Hí Long Ký: Đa Đa Ích Thiện

Chương 5: Tiểu nhân đắc chí



Phương pháp đi ăn máng khác mà ta nhắc đến có hai cách, thứ nhất là tìm một nam nhân tốt để gả cho.

Ta từng rất hâm mộ nữ tử cổ đại được cha mẹ ép duyên, chuyện hôn sự khôngcần tự mình quan tâm. Nhưng theo tình trạng trước mắt, ta không cho làphụ thân và đám thê thiếp của ông sẽ quan tâm đến ta, cho dù có nam nhân tốt cũng không tới phiên ta.

Xem ra chỉ có thể đi con đường còn lại — tự lực cánh sinh, gian khổ phấn đấu.

Đúng là được hưởng di truyền từ mẫu thân, có điều ta sẽ không học tập phương pháp bỏ đi đêm khuya, rời nhà trốn theo người mà ta muốn công khai rờiđi, hơn nữa còn phải công khai sống hạnh phúc vui vẻ hơn bọn họ. Ha ha,đến lúc đó, có vàng, có nhà, có cửa hàng, còn lo không có mỹ nam sao!Trọng yếu hơn là, ta có tự do và tự tôn, có được tự do và tự tôn mới làmột con sâu gạo hạnh phúc và khoái hoạt thật sự.

Cắm lên đầu câytrâm vàng cuối cùng, nhìn vào trong gương đồng, tuy rằng không phải quárõ ràng, nhưng vẫn có thể nhìn thấy một khuôn mặt trắng trắng [phấn quádầy], môi và hai gò má hồng hồng [son quá đậm], cùng chu sa như hoa dota liều mạng tô vẽ. Ngước mắt nhìn lên trên đầu, lập tức có thể hìnhdung ra một câu nói quen thuộc trong tiểu thuyết: “Châu châu ngọc ngọcquấn đầy đầu, chỉ thiếu không cắm cả bàn trang điểm lên.”

Vài năm nay, ta theo các vị mẫu thân đi nơi này nơi kia không ít, ai bảo cácnàng muốn quảng cáo rùm beng bản thân là mẹ hiền, đối xử với con cáibình đẳng. Đây chính là cơ hội tốt cho tiểu nhân như ta hành động.

Hiện tại, nếu dùng một chữ để hình dung dáng vẻ của ta, đó là “tục”, dùnghai chữ đó là “diễm tục”, dùng ba chữ là “vô cùng tục”.

Đây chính là tiêu chuẩn hoá trang của tiểu nhân. Vừa hay duy trì được phong cáchtrước sau như một của mẫu thân ta. Được mẫu thân ban tặng, nên từ khicòn bé mọi người đã không xem đức hạnh của ta ra gì, hiện tại cũng không có người hoài nghi động cơ của ta, đại khái cũng không có người nhớ rõkhuôn mặt thật của ta.

Ta run run mặc quần áo, lắc lắc đầu, bảo đảm không có thứ gì rơi xuống.

“Thúy Vi, có đẹp không?”

“Đẹp!”

Trong giọng nói của tiểu nha đầu mười hai tuổi kia đã không có sự hoài nghi như ban đầu.

Thúy Vi là nha hoàn ta mới thu nhận, một năm trước, khi nàng ở trên đườngcái bán mình chôn cha thì gặp được ta. Một cơ hội thu mua lòng người tốt như vậy ta sao có thể bỏ qua, liền lấy tiền riêng của chính mình muanàng. Vì chuyện này, ta còn được phụ thân đại nhân khen một câu hiếmhoi, còn được tăng tiền tiêu vặt hàng tháng, đúng là một mũi tên trúnghai con chim.

Thúy Vi tuy nhỏ tuổi, nhưng lại chăm chỉ chịu khó,hơn nữa tư tưởng đơn thuần, trung thành và tận tâm, rất hợp ý ta. Giốngnhư hiện tại, ta hoá thành bộ dạng “như hoa” ở trong mắt nàng vẫn làđẹp, đơn giản vì ta cảm thấy đẹp.

Thúy Vi là tên do Thư Vân đặt,bởi vì tên gốc của nàng cũng có một chữ “Vân”, phạm vào tục danh củaTống Đại tiểu thư, cho nên phải sửa, ta liền nhân cơ hội tỏ ra chínhmình tài hèn ít học, đến nhờ Tống Đại tiểu thư ban cho nàng một cái tênlịch sự tao nhã hơn chút.

