Đừng Nói Chuyện Với Cô Ấy

Quyển 1 - Chương 6-2



Type: Mều

”Nhân tố tâm lý?”

”Chính là tính cách chín chắn dần hình thành của cô ta đó.” Diệp Thu Vi nói.“Khỏi cần phải nghĩ kĩ, hãy nghe tôi tóm lược lại một lượt về quá trìnhtrưởng thành của Trần Hy. Hồi cô ta còn nhỏ thì mẹ cô ta bỏ đi một cáchhờ hững, làm cô ta xuất hiện chứng rối loạn thần kinh chức năng, nhữngtâm trạng tiêu cực như âu lo, căng thẳng và mất tự tin theo đó mà liêntục sinh ra, cùng với đó, cô ta thỉnh thoảng còn bị cao huyết áp dẫn đến ngất xỉu đột ngột nữa. Sự thiếu thốn tình mẹ, sự bận rộn của cha, khiến cô ta dần học được cách kìm nén tâm trạng, trong đó bao gồm cả các tâmtrạng tích cực và tiêu cực. Sau khi lên đại học, thói quen kìm nén cảmxúc cùng tính cách chín chắn đã hình thành, thế là cô ta liền chôn sâutất cả các tâm trạng như âu lo, căng thẳng và mất tự tin vào nơi đáylòng, chứng cao huyết áp do căn bệnh di truyền kia gây ra dĩ nhiên cũngsẽ theo đó mà đột ngột biến mất, không còn xuất hiện thêm một lần nàonữa. Anh Trương...” Diệp Thu Vi ngước mắt nhìn tôi, hỏi: “Từ trong những lời tôi vừa nói, anh có phát hiện ra được điều gì không?”

Tôi ghi hết những lời tóm lược của cô ta vào trong sổ tay, sau khi trầm tưmột lát liền cảm thấy tầm mắt của mình thoáng đãng lên hẳn. “Tôi hiểurồi, tình trạng ngát xỉu đột ngột trong quá trình trưởng thành của cô ta có liên quan tới sự bùng phát bát chợt của tâm trạng tiêu cực! Khi vàođại học, dưới sự ám thị của một môi trường xa lạ, cô ta đã hoàn toàn che giấu cái tôi chân thực của mình đi, các tâm trạng tiêu cực cũng vì thếmà bị vùi lấp hoàn toàn, và đây chính là nguyên nhân thực sự khiến cănbệnh kia hoàn toàn biến mất!”

Sau khi nói xong những lời này, tôi bỗng dưng cảm thấy toàn thân tê dại. Đây là lần đầu tiên tôi phát hiệntâm lý của con người thì ra lại có thể gây ra những tác động sâu sắc như thế tới sinh lý. Lúc này, sự nhận thức của tôi về thế giới tinh thầncủa loài người đã lần đầu tiên xuất hiện một sự dao động hết sức rõ rệt.

Diệp Thu Vi cầm cốc nước lên khẽ nhấp một ngụm, lại ngoảnh đầu liếc nhìn rangoài cửa sổ, kế đó nhanh chóng quay đầu lại, chậm rãi nói: “Hãy nói vềnguyên nhân sâu xa hơn đi. Khi gặp phải các tình huống gây kích động hay căng thẳng, đại não sẽ thông qua hệ thống thần kinh để gửi tín hiệu tới tế bào ưa crôm, ra lệnh cho nó tiết ra nội tiết tố nhóm catecholamine,khiến con người ta nảy sinh cảm giác hưng phân hoặc là căng thẳng. ViệcTrần Hy chôn vùi tất cả các tâm trạng tiêu cực vào sâu trong tiềm thứckhiến cho đại não của cô ta gần như không bao giờ phát ra loại tín hiệunhư vậy nữa, dần dà, ngay đến khối u tế bào ưa crôm cũng bị ảnh hưởng,thế là liền ngừng việc tiết catecholamine quá độ. Nhưng, cũng giống nhưcác tâm trạng tiêu cực bị cô ta chôn vùi, khối u kia còn chưa hoàn toànbiến mất khỏi cơ thể cô ta, kỳ thực chỉ ngấm ngầm ẩn mình tích lũy nănglượng để chờ ngày làm nên một lần bùng nổ thật đột ngột. Khi ấy điều màtôi cần làm chính là châm ngòi cho các tâm trạng tiêu cực của Trần Hy nổ tung, từ đó tạo tiền đề cho khối u tế bào kia bùng nổ, khiến cô ta tựgiết chết mình từ bên trong.”

Tôi buông bút xuống, đưa hai tay lên ôm mặt, lòng thầm cảm thấy nặng nề như bị một khối đá lớn đè lên.

“Tiếp theo đó thì sao?” Một hồi lâu sau, tôi thở dài một hơi, hỏi: “Ngòi nổvà thuốc nổ đều đã có cả rồi, cô đã châm ngòi nổ như thế nào vậy?”

”Đúng thế, phải châm ngòi nổ như thế nào đây?” Cô ta hỏi ngược lại một câu,sau đó liền bình tĩnh nói tiếp: “Giết chết một người vừa bình tĩnh vừachín chắn như Trần Hy dĩ nhiên không phải là một việc dễ dàng chút nào,nhưng tôi đã phân tích tới đây rồi thì chỉ còn thiếu một bước cuối cùngnữa thôi, đó chính là tìm được phương pháp để châm ngòi nổ.”

Tôi nhìn cô ta.

”Anh Trương.” Cô ta hỏi tôi: “Nguồn gốc của tâm trạng tiêu cực là gì?”

Câu hỏi này đương nhiên không thể làm khó được tôi.

”Là sự sợ hãi.” Tôi nói giọng chắc nịch. “Nguồn gốc của tất cả mọi tâm trạng tiêu cực đều là sự sợ hãi.”

