Cơn Gió Trong Đêm

Chương 1



Phải hết sức khó khăn, TÁi Minh Quân mới dám chắc đứa bé đã ngủ. Cô từ từ đứng lên, hai tay chống ngang hông.

Nhìn đồng hồ, đã 12 giờ đêm rồi.

Làm mẹ không phải là chuyện dễ, Minh Quân suy nghĩ.

Khó, khó, thật là khó!

Nhưng, người mẹ vị hôn cũng đã chịu đựng năm năm, những tháng ngày gian nan, khổ sở rồi cũng qua đi.

Chẳng có gì lớn lao mà chẳng xong!

Còn khi xưa?

Cô thở dài, nhìn bé Gia Huy, chắc chắn là đứa bé đã ngủ, cô quay trở về phòng.

Đứa bé như khó chịu trong người, nó quấy quá cô suốt cả đêm, muốn có mẹ ngồi bên kể chuyện - Không chịu ngủ.

Ngày mai, nhất định phải đứa nó đi khám bệnh.

Bệnh đến như núi đổ, bệnh đi thì nhẹ như tơ hào, phải đề phòng mới được.

Tái Minh Quân ngồi vào bàn làm việc trong fòng ngủ, cô mở tập hồ sơ, bắt đầu làm việc.

Xem tình hình, ngày mai chắc phải mất cả buổi sáng, không đến công ty được. Cho nên, đêm nay cô phải làm xong các văn thư. Sáng mai gửi đánh máy, sau đó đưa qua thư ký duyệt lại, đến chiều cô sẽ đến ký các văn bản.

Không thể để việc riêng làm lỡ việc công.

Vậy phải tranh thủ từng giây từng phút của đời sống này.

Hẳn, hoàn cảnh khách quan là vậy, còn nguyên nhân chủ quan - đấy là trách nhiệm rất nặng nề của cô - Tái Minh Quân. Cho nên, công việc vất vả thế mấy cũng phải chịu.

Minh Quân không oán trách.

Nếu oán trách, cô cũng không thể óan trách công việc. Ở cô có những uẩN khúc khác, nó khiến cô hay thở dài.

Lại không dám hồ tưởng, vì như thế nó sẽ mất đi một ít thời gian, làm chậm tiến độ công việc, đêm còn phải ngủ nữa chứ?

Cố gắng kềm chế ý nghĩ, bắt buộc tinh thần phải tập trung vào những văn kiện trước mắt.

Hầu như đến hừng sáng, Minh Quân mới thở một hơi dài nhẹ nhõm, sau cùng thì văn thư cũng đã thảo xong.

Cô đến phòng khách, dùng máy fax gửi đến công ty, sau cùng cô nghi chú nhắn thư ký.

− Tiểu Đồ, sáng nay tôi không đến văn phòng, cô làm sẵn cho tôi sáu phong bì, 2 giờ rưởi tôi đến.

Sắp đặt xong, cô trở vào phòng đứa bé.

Minh Quân ngồi cạnh giường, cô với tay mở đèn trên đầu giường.

Gia Huy là đứa bé xinh đẹp.

Đôi mi cong dài của nó hay khiến người khác ngỡ là con gái.

Một đứa bé mới vài tuổi thì sống mũi không thể cao, nhưng, Gia Huy thì khác.

Miệng nó nhỏ, bất luận nó ngậm miệng hay há miệng, giờ phút nào cũng trông rất đẹp.

Thực ra, nó rất giống cha.

Nhất là mái tóc đen nhánh, nó khiến Minh Quân nhớ đến Tả Tư Trình.

Cô gượng cười, trách tới trách lui, bao năm rồi đột nhiên lại nhớ.

Trong cuộc sống, hình bóng anh ta vẫn thường ẩn hiện đây đó, khi đứa bé vui vẻ ghì lấy cô, kêu lên:

− Mẹ mẹ, con yêu mẹ!

Minh Quân nhắm mắt, mơ màng như cảm thấy Tư Trình quay trở về ôm cô.

Cô vẫn yêu anh ta.

Chắc chắn là vậy.

Minh Quân đưa tay nhẹ vuốt tóc con, cô lẩm bẩm.