Tống Đại tiểu thư nghĩ một chút, tỏ vẻlơ đãng mở ra đôi môi anh đào, phun ra một chữ “Vi!”, “Đã thế gọi làThúy Vi đi, ‘Vi’ trong vi vi phong khinh (gió nhè nhẹ thổi). Rất hợp với vẻ khéo léo lanh lợi của nàng. Chữ ‘Vi’ trong hoa tường vi cũng đượcdùng nhiều lắm.”

“Tên rất lịch sự tao nhã! Vẫn là muội muội thôtục, không nghĩ tới một chữ ‘Vi’, khi vào tên cũng có thể tao nhã nhưthế, tỷ tỷ đúng là học rộng tài cao.”

Ta phi! Thật sự nghĩ rằngtên do ngươi nghĩ ra chắc, ai đã từng xem qua [xạ điêu] đều có thể đọc:“Kinh niên trần thổ mãn chinh y, đặc đặc tầm phương thượng ThúyVi.”.[Nhạc Phi – Trì Châu Thúy Vi đình]

*Kinh niên trần thổ mãnchinh y, đặc đặc tầm phương thượng thúy vi: Hai câu thơ đầu trong bàithơ Trì Châu Thúy Vi đình [đình Thúy Vi ở Trì Châu].

Mọi ngườihỏi nha hoàn Thúy Hoa trước kia của ta đi nơi nào rồi sao? Còn có thể đi nơi nào? Tất nhiên là đến phòng bếp! Mỗi lần ăn cơm, ta đều dùng khẩuâm Đông Bắc nói với nàng: “Thúy Hoa, mang dưa chua lên!”

Người khác khi ta mồm miệng không rõ, trong lòng ta lại nhạc mở hoài.

Trên đầu gắn đầy châu ngọc, cẩn thận run rẩy đi ra khỏi Bình Phàm cư.

Đúng vậy, nơi ở của ta được gọi là Bình Phàm cư, giống như Thư Vân là VãnVân lâu, Thư Tú là Tàng Tú các vậy, đều lấy một chữ trong tên gọi. Nơinày của ta vốn không có tên gọi này, là khi ta xoay người quyết định làm tiểu nhân được đổi.

Tên này là Thư Tú đặt. Vốn ta đến xin Vânđại tài nữ [thể hiện ta tài hèn ít học thôi] đặt tên cho nơi ở của mình, nha đầu kia lại ở bên cạnh nói một câu: “Gọi là Bình Phàm cư đi. Haichữ ‘Bình Phàm " này đọc lên cũng rất giống nhị tỷ [âm đọc nặng thêm].”

Nói xong, còn đắc ý ngửa đầu nhìn ta cười.

Thư Vân không lên tiếng, đoán là đã ngầm chấp nhận.

Hừ, ngoài miệng nói là “Bình Phàm”, trong lòng hẳn là nói ta “Tục”. “Người” thêm “gạo” chính là “tục”. Đã là người, ai không phải ăn cơm, ở trênnúi được gọi là tiên, đến ngày nào đó ngươi không có cơm ăn, ta xemngươi là muốn làm tục nhân hay vẫn muốn làm tiên nhân.

* “Bìnhphàm” nghĩa là bình thường, nhưng dành cho Thư Phàm lại là “tục” [tụctrong từ tàm tục, tầm thường], nhưng hai chữ “Người” là – 人 và “gạo” là – 谷, hai chữ này đặt cạnh nhau thành chữ “tục” 俗. Ý đoạn của Thư Phàmchỗ này là dù có tục hay không thì tất cả đều là người, đều phải ăn cơm, ghép lại vẫn là tục. Nên không chỉ mình Thư Phàm tục mà cả hai ngườikia cũng đều tục.

Ta cười tủm tỉm tiếp nhận cái tên này.

Các thiếu nữ nuôi ở khuê phòng, làm sao hiểu được, hai chữ “Bình Phàm” này mới là thế gian chân thực nhất.

Ta đi ra khỏi Bình Phàm cư, lại bắt đầu một ngày làm tiểu nhân đắc chí.

Chuyện thứ nhất phải làm chính là đi thỉnh an thê thiếp của phụ thân đại nhân. Đến trong phòng, Thư Vân cùng Thư Tú đều đã ở đây.

