Đường Gươm Tuyệt Kỹ

Chương 10: Bách Cầm kiếm pháp



Cây bút của Sinh Tử Phán Quan tuy cũng có nhiều chiêu độc đáo, nhưng vì đã mất một cây, nên chưởng lực cũng đã giảm bớt đôi phần. Hơn nữa lại gặp phải võ lâm cao thủ như Truy Vân Thần Khất có chiêu thức kỳ diệu, thì làm sao chịu nổi?

Lý Thanh Hùng thấy Truy Vân Thần Khất hạ được Sinh Tử Phán Quan, chàng vui mừng vô cùng, vì có thế chàng mới khỏi ra tay mà để canh chừng lão Độc Nhãn Ma, chàng đưa mắt ngó về phía cha con của Bách Cầm Thần Quân, bất giác chàng thầm than :

“Nguy mất!...”

Lúc này Bách Cầm Thần Quân đã mệt lả cả người, mồ hôi lão đỗ lấm tấm trên trán, ướt cả lưng, cây kiếm dài của Bách Cầm Thần Quân không còn lanh lẹ như lúc ban đầu nữa. Mỗi khi ông vung kiếm đánh ra thì trông người ông rất là mệt nhọc.

Còn Đặng Thu Huệ thì vẫn lanh lẹ như thường, chưa có vẻ gì là mệt cả, nhưng sự phối hợp của cha con nàng đã không còn mạch lạc nữa!

Trái lại với Bách Cầm Thần Quân, Ân Hiệp Quỷ như càng đánh càng hăng, Liễu Sở Thủy của lão múa ra, tiếng gió rít lên vèo vèo. Chính tiếng gió của Liễu Sở Thủy đã làm cho Ân Hiệp Quỷ hăng say trong trận chiến.

Ân Hiệp Quỷ tấn công Bách Cầm Thần Quân luôn ba chiêu một lúc rồi trở qua công Đặng Thu Huệ, lối đánh này làm cho cha con Bách Cầm Thần Quân tay chân cuống quít.

Lý Thanh Hùng thấy tình thế lúc này chàng lo lắng vô cùng.

Truy Vân Thần Khất tấn công Sinh Tử Phán Quan tới tấp, thừa cơ hội đó lão đưa mắt ngó về phía cha con Bách Cầm Thần Quân.

Đột nhiên Truy Vân Thần Khất đổi lại thế công, lão dùng tay phóng ra “Huyền Thiên khí công” kèm theo một luồng gió mạnh cuốn ào tới Sinh Tử Phán Quan. Vì quá tức mà Truy Vân Thần Khất đã ra tay, sức gió quả thật là khiếp ngời.

Sinh Tử Phán Quan đã bị Truy Vân Thần Khất dùng “Huyền Thiên khí công”, nếu không phải vì bên Bách Cầm Thần Quân bị nguy hiểm như vậy, Truy Vân Thần Khất chỉ cần dùng “Truy Vân Thủ” thì cũng đủ hạ Sinh Tử Phán Quan rồi cần gì dùng đến “Huyền Thiên khí công”.

Sinh Tử Phán Quan thấy Truy Vân Thần Khất dùng đến “Huyền Thiên khí công” lão rất lo ngại cho số phận của mình. Lão vội đưa tay trái lên gây ra một lớp màn bút.

Còn tay phải thì lão vận lực tống ra một chởng để chận lại thế công của Truy Vân Thần Khất!

Đột nhiên...

“Đùng...”

Hai luồng khí chạm nhau “Huyền Thiên khí công” của Truy Vân Thần Khất tống mạnh tới.

Sinh Tử Phán Quan chỉ còn cảm thấy một luồng sức mạnh gần ngàn cân, tống thẳng vào ngực lão. Sinh Tử Phán Quan không còn cách nào tránh khỏi, lão bị sức chưởng đó tống ra xa ba trượng, té nhào xuống đất, máu trào ra lai láng, thân hình lão mềm như cọng bún, hơi thở chỉ còn thoi thóp.

Cũng ngay lúc ấy bên phía Bách Cầm Thần Quân lại vang lên một tiếng kêu thảm thiết.

Truy Vân Thần Khất vội quay đầu ngó lại, bất giác lão la lên một tiếng hoảng hốt, rồi nhảy lẹ về phía Bách Cầm Thần Quân.

Lý Thanh Hùng còn lẹ hơn Truy Vân Thần Khất, tiếng kêu thảm kia cha dứt thì chàng đã nhảy tới trước mặt Ân Hiệp Quỷ.

Bách Cầm Thần Quân bấy giờ đã nằm trên vũng máu. Nơi bụng lão nứt ra một lỗ to bằng khủy tay, máu chảy đầy cả mình, coi bộ không còn phương pháp cứu chữa nữa.

