Đa Nhân Cách

Chương 3: Diệu



Cô sinh ra tại một làng quê nghèo miền núi Tây Bắc. Khi hạ sinh Diệu mẹ cô mới chỉ 16 tuổi, phong tục của người miền núi lúc bấy giờ áp đặt nhiều điều cổ hủ khiến người con gái phải lấy chồng trong độ tuổi còn quá trẻ. Nhà nào con gái đến tuổi là cũng phải gả sớm đi hoặc phải nghe đàm tiếu từ thiên hạ về nhan sắc và nhân phẩm.

Áp lực từ nhiều phía mà mẹ Diệu đã lấy một người đàn ông hơn mình quá 10 tuổi từ dưới xuôi lên. Nói là cưới xin thì không phải, bởi chỉ có vài già làng đến chứng kiến và hai người hứa hẹn sẽ ở bên nhau sau cùng là mấy hủ tục đám cưới vậy là nên vợ nên chồng.

Người đàn ông ở lại nhà bố vợ, ngày anh ta đến cũng không đem gì nhiều để hỏi cưới, gia tài ngoài thân thể ra chỉ còn vài bộ đồ và mấy trăm bạc tiền đi lại. Được một thời gian thì mẹ Diệu có bầu. Ông bà lúc bấy cũng đã ngoài 50 tuổi, có mẹ cô là con út, cũng muốn con được sung sướng nên gợi ý với con rể:

- Bay ở nhà tao cũng dăm bảy tháng rồi, mà cái bụng nó cũng to thế kia kìa. Chúng tao cũng gần đất xa trời, sống nay chết mai. Không có sức mà lo hết cho chúng bay được. Tao và mẹ nó cũng tính cả rồi, bay đưa mẹ con nó về dưới ở, ra mắt bố mẹ chồng đi chứ chờ đến bao giờ nữa. Cháu nó ra đời còn có tổ có tiên mà sau này phụng dưỡng thờ cúng.

- Thầy u để con về dưới vài hôm thu xếp nhà ở và nói với bố mẹ, xong con lên đón nhà con về.

Nhưng rồi sau đó rất lâu, từ ngày thu dọn đồ đạc về xuôi đã không còn liên lạc gì nữa. Như áng mây mưa mùa hạ, mất một thời gian dài đông tụ, khi đủ lượng thì rơi, rơi hết rồi thì biến mất.

Diệu được sinh ra khi mới 7 tháng, người hộ sinh đã rất lo lắng vì sinh non ảnh hưởng tới sức khỏe của đứa trẻ nhưng điều kì diệu đã xảy ra ngay cả khi mẹ đứa bé đã bỏ đi sau vài ngày sinh nở. Diệu là tên cô ấy đặt, nó đánh dấu sự ra đời và sức sống tiềm ẩn trong đứa bé. Được cô y tá chăm sóc 2 tháng đầu, Diệu lớn lên khỏe mạnh bình thường.

Sự đả kích từ bên ngoài và tuyệt vọng quá lớn đã thôi thúc việc bỏ xứ của mẹ cô, ở lại chịu đựng việc làng xóm ruồng bỏ hay bỏ đi mang theo tội ác mất nhân tính của một người mẹ. Mẹ cô còn quá trẻ để suy nghĩ thấu đạo mọi chuyện, chỉ còn nghĩ đến bản thân thôi, mẹ Diệu bỏ xứ mà đi!

Diệu sống cùng ông bà ngoại cho tới năm lớp 6 thì chuyển về học tại thành thị và sống cùng một người quen. Từ đó mà đi cô bé năm nào đã phải tự mưu sinh để lo toan cho cuộc sống của mình nơi đất khách quê người.

Nếu như ví cuộc đời như một đường thẳng, mỗi nhấp nhô lên xuống là một lần thăng trầm thì đường thẳng của Diệu không biến động như đồ thị sin, 20 năm qua chỉ dao động như biểu đồ nhịp tim của người đang hấp hối hơi thở cuối cùng, vụt lên cao hơn một chút so với mặt bằng chung sau đó thẳng và dài vô tận.

