Đông Chu Liệt Quốc

Chương 49: Công tử bão phóng tiền mua nước tề ý công tham sắc hại thân



Sĩ Hồi cùng Thọ Dư qua sông Hoàng Hà, đi về phía đông. Đi chưa được nữa dặm, thấy một viên tướng trẻ tuổi đem môt toán quân đến đón.Viên tướngấy ngồi trên xe, cúi đầu chào Sĩ Hội.Sĩ Hội lại gần nhìn xem ai thì tứclà Triệu Sóc (con Triệu Thuẫn).Sĩ Hội hỏi Triệu Sóc rằng:

- Nhà ngươi đem quân tới đây là có ý gì?

Triệu Sóc nói:

- Tôi phụng mệnh cha tôi, tới đây để đón ngài về triều, mặt sau sắp có đại binh kéo đến.

Nói chưa dứt lời thì bỗng nghe có tiếng pháo nổ, quân Tấn kéođến đông như nước chảy, đem Sĩ Hội và Thọ Dư về triều.Thám tử nước Tầnvề báo, Tần Khang công nổi giận, toan đem quân qua sông để đánh Tấn.Lạinghe báo bên kia sông có Tuân Lâm Phủ và Khước Khuyết đem đại binh nướcTấn kéo đến, Tây Khất Thuật bèn nói với Tần Khang công rằng:

- Đại binh nước Tấn đã đến tiếp ứng như thế, tất không để cho quân ta sang sông, chi bằng ta hãy rút về.

Nói xong, liền rút quân về.Bọn Tuân Lâm Phủ thấy quân Tần rútvề, cũng đem quân trở về nước Tấn.Sĩ Hội trốn sang nước Tần đã ba nămtrời, ngày nay lại về nước Tấn, ngẫm nghĩ trong lòng, xiết bao cảm khái, vào yết kiến Tấn Linh công, sụp lạy tạ tội.Tấn Linh công nói:

- Nhà ngươi có tội gì đâu !

Tấn Linh công cho Sĩ Hội làm quan đại phụTriệu Thuẫn tâu vớiLinh công thưởng cho Thọ Dư mười cổ xe, để đền công khổ nhọc đi triệuđược Sĩ Hội.Tần Khang công sai người đua vợ con Sĩ Hội về trả nước Tấnvà bảo Sĩ Hội rằng:

- Ta không lỡ trái lời thề ở sông Hoàng Hà đâu !

Sĩ Hội cảm cái ân nghĩa của Tần Khang công, cũng viết thư cảmtạ, và khuyên Tần Khang công nên nghĩ việc binh, để nuôi sức dân, màgiữ yên bốn cõi.Tần Khang công nghe lời, từ bấy giờ Tần Tấn hai nướckhông gây việc chiến tranh, được đến vài ba mươi năm.

Chu Khoảnh vương lên ngôi được sáu năm thì băng hà.Thái tử Banlên nối ngôi, tức là Chu Khuôn vương.Sở Mục vương mất.Thế tử Lữ lên nốingôi, tức là Sở Trang vương.Triệu Thuẫn thấy nước Sở mới có tang, muốnnhân cơ hội ấy khôi phục lại sự nghiệp bá chủ của nước Tấn trước, liềnđại hội chư hầu ở đất Tân Thành.Tống Chiêu công, Lỗ Thành công, TrầnLinh công, Vệ Thành công, Trịnh Mục công và Hứa Chiêu công đều đến dựhội.Tống Chiêu công, Trần Linh công và Trịnh Mục công đều bày tỏ sự tình ngày trước, nói phải theo Sở chỉ là việc bất đắc dĩ.