Đặng Thu Huệ cũng quăng đi cây kẹp tóc, nàng tới qùy xuống, ôm lấy thân thể của cha nàng khóc rất thảm thiết.

Ân Hiệp Quỷ cầm lấy Sở Thùy còn dính máu tơi, miệng cười lạnh nhạt ra vẻ rất là đắc ý.

Lý Thanh Hùng thấy vậy tức giận vô cùng, chàng lấy hơi vận đủ mười thành công lực rồi nói :

- Lão quỷ kia, bây giờ đến lượt của ngươi nộp mạng.

Vừa dứt lời Lý Thanh Hùng đẩy mạnh đôi chưởng ra, vang lên mấy tiếng “rẹt rẹt” sức gió mạnh vô cùng, đánh tới trước ngực của Ân Hiệp Quỷ.

Ân Hiệp Quỷ coi thế chưởng đó không ra gì, nên lão không thèm né tránh, lão còn đưa lên một chưởng đỡ lấy chưởng lực của Lý Thanh Hùng. Thân hình lão chẳng lùi lại mà còn bước tới một bước.

Độc Nhãn Ma đứng một bên, thấy Ân Hiệp Quỷ quá khinh địch như vậy nên vội la lên một tiếng :

- Coi chừng!

Tiềng “chừng” của Ịộc Nhãn Ma còn chưa dứt, thì hai luồng chưởng đã chạm nhau trên không và phát ra một tiếng nổ đến điếc cả tai của mọi người.

Thân hình to lớn của Ân Hiệp Quỷ nặng đến trăm cân, mà phải bay ra xa cả trượng “bịch” cả thân hình của Ân Hiệp Quỷ đập vào một tảng đá lớn ở phía sau, chiếc sọ của Ân Hiệp Quỷ bể ra làm bốn mảnh, óc văng tứ tung, trông thật là gớm ghiếc.

Truy Vân Thần Khất thấy cái chết của Ân Hiệp Quỷ, lão vui sướng la to lên mấy tiếng.

- A di đà Phật! Thật là đáng đời, đáng đời lắm...

Độc Nhãn Ma thấy một tên thư sinh bệnh hoạn, sức trói gà không chặt, thế mà chỉ đưa ra một chưởng đã giết được một người trong “Thất Quỷ” của “Thiên Sơn”.

Bất giác Độc Nhãn Ma giật mình, lão quay đầu lại nhìn đồng bọn, có năm người đã bị chết hết hai, còn hai bị thương nằm đó. Tuy bên Bách Cầm Thần Quân cũng chết mất một người, nhưng phe bại vẫn là phe của lão.

Độc Nhãn Ma không còn mặt mũi nào đứng đây nữa. Mặt lão buồn hiu hất hàm nói với Truy Vân Thần Khất :

- Cuộc chiến hôm nay tạm chấm dứt nơi đây, hai người chết này ngày sau sẽ có kẻ báo thù cho họ, hôm nay lão phu tha mạng cho các ngươi. Nhưng hai thi thể này, các ngươi phải chôn cất cho tử tế.

Dứt lời Độc Nhãn Ma liền quay lại dẫn hai người bị thương ra đi, không nói thêm lời nào.

Truy Vân Thần Khất lạnh lùng nói :

- Lão ma không biết xấu hổ mà còn nói nhiều, ngày nào còn lão ăn mày này, ta còn báo thù ngày đó.

Những lời ấy Truy Vân Thần Khất nói rất to. Độc Nhãn Ma nghe rõ cả, nhưng lão làm ra vẻ không nghe, im lìm bước đi, không quay đầu lại.

Hành đông này của Độc Nhãn Ma không phải vì võ công của lão thua kém Truy Vân Thần Khất hay là chàng thư sinh yếu đuối. Chỉ vì lão đang có một âm mưu ác độc hơn. Lão cần về Phi Long bang gấp để gặp Thiên Diện Nhân Ma, sắp đặt lại chương trình bào thù cần thiết.

Lão đang nghĩ đến việc thu phục các phái trong võ lâm để đầu nhập vào Phi Long bang.

Lúc này Đặng Thu Huệ đã tỉnh dậy. Nàng nhìn chầm chập vào thi thể của cha nàng. Đặng Thu Huệ thấy sắc mặt cha nàng không có vẻ đau khổ gì cả, nàng đoán biết cha nàng cũng vui vẻ chấp nhận cái chết, vì trước khi chết lão được nghe tiếng kêu thảm thiết của địch thủ. Bách Cầm Thầm Quân đã nhìn thấy người trả thù cho mình trước khi chết. Lão định ôm choàng lấy người thiếu niên để cám ơn hay nói một lời gì, nhưng sức lão đã yếu, lão chỉ nhổm dậy đơực một tí rồi lại phải ngã ngào xuống trở lại, lão hối hận vì trước kia đã có một vài hành động và ý nghĩ không hay về thiếu niên này.