”Ừm.” Cô ta khẽ gật đầu, sau đó liền ngồi thẳng người dậy. “Vậy tiếp theo đây hãy nghe tôi nói về bước cuối cùng. Sự sợ hãi của Trần Hy nằm sâu trong nội tâm của cô ta, đây là một sự sợ hãi mà ngay đến bản thân cô ta cũng không thể nào phát hiện.”

Đang lúc tháng Bảy trời nóng nực, thế nhưng tôi vẫn không kìm được đổ mồ hôi lạnh khắp toàn thân.

Tôi viết vào sổ tay ba chữ “sự sợ hãi”, đồng thời nhủ thầm: Sự sợ hãi màngay đến bản thân cũng không thể nào phát hiện, đó rốt cuộc là một sự sợ hãi như thế nào đây?

“Trong lòng mỗi người đều tồn tại sự sợ hãi ở những hình thức khác nhau, có một số nhà tâm lý học thậm chí còn chorằng sự sợ hãi mới là động lực căn bản của các hoạt động tâm lý.” DiệpThu Vi nói. “Nhưng chính như anh đã nói, sự sợ hãi là nguồn gốc của tấtcả mọi tâm trạng tiêu cực, mà làm nổi bật lên tâm trạng tích cực, chegiấu đi tâm trạng tiêu cực, vốn chính là một loại bản năng không thểthay đổi của con người.”

Nghe đến đây, tôi bỗng liên tưởng tớivăn hoá truyền thống của Trung Quốc. Xét từ góc độ tâm lý mà nói thì tâm trạng tích cực là dương, tâm trạng tiêu cực là âm. Trong Hoàng đế nộikinh(1) có nói “dương biểu âm liễm(2)”, điều này hoàn toàn tương ứng với việc loài người hay biểu lộ tâm trạng tích cực ra ngoài, còn tâm trạngtiêu cực thì bị giấu vào trong nội tâm.

(1). Đây là pho sách yhọc cổ truyền đầu tiên của Trung Quốc, xuất hiện từ thời Xuân Thu ChiếnQuốc, tức là khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ III trước CôngNguyên. Trong câu nói truyền tụng từ xưa về bốn bộ sách Đông Y kinh điển là Nội, Nạn, Thương Kim thì Nội là chỉ pho sách đứng đầu – Hoàng đếnnội kinh – ND.

(2). Cái dương thì biểu lộ ra ngoài, cái âm thì thu giấu vào trong – ND.

”Thoạt nghe hình như có hơi giống với quan hệ âm dương thì phải.” Tôi không kìm được nói chen vào một câu.

”Ừm “ Diệp Thu Vi không đưa ra lời bình luận gì về câu nói này của tôi,tiếp tục phân tích. “Bản năng khiến con người ta không muốn đối mặt vớisự sợ hãi trong nội tâm, điều này mở rộng ra với toàn xã hội thì chínhlà sự né tránh mang tính di truyền đối với sự sợ hãi. Chẳng hạn nhưtrong cuộc sống thường ngày, con người ta có thể sẽ nói “giành được hạng nhất trong cuộc thi lần này, tôi rất vui”, hoặc là nói “có thể lấy anhlàm chồng, em thực sự rất hạnh phúc”, nhưng tuyệt đối không bao giờ nói“tôi vừa nhìn thấy một con sâu, nó làm tôi cảm thấy rất sợ hãi”, conngười ta thường nói “tôi vừa nhìn thấy một con sâu, nó làm tôi cảm thấyghê tởm, cảm thấy buồn nôn, cảm thấy khó chịu“.”

”Nhưng trên thực tế, đó chỉ là những cái cớ được đưa ra theo bản năng mà thôi.” Tôi lậptức hiểu ngay ra ý của cô ta. “Ghê tởm, buồn nôn hay khó chịu đều chỉ là những thứ được dùng để che giấu sự sợ hãi.”

Cô ta khẽ gật đầu.“Cho nên từ “sợ hãi” tuy được dùng rất thường xuyên, nhưng phần lớn mọingười đều không ý thức được sự sợ hãi của mình. Bọn họ cho rằng mìnhkhông sợ cái gì cả, thế nên sẽ dùng các tâm trạng tiêu cực khác để chegiấu nỗi sợ hãi. Bọn họ thất vọng, thưong tâm, phẫn nộ, căng thẳng,nhưng đó thực chất chỉ là cái cớ mà thôi, cũng vì nguyên nhân này nêncác nhà tâm lý học mới cho rằng sợ hãi là nguồn gốc của tất cả mọi tâmtrạng tiêu cực. Nói trắng ra, con người chỉ có duy nhất một loại tâmtrạng tiêu cực mà thôi, đó chính là sợ hãi.”

Lời của cô ta quả thực rất có sức thuyết phục. Tôi một mặt suy nghĩ, một mặt ra hiệu mời cô ta nói tiếp.

“Hiểu được những điều này rồi, anh sẽ có thể lý giải những sự phân tích tiếptheo của tôi với Trần Hy.” Cô ta nói. “Thông qua quá trình phân tíchtrước đó, chắc anh đã biết được trạng thái tâm lý của cô ta rồi, đó làbề ngoài thì chín chắn, bình tĩnh, sâu sắc, nhưng trong tiềm thức lại có chôn giấu vô số tâm trạng tiêu cực. Muốn châm ngòi cho những tâm trạngtiêu cực này nổ tung thì cần phải bắt tay vào từ gốc rễ của chúng, cũngtức là tìm ra ngọn nguồn sự sợ hãi của cô ta.”

”Cô đã làm như thế nào?”