− Con yêu, đúng ra mẹ không nên giữ con lại để dưỡng nuôi, nếu sau này con fải sống khổ sở trong đời thì chính là mẹ hại rồi.

Lúc mang thai đứa bé, cô đã từng nghĩ như thế.

Nhưng, không bỏ được.

Cô đã ghì chặt lấy Tả Tư Trình, lay mạnh:

− Em muốn giữ lấy đứa con, em muốn, em muốn! Bởi vì nó là sự kết tinh tình yêu của chúng ta.

Sau đó, cô mới tỉnh ra, đứa bé không phải là sự kết tinh của tình yêu, chẳng qua, đấy là một thứ sản phẩm sai lầm của nam nữ giao hợp.

Cô không bao giờ wên, khi Tư Trình lần đầu tiên chiếm hữu cô, lòng cô ngập tràn sung sươ"ng, nói:

− Hãy để cho chúng ta có đời thứ hai nối tiếp, hãy để cho máu huyết chúng ta hợp thành một sinh thể, biểu lộ tình yêu hoàn chỉnh của chúng mình.

Nếu lúc ấy, tâm tư và tình cảm của Tư Trình đồng nhất với cô, thì đứa bé ra đời chẳng có gì nuối tiếc.

Nếu không sẽ chẳng là gì cả!

Tình yêu không phải là con đường một chiều.

Sự kết tinh của tình yêu - Không phải là sản phẩm của một bên tình nguyện.

Tất cả những sự việc xảy ra sau đó, chứng tỏ Tư trình không hề suy nghĩ đúng đắn. Suốt cả quá trình đó chỉ là sự hồi ứng tự nhiên của nhân tính và phản ứng thông thường của thể xác.

Cũng chẳng khác mấy với loài chó sinh đẻ.

Mỗi khi xúc động, Minh Quân lại có ý niệm dữ dội như thế, nó là cô nhức đầu muốn điên lên.

Lại một đêm mất ngủ.

Cô dậy sớm, việc đầu tiên là xuống bếp, nấu cháo cho con ăn, sau đó mới đưa nó đi khám bệnh.

Gia Huy không muốn dậy, nó cố ý lăn qua lộn lại, làm khó cho mẹ.

− Huy Huy, con là đứa con ngoan, nghe mẹ nói, hãy đứng dậy đi!

Gia Huy không chịu.

− Để mẹ bế con đây!

Đứa bé gạt tay mẹ:

− Huy Huy nghe mẹ, mẹ cho con đồ chơi!

Nó vẫn không chịu.

− Huy, con làm vậy mẹ buồn lắm.

Minh Quân chẳng biết làm sao, cô ngồi cạnh bên giường nhỏ, mắt đã rướm lệ.

Gia Huy nhìn mẹ, thấy giọt nước mắt của mẹ lóng lánh như thuỷ tinh trong suốt, nó nói:

− Mẹ mẹ, mẹ đừng khóc, Huy Huy dậy rồi nè!

Nó nhoài người xống giường, chạy lại ôm mẹ.

− Huy, con đừng làm khó mẹ, mẹ khổ lắm rồi.

Minh Quân không nghĩ đứa bé còn nhỏ -chẳng biết gì, cô cứ buột miệng nói theo dòng suy nghĩ của mình.

Tả Gia Huy nhìn mẹ, nó ngẩng đầu lên, vẻ rất hiên ngang:

− Mẹ, mẹ đừng khổ làm gì, để con bảo vệ mẹ.

Minh Quân bật cười trong nước mắt, nói:

− Giỏi, con bảo vệ mẹ, đừng để ai ăn hiếp mẹ, nhất là con đấy.

Gia Huy lắc đầu, nói:

− Cô giáo nói, con trai ăn hiếp con gái là tội nặng, không tha thứ được.

− Cô con dạy thế à?

− Dạ, - Gia Huy gật đầu.

− Nhất định đó là cô giáo tốt.

Thực ra, có phải là cô giáo tốt hay không, Minh Quân không dám khẳng định. Chỉ e đó là người phụ nữ từng chịu khổ vì đàn ông, điều đó không chừng có phần đúng hơn.

Cô thay quần áo đứa bé, cho nó ăn sáng, đoạn dẫn ra khỏi nhà, đến phòng khám.

Tại phòng khám, rất đông những người mẹ ngồi ôm con chờ đợi, mặt lộ vẻ lo ây, buồn bã.

