Hóa Huyết Thần Công

Chương 48: Những cuộc theo dõi như đèn kéo quân



A Liệt trong lòng kinh nghi tự hỏi :

- Phải chăng bọn Cái Bang đã bỏ băng mình rồi ? Phải chăng họ huy động số dông nhân lực vào việc tìm kiếm kẻ đánh cắp ống nhòm nên không rảnh chú ý đến ta ?

Chàng còn đang ngẫm nghĩ thì con thuyền đã chèo tới.

A Liệt không chú ý nhìn những người này nữa. Chàng ngấm ngầm quan sát thấy trong bọn có hai tên ra vẻ dũng mãnh, đúng là người võ lâm.

Thuyền đến gần. Đột nhiên tiếng vó ngựa dồn dập vọng lại. Chớp mắt hai người kỵ mã tới nơi.

A Liệt liếc mắt nhìn, mừng thầm trong dạ, miệng lầm bầm :

- Tam Xích Luyện xà kỳ Kinh và Tam đương gia ở Thanh Long hội là Hứa Thái Bình. Đã có hai lão này tới đây chắc bọn người Cái Bang không động thủ với mình.

Chớp mắt thuyền ghé vào bến. Bao nhiêu hành khách lục tục lên bờ.

Bây giờ A Liệt mới nhìn lại trong bọn khách qua đò có ba tên tiểu hóa tử , chàng chấn động tâm thần tự nghĩ :

- Phải rồi ! Té ra bọn họ không để người bờ bên này mà thực ra họ đã phái người xuống thuyền trước từ bờ bên kia để mình không lưu ý đặng bao vây mình một cách dễ dàng.

Trong lòng xoay chuyển ý nghĩ, người chàng đã lướt qua bên mình Kỳ Kinh. Ba tên khất cái đều cúi đầu xuống mà đi.

Con thuyền ra khỏi bờ, A Liệt nghe tiếng Kỳ Kinh nói rất nhỏ hỏi Hứa Thái Bình :

- Chắc Hứa huynh cũng nhận thấy rồi, không hiểu bọn cao thủ Cái Bang lục tục kéo lên miền Bắc làm gì nhiều thế ?

Hứa Thái Bình cũng hạ thấp giọng xuống đáp :

- Chính tiểu đệ đang muốn thỉnh giáo Kỳ huynh về vụ này.

Kỳ Kinh nói :

- Hiện nay thế lực Cái Bang rất lớn, biệt lập thành một tổ chức ra ngoài chín phái lớn.

Vì địa khu rải rác khắp nơi, nên những cao thủ trong bang ít khi đi vu vơ, thường thường mang theo trách nhiệm bên mình.

Hứa Thái Bình nói :

- Kỳ huynh nói rất đúng. Tệ hội tuy rất lưu tâm đến công việc giang hồ, mà đối với vụ Cái Bang phái cao thủ ngược lên phía bắc, tuyệt không hiểu gì hết, nên rất lấy làm kỳ.

Kỳ Kinh hắng dặng một tiếng rồi nói :

- Không chừng vụ nầy có liên quan tới chúng ta.

Hứa Thái Bình nói :

- Cái đó không thể biết được. Nhưng vạn nhất mà có dính líu đấn chúng ta thì việc mình đối phó với họ không phải dễ dàng.

Kỳ Kinh gật đầu ngẫm nghĩ không nói gì nữa.

A Liệt chợt động linh cơ nghĩ bụng :

- Ta lấy cái ống nhòm chỉ cốt giá họa cho kẻ khác. Kỳ Kinh làm ác đã nhiều chết cũng đáng kiếp. Cái bằng ta nhét vật này vào người hắn. Giả tỷ người Cái Bang giết chết hắn đi thì vụ này nhốn nháo còn lâu.

Quyết định rồi, chàng chau mày nghĩ kế hoạch. Chàng thấy thuyền đã gần tới bờ đối diện, nước sông cạn rồi, liền lập tức hành động.

Đột nhiên một chàng trai la thất thanh rồi ngã tòm xuống nước.