”Trước đó tôi cũng đã nói rồi, cô ta viết ra quá trình trưởng thành của mìnhchính là để phát tiết các tâm trạng tiêu cực, cũng tức là nỗi sợ hãi.Cho dù cô ta không nhận thức được điều này, nhưng anh biết đấy, tiềmthức có thể được biểu đạt ra ngoài qua các hành vi khác ngoài ngôn ngữ,trong đó đương nhiên cũng bao gồm cả việc viết lách. Viết lách khôngphải là một hành vi hoàn toàn chịu sự khống chế của ý thức mà là mộtphương thức biểu đạt hữu hiệu của tiềm thức, cho nên có rất nhiều lúctác giả bỗng nhiên phát hiện tác phẩm mình viết ra không hoàn toàn giống với trong tưởng tượng của mình, nhưng những tác phẩm như thế mới đúnglà tác phẩm của ông ta.”

Tôi sinh lòng đồng cảm sâu sắc.

Làm việc trong một tòa soạn, viết lách cũng là một trong số những nhiệm vụchủ yếu của tôi. Mỗi lần tôi đều soạn sẵn đề cương, còn xác định rõtrước là mình định viết những gì, vậy nhưng trong quá trình viết, lầnnào tôi cũng đều thêm vào không ít thứ mới, thậm chí còn biểu đạt ra một số tư tưởng trái ngược hẳn với suy nghĩ ban đầu. Đó là một cảm giáchết sức kỳ diệu, cứ như thể tác phẩm không phải do một mình tôi viết màđược hoàn thành chung với một người khác nữa. Trước đây, tôi chưa từngsuy nghĩ về nguyên nhân của hiện tượng này, bây giờ nghe Diệp Thu Vi nói thế tôi mới hiểu ra, thì ra đây chính là sự thay đổi và đấu tranh củatiềm thức đối với ý thức.

“Tôi hiểu rồi.” Bởi vì bản thân cũng có thứ cảm giác này nên tôi nhanh chóng hiểu được sự phân tích của DiệpThu Vi. “Xin hãy nói tiếp về các phát hiện khác của cô đi! Cô đã làm như thế nào mà tìm được ngọn nguồn sự sợ hãi của cô ta ở trong cuốn sáchkia?”

”Ngất xỉu.” Diệp Thu Vi nói. “Mỗi lần cô ta bị cao huyết áp đột ngột dẫn tới ngất xỉu đều là do tâm trạng tiêu cực bùng phát gâyra, mà sự bùng phát bất ngờ này của tâm trạng tiêu cực nhất định là cóliên quan tới một thứ gì đó ở trong hiện thực. Thứ này giống như mộtloại ám thị, nó sẽ ngấm ngầm chạm đến nỗi sợ hãi ở sâu thẳm trong nộitâm của cô ta, từ đó khiến cho các tâm trạng tiêu cực của cô ta bị chấnđộng mạnh, thế rồi đột ngột bùng phát.”

Tôi không kìm được thè lưỡi liếm môi, lẩm bẩm nói: “Đó hẳn chính là ngọn nguồn sự sợ hãi của cô ta rồi.”

“Đúng thế.” Diệp Thu Vi khẽ thở ra một hơi thật nhẹ, lại đưa tay lên khẽ gạttóc mai, nói: “Nhưng tìm kiếm thứ đó quả thực không phải là một việc dễdàng. Bởi lẽ nó có thể rất nhỏ, nhỏ tới mức mà ngay đến bản thân Trần Hy cũng không thể phát giác. Nếu cô ta thực sự đã miêu tả nó trong sách,vậy thì cũng cần phải đọc thật kĩ và chịu khó liên tưởng thì mới có cơmay phát hiện. Tối đó, tôi đã chép lại một lượt toàn bộ các đoạn có liên quan đến tình trạng khi phát bệnh của cô ta, đồng thời ghi chú giải cẩn thận cho từng câu từng chữ. Đến khuya hôm đó, tôi rốt cuộc đã phát hiện ra một số chi tiết có giá trị.”

“Là những chi tiết gì vậy?”

Cô ta không trực tiếp trả lời tôi, chỉ nói: “Trần Hy lần đầu tiên phátbệnh là vào hôm mẹ cô ta rời đi. Chuyện đó được cô ta ghi lại trong cuốn Nỗi đau ngầm như thế này: Đó là ngày Hai mươi tháng Giêng năm 1989,trời rất lạnh, nhưng ánh dương lại rất ấm áp. Tôi thỉnh thoảng có thểnghe thấy tiếng pháo nổ ở đằng xa, bây giờ ngẫm lại, âm thanh đó giốngnhư là tiếng một viên đá cứng đập thẳng vào tường vậy. Bà ấy kéo haichiếc va li lớn đi tới đứng trước mặt tôi, tôi ngẩn ngơ ôm chặt lấy chân bà ấy, trong lòng trào lên một cảm giác kỳ diệu, cứ như thể bản thânđang ở trong một giấc mộng mà chẳng bao giờ thức giấc. Cách đó không xa, một người đàn ông dùng giọng nơi khác gọi to tên của bà ấy, bà ấyngoảnh đầu đáp lại một tiếng, sau đó kéo va li định đi. Tôi cố gắng kéobà ấy lại, ngón tay cơ hồ đã cắm cả vào trong thịt của bà ấy. Bà ấy đauđớn kêu lên một tiếng, sau đó liền vung tay gạt tôi qua một bên. Cha vội vàng đi từ phía sau tới đỡ lấy tôi. Tôi thầm ngẩn ngơ, trong mắt chỉ có bóng dáng đang đi xa dần của bà ấy, bên tai không ngừng vang lên nhữngtiếng pháo nổ lốp đốp. Cuối cùng, tôi cảm thấy toàn thân nóng rực, cứthế ngất lịm đi.”

Tôi nhìn Diệp Thu Vi bằng ánh mắt khó tin, cảmthấy cô ta giống như một chiếc máy ghi âm bằng xương bằng thịt vậy.“Cô... cô vẫn còn nhớ ư? Ý tôi là, cô đã thuộc lòng toàn bộ cuốn sách ấy rồi ư?”