Triệu Thuẫn cũng lấy lời ngọt ngào mà phủ dụ.Chư hầu lại thầnphục nước Tấn cả, chỉ có nước Sái vẫn theo Sở như cũ, không đến dựhội.Triệu Thuẫn sai Khước Khuyết đem quân đi đánh nước Sái.Nước Sái xingiảng hoà.Khước Khuyết mới thu quân về nước.Tề Chiêu công vẫn định đếndự hội, nhưng phát bệnh nặng chưa kịp đến đã mất, con là thế tử Xá lênnối ngôi.Mẹ thế tử Xá là con gái nước Lỗ, tên gọi Thúc Cơ, tức là nàngChiêu CợNàng Chiêu Cơ dẫu là Tề Chiêu công phu nhân, nhưng không đượcyêu chuộng mà con là Thế tử Xá, thì tài học lại tầm thường, cũng khôngđược người trong nước kính trọng.Công tử Thương Nhân là con nàng Mật Cơ(thiếp của Tề Hoàn công) vốn có chí cướp ngôi, chỉ vì được Chiêu cônghậu đãi, nên không nỡ làm vội, vẫn định chờ Chiêu công mất rồi mới khởisự.Mấy năm sau, Chiêu công triệu công tử Nguyên ở nước Vệ về, giao quốcchính chọCông tử Thương Nhân thấy công tử Nguyên là người giỏi, vẫn cólòng ghen ghét, lại muốn mua chuộc lòng dân, mới đem hết gia tài, cấpphát cho những kẻ nghèo khổ, bởi vậy dân trong nước ai cũng phục. Đếnlúc thế tử Xá được lên nối ngôi, bỗng gặp có sao chổi xuất hiện, công tử Thương Nhân mới sai người bói xem tốt xấu thế nào.Người thầy bói nói:

- Đó là cái triệu nước Tống nước Tề và nước Tấn có loạn, mà vua ba nước đều bị giết cả.

Công tử Thương Nhân nói:

- Nếu vậy thì làm loạn ở Tề, chắc là tay ta!

Nói xong, liền sai kẻ tử sĩ vào đâm chết thế tử Xá.Công tửThương Nhân thấy công tử Nguyên hơn tuổi mình, mới nói dối công tửNguyên rằng:

- Thế tử Xá không đáng làm vua, tôi làm việc nầy là vì anh đó !

Công tử Nguyên giật mình kinh sợ và nói rằng:

- Ta vẫn biết nhà ngươi muốn làm vua đã lâu, sao bây giờ lạitrút cho tạTa thờ nhà ngươi thi được, chớ nhà ngươi không thể thờ tađược, ta chỉ mong nhà ngươi làm vua bao dung cho ta được trọn đời làmmột kẻ thường dân ở nước Tề nầy, thế là mãn nguyện !

Công tử Thương nhân lên nối ngôi, tức là Tề Ý công.Công tửNguyên ghét Tề Ý công làm những việc tàn nhẫn, mới cáo ốm về nhà, đóngcửa không đi đến đâu cả, cũng không vào triều nữa.Chiêu Cơ thương conchết oan, ngày đêm kêu khóc.Tề Ý công thấy vậy bắt giam vào một nơi, lại cho ăn uống rất kham khổ.Chiêu Cơ đút tiền cho các cung nhân để đưa tin sang cho Lỗ Văn công biết.Lỗ Văn công sợ thế nước Tề mạnh, sai ngườisang nói với Chu Khuông vương, muốn nhờ uy Chu Khuông vương, xin Tề ýcông tha cho Chiêu Cơ, Chu Khuông vương sai Đan Bá sang nước Tề, bảo Tề Ý công rằng:

- Đã giết con thì thôi, còn giam mẹ làm gì ! Sao không tha cho người ta về nước Lỗ, để tỏ lòng quảng đại của nước Tề?

Tề Ý công vẫn muốn giấu việc giết thế tử Xá, bấy giờ nghe lờiĐan Bá , mặt đỏ bừng lên, không nói gì cả. Đan Bá về nhà công quán.Tề Ýcông truyền đem Chiêu Cơ sang cung khác, rồi sai người nói lừa Đan Bárằng:

- Chúa công toi đối với quốc mẫu (tức là Chiêu Cơ ), chưa hềdám khinh, huống chi lại có lệnh thei- n tử, kẻ nào mà không tuântheo?Sao cương sứ không vào yết kiến quốc mẫu, để tỏ tấm lòng quyền cốcủa thiên tử.

Đan Bá tưởng thực, vội vàng vào cung yết kiến Chiêu CợChiêu Cơứa nước mắt, kể những nông nổ oan khổ. Đan Bá chưa kịp trả lời bỗng Tề Ý công ở đâu sực đến, quát to lên rằng:

- Đan Bá sao dám tự tiện vào cung tư thông với quốc mẫu, định làm việc bậy bạ hay sao? Ta quyết đem việc nầy tâu với thiên tử.