Thư Vân vẫnlà y phục trắng toát, trên đầu chỉ cài một chiếc trâm bạc kiểu dáng đơngiản, càng toát lên khí chất tao nhã. Thư Tú một thân vàng nhạt bắt mắt, hai gò má hồng hồng, lộ ra vẻ thanh xuân rực rỡ, quyết không thể sosánh với một thân trang phục đỏ đậm của ta. Ta nghĩ đến bên ngoài sosánh về nàng, một người như ngọc lan trắng, một người như đỗ quyên vàng, đúng là vô cùng hợp lý, trong lòng ta cũng có vài phần vui mừng.

Về phần hoá trang của ta, ngoại trừ hai chữ “như hoa” ta thật không biếtdùng từ nào để diễn tả cho đúng. Có điều mọi người đối với bộ dạng nàycủa ta cũng đã tập mãi thành thói quen, giống như ta đối với một tiếng“Hừ” lạnh và động tác ngửa đầu xem thường kia của Thư Tú đã tập mãithành quen, không có biểu tình dư thừa.

Phụ thân đại nhân vừa từtriều trở về, chỉ hỏi đơn giản một chút về phương diện học tập, tấtnhiên là quan tâm chủ yếu với hai đóa hoa kia, dù sao các nàng mới làđối tượng trọng điểm bồi dưỡng. Sau đó, phụ thân đại nhân liền đi đếnthư phòng xử lý công vụ, tam đại đầu sỏ trở về Thính Phong hiên tiếp tục hội nghị các việc trong phủ, còn lại ba đóa hoa chúng ta đi đến Văn Vũhiên tiếp nhận văn hóa phong kiến độc hại.

Kiếp trước tiếng Trung của ta đã đạt được hệ tốt nghiệp, Hán ngữ cổ đại học không đến nỗi nào, mà đối với văn hóa lịch sử cổ đại cũng tương đối say mê, so với nhữngđồng nghiệp xuyên qua cũng không hề thua kém. Mục đích học tập trước mắt chính là củng cố tri thức cơ bản, hiểu biết văn hóa xã hội, nhân tiệnluyện tập thư pháp. Về phần thi từ ca phú, ngâm gió ngợi trăng vốn làkhông phải yêu thích của ta, cũng không để ý lắm.

Không biết tiên sinh là phát hiện ra ta lười biếng, hay là thấy thẹn đối với hóa trang“Như hoa” của ta, nên cũng không đốc thúc ta, hoặc có lẽ nhiệm vụ côngtác của hắn vốn là giúp Tống Nhị tiểu thư cởi thất học mũ mà thôi.

Xem xong sách, cũng đã đến thời gian dùng cơm trưa. Hôm nay phụ thân đạinhân ở trong phủ, mở tiệc liên hoan ngay tại chính sảnh. Trong thời gian dự tiệc ta tất nhiên không quên: “Thúy Hoa, mang dưa chua lên!”

Cơm nước xong, là ta tính toán đã đến thời gian nghỉ trưa. Liền cáo lui trở về Bình Phàm cư.

Ngủ dậy, đầu còn hơi mê man, nhưng buổi chiều vẫn phải ra ngoài, bởi vì lúc này là thời gian các tiểu thư Tống gia luyện tập cầm kỳ thư họa, takhông thể vắng mặt.

Xoay xoay cái gương tròn trong tay, ta suynghĩ phải thiết kế lại kiểu trang điểm “Như hoa” này đơn giản hơn mộtchút. Nếu không cứ ra ngoài là phải trang điểm thế này cũng thật mệt.May mắn là ta đặc biệt nhờ đến mỹ nhân sư phụ chế tác son phấn, khôngthương tổn làn da, còn có tác dụng tẩm bổ, nếu không cứ dùng loại sonphấn có nhiều chì của thời kỳ này, cũng không khác gì việc tự sát.[Đường đường Huyền Thiên Tông lại trở thành xưởng sản xuất đồ trangđiểm.]

Thay đổi quần áo, ta xuất phát.

Thời kỳ này khôngcó đàn cổ, không có đàn tranh. Ta chỉ thích đàn cổ, âm điệu du dươngthâm thúy, mỗi lần nghe lại cảm thấy nhịp đàn như gõ vào trong lòng.

