Đông A Nông Sự

Chương 3: Toán học vấn đáp



Lúc này Bách ổn định tâm lý rồi hỏi tiếp:

- Đức Hoàng thượng hiện nay tên là gì hả bác?

- Sao cháu lại hỏi vậy, tên huý của ngài há phải chuyện chúng ta bàn luận. Nếu chỗ đông người mà hỏi vậy là phải tội chém đấy cháu ạ?

Bách lè lưỡi rồi nói tiếp:

- Cháu là đứa từ miền xa lạc tới đây, quả thật với thế sự không được hiểu biết. Xin bác tha thứ.

- Thôi chỉ có hai hai người. Lão nói cho cháu nghe thế này: Đức Hoàng thượng Tên húy là Hoảng, con trưởng dòng đích của Thái Tông. Năm Nguyên Phong thứ 6 nước ta đại thắng Quân Nguyên, Thái thượng hoàng truyền ngôi cho ngài và cải niên hiệu là Thiệu Long, cháu phải nhớ cho kỹ.

Nói đến đây là dù là không tinh tường lịch sử, Bách cũng vỡ lẽ ra có lẽ đã lạc về triều Trần. Đại khái là vào khoảng đầu đời Trần, thời vua Trần Thánh Tông, lúc vừa Đại thắng quân Nguyên Mông lần đầu tiên. Hắn chợt nhớ trong điện thoại có bản điện tử của sách Đại việt sử ký toàn thư mà mẹ hắn nhờ gửi tài liệu cho một người bạn. Đến đây Bách giật mình hoảng hốt. Toàn bộ đồ đạc của hắn trong balo đang ở đâu? Hắn dáo dác nhìn quanh nhưng không thấy. Hắn cũng không muốn lão nhân biết bí mật của mình, vì thế không hỏi mà lảng sang chuyện khác, định lúc nữa sẽ quay lại tìm kiếm.

Lão nhân nhìn bộ dạng hắn hoảng hốt nói:

- Thôi bác cháu ta lên nhà uống nước đã. Có gì thì nói chuyện sau nhé. Lão thấy cháu không được khoẻ.

Lên đến cái lán rồi ngồi lên chõng, Bách áy náy:

- Cháu xin lỗi vì đường đột quá, bác tên là gì để tiện xưng hô.

- Ta là là Đinh Bản, là thủ từ của đền này. Coi sóc việc hương khói của đền đã được nhiều năm. Còn cháu?

- Cháu là Hoàng Bách, người ở miền xa đến năm nay 35 tuổi.

Lão hán cười dài rồi nói:

- 35 tuổi sao? Lão không tin đâu.

Bách tỏ vẻ hơi giận:

- Sao lại thể nhỉ? Hình như lão ngờ ta nói dối.

Ông lão tiếp lời:

Trẻ con trốn nhà đi chơi là chuyện thường, sao phải khổ sở nói dối làm gì? Cháu ra sau nhà múc chậu nước, rửa mặt cho tỉnh táo, lão không làm gì cháu đâu mà sợ.

Bách nghe thế cũng ra sau nhà, múc nước từ chum vào chậu gỗ để rửa mặt, hắn cũng thấy ngày hôm này có quá nhiều truyện, cần thanh tỉnh lại đầu óc. Chợt nhìn vào chậu nước, bóng nước long lanh phản chiếu một khuôn mặt. Khuôn mặt này làm sao hắn quên được, chính là hắn khi còn niên thiếu. Sao lạ vậy? Có lẽ khi xuyên qua cái giếng hắn đã bị tác động nào đó làm cho trẻ lại.

Chán nản rửa mặt cho tỉnh táo, Bách quyết định phải bịa ra thân thế mới cho mình. Bước ra gian phòng, Bách đổi cách xưng hô và xin lỗi lão nhân:

- Xin lỗi ông, cháu năm nay 15 tuổi nhưng không phải trốn nhà đi, cha mẹ cháu đã mất từ lâu rồi. Cháu được sư phụ nhặt nuôi từ bé, mang lên miền sơn cước dạy dỗ. Năm nay lão nhân gia nói sắp vân du tứ hải, đuổi cháu xuất sơn, tìm hiểu truyện thiện hạ.

- Vậy sư phụ cháu là ai?

- Xin ông thứ lỗi, chuyện của sư phụ khi có dịp cháu sẽ xin thưa lại!

- Vậy ta cũng không ép, từ sáng cháu đã ăn uống gì chưa?

- Thưa ông, cháu cũng chưa ăn uống gì. Bách trả lời rồi cũng mới nhớ, mình đã cồn cào ruột gan, chỉ là sau khi tỉnh lại, chuyện quái sự liên tiếp diễn ra làm Bách quên đi cơn đói.