Nói xong, truyền đem Đan Bá và nàng Chiêu Cơ mỗi người giam vào một nơi;lại căm tức Lỗ Văn công dám mượn uy lệnh thiên tử mà áp chếnước mình, mới đem quân đi đánh Lỗ.Lỗ Văn công sai quan thượng khanh làQúy Tôn Hàng Phủ (con công tử Hữu)sang cáo cấp với nước Tấn.Triệu Thuẫnvâng lệnh Tấn Linh công hội các nước Tống, Vệ, Sái, Trần, Trịnh, Tào;vàHứa ở đất Hỗ, để bàn việc đánh Tề.Tề Ý công bèn sai người sang lễ nướcTấn, tha Đan Bá về nhà Chu, lại cho nàng Chiêu Cơ về Lỗ.Các nước đều rút quân về cả.Lỗ Văn công nghe tin nước Tấn không sang đánh Tề, cũng saicông tử Toại sang nước Tề để xin giảng hoà.

Lại nói chuyện Tống Tương công phu nhân là Vương Cơ, tức là chị của Chu Tương vương, thân mẫu của Tống Thành công (Vương Thần )và tổmẫu của Tống Chiêu công (Chử Cữu ).Tống Chiêu công tử khi còn làm thếtử, vẫn cùng với công tử An, công tử Khổng Thúc và công tôn Chung Ly đisăn bắn, đến khi lên ngôi làm vua, việc gì cũng nghe lời ba người ấy,bỏ hết cả chính sự, chỉ hằng ngày rủ nhau đi săn bắn để mua vui.Quan tưmã Lạc biết cơ nước Tống tất loạn, mới nhường quan chức cho công tửAn.Quan tư thành là công tôn Thọ cũng sợ tai vạ, xin cáo lão về hưu.Tống Chiêu công lại dùng người con công tôn Thọ là Đăng Y Chư làm quan tưthành?Tống Tương công phu nhân là Vương Cơ đã già mà còn đa dâm.TốngChiêu công có người con thứ đệ tên gọi công tử Bão uống rượu thật say,rồi ép công tử Bão thông dâm với mình và hứa sẽ lập làm vuạTừ đó VươngCơ muốn bỏ Tống Chiêu công mà lập công tử Bắc.Tống Chiêu công sợ các chi họ về Mục công và Tương công mạnh thế lắm, mới bàn mưu với công tửNgang để đuổi những người ở trong hai chi ấy ra nước ngoài.

Vương Cơ biết mưu, tức khắc mật báo cho hai chi ấy biết.Hai chi ấy nổi loạn, vay bắt công tử Ngang và công tử Chung Ly ở chỗ triều mônmà giết địQuan tư thành là Đăng Y Chư sợ hãi trốn sang nước Lỗ.Công tửBão vốn được lòng các quan lục khanh, bấy giờ liên kết với bọn ấy và hai chi hộ, không hỏi đến tội giết chết công tửNgang và công tôn Chung Ly,lại sai người sang nước Lỗ triệu Đăng Y Chư về mà phục chức chọCông tửBão nghe nói công tử Thương Nhân (tức là Tề Ý công ) ở nước Tề, phóngtiền tài để mua lòng người, mà cướp được ngôi vua, thì cũng bắt chướcđem hết gia tài chu cấp cho những kẻ nghèo khổ.Năm thứ bảy đời TốngChiêu công, nước Tống mất mùa, công tử Bão đem thóc gạo phát cho dânđói, lại kính kẻ già, tôn người hiền, phàm những người nào từ bảy mươituổi trở lên, cứ mỗi tháng lại sai người biếu thóc lụa và các thứ thựcphẩm, mà cấp lương cho, các quan công, khanh, đại phu thì tháng nàocông tử Bão cũng có đồ biếu, trong họ tôn thất, bất cứ thân sơ, hễ hơicó việc gì, cũng đem tiền bạc đến tư giúp. Đến năm thứ tám đời TốngChiêu công, nước Tống lại mất mùa to, côn tử Bão hết cả tiền của.VươngCơ lại đem của riêng ở trong cung ra mà đưa cho công tử Bão.Bở i vậy cảnước ai cũng khen ngợi công tử Bão là người nhân đức, mà muốn cho côngtử Bão lên làm vuạCông tử Bão biết là người trong nước ai cũng bằng lòng với mình mới bàn mưu với Vương Cơ để định giết Tống Chiêu công.Vương Cơ nói:

- Nghe nói Chữ Cữu (tên Tống Chieu công ) sắp đi săn ở đất Mạnh ChựHôm ấy ta dặn công tử (em cùng mẹ với công tử Bão ) đóng cửa thànhlại, rồi nhà ngươi đem người đi giết Chữ Cữu thì chắc phải xongviệc.Công tử Bão theo lời.Quan tư thành là Đăng Y Chư vốn là người hiền, xưa nay công tử Bão vẫn kính trọng, bấy giờ nghe biết mưu của công tửBão, liền nói với Tống Chiêu công rằng:

- Chúa công chớ nên đi săn, nếu đi thì tất không trở về được.

