Đừng Nói Chuyện Với Cô Ấy

Quyển 2 - Chương 6-2: X thần bí xuất hiện (2)



Tôi sững người ra,rất nhanh sau đó đã ý thức câu nói này quả thực thốt ra từ miệng tôi,nhưng không xuất phát từ ý thức của tôi.

**

Một giây sau đó, tôi lại tự nói trước gương: “Quay về đi, anh sẽ tự hại mình đấy.”

Tuy tôi quả thực đang mở miệng nói, nhưng giọng nói đó căn bản không giốngnhư là của tôi. Nó kiên định, dữ dằn, đồng thời còn toát ra một sự tànbạo khó mà dùng lời miêu tả, khiến tôi không kìm được cảm thấy run sợ từ đáy lòng.

Trong trạng thái ngơ ngẩn, tôi buột miệng nói: “Tôi không biết anh đang nói cái gì...”

Lời vừa mới ra khỏi miệng tôi đã ngạc nhiên phát hiện, không ngờ tôi lại coi bản thân ở trong gương là một con người khác.

Đột nhiên, có một bàn tay đặt lên vai phải của tôi từ phía sau lưng. Tồibất giác rùng mình, vội vàng né về phía bên trái theo bản năng, sau đóchân liền bị trượt, thân thể nghiêng sang bên trái, ngã một cú thật đau, mà cùi trỏ tay trái còn bị đập mạnh xuống sàn nhà vệ sinh vốn lát đárất cứng. Tôi nằm ngửa người ra đó, ánh sáng chói lòa từ phía trên rọixuống làm mọi thứ trước mắt tôi trở nên mơ hồ. Khi đó, cùi trỏ tay tráiđau đến thấu tâm can, tôi phải dùng tay phải day nhẹ nhàng liên tục, căn bản chẳng thể nào đưa được thứ gì lên ngăn cản luồng ánh sáng từ đènsưởi nhà tắm rọi xuống. Tuy tôi đã nhắm mắt lại theo bản năng, nhưng ánh sáng vẫn xuyên qua mí mắt tôi, khiến tâm lý của tôi gần như sụp đổ.

Bên tai tôi lại một lần nữa vang lên tiếng rít quái dị kia, đầu óc như bịrơi vào một cơn hôn mê và đau đớn không có điểm dừng. Trong lồng ngựcnhư có thứ gì đó nghẹn lại, tôi cảm thấy mình không sao thở nổi. Nửagiây sau, tôi dùng hết sức bình sinh hít vào một hơi, thế là đầu óc lậptức phải đón nhận thêm một cơn đau dữ dội tột cùng. Nhưng ngay sau đómột loạt những tình cảnh vô cùng kỳ lạ cùng với những tin tức có liênquan cuồn cuộn tràn vào trong ý thức của tôi như thác lũ. Theo bản năng, tôi biết nhất định là mình đã từng trải qua những chuyện này, nhưngcùng với đó tôi lại cảm thấy những tình cảnh đó quá ư xa lạ, căn bảnkhông giống như ký ức của tôi chút nào. Hơn nữa, có một số tình cảnh còn mâu thuẫn rõ ràng với ký ức vốn có của tôi - giống hệt như buổi đêm ởthành phố B ngày trước vậy.

Tôi bất giác rơi vào một cơn ngẩn ngơ ngắn ngủi.

”Nhất Tân!” Bà xã ân cần đỡ tôi dậy, ghé sát má vào má tôi, cất giọng nghẹnngào nói: “Anh bị sao vậy? Anh mau tỉnh lại đi! Nhất Tân!”

Dưới sựdìu đỡ của cô ấy, tôi chậm rãi ngồi dậy, rốt cuộc đã có thể mở mắt ra.Cô ấy dịu dàng xoa lưng cho tôi, lại tì trán vào má tôi, từ trong mũibật ra những tiếng hít thở nặng nề.

“Nhất Tân?” Cô ấy nâng mặt tôi lên hỏi: “Anh bị sao vậy?”

Tôi bị sao vậy?

Tôi ngẩn ngơ lắc đầu, không biết nên trả lời ra sao. Đột nhiên tình cảnhhết sức rõ ràng trào ra từ trong ký ức hỗn loạn của tôi. Trong đoạn kýức chẳng rõ thật giả này, tôi nhìn thấy một người đàn ông. Ông ta thânhình gầy guộc, đeo một chiếc kính kiểu dáng rất cũ, đang cúi đầu ngồingay trước mặt tôi. Gần như là theo bản năng tôi biết được người nàychính là Lưu Hướng Đông chứ không phải ai khác.

Nhưng tôi đâu đã từng gặp Lưu Hướng Đông bao giờ... Không, trong khoảnh khắc ngay sau đó, tôi lập tức thay đổi ý nghĩ này. Tôi từng gặp Lưu Hướng Đông rồi, hơn nữacòn từng tiến hành tìm hiểu khá kĩ về ông ta. Ông ta là một nhà hóa họctài ba trong lĩnh vực của mình, đồng thời còn khá am hiểu về quyền mưunữa, cho nên có thể nói ông ta là một học giả đi giữa lằn ranh của thóithường và chủ nghĩa lý tưởng. Cùng với đó, ông ta còn có những vấn đề về tâm lý vô cùng phức tạp. Tôi tới gặp ông ta chính là để làm rõ xem tâmlý của ông ta có những vấn đề gì, từ đó bảo vệ ông ta, không để ông tabị người khác làm hại.