Bây giờ trên mảnh đất trống, ngoài khu rừng Bách Cầm Cư còn có ba xác chết nằm dài trên thảm cỏ, còn ba kẻ sống, một già, một trẻ và một cô gái đứng im lìm nhìn sững bãi chiến, không ai nói với ai lời nào, vẻ mặt họ u buồn, thỉnh thoảng hiện lên một vài điểm hài lòng.

Truy Vân Thần Khất điều khiển bọn gia đinh lo an táng thi hài của Bách Cầm Thần Quân. Luôn tiện lão sai hai người chôn luôn hai xác của Sinh Tử Phán Quan và Ân Hiệp Quỷ.

Thấy Đặng Thu Huệ đau khổ lo buồn, Truy Vân Thần Khất quay lại an ủi nàng vài câu :

- Lịnh tôn đã chết, cháu cũng chớ buồn nhiều, chỉ thêm vô ích, lão ăn mày ta sẽ cùng tiểu đệ Lý Thanh Hùng ở lại vài ngày sau khi chôn cất xong cha cháu. Lão cũng sẽ thu xếp việc nhà đưa cháu cùng đi theo như lời đã hứa với cha cháu ban sáng.

Ngừng giây lát rồi lão nói tiếp :

- Người chết rồi không sống lại được, cháu chớ có lo buồn, cháu cần phải cố gắng luyện tập lại võ công của ba cháu đã truyền lại. Việc báo thù là vấn đề cần nhất. Song Huyết Kiếm này là báu vật gia truyền của nhà họ Đặng, cháu phải cất cho kỹ, sau này nhờ vào nó để giết kẻ địch. Trách nhiệm của cháu thật là to lớn. Lão ăn mày này muốn lợi dụng cơ hội này dạy cho cháu “Huyền Thiên khí công”. Lão sẽ mượn đỡ quý cư làm nơi tập luyện. Cháu phải cố gắng thu thập vài món tuyệt nghệ của ta và của Hùng đệ mới có thể hộ thân trong lúc này.

Đặng Thu Huệ nghe Truy Vân Thần Khất nói hai người sẽ ở lại, và nàng còn được Lý Thanh Hùng dạy võ cho, nàng rất là vui mừng, nàng quên đi tất cả buồn phiền về cái chết của cha nàng. Nàng nói :

- Thật thế sao? Thúc thúc!

Rồi nàng quay mặt về phía Lý Thanh Hùng nói tiếp :

- Hùng ca, anh thật dạy cho em phải không? Em mừng quá anh à!

Việc dạy võ cho Đặng Thu Huệ, chỉ là ý kiến của Truy Vân Thần Khất.

Chàng trẻ tuổi như thế này làm sao dám thâu đồ đệ. Nhưng trước sự mừng rỡ của Đặng Thu Huệ chàng thật không biết nói thế nào, vì chàng không muốn làm cho nàng thất vọng trong lúc này.

Lý Thanh Hùng vui vẻ đáp :

- Huynh chỉ học được chừng đó, làm sao dạy cho muội được. Tốt nhất muội nên xin Triệu lão ca dạy cho vài đường “Truy Vân Thủ” của người còn hơn.

- “Truy Vân Thủ” muội cũng học, mà huynh cũng phải dạy cho muội nữa, nếu không muội không chịu đâu!

Truy Vân Thần Khất thấy vậy lão cười ha hả :

- Thật cái con nhỏ này khó tính, xin làm đồ đệ mà không chịu bái lạy sư , còn ra tuồng nhỏng nhẽo mà bắt buộc người ta mới lạ chứ!

Rồi lão quay sang nói với Lý Thanh Hùng :

- Còn cái ông “ân sư” này nữa. Cứ đẩy tới đẩy lui mà từ chối hoài. Có nhận dạy cho người ta hay không thì nói toạc ra đi. Cần gì phải từ chối khéo như vậy?

Truy Vân Thần Khất tưởng rằng Lý Thanh Hùng chỉ khiêm nhường thế thôi, trước sau gì chàng cũng nhận dạy Đặng Thu Huệ. Ngờ đâu Lý Thanh Hùng đã nhất định không nhận dạy cho Đặng Thu Huệ.

Lão hờn dỗi nói với Lý Thanh Hùng :

- Hùng đệ, nếu đệ không nhân dạy cho nàng thì lão ăn mày này đi ngay. Đệ có nhận dạy cho nàng không thì cứ lên tiếng?