Ta thực tâm học, để bù lại tiếc nuối của kiếp trước. Có điều ta cũng tựmình hiểu được, không nghĩ sẽ trở thành cao thủ đánh đàn, chỉ là muốnhọc được chỉ pháp, có thể tạo ra được làn điệu mình ý nguyện của mình.Thoải mái, tùy theo ý mình, đây là quan điểm của ta đối với việc họcđàn.

Hai vị tiểu thư kia lại không xem như vậy, đối với các nàngmà nói, cầm kỹ chính là vũ khí sắc bén để cho các nàng trổ hết tài năngthiên kiều bá mị. Thế nên các nàng càng dụng tâm học. Nhìn hai cô nươngngón tay xinh đẹp ngọc ngà lướt trên dây đàn, cũng là một chuyện vui vẻ.

Thư Vân nghiễm nhiên đã trở thành một cao thủ, được sư phụ hết lòng khenngợi. Thư Tú cũng rất cố gắng theo sát. Mà ta chỉ có thể gảy ra mấy khúc đơn giản, chỉ pháp quen thuộc. Trong mắt Thư Vân là trẻ con không thểdạy dỗ, trong mắt Thư Tú là gỗ mục không thể điêu khắc.

Ta khôngđể ý các nàng, xoay người nhìn ra phía ngoài cửa sổ. Nơi học đàn nàyđược xây dựng bên cạnh bên cạnh ao sen, tên là Hương Thủy tạ, bốn bề lànước, đúng là một địa phương tốt để ngắm hoa sen.

Lúc này, hoasen đang nở. Trong lòng ta nghĩ, có hồ hoa sen này thật là tốt, hoa nởcó thể khoe khoang với người khác: “Tiếp thiên liên diệp vô cùng bích,ánh nhật hà hoa biệt dạng hồng”, hoa tàn, lại bùi ngùi đọc câu thơ “Thuâm bất tán sương phi vãn, lưu đắc khô hà thính vũ thanh”. Ha ha!

*Tiếp thiên liên diệp vô cùng bích, ánh nhật hà hoa biệt dạng hồng: Câu thơnổi tiếng của nhà thơ Dương Vạn Lý tả về Tây Hồ hàng Châu.

Thu âm bất tán sương phi vãn, lưu đắc khô hà thính vũ thanh: Dịch thơ: Hơi thu vẩn bóng chiều tà, tàn sen lắng tiếng mưa sa lạnh lùng. Trích hai câucuối bài thơ “Ở đình họ Lạc nhớ Thôi Ung, Thôi Cổn” của Lý Thương Ẩn.

Đang miên man suy nghĩ, lại thấy có vài người đến ao sen. Thì ra là nha hoàn của Nhị nương bế Tống Thư Kiệt thiếu gia nhỏ nhất của Tống phủ đến xemhoa sen. Vốn tưởng Nhị nương không thể sinh được nữa, ai ngờ tới năm kia lại có thai, đến nay Thư Kiệt vừa tròn tám tháng, chính là thời điểmđáng yêu nhất, trên dưới quý phủ đều vô cùng yêu thích.

Ta cũngthực thích. Thứ nhất là vì Nhị nương là người duy nhất thương ta khôngcó mẫu thân, tuy nói có sau khi có Thư Kiệt liền bớt đi, nhưng ân tìnhnày ta vẫn nhớ rõ. Thứ hai, chỉ có trong mắt tiểu Thư Kiệt, nhị tỷ tamới giống các huynh đệ tỷ muội khác.

Ta chạy ra ngoài, nở một nụ cười hoàn toàn chân thành cùng sáng lạn.

“Đến đến đến, tiểu Thư Kiệt, để cho nhị tỷ ôm một cái.”

“Ô oa!……”

Ta đã quên mất mình còn đang giả trang “Như hoa”!

Bên tai truyền đến tiếng cười nhạo không chút khách khí của Thư Tú.

Mọi chuyện cứ như vậy kéo dài đến giờ cơm chiều. Vẫn là liên hoan nhưtrước, nhưng là Thúy hoa không có ở đây, ta cũng sẽ không gọi dưa chualên. Nhưng vẫn bảo nha hoàn mang cho ta một cái đĩa. Nàng không rõ ý tứtrong lời nói của ta.

Cơm ăn no tinh thần thoải mái, mặt trời đã ngã về tây, ta lại trở về Bình Phàm cư.

Một ngày làm tiểu nhân đắc chí của Tống Nhị tiểu thư như thế là xong.