Rất nhanh sau đó tôi đã nhớ lại được nhiều hơn, mà những thông tin cũng chi tiết hơn nữa.

Đó là ngày 29 tháng 10 năm 2009, tôi và Lưu Hướng Đông gặp nhau trong mộtcăn phòng nhỏ hẹp vào lúc nửa đêm. Ông ta được Chủ nhiệm Viên giới thiệu tới gặp tôi - nhưng Chủ nhiệm Viên là ai thì tôi nhất thời chẳng chútấn tượng nào. Lưu Hướng Đông ngồi ở chỗ đối diện với tôi, hai tay nắmchặt để ở trước ngực, đầu cúi thấp, yết hầu liên tục nhấp nhô lên xuống, từ trong cổ họng phát ra những tiếng “òng ọc” khe khẽ. Nếp nhăn nơikhóe mắt ông ta cứ cách ba, bốn giây lại rung mạnh một lần, cặp mắt thìcó vẻ rất uể oải, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy trong tiềm thức củaông ta đang rất lo lắng.

”Giáo sư Lưu.” Tôi nói. “Tôi sẽ hỏi ông một số vấn đề, mong ông hãy trả lời thành thực.”

Ông ta khẽ gật đầu, đồng thời đưa tay lên sờ hai chiếc răng cửa ở hàm trên. Nhìn tư thế này mà xét, ông ta dường như muốn gạt thứ gì đó ra khỏirăng. Nhưng trên răng của ông ta rõ ràng là không có vật lạ gì cả, độngtác này hoàn toàn không có chút ý nghĩa thực tế nào. Rất hiển nhiên, một hoạt động tâm lý đặc biệt nào đó đã thôi thúc ông ta đưa tay lên sờrăng như vậy.

Tôi quyết định sẽ bắt đầu điều tra từ động tác này.

”Nhất Tân?” Bà xã khẽ lay người tôi. “Anh không sao chứ? Vừa rồi bị đập đầu xuống đất sao? Có đau không?”

Từ giữa những ký ức mơ hồ tôi quay trở về thực tại, hít sâu một hơi, mở to hai mắt, sau đó lại nhanh chóng nheo lại dưới sự soi rọi của làn ánhsáng chói lòa, đồng thời đưa tay phải lên che mắt. Bà xã hiểu ý, lập tức nhổm người dậy tắt hết đèn sưởi nhà tắm đi. Tôi thở phào một hơi, gắnggượng đứng dậy dưới sự dìu đỡ của cô ấy. Sau khi đứng dậy tôi ngoảnh đầu nhìn về phía gương, ngẩn ngơ nhìn bản thân ở trong gương. Trong khoảnhkhắc ấy, những ký ức vốn vô cùng hỗn loạn trong tôi bắt đầu được chỉnhlý, ráp nối và sắp xếp lại một cách rất có quy củ, dần dần trở nên mạchlạc rõ ràng.

“Nhất Tân?” Bà xã lại gọi tôi tiếng nữa.

”Hả?”Tôi sững sờ nhìn cô ấy, đầu óc vẫn chưa thể phân tách rạch ròi giữa kýức và thực tại, thế rồi liền buột miệng nói: “Anh không sao.”

”Không sao? Thực sự không sao chứ?” Cô ấy vừa đặt tay lên trán tôi. “Vừa nãy anh...”

Tôi tức thì tỉnh táo trở lại. “Mấy ngày nay mệt quá, nên đầu óc anh hơi cóvấn đề. Vừa nãy trở dậy vào nhà vệ sinh, anh còn cứ ngỡ là mình đangnằm mơ nữa.” Để khiến cô ấy tin tưởng mình, tôi cố tình nở một nụ cườinhẹ nhõm.

Cô ấy thở phào một hơi, đưa tay xoa nhẹ khuôn mặt tôi, nói: “Nếu thực sự không sao thì tốt, anh đừng nên nghĩ nhiều quá thì hơn.Ngày mai anh đi gặp thầy Chủ nhiệm khoa rồi mà, mọi việc cứ chờ tới khigặp được thầy rồi hãy tính tiếp.”

Nghe bà xã nói vậy, trong đầu tôilại lần nữa lóe hiện bóng dáng của Lưu Hướng Đông. Mấy giây sau, bà xãdùng hai tay khẽ kéo tay phải của tôi, thế là đầu óc tôi mới lại một lần nữa trở về thực tại.

”Nhất Tân?”

”Hả?” Thân thể hơi run lên mộtchút, tôi vô thức rụt tay phải về, sau đó ngơ ngẩn gãi đầu, nói với bàxã: “Em cứ quay về ngủ tiếp đi, anh muốn ngồi lại phòng khách thêm mộtlúc nữa, bây giờ anh chỉ muốn được yên tĩnh ở một mình thôi.” Thấytrong mắt cô ấy thoáng vẻ thất vọng, tôi vội vàng bổ sung thêm một câu:“Em cứ ngủ trước đi, một lát nữa anh sẽ vào với em ngay thôi mà.”