“Sau bước ngoặt kia, tôi đã có được một khả năng ghi nhớ khiến ngay chính bản thân tôi cũng cảm thấy hết sức khó hiểu.” Cô ta hờ hững nói. “Có lẽ nguyên nhân của việc này là lãng quên, cũng là mộtphần cùa sự cảm tính.”

Tôi khẽ thở dài một hơi, gật đầu hỏi tiếp: “Vậy qua đoạn miêu tả đó, cô đã phát hiện ra được điều gì?”

“Chỉ dựa vào một đoạn đơn lẻ thì dĩ nhiên khó mà có được phát hiện gì đặcbiệt.” Cô ta tỏ ra hết sức kiên nhẫn. “Nhất định phải kết hợp với nhữngđoạn khác rồi tìm kiếm chi tiết chung trong các đoạn thì mới có thể cóthu hoạch. Về lần phát bệnh thứ hai, Trần Hy đã miêu tả trong sách nhưthế này: Đó là một phân xưởng chuyên sản xuất khí acetylene(*), lũ trẻtrong khu nhà tập thể của xí nghiệp gần như mỗi ngày đều qua đó thámhiểm. Những chiếc bình thép khổng lồ, những chiếc van khí và đồng hồ đoáp suất trên các ống dẫn, những âm thanh quái dị thỉnh thoảng lại vanglên từ trong các máng nước, tất thảy đều mang đầy màu sắc thần bí. Nhưng sau khi mẹ bỏ đi, đã hai tháng tôi không tới đó rồi. Một ngày Chủ nhật, tôi quyết định tái xuất giang hồ, cùng với những người bạn nhỏ của mình chạy vào trong phân xưởng. Mấy người lớn đuổi theo phía sau, chúng tôithì chạy phía trước, người lớn không ngừng cười mắ ng, cái lũ nhóc này,sau khi lớn lên hãy tới cả đây làm việc nhé. Nhưng giấc mơ ấy rất nhanhđã tan vỡ, vì chỉ hai năm sau xí nghiệp đã bị phá sản và phải cải tổ.Theo lẽ thường, chúng tôi chui vào nơi sâu nhất trong phân xưởng, ở đólúc nào cũng có một chiếc máy phát điện, và cái khối sắt ấy thì luônkhông biết mệt mỏi phát ra những tiếng xình xịch rất lớn. Người lớn cuối cùng đã đuổi kịp chúng tôi, liền lôi chúng tôi ra ngoài phân xưởng.Không biết vì sao, tôi bỗng dưng nảy sinh một cảm giác kỳ lạ, tim đậpnhanh hẳn lên, cứ như thể sắp chết tới nơi rồi. Còn chưa đi ra đến cửathì hai chân tôi đã trở nên mềm nhũn, sau đó liền ngất lịm đi.”

(*) Acetylene là một hợp chất hóa học với công thức C2H2. Trong điều kiệnbình thường nó tồn tại ở thể khí, không màu, thường được sử dung rộngrãi làm nhiên liệu và tổng hợp các hợp chất khác. Nó không ổn định ởdạng tinh khiết và do đó thường được để trong một dung dịch. Acetylenetinh khiết không mùi, nhưng loại phổ biến trên thị trường thường có mùido tạp chất – ND.

Tôi ghi lại một số chi tiết vào trong sổ tay.

”Lần thứ ba cô ta ngất xỉu là trong dịp đại hội thể dục thể thao do trườngtổ chức.” Diệp Thu Vi vẫn nguyên vẻ hững hờ. “Cô ta đã miêu tả như thếnày: Chúng tôi cùng nhau cổ vũ cho bạn trai đáng yêu nhất trong lớp, cậu ấy tham gia thi nội dung chạy cự ly ngắn một trăm mét. Trọng tài chỉthẳng khấu súng lệnh lên cao, tôi nhìn chằm chằm vào cái thứ đen thuiđó, đột nhiên cảm thấy cổ họng rất không thoải mái. Khi tiếng súng vanglên, chúng tôi ra sức reo hò cổ vũ, hoàng tử của chúng tôi thì một mựcdẫn đầu, nhưng đúng vào khoảnh khắc cậu ấy sắp cán đích, trong tai tôiđột nhiên vang lên những tiếng ong ong rất lớn, sau đó trước mắt bỗngtối sầm đi. Lần thứ tư thì là ở trong nhà, Trần Hy nói đó là một buổisáng, cha cô ta đang đun dầu, chuẩn bị rán cho cô ta món bánh quẩy mà cô ta thích ăn nhất, nhưng dầu còn chưa kịp sôi thì cô ta đã ngất đi rồi.Những lần về sau thì tôi không kể chi tiết ra với anh nữa, tóm lại lầnthứ năm là xảy ra trong buổi lễ khai giảng của trường, lần thứ sáu là ởmột công trường xây dựng mà cô ta vừa hay đi ngang qua, còn lần thứ bảylà trong một đêm mưa dông sấm nổ đì đùng. Tổng cộng trong cuốn Nỗi đaungầm có ghi lại chi tiết bảy lần cô ta ngất xỉu, anh Trương...” Diệp Thu Vi hỏi: “Chỉ xét tới bốn lần đầu tiên mà tôi vừa mới kể kia, anh cóphát hiện ra điểm chung nào đáng chú ý không?”

Tôi suy nghĩ một lát, thế nhưng nhất thời chẳng thể tìm ra được chút manh mối nào.

“Âm thanh.” Cô ta giải thích. “Hai lần cô ta miêu tả về âm thanh đã thu hút sự chú ý của tôi. Trong đoạn thứ nhất cô ta đã viết thế này: Thỉnhthoảng có thể nghe thấy tiếng nổ ở đằng xa, bây giờ ngẫm lại, âm thanhđó giống như là tiếng một viên đá cứng đập thẳng vào tường vậy. Đến lầnthứ ba cô ta ngất xỉu thì lại có một câu là: Khi tiếng súng vang lên,thế rồi tôi đột nhiên nhớ tới việc tiếng bắn súng lệnh dường như rấtgiống với tiếng pháo, đây liệu có phải là ngọn nguồn nỗi sợ hãi của Trần Hy không?”