Biết có từ chối cũng không được, Lý Thanh Hùng đành phải gật đầu cười nói :

- Tiểu đệ xin nhận lời, còn lão ca cũng không được từ chối “Truy Vân Thủ” đấy! Tiểu đệ cũng muốn nhờ lão ca chỉ lại cho vài thủ nữa đấy!

Dứt lời Lý Thanh Hùng quay đầu lại nói với Đặng Thu Huệ :

- Huệ muội! Thật tình mà nói, võ công của huynh chưa có là bao, tuổi tác của đôi ta chỉ hơn kém nhau có hai tuổi. Huynh đâu có dám làm sư phụ của muội. Thôi từ mai trở đi, chúng ta cùng nhau nghiên cứu là được rồi, cần gì phải lễ nghi xin làm đệ tử.

Đặng Thu Huệ nghe thế vui mừng vô cùng. Nàng nắm lấy tay của Truy Vân Thần Khất và Lý Thanh Hùng kéo mạnh mà nói :

- Truy bá bá và Hùng ca thật là với tiểu nữ, giá như còn...

Không biết vì quá mừng, hay vì nghĩ đến cha nàng, nên nàng không nói hết câu... nghẹn trào nước mắt.

Truy Vân Thần Khất thấy thế nên nói :

- Coi kìa chuyện gì mà khóc! Thôi chúng ta đi coi thử bọn gia đinh làm tới đâu rồi.

Đám tang trong nhà họ Đặng đặt dưới quyền Truy Vân Thần Khất chỉ huy, nên đã được lo chu đáo. Đâu đấy xong xuôi trong vòng một ngày mà thôi.

Lo đám tang xong, Truy Vân Thần Khất giao cho Lý Thanh Hùng một vài việc, rồi mượn một gian phòng yên tĩnh, đóng cửa sổ lại để làm nơi dạy võ cho Đặng Thu Huệ.

Muốn học hết Truy Vân Thủ phải tốn ít nhất bốn năm tháng mới xong, đó chỉ là nói đến những người sáng suốt, hiếu học. Còn người tầm thường phải tốn mất vài ba năm hoặc cả đời mà cũng không thụ huấn hết.

Gian phòng đóng cửa cả ngày lẫn đêm, chỉ trừ đến giờ ăn Truy Vân Thần Khất mới cho người đến gọi, còn ngoài ra không cho ai lui tới. Lão rất sợ đến tai mắt của bọn quần ma Phi Long bang.

Đã mấy ngày qua Lý Thanh Hùng không thấy được hình bóng của Đặng Thu Huệ, chàng cảm thấy hiu quạnh vô cùng, cả ngày hết đứng lại ngồi.

Qua ngày thứ năm vì quá buồn nên vừa ngủ dậy Lý Thanh Hùng đã chạy ra vườn, dợt lại mười bốn đường “Không Không chưởng” rồi dùng một cây trúc làm kiếm, chàng múa lên mười sáu chiêu “Không Không kiếm pháp”.

Thình lình có tiếng cười gần đó :

- Kiếm pháp thật hay tuyệt.

Chàng vội ngừng tay, quay đầu lại. Bỗng dưng sự vui mừng hiện rõ trên nét mặt chàng. Chàng vội nói :

- Huệ muội! Huynh...

Lý Thanh Hùng định nói “Huynh nhớ muội muốn chết”! Nhưng chàng không có can đảm nói rõ ý nghĩ của mình trước mặt nàng.

Tuy Đặng Thu Huệ tuổi còn nhỏ, nhưng nàng cũng biết được chút ít tâm lý đàn ông.

Nàng hiểu Lý Thanh Hùng định nói gì, nên nàng mắc cỡ, mặt nàng đỏ bừng rồi cúi gằm xuống đất.

Lý Thanh Hùng thấy vậy quýnh cả người :

- Huệ muội! Muội khỏe không?

Đặng Thu Huệ tỏ vẻ ngạc nhiên mà hỏi lại :

- Muội đâu có bệnh gì đâu sao anh hỏi khỏe với không? Ai nói với huynh là muội bệnh?

- Không ai nói với huynh cả. Huynh chỉ đoán vậy thôi.

Đặng Thu Huệ làm ra vẻ trẻ con, cười nói :

- Huynh cứ nghĩ chuyện bất lợi cho muội mà thôi.

- Không phải thế! Vì huynh thấy cả mấy ngày nay muội không ra ngoài nên đoán như vậy thôi.

- Muội đâu có bệnh hoạn gì đâu? Chỉ vì không muốn gặp huynh nên không ra đó thôi.

- Tại sao thế Huệ muội! Huynh có việc gì?

- Coi bộ tướng của huynh nóng nảy thật là vui. Nói cho huynh biết, không có tại sao cả, chỉ vì không muốn ra thôi.

