Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Chương 504: Mã Chinh đơn kỵ hạ Nghiệp Thành (1)



Mã Chinh chỉnh lại y phục rồi hắn nghiêm nghị nói tiếp: "Sở dĩ tại hạ đơn thân độc mã vào thành là hy vọng Đại tướng quân có thể hiểu tại hạ là có thật tâm vì tiền đồ của Viên gia mà tới, vì các thế gia đại tộc trong thành Nghiệp Thành này mà tới, càng vì hơn bảy trăm vạn lê dân bách tính bốn châu Hà Bắc mà tới. Tại hạ thực sự không muốn thấy một Hà Bắc phì nhiêu, màu mỡ lại trở thành một đống đổ nát dưới gót sắt của thiết kỵ Mạc Bắc".

Sắc mặt Viên Thượng hình như dao động.

Nghe khẩu khí của Mã Chinh thì chỉ cần Viên Thượng nguyện ý đầu hàng, chẳng những hắn không hề lo lắng tới tính mạng của mình mà còn có thể kéo dài sự vinh hoa phú quý của Viên thị.

Thẩm Phối nói: "Nếu thật thế tử nghĩ tới hơn bảy trăm vạn lên dân bách tính của bốn châu Hà Bắc thì thiết nghĩ nên khuyên Thừa tướng bãi binh, để hơn mười vạn thiết kỵ Mạc Bắc lui về Đại Mạc chẳng phải là tốt hơn sao?" Truyện được copy tại TruyệnFULL.vn

Mã Chinh hỏi ngược lại: "Nếu như tại hạ đoán không lầm thì vị này có phải là Thẩm Phối tiên sinh không?"

Thẩm Phối ngạo nghễ nói: "Đúng là tại hạ".

Mã Chinh nói: "Tiên sinh là danh sĩ Hà Bắc, đáng lý nên hiểu rõ đại thế thiên hạ. Hà Bắc bị vây giữa Lương và Ngô, có đủ sức để tự bảo vệ mình không?"

Thẩm Phối thở dài nói: "Không đủ để tự bảo vệ".

Mã Chinh nói: "Như vậy tiên sinh hy vọng Hà Bắc trở thành mục tiêu tranh đoạt của cả quân Ngô và quân Lương, chiến trường tranh đoạt nhiều năm liền hay hy vọng Hà Bắc có thể yên ổn, phồng vinh như Ung, Lương Sóc mấy châu?"

Sau khi nói xong Mã Chinh lại nhìn Viên Thượng nói: "Nếu Đại tướng quân có thể thuận theo ý trời, dẫn quân Hà Bắc quy hàng, làm theo hy vọng của sĩ tộc Hà bắc, hy vọng của dân chúng Hà Bắc chính là Đại tướng quân có thể lập kỳ công dễ như trở bàn tay. Tương lai nhất định sẽ đứng vào hàng Tam công. Viên thị năm đời đều là Tam công, cực kỳ vinh hạnh, không phải là hơn gấp trăm lần ngọc đá cũng thiêu cháy, Viên thị bị tận diệt".

Viên Thượng im lặng hồi lâu.

Nếu như có thể lựa chọn. dĩ nhiên Viên Thượng cũng hy vọng làm một quân phiệt cát cứ địa phương giống như phụ thân mình là Viên Thiệu.

Nhưng thực tế rất tàn khốc. Cục diện Viên Thượng đang phải đối mặt thì tàn khốc hơn rất nhiêu so với thời của Viên Thiệu. Hơn nữa Viên Thượng lại không có tài năng như Viên Thiệu. Một trận đánh Trung Nguyên, mười mấy vạn đại quân Hà Bắc thậm chí đánh không lại mấy vạn quân Ngô của Chu Du. Hiện tại Chu Du còn lợi hại gấp bội so với việc mười vạn quân thiết kỵ Mạc Bắc của Mã đồ phu xuôi nam. Quân Hà Bắc làm thế nào để ngăn cản được đây?

Tuy nhiên

Nếu như lựa chọn đầu hàng, Viên Thượng lại lo lắng Mã đồ phu qua cầu rút ván, trở mặt vô tình.

Phùng Kỷ hiểu rõ tâm tư của Viên Thượng liền hỏi: "Đây chỉ là ý nguyện của thế tử hay là ý nguyện của Thừa tướng?"

