Dưới Vẻ Bề Ngoài

Chương 20: Màu đen (02)



9 giờ sáng thứ Hai, một chiếc xe tải chở 5 tấn đường cát đang tiến vào trung tâm Paris thì bị cảnh sát chặn lại.

9 giờ 30 phút, đội cảnh sát đặc nhiệm Pháp bắt được bảy kẻ tình nghi đang trà trộn trong nhóm du khách xếp hàng vào bảo tàng Louvre. Cùng lúc đó, một đội đặc nhiệm khác cạy cửa căn phòng kí túc xá của nhân viên cao cấp. Mười phút sau, họ tìm được trong căn phòng đó chục khẩu tiểu liên và nhiều loại đạn dược.

Đúng 10 giờ, cơ quan tình báo Paris mở họp báo.

Cục trưởng cục tình báo đứng chủ trì, trước mặt các phóng viên tuyên bố họ đã thành công khiến kế hoạch khủng bố bảo tàng Louvre phá sản.

Cách đây hai tháng, một nhóm phần tử cực đoan đạo Hồi nhập cảnh vào Pháp qua đường biển và hàng không, tiến về Paris. Nhóm này gồm mười một người, trong đó có bốn tên cài bom trong các viên nhộng quấn quanh người, cầm hộ chiếu Bỉ thành công đi qua cửa hải quan ở sân bay Paris, nhập hội với đồng bọn đã ở sẵn đó.

Bọn khủng bố mua chuộc nhân viên cấp cao của bảo tàng Louvre, chia làm nhiều đợt tuồn súng AK47 vào khu ký túc xá nhân viên. Hai gã khác nguỵ trang thành tài xế lái xe tải, chở năm tấn đường cát từ cảng Marseille đến Paris, lẫn trong năm tấn đường này có đến 100kg thuốc nổ.

Những đối tượng tưởng chừng không liên quan đến nhau này đều có một mục đích duy nhất là thực hiện nhiệm vụ khủng bố mang tên 'Cơn lốc hoàn mỹ'.

Trong kế hoạch 'Cơn lốc hoàn mỹ', bảy tên khủng bố sẽ đóng giả du khách, mua vé vào tham quan bảo tàng Louvre. Sau khi vào được bên trong bảo tàng, bốn tên khủng bố liều chết sẽ lợi dụng đám đông để đến các khu vực trọng yếu kích hoạt bom, còn ba tên khủng bố khác mua chuộc nhân viên bảo tàng để họ dẫn đến góc kín lấy súng và nã đạn hàng loạt vào tất cả những người có mặt trong Louvre.

Tiết mục hạ màn chính là một chiếc vé đặc biệt tiến vào bảo tàng Louvre. Xe tải chở năm tấn đường trắng sẽ được kích nổ khi xông đổ cổng bảo tàng nổi tiếng. Một khi 100kg thuốc nổ được châm ngòi, tất cả sẽ giống như lời của bọn khủng bố: "Đây sẽ cơn lốc huỷ diệt hoàn mỹ nhất, mãi mãi khắc ghi trong trí nhớ của Châu Âu."

Mười một tên tội phạm này chưa từng gặp mặt, chúng chỉ có một điểm chung duy nhất: đều là người chơi PS4. Một năm trước, thông qua PS4, chúng sáng tạo ra một loại ngôn ngữ mới, thoát khỏi sự theo dõi tầng tầng lớp lớp của cảnh sát mạng.

Cục trưởng cục tình báo nói liên tục trong 3 phút 40 giây khiến toàn bộ phóng viên trong buổi họp báo tưởng như họ đã ngừng thở, sợ hãi đến mức không nói ra được một từ nào hết. Chuyện này nghe như một kịch bản phim Hollywood, từ kế hoạch, phương thức đến thủ đoạn đều phải nói là xuất sắc, không một kẽ hở.