Cũng như một con sâu đo, duỗi hết thân thể bùn nhùn nhỏ bé ra tiêu tốn khá nhiều năng lượng nhưng cũng chỉ xê dịch được vài minimet mà thôi.

Diệu thấy cuộc đời mình bất hạnh nhất là khi bị “người thân” lừa lọc, bị đồng tiền ruồng bỏ và hơn hết là tương lai xua đuổi. Chính là khoảnh khắc này! Ngay sau khi để gã điên bỏ trốn thành công cũng là lúc Diệu chính thức bị hủy hợp đồng y tá thực tập tại bệnh viện… Đó là dấu chấm hết của sự nghiệp, tương lai, tiền của.

Sau nhiều lần suy nghĩ đắn đo, cô quyết định làm hồ sơ xin bảo lưu kết quả học tập 1 năm, học ngành y nói chung và ngành điều dưỡng nói riêng không phải một sớm một chiều là xong. Chặng đường phía trước còn dài, 4 năm vừa học vừa làm là vô cùng vất vả nhất là với phí sinh hoạt tại Hà Nội.

Trên đường đi bộ về phòng trọ, khi làm xong hết thủ tục bảo lưu, cô dừng lại trước một phòng khám tư đang tuyển nhân viên quét dọn. Diệu không ngại việc gì cả chỉ cần trong khả năng cho phép cô không bỏ lỡ cơ hội nào. Sau cuộc nói chuyện và xem xét công việc, bác sĩ già nói Diệu có thể đi làm vào ngay ngày hôm sau.

Dãy nhà trọ mà Diệu ở nằm trong diện quy hoạch của thành phố, lụp xụp và đổ nát quá nhưng cho tới khi chưa có lệnh di dời thì họ vẫn còn ở lại mặc dù nguy hiểm rình rập. Diệu ở chung phòng với một chị nữa, tuy không rộng nhưng cũng đủ cho hai người cựa.

Cái hộp và 2 lỗ hổng là cách hai đứa gọi căn phòng. Thời tiết ở đây được ông trời ưu ái, mùa hè trong nhà còn nóng hơn ngoài trời, đông đến trong cái hộp đó có thể làm ra đồ đông lạnh không cần tới siêu thị.

Về tới nhà cũng đã muộn, dọn xong cơm tối cũng quá 7 giờ nhưng chị cùng phòng vẫn chưa về. Trong lúc ngồi chờ, cô tiện lên internet tìm công việc bán thời gian để kiếm thêm thu nhập. Cần có kế hoạch để năm sau có thể đi học lại.

Lúc đó đã 8 rưỡi, chị Nguyệt mới về phòng trọ. Diệu không phải một người thích để ý đời tư nhưng thấy sắc mặt chị có vẻ không tốt, cô lên tiếng hỏi han:

- Chị phải trực thêm ca à? Em thấy dạo gần đây chị về muộn lắm

- Chị làm tư cho một gia đình.

- Vậy nghỉ làm ở bệnh viện rồi sao!? –Diệu rời mắt khỏi màn hình máy tính, cô hiểu chị không phải một người thích bay nhảy, một công việc ổn định ở bệnh viện không dễ gì Nguyệt từ bỏ, đi làm tư nhân khiến cô bé khá bất ngờ.

- Làm ngoài giờ thôi, bác sĩ trưởng khoa và gia đình tư này có quen biết nhau, ông ấy đồng ý cho chị làm thêm mà vẫn trả lương bình thường. Công việc cũng không có gì vất vả lắm, chỉ có điều thằng nhóc…hơi thất thường.

- Chị làm bảo mẫu à?