Côấy khẽ thở dài một tiếng, hơi hé miệng, nhưng rốt cuộc vẫn không nóinăng gì. Dõi mắt nhìn cô ấy quay trở về phòng ngủ, tôi đi tới ngồi xuống xô pha trong phòng khách, dòng suy nghĩ rất nhanh đã quay trở về buổiđêm ngày 29 tháng 10 năm 2009.

Để làm rõ ý nghĩa đặc biệt ẩn đằng sau hành vi sờ răng cửa của Lưu Hướng Đông, tôi cố tình im lặng trongvòng nửa phút, dùng sự im lặng tuyệt đối để tạo ra một bầu không khícăng thẳng. Trong thời gian đó, Lưu Hướng Đông một mực cúi đầu, đồngthời tổng cộng đưa tay sờ răng cửa của mình bảy lần, lần sau mạnh hơnlần trước. Rất hiển nhiên, hành vi này đã trở thành một hành vi nghithức hoặc là hành vi cưỡng chế, là một trong những cách mà tiềm thức của ông ta dùng để tự an ủi mình, và đó chính là một nhược điểm tâm lý hếtsức rõ ràng.

”Giáo sư Lưu.” Tôi hỏi: “Ông muốn gạt thứ gì ra khỏi răng mình vậy?”

”Hả?” Ông ta đột ngột ngẩng đầu lên, nhìn thoáng qua tôi một chút, sau đó lại một lần nữa đưa tay về phía răng cửa, phải rất khó khăn mới dừng độngtác này lại được, sắc mặt trở nên nhợt nhạt vô cùng. “Tôi, tôi cũngkhông biết nữa...”

”Sờ răng cửa khiến ông thoải mái ư?” Tôi bắt đầudẫn dắt ông ta. “Hay là, nếu ông không sờ răng cửa thì ông không cáchnào loại bỏ được sự căng thẳng của mình?”

Ông ta lắp bắp môi nói ra ba chữ: “Đều đúng cả.”

Nói xong, ông ta cúi đầu xuống thật thấp, hai bàn tay cùng nắm chặt lại,đồng thời còn hơi run lên. Bốn giây sau, ông ta đột nhiên thôi không run nữa, nhưng chưa đầy một giây sau đó thì đã lại tiếp tục run. Rất hiểnnhiên, thân thể của ông ta đã bị đông cứng lại trong vòng chưa đầy mộtgiây.Tuy trạng thái đông cứng này không dễ gì phát giác, nhưng đối vớitôi, đó là một thứ ngôn ngữ cơ thể khá rõ ràng.

Xét từ câu trả lờicủa ông ta, hành vi sờ răng cửa đó đã phát triển thành chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, căn nguyên của nó là một nỗi sợ hãi nào đó. Nỗi sợ hãinày có lẽ bắt nguồn từ vết thương tâm lý do một sự đả kích cực lớn nàođó đem lại, nhưng cũng có khả năng là do tâm trạng tiêu cực phát sinh từ một chuyện nhỏ phát triển mà thành. Bất kể ra sao, sự xuất hiện củaphản ứng đông cứng đều chứng tỏ rằng Lưu Hướng Đông đã cảm nhận được một số thông tin có liên quan tới nỗi sợ hãi này - dù rằng điều này bảnthân ông ta chưa chắc đã ý thức được. Nếu biết được nguồn gốc của nỗi sợ hãi này, có lẽ tôi sẽ có thế giúp ông ta học được cách chống lại nỗi sợ hãi, từ đó loại bỏ nhược điểm tâm lý này của ông ta.

Tôi lại tiếp tục dẫn dắt ông ta: “Ông có biết bắt đầu từ khi nào thì mình có thói quen này không?”

Ông ta thấp giọng nói: “Tôi cũng không rõ.” Ngay sau đó lại bổ sung thêm một câu: “Có thể là từ hồi học cấp hai.

Câu nói phía sau đó dường như là sự bộc bạch một cách tự nhiên của tiềm thức.

Tôi vội vàng truy hỏi: “Cấp hai ư? Nguyên nhân cụ thể là gì vậy?”

Ông ta khẽ lắc đầu, tỏ ý rằng mình không biết.

Tôi nói: “Vậy ông hãy kể lại một chút về cuộc sống của hồi cấp hai đi, nhân tiện hãy nói thêm một vài ký ức khó quên của ông nữa.”

”Hồi đó rấthỗn loạn.” Ông ta suy nghĩ một lát rồi nói: “Bắt đầu từ học kỳ hai nămlớp bảy, trường học đã hoàn toàn biến thành một mớ bòng bong. Các giáoviên người thì trốn ở nhà, người thì bị lôi đi đấu tố. Cả trường chỉ còn duy nhất một lớp là vẫn tiếp tục giảng dạy, học sinh nào muốn học tiếpthì đều tụ tập ở lóp đó, tôi chính là một trong số những học sinh này.Có điều mấy năm đó tuy đúng là có hỗn loạn thật, nhưng tỉ mỉ ngẫm lạithì kỳ thực cũng chẳng có gì đáng để nói cả1.”