Đèn flash loé lên hết đợt này đến đợt khác, cục trưởng cục tình báo tự hào nhìn thẳng về phía trước tựa như đang tuyên chiến với lũ khủng bố. Ông nhún vai, mỉm cười: "Nghe nói bọn chúng đã chuẩn bị xong tuyên bố thừa nhận (đã gây ra khủng bố) cũng như rượu champagne. Có lẽ chúng còn đang đợi đến 11 giờ để nghe điểm tin chính thức."

Theo lời thuật lại của các phóng viên, cơ quan tình báo Pháp đã ngăn chặn được một vụ khủng bố kinh hoàng mang tên 'Cơn lốc hoàn mỹ' hòng biến toàn bộ Paris thành kỳ đồ đá.



Đây là tin tức được người dân Paris tung hô tích cực nhất trong thời gian qua.

Một chuyên gia phân tích nổi tiếng cho hay, xác suất để tìm ra toàn bộ thông tin về kế hoạch, chỗ trú ẩn cũng như từng bước của kế hoạch khủng bố tỉ mỉ, tưởng như hoàn hảo này chỉ là 3%. Vậy mà cơ quan tình báo Pháp đã thành công bắt lấy 3% đó, khiến vụ khủng bố phá sản.

Trước đây, vì sự kiện khủng bố ở trụ sở Tuần san Charlie Hebdo, cục tình báo Pháp bị chỉ trích gay gắt. Giờ thì mọi thứ thay đổi, một số cơ quan tình báo của các nước bày tỏ mong muốn được hợp tác, học hỏi kinh nghiệm từ tình báo Pháp.

Ba ngày sau, một bức thư từ tổ chức khủng bố cực đoan Hồi giáo được gửi thẳng đến tổng cục tình báo Pháp.

Ngày 5 tháng 2, bọn khủng bố cực đoan phát biểu qua video trên website của chúng, tuyên bố: Chúng sẽ không bỏ qua cho tổ chức 1942 vì đã phá huỷ kế hoạch 'Cơn lốc hoàn mỹ' ở Louvre. Đồng thời chúng kêu gọi toàn bộ thành phần thánh chiến cùng chung sức chống lại tổ chức 1942 này.

Xem xong đoạn video của bọn khủng bố, một số người đã tò mò gõ 'tổ chức 1942' lên khung tìm kiếm của Google, nhưng có rất ít kết quả liên quan. Ở phần giới thiệu chung, một trang bách khoa điện tử có hiện một chút thông tin tóm tắt: Tổ chức này là một nhóm nhỏ tách ra từ Liên Xô, gồm các binh lính từng tham gia Thế chiến thứ Hai. Đặc điểm chung là những người ghét chế độ tư bản, trong nhóm có một số người là các tác giả, nhà trí thức, nghệ sĩ.

1942 là năm thành lập của nhóm, họ đã lấy luôn 1942 làm tên của tổ chức. Đến nay, tổ chức 1942 đều có người lãnh đạo mang họ Part. Văn bản tuyên bố thành lập tổ chức nay còn lưu lại ở một bảo tàng Liên Xô ghi: "Tổ chức chúng ta thành lập vào năm 1942. Ở đây, từ giờ phút này trở đi, chúng ta quên đi thân phận của mình, trở thành những nông dân chân chính. Nguyện vọng duy nhất của chúng ta chính là được sống, phát triển trên vùng đất bình yên, trù phú. Chúng ta có thể trồng khoai tây, lúa mạch, những quả nho tươi ngon. Khi màn đêm buông xuống, chúng ta có thể dựa vào bờ ruộng của mình uống rượu và thưởng thức âm nhạc."

Mấy chục năm sau, danh tiếng của tổ chức 1942 lan rộng khắp Liên Xô, rất nhiều người muốn gia nhập vào tổ chức.

