Cực Phẩm Tài Tuấn

Chương 23: Tức cảnh ngâm thơ



Đường Chu Thị thấy Đường Kính Chi không lên tiếng trách mình mới yên tâm, khe khẽ đáp lời, sau đó hơi người cùng quay trở lại, theo quy củ nữ nhânkhông được phép đi trước hoặc đi ngang với nam nhân, Đường Chu Thị tụtlại sau Đường Kính Chi một chút, cũng may nhờ thế y mới giữ được vẻ mặttrấn định bình thường, đi được chừng hai trăm mét thì thấy Đường lãothái quân, Đường Kính Chi đi nhanh tới đỡ lấy tay phải bà:

- Nãi nãi cẩn thận dưới chân.

Thấy cháu trai hiếu thuận, lòng lão nhân gia vui vẻ, nhưng vẫn trừng mắt lên vờ giận:

- Lão thân xưa nay sức khỏe luôn rất tốt, cháu tự chiếu cố cho mình ấy.

- Cháu biết mà nãi nãi, thực ra hiện giờ cháu khỏe lắm ròi, hôm nay cháu dậy sớm, còn chạy một vòng đấy.

Đường Kính Chi cười:

Sau lưng Đường lão thái quân là toàn bộ người trong Đường gia, Nhu Nhi vàSương Nhi cũng ở đó, thấy không ngờ tướng công lại đi cùng Đường ChuThị, ánh mắt đầy ghen tuông, Nhu Nhi thì còn đỡ, chỉ biết tự thươngthân, tướng mạo không bằng người. Sương Nhi thì khắc bạc hơn nhiều, thầm mắng :"Hừ, không biết nhìn lại bản thân xem là ai, chỉ là một quả phụ,mà dám có ý đồ với Nhị gia, thật không có liêm sỉ."

Đường lãothái quân dặn dò Đường Kính Chi vài câu, thấy Đường Chu Thị đứng bêncạnh, ánh mắt liếc qua liệc lại cả hai mấy lượt, rất là có ẩn ý:

- Hai đứa sao lại đi với nhau?

- Hồi bẩm lão thái quân, tôn tức dâng hương xong liền ra hậu viện ngắmcảnh, hẳn Nhị gia cũng thích nhìn cảnh quả chín trên cành, cho nên mớigặp nhau.

Đường Chu Thị bị Đường lão thái quân nhìn rất mất tự nhiên, vội lên tiếng giải thích.

Nàng không giải thích còn đỡ, vừa lên tiếng liền thu hút ánh mắt của mọingười, Sương Nhi càng nghiến răng hận thầm, cho rằng Đường Chu thị đangngầm ám thị với mọi người là nàng và Đường Kính Chi có sở thích chung.

- Ừ, hôm nay ngươi ăn mặc rất đẹp, lão thân nhìn rất vừa mắt.

Đường lão thái quân căn bản không nghe Đường Chu Thị giải thích, vỗ nhẹ lên bàn tay nàng, cười tủm tỉm:

Đường Kính Chi cũng nhận ra mọi người có lẽ hơi chút hiểu lầm rồi, nhìn quanh xem Đường Úc Hương có giận không, nhưng nhìn đi nhìn lại không thấynàng đâu, liền hỏi:

- Nãi nãi, Úc Hương không đi với mọi người à?

- Không, chẳng phải nó đi với cháu ra đại điện sao?

Đường lão thái quân mặt sa sầm, bà cứ nghĩ Lâm Úc Hương luôn theo bên cạnh hầu hạ cháu mình, dè đâu lại biến mất tăm tích.

- Nhị gia, chẳng phải lúc nãy Nhị nãi nãi nói muốn tới suối bên núi namlấy nước sắc thuốc cho người sao, còn nói nước suối ở đó sắc thuốc sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Thị Mặc biết Nhị gia rất thích Nhị nãi nãi, nên thấy lão thái quân tỏ ý không hài lòng thì vội nói dối giải vây.

Đường Kính Chi phối hợp ngay, bản lĩnh nói dối cũng không kém chút nào:

- Sao lại chẳng nhớ, ta đang hỏi lão thái quân xem, Nhị nãi nãi của ngươi đã mang nước về chưa.

Trong cái thời đại trọng chứ hiếu đó, vãn bối không được phép nói dối trướcmặt trưởng bối, nếu không sẽ là bất hiếu. Đường Kính Chi tuy biết điềunày, nhưng tránh Đường lão thái quân giận Lâm Úc Hương đành biết sai cốphạm.

Đường lão thái quân quả nhiên không nghi ngờ gì, sắc mặtdịu lại, Đường Kính Chi vội chuyển sang chủ đề khác, hỏi ra mới biết lão thái quân thấy mệt, liền định tới Phổ Quang tử sớm, đợi mọi người dânghương xong rồi về phủ.

- Nãi nãi, Úc Hương có mười mấy hộ vệ đitheo, hẳn là không có chuyện gì, chỉ cần để lại mấy hạ nhân ở đây truyền lời là được, chúng ta đi trước thôi.

Đường Kính Chi sợ Đường Úc Hương về lúc này thì lời nói dối của y vỡ lở bèn đề nghị:

Phổ Quang Tự cách Nhất Thanh Quan không xa, chẳng ai nhớ tại sao một chùamột quán này lại đi xây cạnh nhau nữa, vì thời gian quá lâu, trước cảthời vị vua của quốc gia phía tây kia thống nhất đại lục, chỉ nhớ trướckia từng có người đặt ra vấn đề Phổ Quang Tự hay Nhất Thanh Quan cótrước, không ai ngờ nó thành cuộc tranh cãi lớn rồi không ai chịu ai,xảy ra xung đột, hai bên còn đánh nhau xảy ra án mạng, danh tiếng cả hai giảm mạnh, thiếu chút nữa sụp đỗ.