Tôi hỏi: “Trong hoàn cảnh như thế, việc học tập của các ông không bị ảnh hưởng chút nào ư?”

”Có thì cũng có, nhưng lúc ấy chúng tôi đã quen rồi.” Ông ta kể lại qua loa sự việc: “Có lúc giáo viên đang giảng bài thì bị người ta lôi ra ngoàimắng cho một trận, thậm chí còn động chân động tay. Các học sinh kiêntrì đi học tiếp đa phần đều hiền lành nhút nhát, do đó chỉ có thể trơmắt nhìn thầy giáo của mình chịu nhục, cùng lắm là cất lời van xin giúpmà thôi. Trường tôi khi đó có hai thầy giáo kiên trì lên lớp, bọn họ quả là người tốt, mỗi lần đều đứng mũi chịu sào, ra mặt đối phó với lũ lưumanh, gần như không để học sinh của mình phải chịu nhục lần nào.”

Tôi khẽ gật đầu.

1. Lưu Hướng Đông sinh năm 1958, cho nên quãng thời gian này có lẽ thuộc thời kì Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc – một trong những thời kỳ tối tămtrong lịch sử của đất nước này - ND.

Trong thời kỳ cuối của giaiđoạn đầu của quá trình phát triển tâm lý tình dục, tình yêu đối vớingười sinh thành khác giới sẽ vì nỗi sợ hãi với người sinh thành cùnggiới mà biến mất, tâm lý tình dục ở trẻ con theo đó mà tiến vào trạngthái ngủ đông, bắt đầu chuyển hứng thú qua những thứ khác ngoài tình dục (chẳng hạn như khoa học tự nhiên trò chơi điện tử, vân vân), giai đoạnnày được gọi là giai đoạn ngủ đông của tình dục. Đến khoảng năm mười hai tuổi, sau sự xuất hiện lần thứ hai của bản năng giới tính, tâm lý tìnhdục vốn ngủ đông đã lâu sẽ lại một lần nữa trỗi dậy, lúc này tâm lý tình dục và sinh lý tình dục sẽ cùng nhau phát triển, cuối cùng thì trưởngthành hoàn toàn, giai đoạn này được gọi là giai đoạn trưởng thành củatình dục. Sau khi bước vào giai đoạn trưởng thành của tình dục hứng thúvới người khác giới sẽ quay trở lại, các thanh thiếu niên sẽ lấy việckết bạn khác giới làm xuất phát điểm, từ đó bắt đầu tiến hành tìm hiểuvà suy nghĩ về mối quan hệ giữa người với người, đồng thời nảy sinh sựđánh giá về xã hội cũng như giá trị của bản thân. Có thể nói, quãng thời gian từ năm mười hai tới mười tám tuổi là giai đoạn chủ yếu để hìnhthành nên nhân sinh quan của một con người, do đó, mọi trải nghiệm cũngnhư biến hóa tâm lý trong thời kỳ này đều sẽ có tác động trực tiếp đếnnhân cách của người đó trong tương lai.

Theo độ tuổi đi học bìnhthường, quãng thời gian học cấp hai hoàn toàn thuộc về giai đoạn trưởngthành của tình dục. Trong giai đoạn quan trọng này, Lưu Hướng Đôngthường xuyên phải đi học trong tâm trạng nơm nớp lo sợ bất cứ lúc nàocũng có khả năng bị uy hiếp cả về thể xác và tinh thần bởi những ngườilạ mặt, còn hay phải tận mắt nhìn hai người thầy mà mình kính trọng bịsỉ nhục nữa, do đó sau khi trưởng thành, tính cách của ông ta không bình thường cũng là điều dễ hiểu. Về sau ông ta vô cùng say mê nghiên cứukhoa học, khả năng giao tiếp thì chẳng hề được cải thiện theo sự tăngdần của tuổi tác, căn nguyên có lẽ chính là những việc đã xảy ra trongthời kỳ này.

Chỉ sau nháy mắt tôi đã suy nghĩ xong xuôi, thế rồi lạitiếp tục dẫn dắt: “Ông hãy kể lại hai chuyện mà mình khó quên nhất khiđó đi, tốt nhất là về những trải nghiệm không mấy vui vẻ.”

