[Đạo Mộ Bút Ký] Mười Năm Sau

Chương 21: Cố gắng của Bàn Tử



Editor: Tiêu

Nhiều năm qua, tôi đã không còn thói quen để ai đó vì mình mà làm gì cả, nguyên là những người này cuối cùng cũng lấy một lý do gì đó mà rời đi. Tôi không thích tới khi đã có cảm tình lại phải buông tay với bất cứ điều gì. Tôi thích bằng hữu trước sau đều như vậy với mình, không cần tôi làm gì, tôi cũng không cần họ làm gì hết. Mỗi người hành động vì một lý do đến từ nội tâm kiên định của bản thân.

Tôi đi tới bên chỗ đun nước trà ngồi, Bàn Tử dùng cành cây vẽ vài đường: “Khi các cậu rời đi, tôi mới thử phá núi ở một phạm vi nhỏ, không ngờ là, vừa nổ hai ba chỗ, toàn bộ núi đã lập tức rạn nứt, cả khu vực liền sụp xuống, hiện ra một cái động lớn, bên dưới tất cả đều là nước, sâu tới thắt lưng luôn, chúng tôi đạp thủy mà đi, con sông này có ba đoạn là lộ thiên, vỏ núi rạn nứt, sông bên trên núi xuất hiện một cái khe, nơi đó có ánh mặt trời chiếu tới, những phần khác đều nằm dưới lòng đất. Càng đi tiếp thì đường hầm càng hẹp và khô cạn, đỉnh chóp xuất hiện những miệng giếng do người ta xây lên, chúng tôi nghe thấy trên đó có tiếng người kêu thét và tiếng súng nổ, liền trèo luôn lên xem, thấy mặt đá ngăn ở đáy giếng, liền cho nổ từng tầng từng tầng một. Sau đó là chúng tôi gặp các cậu.”

Thuốc nổ làm khí bốc lên tới miệng giếng, tạo ra những tiếng gầm gào khủng khiếp, khiến chúng tôi bị dọa bằng chết.

Tôi nhìn Bàn Tử vẽ lại đường, bất giác rơi vào trầm tư.

Bàn Tử xuống tới đường thủy dưới lòng đất, Đông Hạ và Mông Cổ từng có trận huyết chiến, chứng minh rằng ở chỗ sơn thể đó, đối với người Đông Hạ mà nói là vô cùng quan trọng. Hiện giờ có thể xác định là bên dưới có một mạch nước ngầm, thông tới chỗ chúng tôi phát hiện ra mấy cái giếng trong rừng rậm. Bàn Tử nói, mạch nước còn tiếp tục kéo dài nữa.

Nơi này cách Vân Đỉnh Thiên cung còn rất xa, trong lòng núi Trường Bạch có một nguồn nước lớn, không phải là nước mưa từ nơi này, mạch đất này chắc chắn có đi thông tới nơi nào quan trọng ở Đông Hạ. Bên trong rừng cây có nhiều chim mặt người như vậy, rõ ràng là thông với nơi bọn chúng sống.

Tôi bắt đầu chỉnh đốn lại trang bị, kiểm kê đạn dược, xong lại tìm một thầy thuốc tới xem tay mình ra sao, thầy thuốc bảo xương cốt chưa gãy, làm một cái kẹp, bảo tôi không được dùng tay này bắn súng nữa. Tôi đành kẹp chặt lại, nhìn tới nơi Vương Minh đã đi rất xa. Lại nói với Bàn Tử: “Chúng ta tiếp tục xuống đó. Bên dưới tình hình thế nào?”

“Có nước chảy không khí cũng bình thường, nhưng dưới miệng giếng, đường thủy rất hẹp, càng đi về phía trước càng khó, chắc phải lặn xuống dưới đấy.”

Tôi gật đầu, chúng tôi chỉ có ba bộ đồ lặn dưới nước mang từ bên ngoài vào, người có kinh nghiệm lặn ngụp ở đây ngoài Bàn Tử và tôi thì còn có một thủ hạ chuyên môn đi đường thủy. Xuất thân theo cha vớt xác, hơn hai mươi tuổi một đầu đầy tóc mọc dài, cả người trắng bệch, vóc dáng cao gầy hơn một mét chín, người như không xương, nhảy vào trong nước thì giống y con Bạch Xà. Biệt hiệu là Khiếu Tố Trinh.

Bàn Tử dùng vệ tinh trong điện thoại đánh tín hiệu ra bên ngoài, bảo binh lính ở bên đó chuẩn bị vật tư mang vào, tôi cũng nhân cơ hội mà nghỉ ngơi.

Đêm đó chúng tôi tiếp tục lui ra bên ngoài mấy cây số, củng cố doanh trại, Bàn Tử ngày thứ hai ở lại đây quản lý người và họp mặt với chúng tôi. Tiểu Hoa quyết định chúng tôi sẽ chia làm hai đường, hắn từ đường bộ đi tiếp, nhìn xem có phát hiện được gì không.

Đợi tới khi dụng cụ lặn được chuyển tới, trong sơn cốc đã vô cùng náo nhiệt, tôi và Tố Trinh hai người kiểm tra thiết bị, đoàn người thứ hai vào rừng tìm kiếm những miệng giếng kia.

Đất đầy những xương chim, cả thi thể bị du diên ăn tới sạch bách, dưới các khúc xương là rất nhiều du diên ẩn nấp, chúng tôi phân chia xong đâu đấy, xuống đến đáy giếng nơi thông đạo mà Bàn Tử đi tới, chạm tới đáy thì nước lạnh thấu xương cũng ngập tận thắt lưng. Mảnh sành rơi lả tả đầy đáy sông. Tôi lấy đèn pin soi thử, mạch nước ngầm trong suốt một điểm tạp chất cũng không có. Nhìn về phía trước, chỉ có thể cúi người mà đi, nước sông rất chậm, chúng tôi đi đại khái hơn ba mươi mét, đến nơi Bàn Tử nói phải lặn xuống mới qua được. Đường thủy kéo dài xuống, tất cả từ từ chìm vào trong nước.