Mọi người bất giác chú ý nhìn xương sông, chỉ có A Liệt không để ỷ chàng ẩn vào phía sau người khác rồi chuồn ống nhòm vào trong cặp đeo bên yên ngựa Kỳ linh.

Gã trai kia do A Liệt ngấm ngầm đẩy xuống sông. Vì thế chàng chẳng cần nhìn theo.

Có điều chàng biết, quanh mình toàn những tay giàu kinh nghiệm giang hồ, nên không để họ phát giác ra thái độ của mình khác với mọi người. Sau khi hành động xong, chàng trà trộn vào đám đông thò cổ ra nhìn xuống sông.

Một khách quá giang hảo tâm kéo chàng vào nói :

- Ông bạn hãy coi chừng kẻo rớt xuống nước.

Câu này khiến cho Kỳ Kinh cùng Hứa Thái Bình liếc mắt nhìn lại một cái rồi chúng khôi phục vẻ thản nhiên. Đó là thái độ thường xuyên của những tay lão luyện giang hồ.

Chỗ này nước cạn, người bị té xuống sông đi vào bờ được, không đến nỗi chết chìm.

Thuyền vừa vào bờ, người đó đã theo sau tới nơi.

Gã nổi giận đùng đùng muốn tìm cho ra kẻ đã chèn ép mình rớt xuống nước. Nhưng lúc này người ở dưới thuyền lên xen lẫn người ở trên bờ lên xuống nhộn nhịp, gã chẳng có cách nào hỏi cho ra đưọc, đành ngoác miệng chửi trừ mấy câu.

A Liệt lên bờ rồi nghĩ bụng :

"Nếu ta đi theo sát Kỳ Kinh và Hứa Thái Bình thì bọn Cái Bang chẳng làm gì ta được" Kể ra chàng rất có thể tìm một nơi hẻoo lánh, vứt bỏ đồ hóa trang thì dễ lắm. Nhưng vấn đề khó khăn là ở chỗ chàng đã bị cao thủ Cái Bang bắt một lần, nếu nay lại để lộ chân tướng tất nhiên họ nghi ngờ. Huống chi chàng chạm trán Kỳ Kinh. Hắn là một nhân vật lão luyện nhất định nhận ra được.

Còn một điểm nữa là chàng rất lo nghĩ về vấn đề Cực Lạc Giáo.

Nếu chàng lộ nguyên hình thì giáo phái này sẽ huy động toàn lực đối phó với chàng.

Vì thế sau một hồi suy đi tính lại chàng đành để nguyên bộ mặt giả tiến đến Khai Phong.

Kỳ Kinh và Hứa Thái Bình lên ngựa rồi nhưng không đi mau.

A Liệt thấy vậy mừng thầm trong bụng. Chàng liền theo dõi. Chàng đi được mấy trượng thấy bên đường có một cái quán nhỏ, trong quán đã có hai tên khất cái.

A Liệt ngưng thần lắng tai thấy Kỳ, Hứa hai người dường như đang nói chuyện rất khẽ nhưng họ chỉ hạ thấp giọng chứ không dùng thuật truyền thanh nên A Liệt chẳng cần mất chút hơi sức nào cũng nghe rõ.

Kỳ Kinh nhìn Hứa Thái Bình nói :

- Thái Bình huynh ! Xem chừng nơi đây xung khắc với đại danh của lão huynh.

Đại ý hắn bảo nơi đây chẳng được thái bình chút nào.

Hứa Thái Bình nói :

- Tai mắt chúng ta chẳng phải là kém cỏi gì, mà vụ Cái Bang đột nhiên phái nhiều người lên miền Bắc, trong đó có cả bọn trưởng lão thì thật là chuyện lạ mà chúng ta không ai hiểu được mục đích của họ thế nào ?

Kỳ Kinh nói :

- Thế lực Cái Bang ngày thêm hưng thịnh. Nghe nói họ định khuếch trương lên miền Bắc sông Đại Giang, tựa hồ không coi bạn hữu phương Bắc vào đâu !

A Liệt cười thầm trong bụng vì chàng hiểu sâu xa tâm tính Kỳ Kinh, hắn thích gây chuyện rắc rối và khêu gợi mối ly tán. Hắn nói mấy câu này không có chuyện gì thì chẳng sao, nhưng nếu đúng chỗ là gieo được mầm tranh chấp giữa Thanh Long hội cùng Cái Bang.