Năm 1991, quá độ xã hội chủ nghĩa diễn ra, vô số các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nảy sinh, chủ tịch Xô Viết tối cao Gorbachev đệ đơn từ chức. Lúc này đây, khi Liên Xô tuyên bố giải thể, càng nhiều người tìm đến nhờ cậy tổ chức 1942.

Đến năm 2015, số lượng thành viên của tổ chức 1942 đã đạt một con số khổng lồ, gồm cả ngàn thành viên ở các tổ chức vệ tinh rải rác khắp Tiệp Khắc và Serbia. Tổ chức 1942 cũng thuộc số ít những tổ chức phi chính phủ ngầm có lịch sử hoạt động lâu dài từ năm 1942, đến nay đã được 3 đời lãnh đạo.

Văn phòng của lãnh đạo vẫn ở chỗ cũ khi bọn họ mới rời khỏi Liên Xô, với khẩu hiệu: Liên hiệp người vô sản. Lãnh đạo hiện tại có họ là Part, tên Artenza. Đó là tên anh chọn ghép bởi họ của người lãnh đạo tiền nhiệm và tên của mình. Anh còn có một cái tên khác là Lệ Liệt Nông, là tên của một người bạn thân thời niên thiếu của anh.

Anh là vị lãnh đạo đời thứ ba của tổ chức, là vị tân chủ tịch có thành tích xuất sắc nhất. Thành tích của anh còn khiến tên tuổi hai vị lãnh đạo trước đây trở nên lu mờ.

Artenza Part có một cái tên đầy chủ nghĩa anh hùng cá nhân thơ mộng mang tên Lệ Liệt Nông.

Điều khiến người khác líu lưỡi khi nhắc đến Lệ Liệt Nông chính là vị lãnh đạo thứ 3 của tổ chức 1942 đến tháng 2 năm nay mới vừa tròn 29 tuổi. Đây cũng là thông tin cá nhân duy nhất trên bách khoa điện tử về Lệ Liệt Nông. Tỉ lệ nghịch với những thông tin ít ỏi về tổ chức 1942, sự hứng thú, tò mò của mọi người về tổ chức này lại càng được khơi gợi mạnh mẽ.

Thậm chí bọn họ còn lấy các từ khoá để tìm trên mạng một lần nữa, bỗng phát hiện ra một bức ảnh Lệ Liệt Nông đi xã giao ở một bữa tiệc. Sau khi bức ảnh đó được tìm thấy, nó liền trở nên hot hơn bao giờ hết, người ta bình luận về nhân vật trong ảnh cứ như thể anh là minh tinh vậy.

Mà lực lượng fan hùng hậu của vị lãnh đạo thứ 3 của tổ chức 1942 phần lớn là các cô gái trẻ. Họ say sưa kể câu chuyện về anh như thể bản thân mình đã nhìn thấy ngoài đời thật:

Giữa tháng 4 năm 2009, khi vị lãnh đạo thứ 2 của tổ chức 1942 bị bắt ở Séc thì 10 ngày sau, khi trời đã khuya, 600 thành viên của 1942 chia làm ba đội vây quanh ngôi nhà của ba vị chính khách cao cấp trong chính phủ. Trong lúc ấy, người còn chưa lên vị trí lãnh đạo - Lệ Liệt Nông ngồi đàm phán với ba vị chính khách trong 100 phút.

Sáng sớm hôm sau, vị lãnh đạo thứ 2 của 1942 cùng Lệ Liệt Nông rời đi trên cùng một chiếc xe. Lúc 600 thành viên của tổ chức bí mật rút lui thì người nhà của ba vị quan chức kia vẫn đang say giấc nồng trên giường.



Mà trong buổi đàm phán tối hôm trước, mỗi bên đều lùi lại một bước. Tổ chức 1942 mỗi năm sẽ tài trợ cho chính phủ Séc thông qua hình thức nộp thuế, còn chính phủ Séc sẽ gây sức ép về phạm vi hoạt động của tổ chức 1942, không xâm phạm lợi ích chung, đồng thời sẽ mắt nhắm mắt mở với sự tồn tại của tổ chức.