Tôi bất giác hít vào một hơi khí lạnh, cảm thấy việc này càng lúc càng gay cấn.

”Sau đó, tôi bắt đầu tìm kiếm những sự miêu tả khác về âm thanh.” Diệp ThuVi lại tiếp tục giải thích. “Trong lần thứ hai ngất xiu, cô ta có nhắctới tiếng xình xịch của máy phát điện, nhưng tiếng xình xịch đó dườngnhư rất khác với tiếng súng lệnh cũng như tiếng pháo. Tôi lại tiếp tụcnghiên cứu kĩ về lần thứ tư cô ta ngất xỉu, thấy Trần Hy nói là khi đó,cha cô ta đang đun dầu. Để có thể trải nghiệm cảm giác của cô ta khi đó, tôi bỏ sách xuống, vào bếp đun lấy một chảo dầu, sau đó đứng nhìn từxa, nhưng lại chẳng có chút phát hiện nào. Về sau tôi tắt bếp, lại đirửa tay, nhưng đúng vào lúc định rời đi thì trong đầu bỗng lóe lên mộttia chớp sáng lòa. Tôi vẩy chỗ nước dính trên tay vào trong chảu dầu,những tiếng nổ lốp bốp tức thì vàng lên không ngớt…”

“Giống hệt như là tiếng pháo vậy!” Tôi kích động tới nỗi thiếu chút nữa thì đã đứng bật dậy. “Chuyện này…”

Diệp Thu Vi tỏ ý bảo tôi hãy bình tĩnh, sau đó mới lại nói tiếp: “khi đó tôi liền ý thức được, việc Trần Hy ngất xỉu rất có thể có liên quan tớinhững âm thanh tương tự như thế. Lần thứ năm cô ta ngất xỉu là trongbuổi lễ khai giảng của trường, mà vào những dịp như thế sau khi lãnh đạo phát biểu xong ắt sẽ có một tràng vỗ tay như sấm động. Lần thứ sáu côta ngất xỉu là bên cạnh một công trường xây dựng, mà ở công trường thìbất cứ âm thanh gì cũng đều có thể xuất hiện cả. Lần thứ bảy là trongmột đêm mưa dông sấm nổ đì đùng, ở trường hợp này tác dụng của tiếng sấm có lẽ chẳng khác với tiếng pháo nổ là mấy.”

”Âm thanh giống vớitiếng pháo nổ chính là điểm chung xuất hiện trong những tình huống này.” Tôi suy nghĩ một chút rồi bèn nói: “Nhưng lần thứ hai thì sao? Nếu lúcTrần Hy ngất xỉu lần thứ hai xung quanh không có âm thanh nào tương tựnhư vậy, cho dù sáu lần còn lại đều có thì giả thuyết này e rằng vẫnkhông thể lập thành được...”

”Cho nên tôi nhất định phải đi tìmchứng cứ.” Cô ta cắt ngang lời tôi. “Sáng sớm ngày hôm sau tôi liền đếnnơi mà năm xưa Trần Kỳ Xí từng làm việc. Đó là một khu nhà xưởng rấtlớn, có điều ba phần tư diện tích đã bị bỏ hoang, phần còn lại thì đãtrở thành đất của một công ty chuyên cho thuê xe ô tô. Tôi đến chỗ côngty đó để hỏi về tình hình ngày xưa của khu nhà xưởng này, nhân viên củacông ty liền bảo tôi đi hỏi ông cụ coi cửa, nói rằng trước đây ông cụtừng là công nhân trong xưởng. Tôi trò chuyện với ông cụ một lát, sau đó nói về mục đích của mình khi tới đây tôi bèn bảo rằng mình có một người bạn rất thân từng sống trong khu nhà tập thể của xí nghiệp này. Ông cụhỏi người bạn đó là ai, tôi liền nói là Trần Hy. Ông cụ bất giác ướtnhòe hai mắt, nói năm xưa ấy à, lũ nhỏ thường xuyên chạy vào trong phânxưởng chơi. Tôi nói tôi cũng từng tới đây rồi, thế là ông cụ liền chămchú nhìn tôi một lát, sau đó lộ vẻ giật mình bừng tỉnh, nói, ồ, hóa racô chính là cô bé đó, tôi nhớ ra cô rồi!”

Đối với những chuyện từ xưa cũ, có rất nhiều người dưới sự tác động của ám thị sẽ nảy sinh ảogiác về ký ức, và đây chính là một hành vi lừa gạt của tiềm thức đối với ý thức. Ông cụ kia nói rằng mình từng gặp Diệp Thu Vi chính là vìnguyên nhân này.

”Sau đó thì sao?” Tôi hỏi.

”Sau đó thìđương nhiên là dễ dàng hơn nhiều rồi“. Diệp Thu Vi nói. “Chúng tôi cảmkhái với nhau một lát, rồi tôi liền nói là mình đang viết một cuốn tiểuthuyết về đề tài tuổi thơ, trong đó có một cảnh là cuộc vui đùa ở trongphân xưởng năm nào, vì muốn làm tăng thêm tính chân thực cho nên tôi mới quay trở lại đây để điều tra cũng như hoài niệm quá khứ. Ông cụ hỏi cóthể giúp gì được cho tôi không, tôi bèn hỏi năm xưa trong phân xưởng sản xuất khi acetylene có những âm thanh như thế nào. Ông cụ ngẫm lại mộtlát, sau đó liền liệt kê ra rất nhiều âm thanh, trong đó có nhắc đến một thứ tiếng lộp bộp giòn tan, nghe nói là được phát ra từ một loại thiếtbị chuyên dùng để kiểm tra độ tinh khiết của chất khí. Để kiểm tra lạicho chắc chắn, tôi bèn đi loanh quanh tìm lấy một viên đá thật cứng, sau đó dùng sức ném mạnh nó lên tường làm phát ra một âm thanh giống hệtnhư tiếng pháo nổ. Ông cụ vừa mới nghe xong liền lập tức nói ngay:“Chính là âm thanh này rồi! Cô bé, đã nhiều năm trôi qua như vậy rồi màcô vẫn chưa quên ư?”.”