Mã Chinh nghiêm nghị nói: "Nếu như tiên sinh đã nghe nói qua việc Tây Xuyên thì nên biết sau khi Trương Tùng cầm đầu sĩ tộc Tây Xuyên ra hàng, gia phụ không những không can thiệp quá nhiều vào việc chính sự của Tây Xuyên mà lợi ích của sĩ tộc Tây Xuyên cũng được bảo vệ ở mức độ cao nhất. Vậy Đại tướng quân và nhị vị tiên sinh không cần phải lo lắng việc gia phụ lật lọng. Nếu như không nhờ sĩ tộc Hà Bắc duy trì, gia phụ sẽ không làm nên chuỵên gì ở Hà Bắc".

Viên Thượng do dự nói: "Có thể để Co suy nghĩ một lát không?"

"Dĩ nhiên" Mã Chinh nói: "Vì để biểu lộ thành ý, trước khi Đại tướng quân chưa có quyết định thì hãy cứ giam lỏng tại hạ lại".

"Điều này không cần thiết" Viên Thượng bùi ngùi nói: "Cô đã lĩnh giáo dũng khí và sự quyết đoán của thế tử. Cô tự thẹn là không bằng. Thế nhưng cho dù Cô quyết định tử thủ thành cũng không giam giữ thế tử để uy hiếp. Trước hết xin thế tử hay quay về quân doanh kiên nhẫn chờ đợi. Ngày mau cho dù quyết chiến hay đầu hàng Cô cũng cho người báo tin cho thế tử".

Mã Chinh nói: "Nếu đã như vậy, tại hạ xin cáo từ".

Viên Thượng nói: "Thứ cho không tiễn".

Mã Chinh chắp tay, quay người rời khỏi đại sảnh.

Đưa mắt nhìn bóng dáng Mã Chinh đi xa dần, Viên Thượng nhìn Thẩm Phối, Phùng Kỷ nói: "Chính Nam, Nguyên Đồ nghĩ thế nào?'

Đầu tháng mười, năm Kiến An thứ mười hai, Hán Hiến Đế, Viên Thượng đầu hàng, Mã Chinh không chiến mà chiếm được thành.

Giữa tháng mười, Viên Đàm cũng hiến thành, đầu hàng Cao Thuận. Cao Thuận cử Đại tướng Hứa Chử dẫn ba vạn quân vào đóng trong thành Trần Lưu.

Tháng mười một, với sự du thuyết của Thẩm Phối, Phùng Kỷ, Cao Kiền, Điền Dự, Trương Yến cũng đều ra hàng. Tới lúc này bốn châu Ký, U, Tịnh, Thanh đều thuộc về bản đồ Tây Lương. Dưới trướng Mã Dược lại có thêm mười tám vạn hàng quân Hà Bắc (hai vạn quân của Cao Kiền, năm vạn quân Hắc Sơn của Trương Yến, ba vạn quân U Châu của Điền Dự, ba vạn quân thủ thành của Viên Thượng, hai vạn tàn quân của Viên Hi, ba vạn quân của Viên Đàm)

Cùng tháng Mã Dược phong Viên Thượng làm Đại Tư Mã, Viên Đàm làm Phiêu Kỵ tướng quân, Viên Hi làm Xa Kỵ tướng quân, Cao Kiền làm Ti Châu Thứ Sử, lệnh cho thế tử Mã Chinh làm Chinh Bắc tướng quân, tổng quản bốn châu Hà Bắc, lại cử Thẩm Phối, Phùng Kỷ, Tân Bình, Tân Bì làm Thứ Sử bốn châu: U, Tịnh, Ký, Thanh, trợ giúp Mã Chinh ổn định tình hình Hà Bắc, lại cử Điền Dự, Trương Yến thống lĩnh mười tám vạn đại quân Hà Bắc tới nghe lệnh trước trướng.

Đầu tháng mười hai

Mã Dược lệnh cho Điền Dự dẫn năm vạn quân tiến ra Bạch Mã, Trương Yến dẫn năm vạn quân tiến tới uy hiếp Duyên Tân, còn chính bản thân hắn dẫn đại quân vào đóng ở Lê Dương, cuộc chiến tranh giành Trung Nguyên chính thức mở màn.

Lê Dương, trung quân đại trướng.

Mã Dược ngồi trước án, Bùi Nguyên Thiệu, Chu Thương, Giả Hủ, Lý Túc, Khoái Việt, Lỗ Túc, Phương Duyệt, Cam Ninh, Mã Đại, Mã Hưu chia ngồi hai bên tả, hữu.

