Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 7: Nuôi giun



Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 7: Nuôi giun

- Mọi người nhìn kỹ này: đây là con giun đất, thứ mà chúng ta sẽ nuôi.- Hoàng Anh Kiệt giơ tay lên để tất cả cùng nhìn thấy một con giun đất khá to đang ngoe ngẩy. Đây là một con to nhất mà cả bọn tìm được nãy giờ, nên Kiệt dùng để thị phạm cho mọi người.- Ta có thể thấy rất rõ là da con giun đất nó có chất nhầy, rất trơn. Da nó trơn và ẩm là để nó thở và di chuyển dễ hơn trong đất. Cũng tức là, để di chuyển và thở được dễ dàng, nó phải sống ở môi trường ẩm, nhiệt độ thấp, có bóng râm, đất phải không được quá rắn mà phải xốp,… Mà điều này thì ta thấy rõ luôn rồi, chỗ tìm được giun đất hầu như là có các tính chất này.

- Làm sao em biết là nó có thể thở qua da được?- Đột nhiên, một đứa đặt câu hỏi. Kiệt nhìn lại, hóa ra là anh trai Hoàng Anh Minh

- Bởi vì nó không có mang, không có phổi, em từng cắt vài con giun ra rồi, em không thấy có cơ quan hô hấp. Nên chỉ còn phương án là thở qua da thôi.- Kiệt trả lời láo, thực ra cái này là do cậu học từ bộ môn Sinh Học thời THCS, nhưng đâu thể nói huỵch toẹt ra được đúng không.- Bây giờ nói tiếp về việc nuôi giun, thì về môi trường tớ đã nói qua rồi, nên việc tạo ra sẽ không khó. Tiếp đến là chuyện thức ăn, con giun nó ăn chất mùn, rác, phân động vật,… nói chung là mấy thứ hay dùng để ủ vườn ấy.

- Vậy không lẽ đi dùng mấy thứ ấy cho giun ăn? Anh Kiệt à, mấy thứ đó không ai chia sẻ đâu, ruộng ở đây đã xấu sẵn, ai cũng thiếu phân bón, kể cả nhà em!- Đào Văn Lộc khuyên can.

- Đúng đấy anh ạ, làm gì có nhà ai sẵn phân bón mà cho mình.

- Thì mình sẽ tự tạo ra phân bón. Hơn nữa vì số giun của tụi mình cũng ít, lại thêm lạ đất nên khả năng chúng nó chết đi cũng cao trong thời kỳ đầu, nên việc cho ăn cũng nhẹ nhàng. Thời kỳ này mình chưa lo về việc phải cung cấp nhiều thức ăn, nên sẽ rảnh tay để tạo ra nguồn cung thức ăn cho chúng nó.

- Vậy giờ mình đi đào giun tiếp hả?

- Không, mình đi là chỗ nuôi. Đến con gà mình nhìn được cũng phải làm chuồng nhốt nó để nó không chạy, thì con giun nó nấp dưới đất, mình thả xuống là không biết nó còn ở hay không, không làm chỗ nuôi cẩn thận, khéo bọn nó thấy đất mình là không hợp, bọn nó bò sạch là toi.

Muốn bọn giun không bò ra khỏi khu nuôi, thì nền cần phải là thứ không thể bị xuyên thủng bởi lũ giun. Ở thế giới cũ, người ta có sẵn bê tông để làm việc này, còn ở đây, Kiệt không có bê tông, nên lựa chọn khó khăn hơn nhiều. Ban đầu, Kiệt từng nghĩ tới việc dùng những tấm gỗ phẳng để lót, nhưng tới khi hỏi giá tiền, thì ý định đó tắt ngúm. Cho dù là Hoàng Văn Đinh là chú của Kiệt và chỉ chịu lấy đúng giá, không lời lãi gì, thì Kiệt tin là mình chả đủ sức kiếm nổi số tiền đó trong vòng vài năm tới.

Phương án thứ hai, Kiệt định dùng những những viên sỏi nhỏ, lèn thật chắc, xuống đất nền, tạo nên một nền đá giả, nhưng kiếm đủ từng ấy sỏi cũng không dễ, nên đang tạm hoãn.

Phương án thứ ba, lát gạch để nuôi giun. Bỏ vì yếu tố kinh tế

Phương án thứ tư,…

Thế rồi, dưới sự gợi ý thông minh đột xuất của Bác: “ Sao không làm ở trên mấy hòn đá to đùng”, Kiệt đã tìm ra chỗ xuất sắc để nuôi giun. Trên bờ biển cạnh làng, có một đống những tảng đá cực lớn nằm khá sát nhau. Chúng có từ một vụ lở đất đá nào đó khá lâu rồi, mọi người đã từng định phá chúng ra là đá nhỏ để dùng nhưng vì quá bền nên phải bỏ, thành ra lại lời cho Kiệt.