Nguyệt nhún vai, tỏ ý gần đúng như thế. Bữa tối muộn bắt đầu và kết thúc bằng mấy câu chuyện phiếm, Diệu chần chừ từ lúc chị về xem xem có nên nói Nguyệt nghe việc cô đã bị đuổi việc và nghỉ học không? Xưa nay Diệu không cố giữ bí mật với Nguyệt vậy nên sau bữa cơm, lúc chị ngồi thu dọn bát đĩa, Diệu kế bên lí nhí, những ngón tay đang vò lấy nhau. Nguyệt thấy biểu hiện này cũng đoán là có vấn đề gì đó.

- Có chuyện gì à?

- Em bị đuổi việc ở bệnh viện rồi. Em nghĩ mình sẽ bảo lưu học bạ một năm để đi làm và em đã làm thế.

- Sao không nói chị? Chị có thể cho em vay tiền đóng học phí mà.

- Còn gia đình dưới quê nữa, chị không định gửi tiền về cho họ sao? Còn bao nhiêu thứ cần chi trả…

- Ông bà biết việc này chứ?

- Lúc chiều ông đã gọi cho em…ông hỏi chị em mình sống tốt không? – Cháu ở đây tốt lắm. Ông lại hỏi: - Học cái chữ có phải đóng nhiều tiền không, mai ông nhờ thằng Kì đi gửi tiền cho, tháng này xã cấp 300 nghìn tiền ăn cả tháng, ở nhà hai người già ăn không hết mà cũng có tiêu pha gì đâu, thỉnh thoảng ông bà thay phiên nhau gánh củi xuống đường cao tốc bán cũng cóp được chút ít.

- Em bảo ông đừng gửi tiền, dưới này người ta miễn học phí cho dân tộc miền núi, khi nào nghỉ hè em sẽ về…

- Em lớn bằng này mà còn đi lừa người già…em đã nói dối ông em chị ạ…

Diệu ôm mặt cố nén dòng nước mắt đang trực trào ra, cuống mũi đã cay xè, nỗi tụi thẹn dâng lên tới đỉnh điểm khi nhớ về những điều đã xảy đến với hai người. Tuổi già nương tựa vào nhau, những ngày tháng cuối đời mà phải lo toan đủ điều cho con cháu…

Nguyệt an ủi đứa em gái, con bé dễ xúc động mỗi khi nhắc tới người thân điều này chị rất hiểu. Chị không hỏi nhiều về gia thế và hoàn cảnh, nhưng sau 2 năm ở cùng phòng cũng phần nào thấy được điều gì đó không vui mỗi khi Diệu nhắc về gia đình.

- Chị có ý này…hay em đi làm tư chỗ chị đi, lương cũng cao mà công việc không nặng nhọc. Được đấy, chị thấy em cũng hợp với nó. Dù sao chị cũng phải làm tại bệnh viện, ra ngoài làm tư mãi cũng không tốt…

- Không… người ta thuê chị rồi, em tự tìm được việc, chị đừng lo.

Diệu thẳng thừng từ chối, chị Nguyệt định tiếp tục nói về vấn đề này nhưng lại thôi, chị lặng tắt đèn trở vào phòng đi ngủ nhưng những gì đang suy tính vẫn còn tiếp diễn…

***

Từ ngày nghỉ học đi làm lao công tại phòng khám tư, Diệu mới cảm nhận được vẻ đẹp tiềm ẩn trong khung cảnh đường phố nhộn nhịp, Hà Nội trong mắt cô đẹp như một bức tranh sơn dầu. Mỗi một thời điểm trong ngày nhìn từ ô cửa sổ ra phố lại là một trạng thái cảm xúc khác nhau, điều mà những năm tháng qua cô gần như lãng quên. Nhìn cách ăn nói, sinh hoạt có điều gì đó rất riêng, rất đặc trưng của con người Sài thành.

Diệu làm tại phòng khám nhưng công việc chính lại là quét dọn, thời gian còn lại cô giúp bác sĩ làm việc sát trùng băng bó cho bệnh nhân bị xây xát nhẹ. Vị bác sĩ già lấy làm ưng ý với người làm của mình lắm. Khi không có bệnh nhân tới khám, ông nói lúc Diệu đang dọn dẹp chỗ bông băng và thuốc khử trùng:

- Ta thấy cháu có kĩ năng cơ bản của một y tá. Cháu từng làm ở đâu chưa?