Lý Thanh Hùng thấy nàng cười chúm chím, nên chàng hơi yên tâm hỏi :

- Sao hôm nay muội lại ra?

- Muội thích ra thì ra! Huynh muốn cấm muội sao?

Lý Thanh Hùng lắc đầu ra vẻ không tin, chàng nghĩ mình đừng nói gì cả là hay hơn, nói ra gì cũng sai cả, chỉ có nàng mới đúng thôi.

Lý Thanh Hùng nói :

- Huệ muội! Huynh định ngày mai đi đấy!

Đặng Thu Huệ trợn tròn mắt, nàng không hiểu gì cả, vội hỏi :

- Sao vậy! Muội không chịu đâu!

Lý Thanh Hùng làm ra vẻ cương quyết nói :

- Muội không chịu huynh cũng đi, ở đây buồn quá, muội núp hoài trong phòng không ra. Còn Truy lão ca cũng ở luôn trong ấy, bỏ lại mình huynh ở ngoài này làm sao huynh chịu được.

Thật ra Lý Thanh Hùng đâu có định đi, chàng nói vậy để đoán tâm lý xem phản ứng của Đặng Thu Huệ thế nào mà thôi, quản nhiên như ý nghĩ của Lý Thanh Hùng.

Vừa nghe thấy thế Đặng Thu Huệ tỏ vẻ lo lắng và buồn rầu. Nàng nói :

- Hùng ca! Huynh đừng đi, bắt đầu từ mai muội sẽ ra ngoài với huynh, không ở trong phòng nửa đâu, huynh dạy võ công cho muội nhé! Dạy hết rồi chúng ta cùng đi luôn một thể, thế nào? Huynh đồng ý không?

Thấy vẻ hối hả lo buồn của Đặng Thu Huệ, Lý Thanh Hùng đắc ý, chàng cười to nói :

- Ha! Ha! Muội bị huynh phỉnh rồi, huynh đâu có ý định đâu, làm sao huynh có thể xa muội được, như muội đã xa lánh huynh trong suốt mấy ngày qua vậy được.

Đặng Thu Huệ mới vừa nghe nói mình bị phỉnh, mặt đỏ bừng, vội chắp hai tay lại đánh ra một quyền tới Lý Thanh Hùng. Miệng nói :

- Không chịu. Huynh có ý phỉnh muội.

Lý Thanh Hùng dịu giọng nói với nàng.

- Thôi bây giờ huynh đưa muội đi chơi để bù lại những lời nói phỉnh.

Hai người đưa nhau đi thẳng vào rừng, mãi đến trưa đúng bữa ăn mới về tới nhà.

Từ đó trở đi, buổi sáng nào Đặng Thu Huệ cũng ra tìm Lý Thanh Hùng mà học lấy vài đường tuyệt nghệ.

Lý Thanh Hùng thật tâm truyền đạt không tiếc một đường gươm.

Việc trước tiên là Đặng Thu Huệ ôn luyện cho thật thông hết “Bách Cầm chưởng” trong giai đoạn đầu Lý Thanh Hùng cũng phải học ở nàng vài đường trong “Bách Cầm chưởng”. Tiếp theo Đặng Thu Huệ ôn luyện đến “Bách Cầm kiếm pháp” là hai môn do cha nàng sáng tạo ra, Đặng Thu Huệ ôn luyện thật thông thạo hết hai môn này rồi Lý Thanh Hùng mới chịu dạy những môn khác của chàng.

Lý Thanh Hùng nghĩ rằng trước khi thụ giáo, nàng phải thông thạo những đường của cha nàng vì đó có thể gọi là môn gia truyền rất quan trọng, Đặng Thu Huệ thấy chàng nghĩ có lý nên nàng không một lời cãi lại.

Tuy Bách Cầm Thần Quân đã chết, nhưng tên tuổi của ông sẽ còn lưu truyền mãi trong chốn giang hồ, vì con gái ông sẽ kế tiếp sử dụng những gì ông đã sáng tạo ra trong suốt thời gian góp mặt với giang hồ.

Lý Thanh Hùng đứng bên xem Ịặng Thu Huệ Ôn tập lại nhừng đường kiếm Bách Cầm Thần Quân, thỉnh thoảng chàng lại góp thêm ý kiến và sửa đổi đôi chút, rồi thêm vào một hai chiêu mà chàng tự sáng chế từ trong “Bách Cầm chưởng” và “Bách Cầm kiếm pháp” vì thế bộ “Bách Cầm chưởng” sau này còn hoàn tất hơn xa nhiều.

Đặng Thu Huệ phần vì trả thù vì cảm kích “sư phụ” trẻ tuổi này, nên nàng ra công khổ luyện thêm.