Tháng 10 năm 2009, Lệ Liệt Nông chính thức trở thành vị lãnh đạo đời thứ 3. Mỗi thành viên nữ của tổ chức 1942 hôm đó đều tặng cho vị tân lãnh đạo một đoá hoa hồng. Ngày Lệ Liệt Nông nhậm chức, cả quảng trường rực đỏ bởi màu sắc của hoa. Bọn họ gọi tháng đó là tháng 10 hoa đỏ.

Lúc đó, Lệ Liệt Nông mới 23 tuổi, là vị lãnh đạo trẻ tuổi nhất trong lịch sử.

Vị lãnh đạo tiền nhiệm đã chào mừng người kế nhiệm bằng một bài toán vô cùng khó nhằn: Giải quyết vấn đề tài chính của tổ chức.

Dưới thời ông ta, nguồn thu duy nhất của 1942 là cung cấp dịch vụ lính đánh thuê. Chỉ với hoạt động này, vấn đề tài chính ngày càng trở thành thách thức cho 1942.

Năm 2015, báo chí công bố một phần tư liệu liên quan đến các công ty, các quan chức lớn ở Anh, Mỹ, Pháp sử dụng các phương thức trung gian rửa tiền, trốn thuế ở chiến trường Iraq, Libia, làm giàu cho túi tiền cá nhân. Phần tư liệu này dài năm trang, chỉ ra cái tên của một số thẩm phán ở Anh và Mỹ. Những vị có tên trong danh sách một mặt chỉ trích hành vi bịa đặt của cánh báo chí, một mặt khẩn cấp xử lý đống tiền của, châu báu dưới tầng hầm nhà mình.

Sau khi mọi việc êm thấm, mấy vị quan chức này mới chẳng may phát hiện những tài sản 'bẩn' của mình đều rơi vào tay của một tổ chức tên là 1942. Không chỉ vậy, chúng còn được bán lại với giá trên trời cho những kẻ giàu có khác. Nghĩa là tổ chức kia đứng trung gian kiếm một món không hề nhỏ.

Hơn nữa tổ chức 1942 còn thành lập một mạng lưới tình báo tinh nhuệ, thu thập thông tin và phân tích ra dữ liệu, bán lại báo cáo cho các quốc gia. Làm người Mỹ tức xanh mặt chính là trinh sát của họ hoạt động không hiệu quả ở Iran, và đến 80% là do báo cáo của tổ chức 1942 bán cho Iran.

Không chỉ thế, tổ chức 1942 còn vươn tay đến thị trường dầu mỏ trên chợ đen.

Tháng Chín năm 2010, chính phủ Mỹ lấy tội danh chống lại loài người gán lên 50 thành viên tổ chức 1942, vì họ làm thuê cho những kẻ trọc phú ở Afghanistan.

Tháng Mười, lãnh đạo đương nhiệm của 1942 yêu cầu chính phủ Mỹ trả lại tự do cho 50 thành viên của tổ chức, lại còn yêu cầu Mỹ phải thực hiện ngay lập tức.

Giữa tháng Mười, Lệ Liệt Nông được mời đến CIA, Mỹ làm khách.

Tuần đầu tiên tháng Mười một, vị khách được người Mỹ 'mời' đến biết làm phép đi xuyên tường. Trong nháy mắt, anh đang từ 'vị khách đặc biệt của CIA' bỗng biến thành đại sứ thiện chí xây dựng mối quan hệ hữu hảo của Mỹ và Israel.

Một nhà ngoại giao Israel gọi điện cho người đồng cấp Mỹ của mình, mời ông ta và Lệ Liệt Nông đến làm khách ở Israel. Cuộc điện thoại này không ngoài khả năng là lời đáp trả cho 'cuộc nói chuyện riêng' của Pháp và Mỹ mấy ngày trước.