"Chúa công" Lý Túc bước ra khỏi hàng, hắn chắp tay thi lễ với Mã Dược rồi cao giọng nói: "Thám mã phi báo, tướng trấn thủ Bạch Mã, Duyên Tân lần lượt là Toàn Tông và Hạ Tề. Theo như tin tức tình báo thuộc hạ có được thì hai người này là hai tướng lĩnh Đông Ngô am hiểu thuật phòng thủ nhất, đặc biệt là Hạ Tề. Hạ Tề nguyên là bộ tướng của Lưu Do, từng dùng ba trăm binh lính quận trấn thủ cô thành, năm vạn phản quân Sơn Việt tấn công mãnh liệt hai tháng cũng không đánh được".

"Thật vậy sao?" Nghe vậy Mã Dược không khỏi cau mày lại hỏi: "Ngoại trừ Bạch Mã và Duyên Tân thì có còn cảng nào có thể qua sông không?"

Lý Túc nói: "Hai bên bờ sông Hoàng Hà có rất nhiều cảng sông nhưng cảng lớn để chiến thuyền lớn của thuỷ quân có thể buông neo chỉ có Bạch Mã và Duyên Tân là hai cảng lớn. Những cảng nhỏ khác chỉ có thể để những đội thuyền nhỏ cập bến. Nếu như dùng thuyền nhỏ để qua sông thì chỉ e phải tới nửa năm mới có thể vận chuyển hết người, ngựa cùng với vô số lương thảo, quân nhu sang hết bên bờ nam Hoàng Hà'.

Mã Dược nói: "Nửa năm ư? Nữa năm sau cả vùng Giang Hoài đã bước vào mùa mưa dầm, hơn nữa khí trời phương nam ẩm ướt, nóng bức. Thiết kỵ Mạc Bắc không thể xuôi nam được. Xem ra phải nghĩ ra biện pháp khác để vượt sông. Nếu như không thể dùng chiến thuyền lớn để vượt sông vậy bắc cầu thì sao? Bắc một cây cầu lớn cần bao nhiêu thời gian?"

Lý Túc nói: "Muốn bắc cầu quả thực không khó, chỉ cần kéo hai dây xích sắt lớn ngang qua hai bờ sông Hoàng Hà sau đó dùng các chiến thuyền con chốt dọc theo xích sắt, cuối cùng lát ván gỗ lên boong thuyền thì chỉ cần thời gian nhiều nhất là nửa tháng. Nhưng vấn đề chính là trên sông Hoàng Hà có thuỷ quân Đông Ngô hoạt động, quân ta rất khó có thể bắc cầu trong sự quấy dối của thủy quân Đông Ngô".

Mã Dược hỏi Cam Ninh: "Cam Ninh, thuỷ quân Cẩm Phàm của ngươi đâu?"

Cam Ninh cười gượng nói: "Lúc trước khi vượt Trường Giang vì binh ít, thuyền nhiều không dùng hết nên quân ta đã đục chìm toàn bộ chiến thuyền nhẹ, chỉ để lại lâu thuyền, mông trùng, đấu hạm ra biển. Nhưng chiến thuyền của thuỷ quân Đông Ngô lại phần lớn là chiến thuyền nhẹ. Mặc dù chiến htuyền nhẹ không to như mông trùng, đấu hạm hay lâu thuyền nhưng lại đi lại như thoi đưa, có ưu thế rất lớn về tốc độ. Nếu quân ta tấn công quy mô lớn thì thuỷ quân Đông Ngô thường bỏ chạy tứ tán. Quân ta có chút trễ nải thì chúng lập tức bu lại như bầy sói, rất khó phòng bị chúng".

"Đây đúng là tạo hoá trêu ngươi" Mã Dược thở dài nói: "Xem ra trước khi sông Hoàng Hà cạn, quân ta không thể qua Hoàng Hà được".

'Chúa công hoàn toàn không cần lo lắng" Lý Túc nói: "Căn cứ vào kinh nghiệm của nhiều năm thì chậm nhất vào tháng giêng năm sau, sông Hoàng Hà sẽ cạn nước. Khi đó vẫn còn cách mùa mưa dầm của vùng Giang Hoài gần năm tháng nữa. Năm tháng cũng đủ để quân ta đánh chiếm được hai châu Duyện, Dự cùng với toàn bộ phía bắc Từ Châu với ba quận Bành Thành, Lang Nha và Đông Hải".

"Cô không chỉ muốn có những nơi đó" Mã Dược trầm giọng nói: "Ngoại trừ hai châu Duyện, Dự và ba quận phía bắc Từ Châu, Cô còn muốn những quận còn lại của Từ Châu; Hợp Phì, Nghiễm Lăng hai quận này, còn có quận Hoài Nam, quận Lư Giang. Hơn nữa quận Hoài Nam là quan trọng. Thằng nhãi Tôn Quyền chuyển trụ sở từ Thư huyện lên phía bắc tới Thọ Xuân chính là hắn đang uy hiếp Cô".