Thế là các vị cao tăng, đạo trưởng đức cao hai nơi quyết định đem đốt hết tài liệu có liên quan về việcnày đi, khiến không ai tra ra được cái nào xây dựng trước, đồng thời đặt ra quy tắc cấm đệ tử hai bên nhắc tới vấn đề này, từ đó hai bên chungsống hòa bình. Về sau nếu về có người hỏi tới, chỉ nhận được cái mỉmcười từ bọn họ, thanh danh vì thế tăng vọt.

Một chùa một quan ởhai ngọn núi kề nhau, ở giữa có một con đường nhỏ đủ cho ba người đisóng vai, rất nhiều hương khách không phân Phật Đạo, dâng hương xong bên này liền sang đó, trong mắt những người dân đơn thuần này, bất kể cáinào linh nghiệm, dâng thêm một nén hương thế nào cũng tốt.

Lầnnày ngay cả Đường lão thái quân cũng không ngồi kiệu, thông thả dẫn mọingười đi bộ, ước chừng được nửa giờ thì tới Phổ Quang Tự.

- Nhị ... Nhị gia, tỳ thiếp nghe người ta nói ở trước Phổ Quang tự có một nơi gọi là Thính Đào Các, phải không?

Thấy sắp tới Phổ Quang Tự rồi, tiếng chuông chùa văng vẳng bên tai, Nhu Nhikích động tới mặt đỏ bừng bừng, nàng xuất thân bần hàn, lại là thân nữnhi, trước kia lấy đâu ra cơ hội tới đây? Chỉ nghe bằng hữu kể Thính Đào Các là kỳ quan thiên hạ, cho nên mới hỏi nhỏ:

Đường Kính Chi vàNhu Nhi ở chung với nhau mười ngày rồi, rất có thiện cảm với nàng, cô bé này giống như cái tên của nàng, ôn nhu như nước, gật đầu cười đáp:

- Đúng vậy, có điều tới đó nàng phải đi bên cạnh ta, không được chạy lung tung.

Nhu Nhi biết Đường Kính Chi rất hiền, thường không dùng khẩu khí kiểu mệnh lệnh như thế, liền gật như gà mổ thóc.

Đang lúc nói chuyện thì mọi người ta tới trước Thính Đào Các rồi, Đường lão thái quân dừng bước:

- Cái Thính Đào Các này ồn lắm, nãi nãi không thích, Lăng Nhi, cháu dẫn mọi người vào chơi.

Đường Kính Chi gật đầu, đi trước bước vào Thính Đào Các, gọi là các, kỳ thứcnó chỉ là gian phòng diện tích hơi lớn một chút, gian phòng này có bamặt là tường do người làm, mặt còn lại là vách núi, trên vách núi đó cócái động chu vi chừng một thước, trong động truyền ra những tiếng ầm ầm.

- Nhu Nhi đấy chính là Thính Đào Các, nàng muốn biết chố kỳ dị của nó thì phải tới gần cái động kia.

Nhu Nhi nghe tiếng động truyền ra, vừa sợ vừa tò mò, ngoan ngoãn gật đầu, nhưng không dám tự ý chạy tới xem.

Đường Kính Chí từ kỳ ức biết hết cả, nhưng vẫn cứ hết sức tò mò, đưa mắtnhìn, thấy dưới cửa động đặt một lư hương, khói lượn lờ, ở trên cửa động khắc bốn chữ lớn " thể hồ quán đính".

(*): Ý tứ kiểu như gột rửa sạch sẽ đầu óc ngộ ra chân lý mới.

Đường Kính Chi vỗ bàn tay nhỏ của Nhu Nhi, bảo nàng đứng đợi một lát, mộtmình đi tới, đến bên động, nhìn xuyên qua thấy một thác nước từ trên cao trăm trượng đổ xuống, bọt nước trắng xóa, vẽ lên một bức tranh hùng vĩkhí thế, Đường Kính Chi tiếp tục đi tới muốn xem có ao nước trong xanhphía dưới hay không, nhưng vừa đi được một bước lập tức bên tai truyềntới một chuỗi tiếng động lớn.

"Sầm sầm sầm .."

Như có sấmnổ bên tai, xuyên qua đầu óc Đường Kính Chi làm tinh thần y phấn chấn,đồng tử mở rộng, hít sâu một hơi, thầm khen, quả nhiên là thể hồ quánđính!

Cảm giác đó hết sức kỳ diệu, âm thanh đó tuy khủng khiếp,nhưng lại như một dòng suối nước nóng đổ từ trên đầu xuống dưới chân,gột rửa tất cả vướng bận trong lòng, làm người ta tinh thần khoan khoáisáng láng, đạt tới cảnh giới như thoát ly trần thế, ngộ ra chân lý cuộcđời.

Tức cảnh sinh tình, Đường Kính Chi buột miệng ngâm:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.

Phi lưu trực há tam thiên xích,

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

--Dịch Nghĩa--

Ánh nắng chiếu rọi trên sông Hương Lô sinh ra khói tía

Từ xa ngắm cảnh thác núi treo trước con sông này

Thác nước chảy như bay xuống từ ba ngìn trượng

Ngỡ như là dải Ngân Hà lạc khỏi chín tầng mây

--Bản dịch của Tương Như--

Xa ngắm thác núi Lư

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,

Xa trông dòng thác trước sông này:

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.