gì, dường như Ngô Liễu không xảy ra vấn đề gì cả. Lẽ nào chồngNgô Liễu không nhận được mấy tấm ảnh kia? Đáng lẽ ra những tấm ảnh đó phảigiống như một quả bom hẹn giờ, đến đúng giờ sẽ phát nổ mới phải, tại sao đếngiờ còn chưa nổ? Văn Bác dường như không kiềm chế được nữa, anh liên tục hỏithăm về Ngô Liễu. Y Đồng vốn dĩ rất nhạy cảm, nghe Văn Bác nhắc đến chuyện củaNgô Liễu liên tục liền sinh nghi, không biết chồng mình có điều gì bí mật khôngthế nói cho người khác biết? Y Đồng lại bắt đầu cảnh giác, cô giống như một conchó nghiệp vụ cực kỳ nhạy bén, chỉ cần ngửi thấy có chút mùi lạ thôi là sẽ lậptức phản ứng. Cô thầm nghĩ, Văn Bác ơi là Văn Bác, anh dám để ý đến cả bạn thâncủa tôi, thật không biết anh đã có bao nhiêu đàn bà bên ngoài rồi? Y Đồng lúcnày càng thêm nghi ngờ những chuyện trước đây, không có lửa làm sao có khói?

Tối hôm đó, Văn Bác về nhà, lại bắt đầu hỏi Y Đồng:

- Dạo này không thấy Ngô Liễu đến tìm em, cô ấy đangbận gì vậy?

- Anh hỏi đến cô ấy làm gì? – Y Đồng cảnh giác hỏi.

- Có phải nhà cô ta đã xảy ra chuyện gì không? – VănBác nói.

- Sao đột nhiên anh lại quan tâm đến cô ấy thế? – YĐồng nhíu mày, tỏ vẻ không vui.

- Ờ, không có gì đâu, anh chỉ tiện miệng hỏi vậy thôi!- Văn Bác chối biến, cố gắng né tránh những câu hỏi mang tính nhạy cảm như thế.Anh đâu có ngốc.

- Tôi cảnh cáo anh, anh đừng mong có ý đồ với NgôLiễu, nếu không tôi sẽ cho anh thân bại danh liệt! – Y Đồng đe dọa.

- Không phải, anh đâu có ý đồ gì với Ngô Liễu, là bởivì gần đây anh nhìn thấy Ngô Liễu ngoại tình với một người đàn ông, là bạn thânem phải biết rõ chuyện của cô ấy chứ!

- Anh biết chuyện của Ngô Liễu à? Làm sao anh biếtđược?

- Anh tình cờ nhìn thấy nên tiện miệng hỏi chơi thôi!

- Đấy là chuyện của người khác, chẳng liên quan gì đếnanh hết, anh hỏi lắm làm gì?

- Đúng thế, cô ta ngoại tình chẳng liên quan gì đếnanh cả, với cả anh đâu phải chồng cô ta!

- Đúng vậy, anh tự lo cho bản thân mình đi!

- Anh với cô ta không phải cùng một loại người đâunhé!

- Có phải hay không bản thân anh biết rõ hơn ai hết!

- Em đừng lúc nào cũng đổ tiếng xấu cho anh!

- Tôi đổ tiếng xấu cho anh ư? Anh đừng có chối, anh tựnghĩ lại mình đi!

Văn Bác và Y Đồng khắc khẩu, cứ mở miệng ra là cãinhau. Văn Bác thấy còn nói nữa chắc chắn chiến tranh lại nổ ra nên đành sangphòng đọc sách ngồi. Tránh voi chẳng xấu mặt nào!

- Anh đi đâu đấy? – Y Đồng hỏi.

- Sang phòng đọc sách online! - Văn Bác nói.

- Không phải anh lại lên mạng tán gái đấy chứ?

- Thế thôi, anh không online nữa.

- Anh qua đây!

- Anh ra phòng khách xem ti vi đây!

- Anh lại ra đấy nhắn tin cho con nào chứ gì?

- Thôi được rồi, em cầm điện thoại đi, thế là được chứgì?

Văn Bác vào phòng, đưa điện thoại cho Y Đồng, sau đóra phòng khách xem ti vi. Giữa hai vợ chồng với nhau mà chẳng có chút tin tưởngnào cả, cuộc sống này thật vô nghĩa! Nếu như cô đã không tin tôi, hồi đầu saocòn lấy tôi? Tôi cũng đâu có cầm dao ép cô cười tôi chứ?

Điều quan trọng nhất giữa hai vợ chồng là sự tin tưởnglẫn nhau, tin tưởng là nền móng của tình cảm. Văn Bác thầm nghĩ, cũng còn maylà mình ngày nào cũng ở bên cạnh cô ta. Y Đồng lúc nào cũng có thể nhìn thấy,chạm vào người chồng. Chứ nếu chẳng may công ty có điều chuyển công tác đi đâu,không biết làm thế nào nữa? Nếu như không tin tưởng nhau, thế thì hỏng hẳn rồi.Rốt cuộc Y Đồng làm sao thế nhỉ? Lẽ nào cô ta có vấn đề về thần kinh? Văn Bác uuất, nghĩ ngợi cả đêm mà không ra.