Chỉ trong vòng một tháng nàng đã thuộc lòng tất cả những gì trong “Bách Cầm chưởng” tháng thứ hai nàng luyện qua “Bách Cầm kiếm pháp”.

Lý Thanh Hùng thấy kiếm pháp đó thật là huyền bí. Có đôi lúc chàng cũng dùng một thanh trúc cùng Đặng Thu Huệ nghiên cứu với nhau.

Lý Thanh Hùng thầm nghĩ :

“Kỳ lạ thật! Theo lý thì kiếm pháp này thật là huyền bí, là một bộ kiếm pháp độc thủ, sao Bách Cầm Thần Quân lại không có thể phát ra được uy lực để phải chết vì tay hắc đạo Ân Hiệp Quỷ. Ý nghĩ này làm chàng nghĩ mãi không ra. Chàng biết rằng trong đó còn những đường bí ẩn mà Bách Cầm Thần Quân chưa thông qua được”.

Nghĩ như vậy chàng cố công tìm tòi, nghiên cứu thật kỳ từng đường một để lấy ra những đường tuyệt mỹ, sửa bỏ những đường tầm thường. Quả nhiên, nửa tháng sau Lý Thanh Hùng đã sắp đặt ra phương pháp học luyện kỹ càng.

Sắp đặt xong xuôi, Lý Thanh Hùng và Đặng Thu Huệ cùng nhau học tập.

Quả nhiên, theo phương pháp mới của chàng, Đặng Thu Huệ học rất nhanh, kiếm pháp thật phi thường, uy lực tăng lên gấp bội phần khi trước.

Hai người đem hết tâm lực, học luyện ngày đêm, chỉ trong vòng hai tháng họ đã học hết ba mươi bốn chiêu trong số ba mươi sáu chiêu của “Bách Cầm kiếm pháp”.

Hai chiêu còn lại chàng đã hết sức suy nghĩ nhưng vẫn không nghĩ ra được.

Với ba mươi bốn chiêu đó thôi, cũng đủ làm cho Đặng Thu Huệ hơn người không ít, kiếm thuật của Đặng Thu Huệ lúc bây giờ đã hơn xa cha nàng lúc trước, thành tích thu lượm được sau gần bốn tháng học tập nàng đã có thể là đối thủ của kẻ thù.

Học xong hai môn “Bách Cầm Chưởng” và “Bách Cầm kiếm pháp” Lý Thanh Hùng dạy cho nàng luyện tập nội công, với kiếm pháp của nàng thêm vào nội công tinh luyện thì giang hồ võ lâm khó có người là đối thủ.

Bởi vậy, qua tháng thứ năm, Lý Thanh Hùng dạy cho Đặng Thu Huệ về nội công và khinh công.

Lý Thanh Hùng bắt Đặng Thu Huệ phải tranh thủ thời gian mà ráng luyện tập, vì quá mến chàng, nên Đặng Thu Huệ không bao giờ sai ý của Lý Thanh Hùng.

Chỉ cho Đặng Thu Huệ xong phép khinh công, Lý Thanh Hùng lại phải lâm vào cảnh hiu quạnh của những ngày đầu, vì Đặng Thu Huệ ngày đêm ở mãi trong phòng mà luyện tập.

Đặng Thu Huệ luyện mãi đến gần một tháng rỡi mới tinh thông cả khinh công.

Luyện tập thành công rồi, Đặng Thu Huệ hết đỗi vui mừng, nàng chạy rội ra ngoài tìm Lý Thanh Hùng.

Vừa gặp mặt Lý Thanh Hùng nàng vui mừng khôn xiết, vui cười đến ứa nước mắt : :

- Hùng ca! Muội thuộc hết cả rồi, muội đội ơn huynh nhiều quá!

Lý Thanh Hùng chỉ nói :

- Đi Huệ muội!

- Đi đâu?

Lý thanh hùng không nói gì thêm, vội nắm tay của nàng dắt đi...

Hai ngời đi đến một khoảng đất rộng. Lý Thanh Hùng dừng lại nói với Đặng Thu Huệ :

- Bây giờ muội phải dượt qua một lượt, tất cả nhừng gì mà em đã học trong sáu tháng qua cho huynh xem.

- Ừ! Vậy mà không nói cứ dắt người ta đi làm người ta hồi hộp muốn chết.

- Huệ muội! Phải dượt lại cho đầy đủ, không được bỏ một cái gì.

- Được rồi!