Tống Chiêu công nói:

- Nếu có kẻ nào định nổi loạn thì dẫu ta ở nhà, cũng chẳng tránh được nào !

Nói xong, liền sai quan hữu sự là Hoa Nguyên và quan tả sư làcông tôn Hữu ở nhà để giữ nước, còn mình thì chuyên chở các thứ bảo ngọc trong kho, thẳng đường tiến ra Mạnh ChựTống Chiêu công mới ra khỏi cửathành thì Vương Cơ sai người triệu Hoa Nguyên và công tôn Hữu vào mà giữ ở trong cung, rồi sai công tử Tu đóng chặt cửa thành lại.Công tử Bãobảo quan tư mã Hoa Ngẫu tuyên cáo với quân sĩ rằng:

- Ta phụng mệnh Vương Cơ tôn lập công tử Bão lên làm vua, trừ bỏ hôn quân vô đạo đi, các người nghĩ thế nào?

Quân sĩ đều reo ầm lên

- Xinn vâng mệnh !

Người nước Tống nghe nói, ai cũng thuận cả.Hoa Ngẫu đem quân đi đuổi theo Chiêu công.Tống Chiêu công đi đến nữa đường, nghe tin cóbiến, Đăng Y Chư khuyên Chiêu công chạy sang nước khác.Tống Chiêu côngnói:

- Tr- en từ tổ mẫu (trỏ Vương Cơ )dưới đến người trong nước, ai cũng là cừu địch với ta, huống chi là các nước láng giềng ai còn chịugiúp ta nữa.Ta chết ở nước khác, chẳng thà chết ở nước nhà còn hơn !

Nói xong, truyền đóng quân lại, rồi nấu cơm ăn, để cho cácngười theo hắn đều được ăn no cả. Ăn xong, Chiêu công bảo các người theo hầu rằng :

- Việc nầy là lỗi tại ta, chứ các người có dự gì đến ! cácngười theo hầu ta trong mấy năm, ta chưa có gì đền công, nay có các đồbảo ngọc ở đây, ta chia tặng cho các người.Các người nên trốn đi, kẻo mà chết oan !

Các người theo hầu đều khóc mà nói rằng:

- Xin chúa công cứ đi, nếu có quan đuổi theo, chúng tôi sẽ hết sức cố đánh.

Chiêu công nói:

- Chỉ chết uổng mà thôi, không được ích gì.Các người chớ quyến luyến ta nữa !

Được một lúc quân Hoa Ngẫu kéo đến, vây kín Tống Chiêu công, rồi tuyên cáo với quân sĩ rằng:

- Ta phụng mệnh Vương Cơ, chỉ giết một mình đứa hôn quân vô đạo mà thôi, không hại gì đến các người cả.Chiêu công vội vàng xua đuổinhững người theo hầu địCác người theo hầu tan chạy đến quá nữa, chỉ cònĐăng Y Chư vẫn chống gươm đứng bên cạnh Chiêu công.Hoa Ngẫu lại tuyên bố mệnh lệnh của Vương Cơ triệu Đăng Y Chư về. Đăng Y Chư thở dài mà rằng:

- Làm bề tôi mà lúc hoạn nạn lại bỏ vua thì sống làm gì cho nhục, chẳng thà chết đi còn hơn !