Hứa Thái Bình trầm ngâm một lúc rồi nói :

- Theo chỗ tiểu đệ biết thì hành động bí ẩn của Cái Bang dường như không phải để khuếch trương phạm vi thế lực.

Kỳ Kinh nói :

- Được vậy là may. Nếu không thì Kỳ mỗ cũng phải ngấm ngầm tranh đấu với bọn họ.

Hứa Thái Bình nói :

- Như chúng ta chịu khó bí mật điều tra tất phát giác ra được nhiều chuyện hứng thú.

Kỳ Kinh nói :

- Thái Bình huynh vốn thận trọng lời nói mà đã phát ngôn như vậy tất nhiên đã tìm ra được ít nhiều manh mối hoặc đã được nghe lời đồn của bạn hữu giang hồ. Trường hợp mà Thái Bình huynh quả đã bắt được đầu mối, tiểu đệ xin đi theo để coi náo nhiệt cũng vui.

Hứa Thái Bình nói :

- Chẳng dấu gì Kỳ huynh. Đây bất quá là ý nghĩ lâm thời của tiểu đệ chứ chưa có vết tích gì đáng kể. Tiểu đệ chợt nghĩ tới kẻ công địch của chúnng đã thần bí như vậy đến nay vẫn chưa được manh mối gì, thì sao chúng ta không thay đổi địa phương để điều tra một chuyến.

Kỳ Kinh trầm ngâm đáp :

- May ở chỗ chỉ có hai người chúng ta, nói thật cũng chẳng hề chi. Nếu chúng ta chuyển hướng dò xét Cái Bang, không khéo lại gây nên sóng gió.

Hứa Thái Bình nói :

- Đã vậy thì làm thế nào ?

Kỳ Kinh đáp :

- Không phải tiểu đệ sợ việc mà chỉ muốn nói rõ trước là chúng ta không nên để việc nầy cho người thứ ba nào hay biết mới được.

Thái Bình trịnh trọng nói :

- Dĩ nhiên là thế ! Việc này phải giữ tuyệt đối bí mật. Chúng ta có thể bắt một hai người để thẩm vấn.

Kỳ Kinh giật mình nghĩ bụng :

- Thế là chơi nhau với Cái Bang rồi. Chà ! Nhất định lão này có mưu đồ chuyện gì.

Tuy bụng nghĩ vậy nhưng ngoài miệng liền đáp :

- Được đấy. Nhưng tiểu đệ xin nói trước hình dong tiểu đệ mọi người đều nhận biết nên không thể ra mặt được.

Hứa Thái Bình nói :

- Cái đó không thành vấn đề. Chúng ta đã bôn tẩu giang hồ bấy nhiêu năm, chẳng lẽ không có cách nào che dấu ư ?

Trên đường lớn khách bộ hành và xe ngựa đi lại đông đảo. Chu Tiên Trấn ở phía trước không còn xa mấy.

Hứa Thái Bình lại nói :

- Kỳ huynh. Chúng ta chưa đến tìm họ thì họ đã nhìn thấy mình Kỳ Kinh nói :

- Phải đấy ! Hai tên khất cái này đã chờ ở bến đò từ trước. Không hiểu có phải chúng đón bọn ta chăng?

A Liệt nghe Kỳ Kinh nói câu này lại cười thầm trong bụng.

Hứa Thái Bình yên lặng một lúc rồi lại lên tiếng :

- Cái đó khó nói lắm. Có thể chúng theo dõi gã dong xe đi sau chúng ta cũng chưa biết chừng.

A Liệt chấn động tâm thần, bụng bảo dạ :

- Bọn họ quả là những nhân vật rất lão luyện và tinh tế.

Chàng còn đang xoay chuyển ý nghĩ. Hứa Thái Bình đã nói tiếp :

- Tiểu đệ đã hoài nghi gã từ trước rồi vì có người khác chăm chú theo dõi gã.