Mấy ngày trước khi Lệ Liệt Nông trở thành khách quý ở Israel, ở Cannes, Pháp đã diễn ra một màn kịch thú vị trong hội nghị thượng đỉnh G20. Vì sơ sẩy trong công tác tổ chức, nhân viên đã quên không tắt microphone của tổng thống Mỹ và Pháp trong giờ nghỉ. Nhờ thế, phóng viên toàn thế giới được nghe mẩu 'tám chuyện' của tổng thống Sarkozy và Obama.

Cuộc trò chuyện có nội dung như sau:

Vị tổng thống Pháp: "Gặp ông ta là tôi thấy mệt, toàn nói điêu không ấy."

Vị tổng thống Mỹ: "Đấy, không phải chỉ mỗi ông thấy ông ta buồn nôn, tôi còn phải nói chuyện với ông ta hàng ngày."



"Ông ta" trong miệng hai vị tổng thống này cũng chính là một trong hai mươi vị nguyên thủ quốc gia tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 - Tổng thống Israel, Netanyahu.

Lập tức, than thở của hai nhà lãnh đạo nhanh chóng bị các phóng viên tung lên các phương tiện truyền thông. Báo chí Nga còn đổ thêm dầu vào lửa khi đặt tiêu đề: Người đồng chí tốt Israel thành nhân vật chính trong câu chuyện phiếm của hai người bạn chí cốt.

Chưa dừng lại ở đó, người dân của nước Mỹ và Pháp cũng vô cùng tức giận. Có đến 20% tỉ phú Mỹ là người gốc Do Thái, trong đó một nửa là chuyên gia tài chính phố Wall. Chuyện này khiến chính phủ Mỹ gặp phải muôn vàn rắc rối.

Trong bầu không khí như vậy, tổng thống Israel mời 'vị khách đặc biệt' của Mỹ đến giống như lẽ đương nhiên. Sau cuộc gọi kéo dài năm phút đồng hồ, nhà ngoại giao Mỹ vui vẻ thông báo và chúc ngài Lệ Liệt Nông có một chuyến đi vui vẻ đến Israel.

Ngày hôm sau, Lệ Liệt Nông ngồi xe ưu tiên của bộ ngoại giao hiên ngang bước qua cổng kiểm tra an ninh.

Bởi chuyện tất cả chuyện này xảy ra quá đỗi trùng hợp, không ít người rì rầm to nhỏ.

Hơn nữa còn có một nguồn tin không xác thực nói rằng, cùng ngày khi 'cuộc nói chuyện riêng' bị rò rỉ, có mấy phóng viên hiện trường bị mất thẻ báo, và trong hội nghị cũng xuất hiện vài nhân viên phiên dịch không rõ lai lịch.

Kết hợp đủ loại yếu tố, bọn họ tin rằng chiếc microphone dường như đã bị cố ý động tay động chân. Giữa câu chuyện còn xuất hiện một nhân vật có biệt danh là "Lam", nghe nói tên người này khiến CIA không vui vẻ cho lắm.

Nhóm người còn rì rầm to nhỏ rằng nhân vật mấu chốt này có lẽ là gián điệp, anh/cô ta cố ý hỗ trợ Lệ Liệt Nông chạy thoát giữa thế cục khó khăn.

Điều khiến cơ quan tình báo Mỹ thẹn quá hoá giận chính là tên gián điệp nghi vấn này hình như biết làm ảo thuật, chỉ cần một chú cún và một lọ hoa liền có thể biểu diễn màn ảo thuật xuyên tường.

Từ đó đến giờ, nhiều người vẫn tò mò, suy đoán giới tính của "Lam". "Lam" nghe qua có sự nữ tính nhưng cũng có nghĩa là ngọn gió núi, khiến người ta liên tưởng đến sự mạnh mẽ, phóng khoáng không cách nào kiềm chế được.

- -