Hoa Ngẫu cầm giáo, xông vào giết Tống Chiêu công. Đăng Y Chưlấy mình che cho Chiêu công, rồi cầm gươm đánh nhau với Hoa Ngẫu.QuânHoa Ngẫu xúm lại, giết Đăng Y Chư trước, giết Tống Chiêu công sau.Cácngười theo hầu Tống Chiêu công, ai không trốn đi cũng bị giết cả.HoaNgẫu đem quân về báo với Vương CợBọn Hoa Nguyên và Công Tôn Hữu cùng với các quan trong triều đều tán tụng công tử Bão là người nhân đức , nênlập làm vuạVương Cơ truyền lập công tử Bão lên nối ngôi, tức là Tống Văn công.Hoa Ngẫu vừa triệu hạ xong, về nhà đau bụng chết ngay lập tức.Tống Văn công khen Đăng Y Chư là người trung thần, mới dùng người em là Đăng Huỷ làm quan tư mã, để thay cho Hoa Ngẫu.Tống Văn công lại cho ngườiem cng mẹ là công tử Tu làm quan tư thành, để thay cho Đăng Y ChựTriệuThuẫn nghe tin giết Tống có loạn giết vua, liền sai Tuân Lâm Phủ làm đại tướng, hội quân nước Vệ, nước Trần và nước Trịnh để sang đánh Tống.Quan Hữu sư nước Tống là Hoa Nguyên đến nói với quân Tấn, kể hết những sựtình người trong nước muốn lập công tử Bão, lại đưa mấy xe vàng lụa làmlễ khao quân, va xin giảng hoà với Tấn.Tuân Lam Phủ toan nhận.Trịnh Mụccông nói:

- Chúng tôi dựng cờ dóng trống để theo tướng quân sang đánhTống là muốn trừ những đứa loạn lạc, tướng quân lại cho nước Tống giảnghòa thì những đứa loạn tặc cìn sợ gì nữa!

Tuân Lâm Phủ nói:

- Tề và Tống có khác gì nhau, ta đã khoan dung cho Tề, có lẽnào lại nghiêm khắc với Tống ! Và người nước Tống đều muốn như vậy, tanhân đó mà an định nước Tống chẳng là hay lắm sao ?

Nói xong, liền cho nước Tống được giảng hoà.Trịnh Mục công lui ra mà nói rằng:

- Nước Tấn không nghĩ gì đến công nghĩa, chỉ tham lễ vật màthôi thì làm bá chủ thế nào được ! Nay vua Sở mới lập, chẳng bao lâu tất cũng gây việc chiến tranh, chi bằng ta bỏ Tấn theo Sở, để giữ yên lấynước nhà là hơn.

Trịnh Mục công liền sai sứ sang giao hảo với nước Sở.Nước Tấnbiết vậy mà không làm gì được.Tề Ý công (Thương Nhân)là người ngangngược, từ khi cha là Tề hoàn công hãy còn, đã có một lần cùng với quanđại phu là Bính Nguyên tranh nhau ruộng đất.Tề Hoàn công giao cho QuảnDi Ngô xử đoán việc ấy.Quản Di Ngô mới xử cho Bính Nguyên được nhậnruộng đất ấy.Công tử Thương Nhân tức lắm, đến lúc giết thế tử Xá mà lên làm vua, liền chiếm lấy những ruộng đất của Bính Nguyên, cũng tước bỏphong ấp của họ Quản, họ Quản sợ tội, trốn sang nước Sở, con cháu làmquan ở nước Sở.Tề Ý công vẫn còn căm tức Bính Nguyên, bấy giờ BínhNguyên đã cgết rồi, Tề Ý công khi đi săn qua mộ Bính Nguyên, sai quân sĩ khai quật lên mà chặt bỏ chân đi.

Con Bính Nguyên là Bính Súc lúc ấy đang đi theo hầu ở bên cạnh Tề Ý CÔNG.Tề Ý công bèn hỏi Bính Súc rằng:

- Cứ như tôi thân phụ nhà ngươi thì phỏng có đáng chặt chân không?Chắc nhà ngươi oán ta lắm hẳn?

Bính Súc đáp rằng:

- Cha tôi lúc sống được khỏi tội chết, đã là may lắm rồi,huống chi bây giờ chỉ còn một nắm xương không, có đâu tôi dám oán giận.

Tề Ý công bằng lòng mà khen rằng:

- Thế mới thật con chữa được lổi cho cha !

Tề Ý công lại đem những ruộng đất chiếm lấy khi trước trả lạicho Bính Súc.Bính Súc xin chôn lại hài cốt của cha mình.Tề Ý công thuậnchọTề Ý công lại mua gái đẹp trong nước, ngày nào cũng dâm đãng vuichơi.Lại nghe nóiquan đại phu là Diêm Chức có người vợ rất đẹp, nhân dịp tết nguyên đán Tề Ý công mới ra lệnh cho các vợ quan đại phu đều phảivào triều ở trong nội cung.Vợ Diêm Chức cũng vâng lệnh vào triều.Tề Ýcông trông thấy bằng lòng, liền giữ lại không cho về, rồi sai người ếnbảo Diêm Chức rằng:

- Phu nhân ở trong nội cung muốn kết bạn với vợ ngươi, vậy ngươi nên tìm vợ khác.