- Trước đây cháu từng làm tại một bệnh viện tâm thần, nhưng giờ thì không.

- Đúng lúc ta đang cần y tá riêng cho bệnh nhân của mình, cháu muốn làm chứ?

- Việc này…cháu phải làm gì ạ?

- Ta sẽ bàn với nhau sau khi kí hợp đồng, không phải lừa đảo gì đâu, cháu đừng sợ. Ta nghĩ mình có thể tin tưởng ở cháu.

Vài ngày sau khi kí hợp đồng với bác sĩ Lâm, Diệu chính thức nhận công việc tư, nơi làm việc không phải phòng khám của bác sĩ nữa mà là nhà riêng của bệnh nhân.

Trong suy nghĩ của cô bắt đầu hình thành đủ viễn cảnh, nếu không làm tốt nhiệm vụ “ theo dõi quá trình phát bệnh”, để sự cố không mong muốn xảy ra như ở trại tâm thần…Tuy rằng nhớ lại sự cố ở bệnh viện Diệu cũng thấy buồn, nhìn bộ dạng của cô bây giờ cũng có thể thấy mức ảnh hưởng của công việc này nhiều như thế nào!(?)

Dù sao cũng đã kí hợp đồng 2 tháng với bác sĩ, nếu không thực hiện đúng như những gì kí trong biên bản sẽ phải bồi thường thiệt hại. Mà cô thì lấy đâu ra tiền, đã đi đến bước đường này xem như không có lối thoát nữa. Được ăn cả ngã về không. Diệu hít một hơi thật dài trấn tĩnh lại tinh thần. Có gì mà cô lo lắng đến vậy, chỉ là đi làm tại một gia đình khá giả, chông nom đứa trẻ được cưng chiều, vậy thôi mà…

Giữa lòng Thủ đô, thật khó tìm một vị trí nào có không gian “đáng để sống” như khu biệt thự Hồ Tây. Nằm ẩn mình sau những rặng cây xanh, hưởng trọn vẹn không khí trong lành của hồ nước, khu vực Hồ Tây từ lâu đã trở thành khu sống của giới nhà giàu Hà thành. Hồ Tây là nơi đến thư giãn của người Hà Nội và cũng là nơi ở lý tưởng của những người nước ngoài đang sống và làm việc, với hàng trăm ngôi biệt thự phía Tây.Sở hữu cảnh quan vốn có của thiên nhiên, gắn liền với lịch sử lâu đời của thủ đô đã làm cho khu biệt thự ven Hồ càng thu hút giới nhà giàu ring ngay cho mình một ô, tuy khá chat về giá cả..

Điều đáng nói ở đây là nhà bệnh nhân mà Diệu sắp làm nằm trong số những căn biệt thự đó! Gia đình có điều kiện chỉ tiếc là cậu con trai không bình thường. Diệu có thể tửơng tượng ra hình ảnh đứa trẻ mập mạp, hay quấy khóc nũng nịu hoặc một cậu con trai nghịch ngợm lắm trò được cưng chiều trong gia đình khá giả. Một vài trường hợp nữa có thể nằm trong phạm vi và cô đã chuẩn bị sẵn tinh thần để đối mặt với việc này.

Người phụ nữ đang làm vườn thấy bóng người đứng ngoài cửa hồi lầu mà không bấm chuông liền đi ra, qua khe sắt bà nhìn xem cô bé là ai

- Cô muốn tìm ai?

- Chào bà! Đây là nhà Đường Lan đúng không ạ?

- Đúng rồi, cô là…

- Cháu là y tá đến nhận việc.

Một người phụ nữ tầm trung niên bỗng xuất hiện từ phòng khách, nghiêm nghị từ hành động tới lời nói

- Cháu là Diệu?