Kỳ Kinh đáp :

- Gã đó tuy giả làm người gánh vác, mà bề ngoài không có chỗ nào sơ hở. Nhưng gã chăm chú giám thị tên dong xe lại quên mất có kẻ khác đã khám phá ra động tác của gã đang theo dõi người khác.

Hứa Thái Bình nói :

- Những hạng này là hạng vô danh tiểu tốt trên chốn giang hồ không đáng để ta quan tâm.

Kỳ Kinh nói :

- Võ công bọn chúng tầm thường là chuyện không sai rồi. Chỉ nghe tiếng bước chân của tên dong xe nặng nhẹ không đều, thước tấc cũng khác là đủ biết. Tên phu gánh bước chân cát bụi bay lên mà gã quảy gánh đồ cũng chẳng có chi nặng nhọc đủ tỏ bản lãnh cũng kém cỏi. Có điều hành vi của chúng không phải như hạng giang hồ tầm thường⬦ Hắn ngừng lại một chút rồi tiếp :

- Theo lẽ ra oai danh của Thái Bình huynh rất hiển hách trong những khu phụ cận lưu vực sông Hoàng Hà. Nguyên một tiêu chí trên yên ngựa của Thái Bình huynh cũng đủ khiến cho bạn hữu giang hồ xa lánh. Vậy mà hai người đó vẫn nghiễm nhiên đủ hiểu nội tình không phải giản đơn.

Kỳ Kinh lý luận xác đáng khiến A Liệt cũng phải thán phục.

Hứa Thái Bình đáp :

- Bạn hữu giang hồ không nhất định là ai cũng biết ám ký của tệ hội.

Kỳ Kinh cười nói :

- Đừng nói giỡn ! Đã không biết tiêu ký của Thanh Long hội thì còn bôn tẩu giang hồ thế nào được ? Hừ ! Tiểu đệ xem chừng hai người này lai lịch khá lớn. Tên giám thị người dong xe thì chưa đáng kể, nhưng tên phu gánh nhất định không phải hạng tầm thường ít ra là hắn có thế lực khá lớn hậu thuẫn cho.

Hứa Thái Bình nói :

- Mặc kệ hắnn. Chúng ta vào thị trấn tìm cách bắt một tên khất cái để tra hỏi nên chăng ?

Kỳ Kinh đáp :

- Lão huynh đi tới đâu là có biện pháp tới đó. Tiểu đệ tin rằng về nhân lực đối với lão huynh không thành vấn đề.

A Liệt vừa chú ý nghe vừa nghĩ thầm :

- Ban đầu Hứa Thái Bình không hiểu vô tình hay hữu ý nói tên phu gánh kia không đáng coi trọng mà bây giờ câư chuyện xoay ra thế khác. Phải chăng người kia với lão có mối liên quan. Ái chà ! Nếu Hứa Thái Bình cũng là người Cực Lạc giáo, thì lai lịch tên phu gánh không cần hỏi cũng biết, mà lão ngấm ngầm hộ vệ gã. Giải thích như vậy nghe cũng được lắm.

Hiệp tại A Liệt đang bị hai từng giám thi, nhưng không hiểu Hứa Thái Bình chuyển hướng đối phó với Cái Bang là có dụng ý gì?

Chàng chỉ khẳng đinh được một điểm là người Cái Bang không tham gia vào Cực Lạc Giáo. Nếu Hứa Thái Bình đã là một phần tử của Cực Lạc Giáo mà lão lại còn có mối liên quan với Cái Bang tất không tùy tiện bắt người để thẩm vấn. Bỗng nghe Hứa Thái Bình nói :

- Tiểu đệ còn có cách khiến cho người Cái Bang không hiểu là ai đã thẩm vấn bọn họ.

Kỳ Kinh hỏi :

- Thái Bình huynh có biện pháp gì ?

Hứa Thái Bình cười mát đáp :

- Đem họ đến công đình mà khảo vấn. Tiếp theo lại cho vào phòng kín tra hỏi thì còn sợ gì không tra ra được lời chân thực của chúng.

Kỳ Kinh nói :

- Như vậy thật là tuyệt diệu ! Lão huynh cứ thế mà làm.