Vừa dứt lời thân hình Đặng Thu Huệ đã bay lượn trên không. Nàng dùng kiếm dài của Bách Cầm Thần Quân diễn ra từng chiêu thức một, thân pháp nhẹ nhàng, lanh lẹ trông đẹp mắt vô cùng, nàng múa kiếm tạo thành một vùng sáng lạnh băng, chớp nhoáng, với những đường “Bách Cầm chưởng” và “Bách Cầm kiếm pháp” hợp cùng “Hỗn Nguyên công” uy lực thật là phi thường.

Lý Thanh Hùng thầm nghĩ :

“Chỉ có vỏn vẹn một tháng mà nàng đã thu thập đến sáu, bảy phần khinh công, hợp với kiếm pháp kỳ diệu này nàng đã có được tám, chín phần công lực”.

Chẳng mấy chốc Đặng Thu Huệ đã diễn qua tất cả, sau khi nàng diễn hết “Bách Cầm kiếm pháp”. Lý Thanh Hùng liền nói :

- Rất hay! Rất hay! Và kỳ lạ nữa, nhưng huynh nghĩ hai chiêu chót không được tầm thường như vậy, ba mươi bốn chiêu trước chiêu nào cũng uy lực cũng phi thường, thế thì hai chiêu chót sao lại có thễ tầm thường như vậy được. Ghê gớm lắm mới phải chứ?

Đặng Thu Huệ cũng đồng ý với Lý Thanh Hùng như thế, nàng cũng biết hai chiêu chót không đủ uy lực như ba mươi bốn chiêu trước, nhưng cố công học mãi cũng không thể nào thông suốt được.

Nàng vội nói :

- Huynh nghiên cứu lại rồi chỉ cho muội hai chiêu cuối cùng cho hoàn tất huynh nhé!

Lý Thanh Hùng nghẫm nghĩ một hồi, ôn lại những đường trong “Bách Cầm kiếm pháp” mà Đặng Thu Hụê vừa mới diễn ra. Đột nhiên chàng nói :

- “Bách Cầm kiếm pháp” này hình như không phải hoàn toàn do cha muội sáng chế ra. Trong đó chỉ có bảy tám phần có động tác như chim bay, còn bao nhiêu đều là tuyệt chiêu của các phái cả. Càng kỳ lạ hơn đều là kiếm pháp của sư phụ anh cũng có vài chiêu trong đó, không phải anh khinh thường lịnh tôn, nhưng là của lịnh tôn sáng chế ra sao lại không truyền dạy cho muội mà phải dấu lại. Và nếu là của riêng lịnh tôn thì đã không thể nào thua Sinh Tử Phán Quan và Ân Hiệp Quỷ được.

Ngừng giây lát chàng nói tiếp :

- Võ công của muội hiện giờ đã cao hơn lịnh tôn nhiều rồi. Trong Tam bang không có người nào có thể địch lại nhưng nội công của em còn kém lắm, nếu nội công của muội mà bằng được của cha muội thì giang hồ này khó tìm ra đối thủ.

Nghe thế Đặng Thu Huệ vội nói :

- Nhưng cha muội nói là do ổng sáng tạo ra kia mà.

- Phải không? Nếu vậy thì là một điều lạ kỳ khó hiểu.

- Muội có thấy qua kiếm phổ chưa?

- Thấy rồi! Là một cuốn có bìa dày, màu xanh, trên bìa có đề bốn chữ “Bách Cầm kiếm pháp”.

- Muội có thể nào lấy cho huynh coi qua được không?

- Được chứ! Không có gì muội phải dấu huynh cả. Thôi chúng mình đi.

Hai người liền chạy về phòng của Bách Cầm Thần Quân. Đặng Thu Huệ liền lấy cuốn “Bách Cầm kiếm pháp” đưa ra cho Lý Thanh Hùng coi.

Coi xong Lý Thanh Hùng nói :

- Ừ!... Muội có thấy những sự khác lạ trong cuốn sách này không?

- Muội không thấy gì cả.

- Đây hoàn toàn không phải là một tập kiếm phổ do cha muội sáng chế ra. Nếu là vật gia truyền thì ít nhất nó cũng đã có từ thời ông nội của muội. Cha muội chỉ có công để vào nơi bìa bốn chữ “Bách Cầm kiếm pháp” mà thôi. Chỉ cần nhìn vào giấy là hiểu ngay quyển kiếm phổ này là một vị tiền bối dị nhân để lại, nên cha muội đã làm bìa trở lại rồi đặt tên cho nó là “Bách Cầm kiếm pháp”. Kiếm pháp này kỳ diệu vô cùng, nếu muội chịu khó khổ công mà luyện tập cho hết thì thành tích đó không thể nào lường trước được.

- Không! Muội không học nó nữa đâu.

- Tại sao?

- Đã không phải của cha muội thì học nó làm gì?

- Muội nghĩ như vậy là sai rồi.

Ngừng giây lát Lý Thanh Hùng nói tiếp.