Diêm Chức tức giận lắm không nói ra.

Phía cửa tây nước Tề có cái ao, tên gọi Thân Trì, nước ao trong sạch, có thể tắm được.Bên ao có nhiều khóm trúc rườm rà.Bấy giờ đangtháng năm mùa hạ, Tề ý công ịnh ra Thân Trì để nghĩ mát, mới cho BínhTRúc và Diêm Chức đi hầu.Quan hữu sư là Hoa Nguyên nói riêng với Tề Ýcông rằng:

- Chúa công chặt chân cha Bính Súc và cướp vợ Diêm Chức, haingười ấy biết đâu không căm giận chúa công.Các quan nước Tề thiếu gìngười, sao chúa công lại hay thân cận hai người ấy?

Tề công nói:

- Hai người ấy chưa hề oán giận ta bao giờ, nhà ngươi chớ nghi ngại !

Nói xong, liền ngự xe ra chơi Thân Trì, uống rượu rất vui.Tề Ýcông rượu say, thấy nóng bức quá, mới sai lấy một cái giường gấm kê ởtrong bụi trúc để nằm cho mát.Bính Súc và Diêm Chức cùng tắm ở dướiao.Bính Súc oán giận Tề Ý công lắm, vẫn muốn giết đi để báo thù cho cha, nhưng chưa được ai đồng lòng với mình.Thấy Diêm Chức cũng có cái thùmất vợ, muốn cùng bàn với Diêm Chức nhưng thấy khó nói quá, nhưng khicùng tắm ở dưới ao, bèn nghĩ ngay một kế, cầm cái dóng trúc đánh vào đầu Diêm Chức.Diêm Chức nổi giận mà mắng rằng:

- Sao nhà ngươi dám khinh ta như vậy?

Bính Súc tủm tỉm cười mà bảo rằng:

- Người ta cườp vợ nhà ngươi mà nhà ngươi còn khp- ng giận, ta đánh một cái đã hề gì !

Diêm Chức nói:

- Mất vợ dẫu là một điều xấu hổ cho ta, nhưng so với việc chaphải chặt chân thì đằng nào nhục hơn? Nhà ngươi chẳng thiết gì đến cha,mà lại trách ta không biết nghĩ đến vợ, sao ngu tối thế?

Bính Súc nói:

- Ta có mấy lời tâm phúc, vẫn muốn bàn với nhà ngươi mà khôngdám nói, chỉ sợ nhà ngươi quên mất thù xưathì dẫu ta có nói , cũng không ích gì.

Diêm Chức nói:

- Bụng người ta ai cũng vậy, bao giờ quên được, chỉ vì sức không làm nổi.

Bính Súc nói:

- Nay kẻ thù đang say rượu, nằm ngủ ở trong bụi trúc, mà theohầu đây thì chỉ có hai ta mà thôi, ấy là trời cho ta cái dịp để báothù, ta chớ nên bỏ hoài.

Diêm Chức nói:

- Nhà ngươi dám làm đại sự, ta xin giúp một tay.

Hai người cùng lau mình mặc áo, rủ nhau vào trong bụi trúc,trông thấy Tề ý công đang nằm ngủ say, tiếng ngáy như sấm, lại có mấytên nội thị đứng bên cạnh.

Bính Súc bảo các nội thị rằng:

- Lúc chúa công tỉnh rượu, tất thế nào cũng khát nước, các ngươi nên phải sắp sẳn mới được.

Các nội thị đều đi sửa soạn nước uống.Diêm Chức bèn nắm lấy tay Tề Ý công, Bính Sức thì bóp cổ, rồi rút gươm cắt lấy đầu.Hai ngườikhiêng thi thể Tề Ý công giấu vào trong bụi trúc, rồi đem đầu ném xuốngdưới ao.Khi nội thị đem nước uống đến, Bính Súc bảo rằng:

- Thương Nhân giết vua mà cướp ngôi, nay ta trừ bỏ đi rồi, có công tử Nguyên là người hiền, nên lập làm vua.

Các nội thị vâng dạ, không ai dám nói câu gì.Bính Súc cùng vớiDiêm Chức tiến vào trong thành, lại bày tiệc uống rượunmừng rỡ vớinhau.Có người báo với hai quan thượng klà Cao Khuynh (con Cao Hổ )vàQuốc Quy Phủ (con Quốc Ý Trọng ).Cao Khuynh nói:

- Bọn Bính Súc làm càn như vậy, ta nên kể tội mà bắt giết đi, để làm gương cho kẻ khác.