Ông ta đột nhiên lại đưa tay lên sờ răng cửa, tay phải hơi run lên một chút, thếrồi lại đưa lên sờ răng cửa lần nữa, nói: “Có một chuyện thế này, nó xảy ra vào năm chúng tôi học tới chương trình lớp chín, tình hình đã khôngcòn nhiễu nhương như trước nữa. Nhưng càng là trước buổi bình minh, bóng tối lại càng mờ mịt. Một buổi chiều, chúng tôi đang học thì chợt có một đám người xông vào trong lớp, kéo thầy giáo ra ngoài. Khi đó, các họcsinh trong lớp ít nhiều cũng biết được một chút về tình hình chính trịđương thời, hiểu rằng cục diện sắp ổn định đến nơi, do đó lòng tự tin so với trước đây đã tăng lên một chút. Có một nữ sinh xông ra ngoài muốnbảo vệ thầy giáo, còn nói ra những lời là “lũ lưu manh các người sắp bịmang đi xử bắn đến nơi rồi”. Đám người kia nghe thấy thế thì vô cùng tức giận. Bọn họ kéo nữ sinh đó ra hẳn bên ngoài, cứ thế lôi một mạch tớibãi đất hoang ở phía sau trường, sau đó lột sạch quần áo nữ sinh đó ra. Tuy thầy giáo và các nam sinh đã liều mạng lao tới ngăn cản, nhưngchúng tôi đều quá Yếu ớt, nữ sinh đó rốt cuộc vẫn không tránh khỏi vậnmệnh bị hiếp dâm tập thể.” Nói tới đây, hai mắt ông ta vằn đầy những tia máu, hai tay thì đồng thời đưa lên day mạnh răng cửa, cứ như là muốnnhổ bật răng cửa ra vậy.

Tôi vội vàng truy hỏi: “Vậy nữ sinh đó về sau có kết cục thế nào?”

”Cô ấy bị những người đó giết chết, hình như là đánh chết, hay là ghì chếtấy nhỉ?” Ông ta lại tiếp tục đưa tay sờ răng cửa. “Cũng có thể là bịgiày vò đến chết. Rốt cuộc sự thể như thế nào, tôi không còn nhớ đượcnữa rồi, dù sao thì khi đó cô ấy cũng đã tắt thở.” Nói xong, ông ta lạicàng day răng cửa mạnh hơn, hai cánh tay không ngừng run rẩy.

Tôi lại hỏi tiếp: “Cô ấy rốt cuộc đã chết như thế nào?

Ông ta khẽ lắc đầu, đồng thời cúi đầu xuống rất thấp, hai tay vẫn tiếp tụcday răng cửa. Tôi biết vấn đề nhất định là nằm ở cái chết của cô gáikia, do đó đã liên tiếp lặp lại câu hỏi đó bảy lần. Đến lần thứ bảy tôihỏi, ông ta đột nhiên nôn khan một tiếng, lại nhổ xuống đất mấy bãi nước bọt liền, sau đó vẫn tiếp tục day răng cửa.

Nhìn hành vi nhổ nướcbọt kỳ quặc của ông ta, tôi đột nhiên ý thức được rằng có lẽ mình đã cóchút nhầm lẫn về mấu chốt của vấn đề.

“Giáo sư Lưu. Tôi lập tức chuyển sang hỏi cầu khác: “Khi đó những người ấy đã làm gì ông hay sao?”

Ông ta đờ người ra trong vòng một giây, đột nhiên dừng động tác day răng cửa lại.

Tôi biết phương hướng này là chính xác, thế là lại hỏi tiếp: “Bọn họ đã làm gì ông vậy?” Ngay sau đó, tôi lại hỏi thêm một câu nữa với ý thăm dò:“Có phải bọn họ đã cho thứ gì đó vào trong miệng ông không?”

Lời vừa dứt, Lưu Hướng Đông đã lại một lần nữa nôn khan, sau đó hít sâu một hơi...

***

Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy buồn nôn vô cùng, không kìm được nôn khan mộttiếng. Tôi tỉnh táo trở lại, nhưng vẫn chìm đắm trong vấn đề về tâm lýcủa Lưu Hướng Đông. Nửa phút sau, tôi rốt cuộc cũng thoát được khỏi dòng ký ức vẫn còn chưa thông suốt đó, thế rồi bèn quay qua phía thùng rácmà nhổ vào đó một bãi nước bọt. Tôi ngẩng đầu nhìn về phía cửa nhà vệsinh, trái tim bất giác hơi run rẩy, thế rồi mới ý thức được một vấn đềnghiêm trọng:

Tôi, tôi là X ư?

Dưới sự kích thích của suy nghĩnày, một số cảnh tượng xa lạ khác bắt đầu lóe hiện trong đầu tôi, sau đó bắt đầu ráp nối, sắp xếp, từ đó vẽ ra một đoạn ký ức liên lạc mà tôivốn đã bị mất đi. Năng lực cảm nhận vốn đang không ngừng hoán đổi giữatrì trệ và nhạy bén của tôi dần đi vào trạng thái ổn định, trở nên vôcùng nhạy bén.

Chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào, tôi bỗng mở đènnhà vệ sinh, thế rồi lại một lần nữa đi vào trong đó, đứng trước gươngnhìn chằm chằm vào bản thân trong gương. Người đàn ông trong gương khithì quen thuộc, khi thì lại xa lạ, dòng suy nghĩ của tôi cũng theo đó mà xao động không thôi. Một hồi lâu sau, biển ký ức vốn cuộn trào dữ dộicủa tôi rốt cuộc đã quay về bình lặng, đầu óc cũng trở lại êm ả như xưa, có điều, bên dưới vẻ bề ngoài êm ả ấy vẫn là những làn sóng ngầm đangkhông ngớt xoay vần.