Trước tiên, Hoàng Anh Kiệt chét lên trên bề mặt chúng những lớp đất. Vì là chỗ gây giống, Kiệt chọn những lớp đất tốt nhất có thể: tơi xốp, màu mỡ, ẩm, giàu dinh dưỡng,… đồng thời còn dựng mái che cho bọn giun. Lập xong chỗ ở cho bọn giun xong, kiểm tra cẩn thận các điều kiện xong, Kiệt và bọn nhóc bắt đầu tỏa ra bắt giun, càng nhiều càng tốt, vì Kiệt biết thời gian này khả năng sống sót và sinh sản của lũ giun sẽ tạm xuống thấp nên không sợ bùng nổ dân số.



Đi đôi với việc bắt giun, Kiệt cùng đồng bọn cũng chuẩn bị thức ăn cho chúng. Với mấy con gà vừa mua, Kiệt có được phân chuồng, nhưng cũng không nhiều. Để có đủ thức ăn cho giun, Kiệt cho băm thật nhỏ các loại là cây cỏ dại- miễn là không có độc hại, trộn với phân gà, một ít đất, một chút vôi bột, thêm nước rồi dùng phương pháp ủ nóng để đống phân ủ mau chín.

Ủ nóng được thực hiện khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.

Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60 oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm. Nhưng vì là để cho giun ăn nên, mất đạm cũng không quá quan trọng, chủ yếu là diệt khuẩn và làm chín được phân xanh (cỏ dại được băm thêm vào).

Lúc này, bọn giun đã nhiều, thức ăn cho chúng nó phải chuẩn bị nhiều lên, và phải xong trước khi thức ăn dự trữ hết, đồng thời cũng phải tăng dần khi chúng sinh sản. Mà thức ăn cho bọn tuy là mọc đầy đường, nhưng muốn cho ăn chí ít cũng phải sơ chế qua một chút: băm nhỏ, trộn đều các loại với phân chuồng, ủ sơ qua cho hết vi khuẩn. Dựa theo ước tính sơ sơ, hiện tại Kiệt đang có chừng 3 cân giun, vì vậy mỗi ngày sẽ cần khoảng 3 cân chất mùn cho chúng nó ăn

3 cân mùn một ngày, đó là con số không quá lớn, nhưng nó chỉ là lượng thức ăn cho bọn giun lúc này. Số lượng giun sẽ tăng lên với cấp số nhân sớm thôi, và vì thế việc chuẩn bị thức ăn sẽ sớm phải tăng cường. Để chuẩn bị thức ăn được tốt nhất, cần thay đổi một chút cách thức làm. Sau khi đã suy đi tính lại, nghĩ nát cả óc, Hoàng Anh Kiệt nhớ tới phương pháp ủ cỏ lên men ở thế giới cũ. Đây là phương pháp dùng để làm cỏ cho bò ăn thêm đạm, giàu dinh dưỡng hơn, và bằng cách này cũng có thể làm thức ăn cho lũ giun thay vì phải tăng cường số lượng thì tăng thêm chất lượng.

Đi kèm với thức ăn, các yếu tố như môi trường cũng phải đảm bảo. Để nuôi bọn giun, nơi nuôi chúng cần phải lớn thêm, cũng tức là đất nền cũng phải nhiều. Không biết quá nhiều về giun, nên Kiệt buộc phải áng chừng rằng bọn nó sống trong môi trường không quá chua hay kiềm, tức là độ pH bằng 7 hoặc không xê xích nhiều so với 7. Kiếm được đất dư thừa đã khó, có được đất đạt chỉ tiêu còn khó hơn vì đất ấy thường là đất ruộng, đất vườn, ai cho không. Thế thì phải đi lấy ở những nơi đất ít người ta không thể trồng trọt, rồi đem pha đất để đạt chỉ tiêu.

Nhân tiện, để có thể đảm bảo đất đạt chỉ tiêu về độ pH dao động trong khoảng 7 thì cần phải có sự kiểm tra ở mức độ tương đối nào đó. Muốn kiểm tra thì ở thế giới cũ của Kiệt, người ta chỉ cần dùng quỳ tìm mua ở cửa hàng thuốc, còn ở nơi đây thì phải chế. Thứ mà Kiệt muốn dùng là hoa dâm bụt ngâm vào rượu 900. Đây là một chất chỉ thị màu tương đối tốt, dù khả năng chỉ thị màu của nó không thực tốt, và phần khó kiếm nhất là thứ rượu 900- thứ chưa ai làm nổi ở thời kỳ này. May sao, thời kỳ đi cùng mấy ông lính ở nước ngoài đã cho cậu một ít kinh nghiệm về cách làm ra thứ như thế này.