Hai lão nồi chuyện rất nhỏ, những người ở gần còn khó nghe thấy, huống chi A Liệt cách xa hơn trượng. Thế mới biết tuy chúng là những người cẩn thận phi thường mà chỉ vì sơ tâm một chút để cho câu chuyện của chúng lại lọt vào tai chàng hết.

A Liệt xoay chuyển ý nghĩ, chàng xúc động tâm linh, lập tức rảo bước đi mau. Chẳng mấy chốc chàng đã vượt qua Hứa Thái Bình và Kỳ Kinh để đi lên trước.

Tên phu gánh lát sau cũng vượt qua Kỳ Kinh. Chỉ còn hai tên khất cái là lọt lại sau A Liệt vừa chạy vừa tính toán. Chàng đi chừng ngoài ba chục trượng mới trông thấy phòng ốc ở Chu Tiên Trấn.

Chàng càng tới gần Chu Tiên Trấn càng đăm chiêu suy nghĩ vì dọc đường chàng đã để ý mà không thấy chỗ nào có thể động thủ được.

Chàng lại khôug gặp nhân vật mà chàng đự đoán trong lòng.

A Liệt đi trên đường lớn lúc chuyển vào rừng mới thở phào một cái. Chàng thấy con đường này quanh co chỉ trong vài trượng là không nhìn rõ cảnh vật, bất luận ở phía trước hay phía sau. Tên phu gánh ở phía sau chàng không xa mấy mà không nhìn thấy nhau.

Bên đường lớn có một người áo quần lam lũ đang đứng tựa vào thân cây.

A Liệt tự nhủ :

"Ta đoán quả đã không sai. Khi nào Cái Bang lại không đặt người coi giữ nơi đây" Chàng xoay chuyển ý nghĩ rồi đột nhiên phóng bộ chạy vào rừng cây tưởng chừng chàng cảnh giác người Cái Bang này bất lợi cho mình nên phải trốn lánh.

Người đứng dưới gốc cây thấy động tác của A Liệt không khỏi sửng sốt.Gã cũng lướt người đi chừng hai trượng đến chỗ A Liệt chuyền vào rừng cây. Gã lớn tiếng gọi :

- Này ông bạn ! Đừng chạy nữa !

A Liệt dĩ nhiên không lý gì đến gã chạy vội vào rừng. Sự thực chàng chỉ vận dụng nửa phần tốc độ. Vì chàng mà chạy hết sức thì nhất định đối phương đành bỏ không chịu rượt theo.

Lúc này tên phu gánh cũng chuyển tới đường lớn vừa trông rõ và nghe rõ người rượt theo A Liệt vào rừng là một lão cái đầu tóc bù xù, áo rách tả tơi.

Gã không khỏi sửng sốt một chút, nhưng rồi cũng co chân chạy thật lẹ. Gã trông ra thì bóng người trong rừng không thấy đâu nữa.

Gã còn đang ngần ngừ không biết có nên vào rừng coi thử hay không ⬦ Bỗng trong rừng có tiếng thê thảm vọng ra cách đó chừng , trượng. Vì muốn biết rõ duyên do, gã phu gánh không ngần ngừ gì nữa, đặt gánh xuống, xông vào rừng liền.

Nhưng gã điều tra bốn mặt chừng mười mấy đến hai mươi trượng không phát giác ra được manh mối gì đành lùi trở ra khỏi khu rừng. Ngoài rừng hai người kỵ mã đã đứng ở bên đường, mắt như cú vọ nhìn gã chằm chặp.

Tên phu gánh ngửng đầu lên thấy một người có cặp mắt gà chọi, gà không nhìn ra được người này đang nhìn về phương nào thì trong lòng tức cười mà không đám cười lên tiếng. Gã cúi đầu xuống muốn chạy đi⬦ Người có cặp mắt gà chọi chính là Kỳ Kinh lạnh lùng quát :

- Đứng lại !

Người phu gánh quả nhiên đừng bước dương mắt lên nhìn lão hỏi :

- Chuyện gì ?

Kỳ Kinh đáp :

- Người bỏ quên gánh đồ rồi.

Gã phu gánh chau mày hỏi :

- Ta có quên đâu. Ta đi kiếm một vật rồi trở lại lấy không được hay sao ?