Dòng suy nghĩ của tôi bắt đầu trở nên thông suốt.

Tôi nhìn chằm chằm vào chiếc gương bên trên bồn rửa mặt đó, nỗi sợ hãi đốivới gương bấy lâu nay đã biến mất hoàn toàn, bởi vì tôi đã tìm được cănnguyên gây ra nó.

Trong hai giấc mơ, người đàn ông đáng sợ tự xưng là X kia đều xuất hiện ở cửa nhà vệ sinh, đây là một sự tự kỷ ám thị tuyquanh co nhưng rõ ràng: Trong tiềm thức của tôi, gương là vật tượngtrưng cho nhà vệ sinh, nhưng ngược lại, nhà vệ sinh cũng đồng thời trởthành một hình ảnh tượng trưng kín đáo cho gương. Do đó, người đàn ôngxuất hiện ở cửa nhà vệ sinh kỳ thực cũng chính là người đàn ông xuấthiện trong gương. Tác dụng thường thấy nhất của gương chính là để ngườita soi, do đó người đàn ông xuất hiện trong gương hiển nhiên chính làcái bóng của tôi rồi.

Nói cách khác, người đàn ông liên tiếp hai lầnxuất hiện ở cửa nhà vệ sinh đó chính là tôi sau khi được khoác lên lớpvỏ ngụy trang của tiềm thức.

Trong hai giấc mơ, tiềm thức đã dùngphương thức này để cố gắng nói với tôi rằng: X mà tôi đang tìm kiếm bấylâu kỳ thực chính là bản thân tôi.

Tôi hít sâu một hơi, trong đầu bất giác nổi lên nhiều điều nghi vấn khác.

Sao tôi lại là X được? Tôi chỉ là một người đàn ông hết sức bình thường vàđược sinh ra trong một gia đình bình thường thôi mà. Giống như bao nhiêu đứa trẻ bình thường khác, tôi học hết tiểu học, trung học cơ sở, trunghọc phổ thông, sau đó tới một tỉnh ở cách quê hương của mình rất xa đểhọc đại học. Tuy thời điểm tốt nghiệp đại học cũng là lúc gia đình tôigặp phải một phen biến cố lớn lao, vậy nhưng tôi đã ngoan cường vượt qua được, sau đó thì cùng bà xã và con trai xây dựng nên một gia đình tuybình thường nhưng hạnh phúc...

Sao tôi lại là X được chứ?

Sau nháy mắt, tôi nảy sinh sự nghi ngờ rất lớn đối với ký ức của mình về Lưu Hướng Đông.

Nhưng ngay sau đó, rất nhiều đoạn ký ức chứng minh tôi chính là X lũ lượtxuất hiện trong đầu tôi: Tôi có thể nhớ ra bộ dạng của Tần Quan – chồngcủa Diệp Thu Vi; tôi đã từng liên lạc với Trần Ngọc Long, mượn dùngchứng minh thư của anh ta, khi chúng tôi gặp nhau trông sắc mặt anh tacó vẻ phức tạp vô cùng; trong lần phỏng vấn Trương Thụy Bảo - tôi đãliên tục rào trước đón sau để thăm dò anh ta, và bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ từng câu nói của mình cũng như những dụng ý ẩn bên trong đó; tôi đãtừng nhận lệnh từ Chủ nhiệm Viên - người mà đến bây giờ tôi vẫn khôngthể nhớ ra tên và thân phận cụ thể, sau đó bắt đầu tiến hành điều tra và tiếp xúc với một loạt những con người xa lạ như Nghiêm Tuấn Khanh,Tưởng Việt Dương, Phùng Nam, Lý Tùng, vân vân; tôi còn từng dùng cácbiện pháp tâm lý để giết chết rất nhiều người cũng hoàn toàn xa lạ nhưVu Khang, Trấn Đồng Kính, Mã Thạch Nguyên, vân vân...

”Nhất Tân.” Thầy đột nhiên thay đổi cách xưng hô với tôi, “Nghe tôi nói này, cậu tạm thời đừng đi gặp bệnh nhân nữ kia nữa.”

Tôi căng thẳng hỏi: “Tại sao vậy ạ?”

”Hai đoạn ký ức đó tuy mâu thuẫn với nhau nhưng lại cùng tồn tại, một tronghai hiển nhiên là sự lừa gạt của tiềm thức đối với ý thức.” Thầy giảithích: “Sự tự lừa gạt có thể đạt tới mức biến giả thành thật, điều nàychứng tỏ tiềm thức của cậu quá sôi nổi, hơn nữa còn xuất hiện tình trạng vượt kiểm soát, thậm chí là tính tự chủ ở một mức độ nhất định...” Dừng lại một chút, thầy trầm giọng nói tiếp: “Hiện tượng này có thể nói làđã thuộc vào phạm trù hoang tưởng ảo giác rồi, mà hoang tưởng ảo giácvốn là triệu chứng chính của bệnh tâm thần phân liệt xuất hiện tìnhtrạng hoang tưởng ảo giác có tính đơn nhất rất có thể chính là dấu hiệubáo trước của bệnh tâm thần phân liệt.”