Tôi vốn muốn ghi lại chút gì đó vào trongsổ tay, thế nhưng bàn tay cứ run lên lẩy bẩy không ngừng. Theo lời kểcủa Diệp Thu Vi, nỗi sợ hãi vốn được giấu ở nơi sâu trong nội tâm củaTrần Hy đã từ từ xuất hiện.

“Xin hãy tiếp tục đi.” Tôi cố gắng giữ cho lòng mình bình tĩnh, sau đó bèn nhẹ nhàng cất tiếng.

Diệp Thu Vi lại nói: “Để tăng thêm tính xác thực cho phán đoán của mình, sau khi về đến nhà, tôi lập tức lôi cuốn Nỗi đau ngầm ra đọc kĩ lại lần thứ ba, và rồi đã phát hiện ra thêm rất nhiều chứng cứ. Chẳng hạn như làmỗi dịp Tết Âm lịch, Trần Hy lại cùng chồng mình ra nước ngoài du lịch,cô ta nói mình không thích bầu không khí đón năm mới ở trong nước. TrầnHy còn nói mỗi lần gặp lúc trời mưa to có sấm là mình lại đóng chặt cửasổ, sau đó đeo tai nghe nghe nhạc, đâu như là vì thứ cảm giác này khiếncô ta cảm thấy hết sức thoải mái. Cô ta cũng chưa từng tham dự hôn lễcủa bạn bè bao giờ, vì không thích những cảnh tượng dễ làm người ta rơinước mắt. Mà trong hôn lễ của bản thân, cô ta cũng từng có thời điểm cảm thấy hết sức choáng váng, khó chịu, nhưng cô ta lại cho rằng việc nàylà do nước mắt của cha mình mà ra. Mấy năm trước, xưởng sản xuất nồi hơi của thành phố xảy ra một vụ nổ, đây rõ ràng là một tin tức vô cùng quan trọng, thế mà cô ta lại chủ động nhường nó cho đồng nghiệp của mình,còn giải thích rằng mình vừa nghĩ tới những nạn nhân trong vụ nổ đó làliền cảm thấy lòng đau nhói. Những ví dụ như vậy quả thức có quá nhiều,nào là không thích bầu không khí đón Tết trong nước, nào là thích cảmgiác nghe nhạc lúc trời nổi sấm, nào là không thích những cảnh tượng dễlàm người ta rơi nước mắt, nào là khó chịu chỉ vì nước mắt của cha mình, nào là đau xót vì những người gặp nạn, tất thảy kỳ thực chỉ là cảm giác giả tạo được sinh ra do sự tự ám thị của cô ta mà thôi, và đó chính làcái cớ để cô ta né tránh sự sợ hãi theo bản năng, cũng giống như việc cô ta vô tình chôn giấu tất cả các tâm trạng tiêu cực của mình vậy.”

Lúc đó, trong đầu tôi bỗng nhiên xuất hiện một hình ảnh thế này: Trần Hymặc một lớp quần áo rất dày, thế nhưng cặp mắt của Diệp Thu Vi lại nhưcó thể chiếu ra tia X, sau nháy mắt đã nhìn thấu được trái tim đangkhông ngừng nảy thình thịch dữ dội của cô ta.

”Tổng kết một chútđi.” Không chờ tôi tưởng tượng xong, Diệp Thu Vi lại nói tiếp: “Chỗ yếuđuối và nhạy cảm nhất của Trần Hy chính là việc mẹ cô ta bỏ đi năm xưa,mà khi đó bên tai cô ta lại không ngừng vang lên những tiếng pháo nổgiòn tan, thế là âm thanh ấy đã vô tình trở thành dấu hiệu tượng trưngcho nỗi sợ hãi này của cô ta. Về sau, cứ mỗi lần xuất hiện một thứ âmthanh tương tự là tiềm thức sẽ lại làm cho đáy lòng cô ta dậy sóng,nhưng điều này cô ta lại không hề hay biết. Sau khi trưởng thành, cô tatrở nên chín chắn và giỏi kìm nén cảm xúc, khả năng đề kháng đối vớinhững thứ âm thanh tương tự đã mạnh hơn nhiều, nhưng mỗi lần gặp phảiloại âm thanh như thế, cô ta vẫn sẽ né tránh theo bản năng. Biểu hiệntrực tiếp nhất chính là những việc như cô ta ra nước ngoài đón Tết, gặplúc trời nổi sấm thì nghe nhạc, không đi dự hôn lễ của bạn bè, từ bỏ cơhội đi điều tra phỏng vấn về một vụ nổ. Loài người quả thực là một giống loài rất kỳ diệu, họ cứ luôn cho rằng đã đủ hiểu bản thân rồi, thếnhưng lại chẳng có mấy ai ý thức được rằng ngay đến việc bản thân thựcsự sợ cái gì họ cũng chẳng rõ.”

Trong tâm trạng đã trở nên vôcùng phức tạp, tôi vốn không định nói thêm gì nữa, nhưng để cuộc tròchuyện này có được một cái kết tốt đẹp, tôi vẫn cố giữ bình tình và hỏi: “Sau đó cô đã làm gì với cô ta?”