Vậy ra bác sĩ Lâm đã gọi điện cho mẹ bệnh nhân trước khi Diệu tới nhận việc. Bà chủ khách khí mời cô bé vào nhà, vẫn còn ngơ ngác trước nội thất căn biệt thự vì trước giờ Diệu chưa từng nghĩ mình sẽ làm việc tại một nơi sang trọng như thế này hoặc với nghề y tá lại có thể nhận lương cao đến thế. Những gì không tưởng đã thành sự thật.

- Cháu từng làm tại bệnh viện rồi à?

- Vâng, ngoài giờ học cháu có đi làm nhưng bây giờ thì nghỉ rồi ạ

- Trước đây nhà cô cũng có y tá riêng cho thằng bé, nhưng cô ấy mới nghỉ, trước lúc nghỉ làm cô bé ấy giới thiệu cháu cho cô, sau này bác sĩ Lâm cũng gợi ý cháu nên cô mới đồng ý.

Trong đầu Diệu giây phút đó như trống rỗng, cô nhớ lại trước đó chị Nguyệt từng nói với mình về công việc chị đang làm, cô ngờ ngợ mình đúng, chị đã âm thầm làm việc này.Cũng vì một phần chị nghỉ mà Diệu mới có thể đến đây…vậy nên cảm ơn vì chị bỏ việc hay trách móc chị quá khờ đã từ bỏ một công việc tốt như vậy?

Tiếng bà chủ ngắt ngang dòng suy nghĩ của cô, cô Lan nghĩ Diệu đã được phổ cập hết những việc cần làm trước khi tới đây vậy nên sẽ không nhắc lại nữa. Trong thời gian làm việc phát sinh điều gì sẽ giải đáp sau.

Lúc bấy giờ bà chủ có điện thoại nên mạn phép ra ngoài nghe

- Thôi được rồi, em ra sân bay đón ông ấy

Cô Lan gọi người giúp việc dặn dò gì đó, hai người vào phòng khách

- Cô phải đi bây giờ, bà Tư sẽ hướng dẫn cháu một số việc cần phải biết.

Bà Tư dẫn Diệu tham quan một số phòng chính trong nhà, Diệu thấy mình nhỏ bé trước đồ vật xung quanh, gian bếp thôi cũng rộng hơn “cái hộp” của cô rồi. Bà Tư nói gia đình khá cầu toàn về mọi việc. Không được làm dở chừng rồi bỏ đấy, ông chủ cũng thân thiện và dễ gần còn bà chủ hơi khó tính”.

- Tầng hai là phòng của cậu chủ, cậu chủ tôi thực sự rất đẹp trai đó. – Bà cười phúc hậu

Có tiếng còi xe oto ngoài cổng nên bà Tư phải ra ngay, bà nhận cô Lan đã dời đi nên phải ra khóa cổng. Ngay sau đó, người Diệu như cắm rễ xuống đất bởi tiếng cậu chủ từ tầng 2 vọng xuống, điều gì quen thuộc quá, bao ám ảnh của quá khứ ùa về một kỉ niệm” không muốn nhớ” và rõ ràng là cô đã không nhớ ra được, chỉ là không vui vẻ lắm.

- Bà Tư, bữa sáng của tôi đâu.

- Bữa sáng trên bàn đó, cháu mang lên cho cậu chủ được không?

Bà Tư không quên quay lại nhắc nhở nó. Diệu vòng theo chiếc cầu thang hình xoắn ốc, cẩn trọng nhìn bữa sáng của cậu chủ để chắc chắc không thứ gì bị đổ hay rơi ra ngoài. Cô có suy nghĩ về cậu nhóc này, ấn tượng không tốt đẹp mấy.

Cửa phòng mở, có nghĩa là cô hiểu mình phải mang bữa sáng vào và bón cho cậu chủ hoặc cậu ta muốn ngồi im re một chỗ và mọi người luôn phiên hầu hạ. Tuy rằng có làm giúp việc thật nhưng Diệu nghĩ để chữa căn bệnh về tinh thần trước hết cậu nhóc phải sửa lại vài thói quen không tốt. “Chào cậu chủ, tôi là Y tá của cậu đây”