Những kí ức đó đều chân thực vô cùng, chân thực đến mức khiến tôi không thể nảy sinh lòng hoài nghi.

Cùng với đó, tôi lại chú ý tới nhiều chi tiết nhỏ hơn trong hai giấc mơ: Hơn một tuần qua, tôi vẫn luôn tiếp xúc với Diệp Thu Vi - một người phụ nữgầy yếu hơn ba mươi tuổi, đồng thời cũng là một cao thủ tâm lý cực kỳlợi hại. Trong tình huống bình thường, dưới sự ám thị của giới tính cũng như đặc trưng hình thể của cô ta, trong suy nghĩ của tôi, X vốn cũng là một cao thủ tâm lý phải có hình tượng là một người phụ nữ gầy yếu mớiđúng, hoặc không thì ít nhất cũng phải có một số đặc trưng của Diệp ThuVi. Vậy nhưng trong giấc mơ, người tự xưng là X kia lại là đàn ông, hơnnữa còn có vóc người vừa phải; tôi đã sáu lần thử đoán thân phận củangười đó, và mỗi lần đều nói ra một cái tên của đàn ông, điều này phảigiải thích thế nào?

Rất hiển nhiên, tôi đã phải nhận những sự ám thịcó liên quan tới thân phận của X. Hơn một tuần qua, tôi chỉ cùng DiệpThu Vi thảo luận về X, nhưng cô ta chưa từng có bất cứ sự miêu tả hayphán đoán nào có liên quan tới thân phận, tuổi tác, giới tính, đặc trưng hình thể của X. Như vậy, chỉ còn duy nhất một cách giải thích có thểcoi là hợp lý thôi: Sự ám thị có liên quan tới thân phận của X tới từchính bản thân tôi, hay nói cách khác là tới từ trong tiềm thức của tôi.

Vậy tức là tiềm thức của tôi sớm đã biết rõ X là một người như thế nào. Đây cũng là một bằng chứng rõ ràng cho thấy “tôi = X”

Mấy giây sau, trải qua một phen hồi tưởng, suy nghĩ và dằn vặt dữ dội, tôirốt cuộc đã chấp nhận thỏa hiệp với nội tâm, tin vào sự thật rằng mìnhchính là X.

Nhưng, nếu tôi thực sự là X thì tại sao bấy lâu nay tôilại chẳng hay biết gì? Tới giây thứ hai sau khi mối nghi vấn này xuấthiện, trái tim tôi bất giác trở nên hết sức nặng nề khi nghĩ tới mộtdanh từ tuy xa xôi nhưng không hề xa lạ: Hội chứng rối loạn phân ly.

Hồi đại học, tôi mang đầy lòng tò mò đối với thế giới tinh thần của loàingười, không chỉ đọc và xem rất nhiều tiểu thuyết, phim ảnh về đề tàitâm lý, còn từng tiếp xúc với một số lý luận và khái niệm về bộ môn này. Hội chứng rối loạn phân ly là tên gọi chung của một loại bệnh tâm thần, trong đó hai chữ “phân ly” chính là nhắm vào sự tự nhận thức. Do vậy,đúng như tên gọi, hội chứng rối loạn phân ly đúng là chỉ việc công năngnhận thức của một người phát sinh hiện tượng phân ly, thậm chí là giảithể.

Trong tình huống bình thường, tâm lý của con người là một chỉnhthể có hệ thống, có quy luật, các loại cơ chế và công năng hợp tác vớinhau, từ đó khiến cho tâm lý có thể phát huy những tác dụng bìnhthường, chúng ta cũng vì thế mà có được một sự nhận thức rõ ràng và hoàn chỉnh với bản thân. Nhưng đôi lúc, vì một nguyên nhân nào đó (thôngthường là nguyên nhân tâm lý), một bộ phận công năng tâm lý xuất hiệntình trạng rối loạn, thậm chí là rời khỏi chủ thể tâm lý, khiến cho hệthống tâm lý trở nên không hoàn chỉnh và mất đi tác dụng thông thường,từ đó tạo thành sự không hoàn chỉnh trong khả năng nhận thức, tình trạng này tạo thành các chứng bệnh như là hội chứng mất khả năng nhận thức về bản thân, hội chứng mất trí nhớ dạng phân ly. Nghiêm trọng hơn, cótrường hợp lượng lớn công năng tâm lý thoát ly khỏi chủ thể tâm lý, tựxây dựng nên một chủ thể mới bên ngoài chủ thể gốc, sau đó còn bắt đầutiến hành khiêu chiến với chủ thể gốc nhằm đoạt lấy quyền khống chế sinh lý, tình trạng này tạo thành các chứng bệnh như là hội chứng lang thang đãng trí, rối loạn chức năng nhận thức thân phận dạng phân ly. Nhữnghiện tượng tâm lý mà khả năng tự nhận thức trở nên dị thường này đềuthuộc phạm vi của hội chứng rối loạn phân ly.