- Vậy chờ một chút, cháu gái ta lên đây sẽ mang theo cơm, chúng ta cùng ăn nhé.

Chờ đợi khoảng nửa tiếng thì một cô bé ước chừng 12, 13 tuổi xách giỏ cơm từ chân núi đi lên. Miệng líu lo hát một bài hát cổ:

"Tám người chân kiệu bước vào

Tay lót khăn đào, rước lấy vua lên

Vua lên thánh đức trị vì

Vua về nghe hát mừng làng sống lâu"[1]

Cô bé rất lễ phép khoanh tay chào khách, sau đó quay sang chào ông rồi dọn cơm trong giỏ ra. Lúc này Bách mới quan sát kỹ cô bé thì thấy cô bé gầy nhỏ, đôi mắt rất sáng, loé lên nét tinh nghịch, hai tay đeo hai cái chuông bạc. Lão nhân nói:

- Con bé tên Đinh Đang, cái tên quê kệch, xin cậu đừng cười, là cháu nội của ta. Nhà lão ở dưới chân núi nhưng các hương thân giao cho làm thủ từ nên ở trên lán này coi sóc việc hương khói cho các Vua. Cháu gái thường phải mang cơm lên cho ta. Hôm nay không có chuẩn bị trước nên chắc sẽ thiếu cơm, nhưng cậu cứ ăn tự nhiên, lão người già sức yếu, ăn uống không được như thanh niên.

- Vậy cháu cũng không làm khách nữa.

Cơm rất đơn giản, chỉ có canh rau, cà muối và một bát cá kho tương, cũng may Đinh Đang mang khá nhiều cơm. Bách ăn liền ba bát mới ngửng đầu lên thì thấy hai ông cháu Đinh lão nhìn nhau cười. Đinh Đang thỏ thẻ:

- Anh ăn có ngon không? Cơm canh đạm bạc anh đừng chê nhé.

- Đây là bữa cơm ngon nhất mà anh từng ăn đấy!

Cô gái thôn quê đã bao giờ nghe những lời như thế, đôi má ửng đỏ, cúi mặt lí nhí:

- Em đi hãm một siêu nước vối, để ông và anh uống? Rồi đi ra sau lán.

Cơm nước xong thì Đinh Đang cũng mang lên một siêu nước vối. Lão Đinh rót cho Bách một chén rồi tiếp chuyện:

- Lão thấy cậu có dáng thư sinh, tay chân mảnh khảnh, nhất định không phải con nhà nông rồi. Hơn nữa câu tóc tai, ăn mặc kỳ lạ, ta chưa thấy bao giờ. Chả hay cậu có biết chữ hay không?

Bách nhanh nhảu:

- Cháu biết chứ.

Nhưng chợt nhận ra khi học ở Trung Quốc thì mình chỉ học giao tiếp tiếng Trung. Chữ viết thì học chữ Giản Thể. Không biết người thời này dùng kiểu chữ gì. Vội sửa lại:

- Nhưng cháu học ký hiệu của sự phụ dạy, không phải văn tự thường ông ạ.

Ông cụ với tay lên tủ sách nhỏ, lấy ra một quyển sách, đưa cho Bách:

- Cháu có hiểu được sách này ghi chép những gì không.

Bách cầm quyền sách, lật giở vài trang thì chịu chết. Đành nói với lão:

- Cháu biết một số chữ nhưng không đọc được toàn văn.

- Vậy cháu theo sự phụ học được những gì?

- Sư phụ cháu nói văn tự trên đời chẳng qua là quy định của một nhóm người với nhau, thực chất là các ký hiệu. Lão nhân gia dặn: văn tự thì đến đâu học đấy là được, chỉ có thuật tính toán, thuật nông nghiệp, phép làm cho cây trồng gia súc sinh trưởng … gọi chung là Bác vật học thì mới là những thuật cần thiết cho dân sinh, hơn trăm lần thú tầm chương trích cú của bọn nho sinh.

Ông lão nghe xong, trong lòng cũng sửng sốt, không tin một đứa trẻ 15 tuổi lại nói ra những lời như thế này. Nhưng cũng thử Bách:

- Nếu cháu đã được sư phụ dạy về thuật tính toán. Ta có một vấn đề muốn hỏi cháu. Nghe cho kỹ: Nay có 5 quan 5 tiền, chia cho 110 người thì mỗi người nhận được bao nhiêu văn?

Bách đáp:

- Ông cho hỏi 1 quan bằng bao nhiêu tiền. 1 tiền bằng bao nhiêu văn?

- 1 Quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 70 văn.