“Anh đã không còn tâm trạng đểnghe, vậy tôi sẽ nói đơn giản một chút.” Diệp Thu Vi bình tĩnh nói.“Trước tiên tôi dựa vào mạng internet để tìm hiểu về thói quan nghỉ ngơi của cô ta, sau đó liền chọp mua pháo. Tôi đã phải thử lần lượt mười mấy loại pháo khác nhau, sau một thời gian rất dài mới chọn ra được loạithích hợp nhất. Đó là một loại pháo phát ra tiếng nổ giòn tan, có khảnăng xuyên thấu rất mạnh, hơn nữa còn rất giống với âm thanh phát ra khi “một viên đá cứng đập thẳng vào tường”. Sau khi chuẩn bị xong xuôi,việc tôi cần làm tiếp theo là chờ đợi cơ hội. Ngày 17 tháng 5 năm 2009,chồng của Trần Hy phải đi công tác xa, cơ hội mà tôi hằng trông đợi rốtcuộc cũng đã tới. Đêm đó, đúng vào phút thứ năm sau khi cô ta tắt đènphòng ngủ, tôi đốt một cuộc pháo nghìn quả ở ngay dưới nhà cô ta. Nhưngđến ngày thứ hai vẫn không hề có tin tức về cái chết của cô ta truyềnra, thế là chờ đến tối tôi lại tới bên dưới nhà cô ta đốt pháo lần nữa.Và lần này thì tôi lùi thời gian lại năm phút, bởi lẽ cô ta càng ở gầngiấc ngủ thì sự kiểm soát của ý thức đối với thân thể sẽ càng kém, nhưthế những thức bên trong tiềm thức sẽ dễ bùng phát hơn.”

Trái tim tôi đập thình thịch không ngớt.

“Khi con người ta nửa mê nửa tỉnh, ý thức sẽ dần đi vào trạng thái ngủ đông, còn tiềm thức thì từ từ thức tỉnh, cùng với đó năng lực tự bảo vệ cũngchưa xuất hiện. Trong tình trạng như thế, tiềm thức sẽ rất dễ bị ám thị, cho dù là một sự ám thị vô cùng trực tiếp. Những tiếng pháo nổ đột ngột vang lên sẽ mang tới cho tiềm thức của Trần Hy một sự kích thích vôcùng mãnh liệt, đồng thời đánh thức nỗi sợ hãi vốn ẩn sâu trong nội tâmcủa cô ta. Nỗi sợ hãi bất ngờ xuất hiện ấy sẽ kích thích đại não, và đểđáp lại nỗi sợ hãi, đại não sẽ thông qua hệ thống thần kinh giao cảm đểkích hoạt các tế bào ưa crôm trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào ưa crôm đã biến thành khối u, từ đó đột ngột tiết ra một lượng lớn nội tiết tốthuộc nhóm catecholamine. Epinephrine quá liều lượng sẽ gây ra tìnhtrạng các mạch máu dẫn đến tim không ngừng co rút, từ đó khiến nhịp timtăng lên tới một tốc độ khó có thể tưởng tượng được, đồng thời gây ramột loạt các biến chứng đi kèm với tình trạng nhịp nhanh thất(*), mànhồi máu cơ tim cấp tính chính là một trong số các biến chứng thường gặp nhất.”

(*). Một dạng rối loạn nhịp tim, tên tiếng Anh là ventricular tachycardia, viết tắt là VT – ND.

Tôi hít sâu một hơi, mở đến trang thứ ba của tập tài liệu ghi lại các vụchết người có liên quan tới Diệp Thu Vi. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy mỗicon chữ trên giấy đều như đang cất lên những tiếng gào thét không lời.

Trần Hy, nữ, sinh tháng 5 năm 1980, khi còn sống từng là phóng viên kênhTổng hợp của Đài Truyền hình tỉnh. Đêm ngày 18 tháng 5 năm 2009, chếttrong nhà vì nhồi máu cơ tim cấp tính. Qua giải phẫu kiểm tra, Trần Hyđược xác định là trước khi chết hàm lượng catecholamine trong hệ thốngtuần hoàn máu tăng vọt, đó có lẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhồimáu cơ tim.

Trong khoảnh khắc đó, tôi bỗng thấy Diệp Thu Vi chẳng khác nào một con ác ma tới từ địa ngục. Dù đã cúi đầu xuống rồi nhưngkhi nhìn thấy một góc váy của cô ta, tôi vẫn tức thì cảm nhận được mộtnỗi sợ hãi và ghê tởm đã hằn sâu vào trong xương tủy của mình.

Trong sự bất an cực độ, tôi lật đến trang thứ tư của tập tài liệu, ngẩn ngơ nhìn tên của người chết tiếp theo.

Người chết thứ tư tên là Vương Vĩ.

“Vương Vĩ...” Tôi không kìm được khẽ lẩm bẩm cái tên này.

Khoản tiền lớn thứ ba mà Đinh Tuấn Văn nhận được chính là do một người tênVương Vĩ gửi tới, liệu Vương Vĩ đã chết này và Vương Vĩ kia có phải làcùng một người không đây?

Dù rất không muốn nhưng tôi rốt cuộcvẫn ngẩng đầu lên nhìn chằm chằm vào ác ma Diệp Thu Vi, hỏi: “Người tênVương Vĩ này là ai vậy?”

“Anh Trương.” Cô ta không trả lời, chỉcất giọng bình lặng như nước. “Chuyện này để lần sau gặp mặt rồi hãynói.” Dứt lời cô ta liền đứng dậy đi tới bên cửa sổ, lại ấn tay vào mộtcái nút trên cửa sổ, nói: “Viện phó Ngô, anh Trương đang không thoảimái, mau vào đây đưa anh ta ra ngoài đi.”

Không đầy năm giây sau, lão Ngô vội vã đẩy cửa đi vào, còn dẫn theo cả bảo vệ, nôn nóng cất tiếng gọi tôi: “Lão Trương!”