Kỳ Kinh nói :

- Té ra là thế ! Ngươi là một nhân tài lại nói năng hoạt bát mà làm nghề bán hơi sức nầy há chẳng đáng tiếc lắm ru ? Ta muốn tìm đường khác cho ngươi được chăng ?

Gã phu gánh dương mắt lên hỏi lại :

- Qúi tính đại đanh là gì ?

Kỳ Kinh chưa kịp trả lời thì Hứa Thái Bình đứng bên đã lên tiếng :

- Vị này là một cao nhân trứ danh ở phái Bắc Mang tên gọi Kỳ Kinh chắc ngươi đã nghe tiếng. Còn cách xưng hô ngươi làm sao, hay hành động ở đường nào?

Hứa Thái Bình là một nhân vật cao cấp ở Thanh Long, lão biết gần hết mọi bang phái trong võ lâm, nên vừa mở miệng đã dùng giọng lưỡi giang hồ tỏ cho đối phương biết người này không phải là phu gánh vác thật sự thì cái đó chẳng có chi là lạ. Tuy Kỳ Kinh đã hiểu rồi, nhưng hắn giả vờ ngớ ngẩn cho đối phương khoái chí. Hắn thấy Hứa Thái Bình nói huỵch toẹt ra chưa rõ vì mục đích gì ?

Bỗng thấy tên phu gánh lập tức lộ vẻ cung kính nhìn Kỳ Kinh thi lễ nói :

- Tiểu nhân có mắt mà không biết núi Thái Sơn. Kỳ tiên sinh là một cao nhân có danh tiếng. Tiểu nhân tên gọi Lý Sơ đệ tử Thất Tinh môn.

Gã đưa mắt nhìn Hứa Thái Bình hỏi :

- Còn vị này phải chăng là Hứa đại gia ?

Hứa Thái Bình gật đầu đáp :

- Không dám ! Chính là tại hạ.

Bấy giờ Kỳ Kinh chẳng thể không phục Hứa Thái Bình có con mắt tinh đời. Vì lão đã khám phá ra đối phương xuất thân ở nơi nào, nên tự giới thiệu lai lịch của mình để khỏi có sự hiểu lầm và gây ra xích mích.

Hứa Thái Bình lại hỏi :

- Lý huynh theo dõi gã dong xe làm chi ? Gã là ai vậy ?

Lý Sơ đáp :

- Hành tung người đó rất khả nghi. Tiểu nhân vâng lệnh trên theo dõi y từ Hứa Xương nhưng gã đắc tội với Cái Bang, vừa bị một lão khất cái ngăn chận và rượt theo vào rừng rồi phát ra tiếng rú thê thảm. Chắc gã bị lão cái bắt đem đi rồi. Còn gã là ai hiện giờ tiểu nhân cũng chưa biết.

Hứa Thái Bình hỏi :

- Lý huynh có nhìn rõ tướng mạo lão cái đó không ?

Lý Sơ đáp :

- Tuy tiểu nhân chỉ ngó một bên mặt, nhưng mũi lão như mỏ chim Ưng, cặp mắt sâu hoắm, tướng mạo rất dễ nhận.

Hứa Thái Bình ngó Kỳ Kinh hỏi :

- Kỳ huynh có biết người đó là ai không ?

Kỳ Kinh đáp :

- Có lẽ là Dạ Ưng Nghê Dương.

Hứa Thái Bình nói :

- Tiểu đệ cũng đoán là lão. Vị trưởng lão Cái Bang này thân hành lộ diện đi lên phương bắc, thật khiến người ta khó hiểu. Với bản lãnh của lão thì việc bắt tên dong xe dĩ nhiên chẳng khó khăn gì.

Hứa Thái Bình và Kỳ Kinh lại nói mấy câu khách sáo với Lý Sơ rồi giục ngựa lên đường.

Lý Sơ chờ một lúc lâu đoạn trở gót quay về đường cũ. Khi gã sắp ra khỏi rừng cây thì thấy một đại hán trung niên cưỡi lừa, trên lưng tải hai bì rượu từ từ chuyển vào rừng. Lý Sơ tiến lại hỏi :

- Lão huynh ! Có bán rượu không ?