- Vậy mỗi người được 35 văn tiền ông ạ

Ông lão sửng sốt, bài toán này không khó nhưng ở thời đại này, một đứa trẻ 15 có thể trong nửa khắc tính ra đáp số là điều không dễ. Lão Đinh tiếp tục thử:

- Ta lại có 1 đề toán, nó cũng làm khó ta bấy lâu nay. Nếu cháu giải đáp được thì lão sẽ dạy chữ cho cháu.

Bách nghe thế thì mặt mày rạng rỡ. Đồng ý với ông lão. Lão Đinh bắt đầu ngâm:

"Vừa gà vừa chó

Bó lại cho tròn

Ba mươi sáu con

Một trăm chân chẵn

Hỏi mấy gà, mấy chó?"

Bách nghe xong thì ngẩn người, đây là một bài toán hắn giải từ khi còn tiểu học. Hắn cũng chợt nhớ ra, trình độ toán học của người xưa rất thô sơ, tuy nói từ xa xưa đã có những nghi vấn về nền văn minh cổ đại có trình độ toán học cao siêu nhưng cũng vẫn chỉ là nghi vấn. Hoạ hoằn chăng những kiến thức này lưu truyền trong một bộ phận tầng lớp quý tộc, còn đa số người dân thì biết chữ cũng đã là lông phượng sừng lân rồi. Bách nhẹ nhàng tiếp:

- Bài này gà 22 con, chó 14 con.

Lão Đinh như chết lặng, lão cẩn thận nhẩm tính trong đầu, đây là nan đề lão gặp phải trong quá trình học toán để buôn bán và làm thủ tử trong Đền. Nghề này thật lắm gian truân, cần biết chữ viết sớ, cũng cần tinh thông sổ sách để tính toán các khoản ra vào cửa Đền. Đôi khi lên đến hàng trăm mục. Lão Đinh là người uyên bác nhất vùng, khi xưa có duyên được một cao nhân dạy bảo, lão vốn cũng là người thông minh đĩnh ngộ, học một hiểu mười nên mới học được tám chín phần kiến thức của thầy. Nhưng lão là người không may mắn, thời niên thiếu ốm đau liên miên, đỗ tú tài rồi nhưng không đi thi được, đấy là ân hận lớn nhất đời lão. Lão chuyển sang nghề buôn bán, nhờ tài toán học mà đạt được thành công, xây dựng gia nghiệp lớn tại vùng này. Lão vốn biết đáp số bài này, nhưng làm sao để tính ra thì không sao hiểu được. Lão cũng ngờ Bách biết trước đáp số nên truy vấn tiếp:

- Làm sao tính ra được như thế.

Bách cười dài:

- Cháu có cách tính tổng quát có thể giải tất cả bài toán dạng này, nhưng để giải cho dễ hiểu thì cháu xin hỏi Đinh Đang thế này.

Đoạn quay sang nhìn Đinh Đang hỏi:

- Nếu em bắt tất cả con chó đặt hai chân trước lên trên ghế thì tổng số chân dưới đất sẽ là bao nhiêu?

Đinh Đang suy nghĩ một chút rồi nói:

- Nếu bắt tất cả con chó đặt hai chân trước lên trên ghế thì tổng số chân dưới đất sẽ là 36 x 2 bằng 72 chân.

- Vậy số chân đặt trên ghế bằng bao nhiêu?

- Bằng 100 – 72 chân tức là 28 chân. Em hiểu rồi số chân trên ghế là của bọn chó. Vậy bọn chó sẽ là 14 con, còn bọn gà là 22 con.

Đinh Đang nói như reo lên. Lão Đinh thấy vậy, ngẫm nghĩ một lúc rồi thở dài:

- Có lẽ sư phụ cháu là một cao nhân lánh đời, trình độ hơn ta nhiều lắm. Ta và cháu coi như có duyên, gặp cháu khi cháu vừa mới xuất sơn, vậy thì ở lại cùng ta trông đền. Ta sẽ dốc lòng truyền thụ chữ nghĩa cho.

Bách thầm kêu may mắn, hắn mới đến thế giới này, vạn sự chưa thông. Tuy tự tin là có chân có tay, không thể chết đói được, nhưng quả thật nếu bơ vơ mà nhập thế thì khéo cũng phải cùng cực một thời gian. Bách nhìn ông cụ và Đinh Đang bụng nghĩ: Lòng hiếu khách của dân tộc Việt, từ ngàn xưa vẫn thế, quả không hề thay đổi.

Bách cúi đầu chắp tay trước Đinh lão:

- Bách này không biết nói gì hơn, chỉ xin ghi tạc vào lòng ơn nghĩa của ngài. Mai này nếu làm nên công nghiệp, xin được đãi ngài như bậc á phụ của Bách.

[1] Lời bài hát Xoan: Mời Vua