Mã Dược vỗ án quát to: "Trận chiến này không đuổi được thằng nhãi Tôn Quyền qua sông Trường Giang, Cô tuyệt đối không bỏ qua".

Lời nói này của Mã Dược thoạt nghe thì như làm theo cảm tính nhưng thật sự thì không phải như vậy.

Trước cuộc chiến, Mã Dược và Giả Hủ đã xác định mục tiêu không chỉ cướp lấy Trung Nguyên và Từ Châu mà còn muốn thông qua một lần hay nhiều lần đại chiến quy mô lớn để tiêu diệt thực lực của quân Đông Ngô, hạn chế thực lực của Tôn Quyền ở nam sông Trường Giang, bảo đảm trong vòng mười năm quân Đông Ngô không có lực bắc phạt. Mười năm sau Mã Dược có thể tận dụng nhân tài vật lực của mười một châu: Ung, Ti, Lương, Sóc, U, Thanh, Ký, Ích, Duyện, Dự, Từ. Khi đó Mã Dược có thể hình thành ưu thế áp đảo chiến lược so với Tào Tháo ở Kinh Châu và Tôn Quyền ở Dương Châu.

Đến khi đó việc thống nhất thiên hạ không còn gì lo lắng nữa.

Cảng Bạch Mã.

Hãn tướng Đông Ngô, Toàn Tông đang đứng trang nghiêm trước doanh nhìn nước sông rút xuống để lộ ra một lớp bùn. Hắn im lặng hồi lâu, chỉ có trong mắt hiện lên nỗi lo lắng khó nói nên lời.

Tiếng bước chân nặng nề vang lên, hãn tướng thuỷ quân Tưởng Khâm bước dài sau lưng Toàn Tông hỏi: "Có phải Tử Hoàng đang lo lắng sông Hoàng Hà cạn nước?"

"Đúng vậy" Toàn Tông gật đầu, lo lắng nói: "Trong vòng mười ngày, mực nước sông Hoàng Hà ở Bach Mã đã giảm xuống mấy thước. Nếu cứ giữ tốc độ này thì chỉ chưa qua mười ngày nữa, thuỷ quân của ngươi phải rút khỏi bến Bạch Mã. Qua nửa tháng nữa, sông Hoàng Hà sẽ cạn nước, khi đó quân Lương chỉ cần trải ván gỗ lót cỏ khô là có thể đi bộ qua Hoàng Hà".

Tưởng Khâm gãi gãi đầu nói: "Nếu như ngươi không nói, mỗ tuyệt đối không phát hiện nước sông Hoàng Hà tự nhiên lại giảm nhiều như vây".

Toàn Tông thở dài nói: "Thậtn đáng tiếc. Nếu như Hoàng Hà không cạn nước, quân ta hoàn toàn có thể phòng thủ tới đầu mùa xuân sang năm. Một khi như vậy bên Đại đô đốc chỉ phải đối phó với hai đạo quân của Cao Thuận, Từ Hoàng, áp lực sẽ giảm đi rất nhiều".

Tưởng Khâm vỗ vỗ vai Toàn Tông khuyên nhủ: "Tử Hoàng không cần phải trách mình. Đây chính là ý trời, cũng không phải ngươi không thể trấn thủ. Huống chi Đại đô đốc cũng chỉ cần ngươi trấn thủ tới cuối tháng mười hai. Chỉ cần qua nửa tháng nữa là coi như ngươi hoàn thành nhiệm vụ".

"Báo…" Tưởng Khâm vừa dứt lời, một tên tiểu giáo vội vã chạy tới bẩm báo: "Tướng quân, địch quân lại bắt đầu tấn công".

"Điền Dự này cũng thật là không để người ta bớt lo một chút" Toàn Tông thở một hơi dài nhìn Tưởng Khâm nói: "Mỗ đi đây, Công Dịch cứ tự nhiên".

Nói xong Toàn Tông quay người rời đi.

Tưởng Khâm nhìn theo bóng lưng của Toàn Tông kêu to: "Tử Hoàng, đợi tới cuối tháng, mỗ có thể tự mĩnh dẫn một đội thuyền nhỏ tới tiếp ứng".

Toàn Tông ở phái xa quay người lại, ôm quyền thi lễ với Tưởng Khâm, cao giọng nói: "Làm phiền Công Dịch".