Tôi đáp lại một tiếng, sau đó liền đứng dậy, tỏ ý rằng mình không sao. Nghe thấy giọng nói của lão Ngô, tôi đột nhiên có cảm giác mình đã quay trởvề hiện thực, thứ tâm trạng phức tạp vừa chiếm cứ toàn bộ trái tim tôicũng theo đó mà tan đi hoàn toàn. Tôi ngoảnh đầu lại nhìn Diệp Thu Vi,thấy cô ta quay lưng về phía tôi, đôi tay đang nhẹ nhàng mân mê một quảtáo nửa đỏ nửa vàng. Tôi ngẩn ngơ đi tới bên cạnh cửa rồi đột ngột dừngbước, ngoảnh đầu lại nói: “Cô Diệp, cảm ơn sự chân thành của cô, hẹnngày mai gặp lại.”

Cô ta cắn một miếng táo, chẳng buồn đáp lại tôi lấy một tiếng.

Để xác định xem tôi có thực sự bình yên vô sự hay không, lão Ngô mời tớihai vị bác sĩ nhờ bọn họ kiểm tra tâm lý giúp tôi, sau đó mới chịu đểcho tôi rời đi.

***

Sau khi cuộc trò chuyện hôm đó kếtthúc, tôi bất giác nảy sinh một thứ tình cảm cực kỳ sâu đậm với Trần Hy, cứ như thể lúc sinh tiền cô ta từng là một người bạn chí thân của tôivậy. Tôi rất nhanh đã hiểu ra, sở dĩ tôi có thứ cảm giác này là bởi dưới sự dẫn dắt của Diệp Thu Vi, tôi đã có được một sự thấu hiểu cực kỳ sâusắc về cô ta. Trên đời này, ngoài Diệp Thu Vi và tôi ra, sợ rằng khôngcòn người thứ ba nào khác hiểu về Trần Hy như thế.

Tuy đã biếtnguyên nhân, vậy nhưng tôi vẫn không sao giũ bỏ được lòng cảm thông vàhoài niện đối với Trần Hy. Tôi gọi điện thoại cho mấy khu nghĩa trangcủa thành phố, rốt cuộc đã hỏi ra được nơi Trần Hy an nghỉ, thế rồi lạimua lấy một bó hoa ven đường, sau đó lái xe về hướng ngoại ô phía bắcthành phố.

Trong khi chờ đèn đỏ ở một giao lộ, tôi mở tập tàiliệu về những vụ chết người kia ra xem. Thông tin về người chết thứ tư,Vương Vĩ, được ghi lại trong tài liệu thế này:

Vương Vĩ, nam,sinh ngày 13 tháng 10 năm 1971. Từng là nhân viên của sở Giáo dục thànhphố, nhưng năm 1999 vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng nên đã bị sa thải và đuổi khỏi biên chế, cùng năm còn ly hôn với vợ, từ đó về sau luôn sốngmột mình. Sáng ngày 25 tháng 6 năm 2009, Vương Vĩ bị phát hiện đã chếttrong nhà, tác nhân gây tử vong được xác định là ngạt cơ học.

Trong tài liệu còn đề cập tới hiện trường của vụ chết người này: Thi thể củaVương Vĩ được phát hiện trong bồn tắm, thời gian từ vong là vào khoảngđêm ngày 24 tháng 6 năm 2009. Khi thi thể được phát hiện, vòi nước củabồn tắm vẫn đang xả nước. Thi thể hoàn toàn trần trụi, hai mắt cá chân,cánh tay bên trái, cổ, miệng, đều bị cố định vào đáy bồn tắm bằng băngkeo chịu lực, cổ tay phải thì bị trói bằng dây thép bện buộc thành nútthòng lọng, đầu bên kia của dây thép được buộc vào bình nóng lạnh ở trên cao. Tại hiện trường không có bất cứ dấu vết nào như tóc, mảnh vụn da,dấu chân hay dấu vân tay do người khác để lại, camera giám sát cũng thểhiện rằng trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ trước khi Vương Vĩ chết, nơi ở của anh ta không có bất cứ ai ra vào. Qua đó, cảnh sát nhận địnhrằng đây là một vụ tự sát được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng.

Ngoàira, trên mặt sàn bên cạnh bồn tắm có đặt một chiếc bình thủy tinh dungtích khoảng 200 ml, trong nước ở dưới sàn phòng tắm và trong bồn tắm thì đều kiểm tra ra được một nồng độ formaldehyde nhất định.

Tôi đọc đi đọc lại nội dung trong tài liệu, lại tưởng tượng ra tình cảnh khiVương Vĩ tự sát: Anh ta cởi sạch quần áo, dùng dây thép bện buộc sẵn nút thòng lọng, sau đó lại dùng băng keo dính chặt mình vào đáy bồn tắm,tiếp đến đưa tay phải tới mở vòi nước và đổ vào trong nước dung dịchformaldehyde nồng độ cao. Tại sao anh ta phải làm như vậy? Điều này tạmthời chưa xét đến, tóm lại là sau khi làm xong những việc vừa nêu, anhta thò tay phải vào trong nút thòng lọng, cổ tay phải đưa từ từ xuốngdưới một cách kiên định, dây thép bện theo đó mà càng lúc càng thítchặt, cuối cùng thì cố định tay phải của anh ta vào trong một khoảngnhỏ.

Đến nước này rồi, Vương Vĩ có hối hận thì cũng chẳng ích gì, hơn nữa theo trực giác, tôi cho rằng anh ta căn bản chưa từng hối hận.Những hành động như là thắt sẵn nút thòng lọng đế trói tay phải, dùngbăng keo bịt miệng đế tránh phát ra tiếng kêu, đều chứng tỏ một điềurằng anh ta đã chuấn bị kĩ lưỡng cho việc tự sát, mà sự chuẩn bị kỹlưỡng như thế thường là minh chứng cho một quyết tâm không thể laychuyển.