Đại hán không trả lời tiếp tục cất bước.

Lý Sơ tức giận hỏi :

- Không bán thì thôi sao lại làm phách ?

Đại hán kia dừng bước lại hỏi :

- Tiểu đệ là Hoàng Cửu. Còn lão huynh ?

Lý Sơ trở lại nét mặt tươi cười đáp :

- Tại hạ là Lý Sơ, phiền Hoàng huynh mau mau về báo thượng cấp là gã đó đã bị Dạ Ưng Nghê Dương, trưởng lão Cái Bang bắt đem đi rồi.

Đoạn gã hạ thấp giọng xuống kể lại tình hình vừa qua. Gã nói :

- Tiểu đệ không biết người mắt gà chọi đó chính là Xích Luyện Xà Kỳ Kinh. May mà có Hứa Cung Phụng đứng bên ra ám hiệu, nói rõ thân phận cùng họ tên Kỳ Kinh mới không đến nỗi lỡ việc.

Hoàng Cửu nói :

- Té ra Tam đương gia Hứa Thái Bình ở Thanh Long Hội lại là cung phụng ở Cực Lạc giáo chúng ta. Được rồi ! Tiểu đệ sẽ báo về thượng cấp.

Hai bên từ biệt nhau rồi cùng thượng lộ.

Sau khi hai gã đi rồi, một người ở sau gốc cây chuồn ra. Chính là A Liệt. Bây giờ chàng đã khôi phục lại chân tướng, mình mặc bào da coi rất phong lưu nho nhã, bất cứ ai cũng không thể ngờ chính gã dong xe lúc nẫy.

A Liệt cất bước lên đường vừa đi vừa nghĩ thầm :

- Hiện giờ tình thế đúng như ta phỏng đoán :

Cái Bang bị Cực Lạc giáo theo dõi, tất còn xảy nhiều chuyện phiền phức. May nhất ở chỗ ta đã hiểu rõ Hứa Thái Bình là cung phụng của Cực Lạc giáo. Từ nay ta cứ nhè lão mà tìm ra manh mối.

Hiện giờ chàng chỉ ngại chạm trán với mấy người Cái Bang mà nguy nhất là họ nhận ra chàng, còn chàng lại không nhận được họ.

Chẳng mấy chốc A Liệt đã tiến vào Chu Tiên trấn. Trong trấn ngoài trấn thỉnh thoảng lại gặp những nhân vật võ lâm võ phục áo ngắn qua lại. Dĩ nhiên còn một số ẩn vào xó xỉnh để dòm dỏ khách qua đường.

A Liệt đi nhanh vào một phạn điếm, vì chàng nhận ra người Cái Bang bất luận địa vị cao cả đến đâu cũng không vào tiệm ăn cơm, vậy tiệm cơm hiện giờ tương đối là khu vực an toàn cho chàng. Còn việc người ta ở ngoài hay tiến vào tiệm điều tra thì lại là chuyện khác.

Chàng theo tập quán gần đây đảo mắt để ý điều tra khắp nơi như trên cửa sổ, trên tường vách xem có ám hiệu của Phùng Thúy Lam lưu lại không ?

Ngoài ra chàng chú ý đến những người có thể nhìn rõ mặt. Đột nhiên chàng phát giác ra một điều làm cho chàng ngơ ngác.

Nguyên ở góc tường mé tả có vạch một hình tam giác, trong hình tam giác là hình một thanh kiếm.

Dưới tiêu ký này còn có hình chữ thập. Đó chính là ký hiệu mà Phùng Thúy Lam đã ước hẹn với chàng. Hình tam giác cùng thanh tiểu kiếm chỉ thị phương hướng nàng ẩn mình. Còn chữ thập ở dưới là của người khác phúc đáp. Nàng ngó thấy như vậy liền biết A Liệt đã tới và sẽ cùng nhau hội kiến đêm nay.

Theo lời dặn của Phùng Thúy Lam mũi kiếm trỏ về phương nào thì mé hữu nó là nơi ẩn thân của nàng. Hiện giờ mũi kiếm trỏ xuống, mé hữu là phương đông. Vậy nàng ở một nơi về hướng đông.