Quốc Quy Phủ nói:

- Một đứa giết vua, ta đã không trừ nổi, mà người ta trừ được thì sao gọi là tội.

Bính Súc cùng Diêm Chức uống rượu xong, sai lấy một cổ xe lớn,xếp của cải lên, rồi đem vợ con ra cửa nam.Người nhà khuyên Bính Súc nên đi mau.Bính Súc nói:

- Thương Nhân vô đạo, người trong nước nghe tin chết, ai cũng lấy làm may, ta còn sợ gì nữa !

Nói xong cứ việc thủng thỉnh mà đi sang nước Sở.Cao Khuynh vàQuốc Duy Phủ hợp các quan trong triều lại để thương nghị, rồi lập cô, gtử Nguyên lên làm vua, tức là Tề Huệ công.

Lại nói chuyện Lỗ Văn công, tên là Hưng, là con nàng ThanhKhương (con gái Tề Hoà công).Lỗ Văn công lấy con gái Tề Chiêu công làKhương thị làm phu nhân, sinh đươc( hai con là Ác và Thị, lại lấy congái nước Tần là Kinh Doanh làm thiếp, cũng sinh dược hai con là:Tiếp vàThúc Miện.Trong bốn người con ấy Tiếp là lớn tuổi hơn cả, mà Ác lại làcon bà đích phu nhân, bởi vậy mới lập Ác làm thế tử.Bấy giờ quyền chínhnước Lỗ, đều ở tay Tam Hoàn cả.

1.Mạnh Tôn thị là công tôn Ngao, sinh con là Cốc và Nạn.

2.Thúc Tôn thị là công tôn Tư, sinh con là Thúc Trọng Bành Sinh và Thúc Tôn Đắc Thần.Lỗ Văn công dùng Thúc Trọng Bành Sinh làm chứcthái phó để dạy thế tử Ác.

3.Qúy Tôn thị là Qúy Vô dật(con Qúy Hữu), sinh con là Qúy Tôn Hàn Phủ, tức là Qúy Văn Tử.

Lỗ Trang công có ngươi con thứ là công tử Toại, tức là TrọngToại, nhân vì công tôn Ngao đắc tội với Trọng Toại chết ở nước ngoài,bởi vậy Mạnh Tôn thị (tức là công tôn Ngao)mất quyền hành nước Lỗ đều về tay Trọng Thị (tức là Trọng Toại ), cùng với Thúc Tôn thị và Qúy Tônthị.

Lại nói chuyện công tôn Ngao vì cớ gì mà đắc tội?Nguyên côngtôn Ngao lấy con gái nước Cử là Đái Kỷ (sinh con là Cốc )và Thanh Kỷ(sinh con là Nạn ). Đến lúc Đái Kỷ chết, công tôn Ngao lại muốn lấy congái nước Cử là Dĩ Thị, người nước Cử từ chối rằng:

- Còn nàng Thanh Kỷ đó, nên cho làm kế thất.

Công tôn Ngao nói:

- Em tôi là Trọng Toại, chưa có vợ, xin cưới Dĩ Thị cho em tôi.

Người nước Cử bằng lòng chọ Đến năm thứ bảy đời Lỗ Văn công,công tôn Ngao phụng mệnh sang sứ nước Cử nhân tiện xin đón Dĩ thị về cho Trọng Toại.Khi Dĩ thị về đến đất Yên Lăng(đất nước Cử ), công tôn Ngaođứng trên mặt th&énh, trông thấy Dĩ thị có nhan sắc, đêm hôm ấycùng Dĩ thị ép duyên, rồi đưa về nhà.Trọng Toại thấy công tôn Ngao chiếm mất vợ mình, căm tức vô cùng, mới vào nói với Lỗ Văn công, xin đem quân đến đánh.Thúc Trọng Bành Sinh can rằng:

- Không nên, nếu vậy thì sinh biến loạn mất!