Nguyên nhân cụ thể gâyra hội chứng rối loạn phân ly hãy còn chưa có định luận rõ ràng, nhữngquan điểm phổ biến thì cho rằng chứng bệnh này thông thường có liên quan tới những áp lực hoặc vết thương tâm lý cực lớn, mà xét cho cùng thìcái gọi là áp lực và vết thương tâm lý đều là do những nỗi sợ hãi cực độ trong tâm lý gây ra. Thử nghĩ mà xem: Khi một người phải trải qua mộtchuyện nào đó nhưng nỗi sợ hãi mà chuyện đó mang tới lại hoàn toàn vượtra khỏi năng lực chịu đựng của tâm lý, tâm lý xuất phát từ bản năng tựbảo vệ sẽ nghĩ cách để phủ định mối quan hệ giữa bản thân và sự việcđáng sợ kia. Nhưng trong tình huống mà ý thức vẫn bình thường, con người ta sẽ rất khó có thể thực hiện hành vi tự lừa gạt bản thân. Cho nên đôi lúc, cơ chế tự bảo vệ của tâm lý sẽ trở nên hết sức cực đoan, mà mộttrong những thủ đoạn cực đoan ấy chính là phân tách bản thân ra khỏi sựviệc đáng sợ kia.

Sự việc đáng sợ là nhân tố bên ngoài, bản thân lànhân tố bên trong, đối với tâm lý mà nói, khống chế nhân tố bên trong so với khống chế nhân tố bên ngoài thì dễ dàng hơn rất nhiều. Khi vếtthương tâm lý do sự việc đáng sợ mang lại không quá lớn, tâm lý sẽ cóthể dùng cách quên đi bản thân sự việc để đạt được mục đích là phân tách bản thân ra khỏi sự việc đó. Lấy chuyện của Thư Tình làm ví dụ, tuy vụtai nạn xe cộ gây ra cho cô ta vết thương tâm lý rất lớn nhưng vẫn cònnằm trong khả năng can dự của tâm lý, thế nên Thư Tình chỉ quên đi vụtai nạn xe cộ đó cùng với nhân cách bản ngã của bản thân trong quãngthời gian trước và sau khi xảy ra tai nạn, còn khả năng tự nhận thức của cô ta thì không xuất hiện tình trạng rối loạn rõ rệt nào, đây chính làhội chứng mất trí nhớ dạng phân ly cấp độ nhẹ.

Ngược lại, nếu vếtthương tâm lý do sự việc đáng sợ mang lại quá lớn, tâm lý không thể nàoloại trừ những ký ức có liên quan, vậy thì chỉ đành thông qua việc loạitrừ ý thức để đạt được mục đích là phân tách bản thân ra khỏi sự việcđó. Chẳng hạn, có một số cựu chiến binh sau khi phải tham gia một chiếndịch quá ác liệt sẽ quên đi tất cả mọi chuyện đã xảy ra trên chiếntrường, bao gồm cả nhân cách của bản thân khi đó, người nghiêm trọng thì còn có khả năng xuất hiện tình trạng đánh mất khả năng nhận thức đốivới bản thân, đây chính là hội chứng mất trí nhớ phân ly cấp độ nặng.Lại có một ví dụ khác thế này, người phụ nữ nhiều năm bị chồng bạo hànhcả về thể xác lẫn tâm hồn, trong một lần nỗi sợ hãi bùng nổ đã đột nhiên quên đi thân phận của bản thân, đồng thời, để có thể sống tiếp cô ta đã tự bịa ra cho mình một thân phận mới và bỏ nhà ra đi, dùng thân phậnmới này để bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới, đây chính là hội chứnglang thang đãng trí. Cực đoan hơn một chút nữa, có một cô gái từ đã bịdượng của mình xâm hại tình dục, tâm lý của cô ta vì muốn tìm kiếm sựgiải thoát nên đã hư câu ra một con người không hề tồn tại, đồng thờigán chuyện bị xâm hại tình dục cho “người” này. Sự tồn tại của “người”này chỉ có một mình cô gái đó biết, do đó dần dà, người này đã trở thành chủ thể thứ hai trong tâm lý củạ cô ta, và ý thức của cô ta sẽ căn cứtheo hoàn cảnh cũng như tâm trạng để tiến hành thay đổi giữa hai chủ thể tâm lý. Sau này, cô ta rất có thể sẽ hình thành thói quen thông quaviệc thay đổi nhân cách để né tránh hiện thực, nếu trong một vụ việcđáng sợ nào đó, cả hai nhân cách vốn có đều không thể chịu đựng được,vậy thì tâm lý sẽ lại dùng cách cũ để hư cấu ra một “người” thứ ba, đồng thời làm cho nó biến thành chủ thể tâm lý thứ ba cùng tồn tại với haichủ thể tâm lý trước, quá trình tạo thành chủ thể thứ tư, thứ năm và hơn thế nữa cũng tương tự như vậy, và đây chính là tình trạng rối loạn chức năng nhận thức thân phận dạng phân ly, một tên gọi khác của nó là rốiloạn đa nhân cách vốn mang đầy màu sắc kỳ bí và vô cùng hiếm gặp.

Nghĩ đến đây, tôi không kìm được hít vào một hơi khí lạnh.