- Thiên hạ giang hồ, chỉ một mình cha muội mới có được tập sách quý. Khi còn sống cha muội đã xem nó như một bảo vật, giữ gìn kỹ lưỡng, giờ cha muội đã chết, muội là người thừa kế, cố gắng phát triển ra mà học hỏi cho hết, thế không phải là một biểu hiện của lòng hiếu thảo sao, muội lại định bỏ không học. Nếu cha muội mà biết được, ở suối vàng không khỏi ngậm ngùi.

Nghe Lý Thanh Hùng nói thế Đặng Thu huệ hối hận vô cùng, nàng tự trách mính quá nông nổi, chẳng biết suy nghĩ điều gì, nàng vội nói :

- Hùng ca huynh nói đúng lắm! Vì muội quá cạn suy nghĩ nên không biết đến việc hiếu thảo và ích lợi về sau, muội xin hứa cùng huynh và vong hồn của cha muội nguyện đem hết tâm lực học hỏi ở cuốn này.

Nghe Đặng Thu Huệ nói thế Lý Thanh Hùng có vẻ rất hài lòng chàng nói :

- Đáng buồn nhất là hai chiêu cuối chúng ta nghĩ không ra.

Chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày Truy Vân Thần Khất xuất quan, trong thời gian vắng mặt lão ăn mày, trong nhà coi như chỉ có hai người mà vẫn không có việc gì xảy ra giữa họ thật là một chuyện bất ngờ, đó không phải vì họ sợ gì hay không còn yêu nhau như đêm đầu gặp gỡ.

Thời gian qua đã nuôi dưỡng tình yêu của họ những vì họ lo việc luyện võ nên không cho phép họ nghĩ đến vấn đề tình cảm, yêu thương.

Đột nhiên, có một đệ tử chạy vội vào báo với Đặng Thu Huệ.

- Bẩm tiểu thơ! Trước cửa có người đang cần gặp lão chủ nhân.

Lý Thanh Hùng giật mình. Vội hỏi :

- Ai! Cả thẩy mấy người?

- Dạ thưa công tử; Hai người, một trung niên và một tiểu đồng!

- Họ thấy tôi, cứ la to đòi gặp lão chủ nhân hay là tiểu thơ cũng được.

Lý Thanh Hùng nghĩ mãi không ra họ là ai, chàng vội nói :

- Chúng ta hãy ra coi thử xem sao.

Dứt lời ba người chạy thẳng về phía cổng, đến nơi họ không thấy một bóng người nào.

Lý Thanh Hùng đột nhiên nói :

- Nguy rồi! Chúng ta đã bị trúng kế.

Nói xong, chàng liền quay đầu lại chạy thẳng vào nhà. Đặng Thu Huệ và người đầy tớ không hiểu được Lý Thanh Hùng đang nghĩ gì. Trúng kế mà kế gì? Cả hai chỉ biết quay người lại, chạy theo...

Bỗng có tiếng của người lạ nói :

- Khoan đã! Đó là luật tiếp khách của Bách Cầm Cư các người sao?

Dứt lời từ trên tàn cây, hai bóng người rơi xuống, tên đầy tớ vội la lên :

- Phải rồi! Chính là hai người này.

Hai người lạ đã đứng sừng sững trước mặt, Lý Thanh Hùng chừng bốn năm bước.

Ngời trung niên mặc đồ nho phục, rách nát vá gần trăm mảnh, đầu đội một chiếc mũ nhà nho, chân mang giày vải màu tro, tuổi tác độ chừng ba bốn mươi.

Tuy quần áo rách rới nhưng sạch sẽ vô cùng, da thị người trung niên trắng như ngọc, theo sau là một chú tiểu đồng tuổi vừa lên bảy cũng nghèo nàn, đầu để chòm, da mặt hồng hào, mũi cao, trán rộng, mắt tròn trông thật dễ thơng.

Lý Thanh Hùng thấy họ ra vẻ người chính phái chứ không phải kẻ bảo tàn, chàng bước tới chắp tay nói :

- Tại hạ đến chậm, xin hai vị chớ trách, xin hỏi hai vị đến đây có việc gì?

Đặng Thu Huệ thấy cử chỉ của ngời lạ, nàng cười ra tiếng rồi nói :

- Ê! Người cần tìm cha ta có việc gì? Cha ta không có ở nơi này, có việc gì người cứ nói với ta là được rồi.

Bỗng thằng nhỏ nói :

- Ông nội! Bà đó nói chuyện sao mà vô lễ quá, ông nội để con đi đánh bả một bạt tai.

Người trung niên nhìn thằng nhỏ mà quát lớn :

- Ngươi không nên nói bậy! Coi chừng ta đánh ngươi bây giờ.