Lỗ Văn công cho triệu công tôn Ngao đến, bắt phải đem Dĩ thịtrả lại cho nước Cử, để cho Trọng Toại khỏi giận.Công tôn Ngao và Trọng Toại lại hoà nhau như cũ.Công tôn Ngao vẫn có lòng nhớ Dĩ thị, năm sauphụng mệnh sang viếng tang Chu Tương vương, nhưng không sang nhà Chu màđem tiền của trốn sang nước Cử, cùng với Dĩ thị đoàn tụ.Lỗ Văn công cũng không hỏi đếnviệc ấy nữa, cho con côn gtôn Ngao là Cốc nối dòng MạnhTôn thị.Sau công tôn Ngao nhớ nước Lỗ muốn về, sai người nói với con làMạnh Tôn Cốc.Mạnh Tôn Cốc liền xin với chú là Trọng Toại.

Trọng Toại bảo Mạnh Tôn Cốc rằng:

- Nếu cha mày muốn về thì phải theo ta ba điều;không được vào triều, không được dự quốc chính, không được đem Dĩ thị về.

Mạnh Tôn Cốc sai người sang nói với công tôn Ngao.Công tôn Ngao muốn về lắm, đành phải theo lời.Công tôn Ngao về Lỗ trong tám năm, quả nhiên chỉ đóng cửa, không đi đến đâu cả bỗng một hôm lại đem hết tiềncủa trốn sang nước Cử.Mạnh Tôn Cốc nghĩ ngợi nhớ cha, được hơn một nămthì chết.Con là Trọng Tôn Miệt(tức là Mạnh Hiến Tử)hãy còn nhỏ, Lỗ Văncông liền cho Mạnh Tô Nạn nối làm quan khanh.Chưa được bao lâu, Dĩ thịchết, công tôn Ngao lại muốn về nước Lỗ, mới đem hết gia tài lễ đút, LễVăn công và Trọng Toại, mà sai con là Mạnh Tôn Nạn đứng xin lỗi chochạLỗ Văn công thuận cho.

Khi công tôn Ngao trở về đến nước Tề thì ốm không đi được nữa,rồi chết ở đất Đường Phụ.Mạnh Tôn Nạn xin đem thi thể công tôn Ngao vềchôn ở nước Lỗ.Mạnh Tôn Nạn là con người có tội, không được dự quyềnchính.Qúy Tôn Hàng Phủ giữ mực kính nhường đối với Trọng Toại, Bành Sinh và Đắc Thần cả ba đều thuộc về hàng chú, việc gì cũng phải đến hỏi.Bành Sinh tính nết hiền hậu, làm chức thái phó mà đắc Yhần thì chuyên giữbinh quyền, thế là chỉ có Trọng Toại và Đắc Thần giữ quyền chính nướcLỗ.Nàng Kinh Doanh cậy thế Lỗ Văn công yêu, giận rằng con mình khôngđược làm thế tử, mới đem tiền của lễ đút Trọng Toại nhờ binh vực cho con là công tử OạTrọng Toại nghĩ thầm:

- Thúc Trọng Bàng Sinh là quan thái phó của thế tử Ác, thì tấtkhông chịu đồng mưu với mình, mà Thúc Tôn Đắc Thần, tính tham ăn lễ, cóthể lấy lợi mà dụ được.

Liền đem lễ vật của Kinh Doanh cho, chia biếu Thúc Tôn Đắc Thần mà bảo rằng:

- Đây là những lễ vật của Kinh Doanh nhờ ta đưa biếu nhà ngươi.

Trọng Toại lại bảo công tử Tiếp thỉnh thoảng đến thăm Thúc TônĐắc Thần để tỏ lòng kính mến, bởi vậy Thúc Tôn Đắc Thần cũng có lòng yêu . Đến năm Lỗ Văn công mất, thế tử Ác làm chủ tang, lên nối ngôi, cácnước đều sai sứ đến thăm viếng.Bấy giờ Tề Huệ công(tức công tửNguyên)mới lên nối ngôi, muốn biến cải những chính lệnh bạo ngược của Tề Ý công (tức là công tử Thương Nhân)khi trước, cũng sai sứ đến viếngtang Lỗ Văn công.Trọng Toại bảo Đắc Thần rằng:

- Tề Lỗ thuở xưa vẫn giao hiếu với nhau, chỉ vì Tề HIếu cônggây nên thù oán, kéo dài cho đến Tề Ý công nay công tử Nguyên mới lênnối ngôi, ta chưa sai người sang mừng, mà đã đến viếng tang nước ta, làcó ý muốn thân thiện với ta, ta nên sai sứ sang tạ, và nhân cơ hội nàygiao kết với Tề để làm vây cánh cho công tử Oa.

Hai người bên cùng sang sứ nước Tề.