Vấn đề tiếp theo là nước. Giun cần môi trường ẩm ướt vì chúng thở qua da và di chuyển trong đất. Trước đây, diện tích nuôi nhỏ, nước tưới có thể dùng thùng mà xách ra tưới, nhưng giờ cần một hệ thống tưới tiêu hiện đại hơn. Cần một máy bơm mạnh, một hệ thống ống dẫn nước, tính toán lượng nước cần để tránh ngập úng hoặc quá hạn, hệ thống tưới nước để tưới đều, tránh chỗ không chỗ ướt. Hệ thống này sẽ cần rất rất nhiều thời gian để chuẩn bị, và là thứ sẽ làm sau cùng, vì giờ đang là mùa xuân, mưa phùn nhiều nên chỉ cần chăm chỉ hứng nước tại chỗ là cũng đủ để tưới nước làm ẩm đất cho giun sinh sống.

…………………………………………………

- Vậy giờ chúng ta cần làm hết tất cả những việc đó hả trời?- Đào Văn Bắc chưa gì đã than thở, mặc dù đúng là nhìn vào khối lượng công việc mà Kiệt viết ra thì không nhỏ một chút nào.

- Đúng vậy, nuôi có mấy con giun mà sao phải kỹ tính thế hả anh Kiệt? Em thấy mình bắt giun nuôi hay cho gà ăn thóc, gạo cũng được mà?

- Một tiền gà ba tiền thóc, nên dùng giun nuôi gà thì mọi thứ sẽ đỡ hơn. Hơn nữa khi mình nuôi và thu hoạch như kiểu nuôi gia súc gia cầm, thì thời vụ mình có thể chủ động được.- Đào Thùy Linh ngược lại tỏ ý ủng hộ. Cô bé là con nhà giàu, có kiến thức hơn, nên nhanh chóng thấy được cái lợi của việc nuôi giun. Hơn nữa Linh tham gia chính là để học mót một chút, nhà cô nhiều gà vịt, tiền thóc gạo nuôi chúng nó cũng không ít ỏi, nếu thực sự có thể nuôi giun cho gà vịt ăn thay thóc gạo, tiền tiết kiệm được sẽ không ít.

- Xấu hổ chưa, mấy đứa con trai còn kém kiến thức hơn người con gái!- Hoàng Anh Minh chế giễu.

- Thì sao? Bọn này nghĩ chưa kỹ thôi!- Bắc chống chế.

- Thôi nào mọi người, thời giờ có hạn, ta phân công công việc nhanh chóng rồi ai làm việc nấy nào!- Thấy màn nói chuyện chuẩn bị lan man sang cà khịa, Kiệt can thiệp.

Tại bãi biển gần làng, nơi có một bãi cát đủ lớn để Kiệt có thể vẽ lên toàn bộ quá trình hoàn thiện một hệ thống nuôi giun, Kiệt bắt đầu vừa vẽ minh họa những công đoạn cần làm, vừa giải thích, vừa phân công lao động.



Quá trình làm nhà nuôi giun chuyên nghiệp:

- Gạo: + Nấu thành rượu -> Chưng cất lên thành cồn 900

+ Giã vụ, tạo men để ủ chua cỏ

- Hoa dâm bụt: Ngâm với cồn 900 để tạo chất thử đất

- Tre: + Ống tre tạo thành ống dẫn nước

+ Nan tre đan thành cánh quạt để làm cánh quạt đón gió của máy bơm nước dùng sức gió

- Sắt: + Chế tạo ròng rọc dùng cho máy bơm nước

+ Chế vòi sen tưới nước giữ ẩm chỗ nuôi giun

- Gỗ: + Chế tạo các chi tiết thân bơm

+ Chế tạo dụng cụ nuôi giun- cào bằng gỗ để làm đất không giết chết giun

- Dây: + Loại to thì dùng làm dây ròng rọc

+ Loại nhỏ để buộc các ống tre, cố định chúng trên đường dẫn nước.

- Đất: + Có thể lấy ở bất cứ đâu, đem về thử nghiệm với chất thử, nếu đủ yêu cầu thì cho làm đất nuôi giun, không đủ thì cải tạo. ( Đất chua cho thêm vôi, đất kiềm thì Kiệt chịu do không biết cách tìm ra lưu huỳnh, đành phải trộn lại với đất chua để tự nó trung hòa nhau..)

+ Nếu có đủ độ dẻo nhất định thì dùng để làm nồi chưng cất rượu.

- Vôi bột: Cải tạo đất bị chua ( khi thử với chất thử đất cho ra màu đỏ)

- Cỏ: Làm thức ăn cho giun bằng cách ủ chua với gạo giã nhỏ, tạo thêm nhiều đạm hơn.