Ôi! Có người chờ đã 2 tiếng đồng hồ.Vị bác sĩ khoa nhi này thật là đắt khách.

Minh Quân ngồi gần một thiếu phụ, chị ba buột miệng, nói:

− Đứa bé đẹp quá.

Người mẹ nghe khen đứa con yêu dấu của mình linh hồn bay tận chín tầng mây.

Minh Quân ôn tồn, vui vẻ đáp:

− Cám ơn chị! - Đoạn, cô nhìn đứa bé trong tay thiếu phụ nói tiếp - Bé gái chị đẹp như con búp bê vậy.

− Nó giống cha nó, cứ y như là khuôn đúc. Tôi hay nói đùa với chồng tôi, con gái đâu có đáng đấy chứ!

Nói xong, chị ta cười hi hi vui vẻ.

Thế là không ngăn nổi xúc động.

Thế là lòng tự vui say.

Minh Quân không biết đáp thế nào, cô lãng qua chuyện khác.

− Ngày nay tư tưởng đã thay đổi nhiều lắm, không trọng nam mà lại trọng nữ, bởi vì con gái ở bên cha mẹ nhiều hơn, còn con trai hay buông thả lắm!

− Nhà tôi lại không nghĩ thế, anh ấy theo phái bảo thủ của Trung Quốc, đến giờ còn nằng nặc bảo tôi sinh thêm một đứa con trai.

Lại nói đến ông chồng của mình.

Có được một ông chồng, người ta mặc tình nhắc đến như thế à?

Người đàn bà ngồi bên không để ý Minh Quân đâm ra trầm mặc, chị ta hào hứng nói tiếp:

− Nếu như dám chắc chắn là sinh con trai, thì tôi cũng bằng lòng sinh thêm đứa nữa. Nhưng ai dám đảm bảo cho chứ, đẻ ra con gái thì sao đây? Thời thế yên làng cũng đâu có ít thứ lo, lúc này còn fải lo lắng đến chuyện di dân, làm sao mà quán xuyến cho hết lớn, bé, thiệt là khó khăn! Ông nhà tôi đâu có biết cái khổ của đàn bà?

Thấy Minh Quân không màng nói chuyện, chị quay sang nhìn bé Gia Huy, hỏi nó:

− Cậu bé, cậu có em gái không?

Gia Huy lắc đầu.

− Vậy em trai?

Gia Huy cũng lắc đầu.

− Mẹ chỉ sinh một mình con thôi à?

Gia Huy gật đầu.

− Ba ba có bảo mẹ sinh cho con em gái không?

Gia Huy ngẩng nhìn mẹ, không nói:

− Sao thế, con không nghe dì nói à? hay con không muốn ba mẹ sinh cho con đứa em gái?

Nói chưa dứt lời, Gia Huy chợt khóc oà.

Nước mắt chảy dài, đứa bé càng khóc to lên.

Tiếng khóc làm náo động cả phòng khám.

Minh Quân hốt hoảng ôm chặt lấy đứa bé, tay chân cô đâm ra luô"ng cuống, vừa dỗ:

− Huy Huy, đừng khóc. Nhìn kìa, các bạn đang nhìn con kìa, khóc như vậy là không đúng đâu.

Lời mẹ dỗ dành chẳng có tác dụng gì.

Đứa bé như hết kềm chế, nó gào khóc thật ngon lành.

Rốt cục, nó làm kinh động bác sĩ. Cô y tá mở cửa phòng, bảo:

− Đứa bé vào đây để bác sĩ xem thế nào?

Minh Quân vội vàng bồng con bước nhanh vào phòng khácm. Lòng cô bị tiếng khóc của Gia Huy làm cho loạn xị cả lên.

Mấy năm nay, sóng to gió lớn gì cũng đã trôi qua, nhưng tiếng khóc của Gia Huy vẫn làm cô đau lòng lo sợ. Nhiều khi cô hối tiếc vì đã sinh nó ra đời để gánh chịu lấy khổ sở. Cô nghĩ mình fải hoàn toàn chịu lấy trách nhiệm, thậm chí cả tội tình.

− Gia Huy, mẹ xin con, đừng khóc, lòng mẹ đau lắm đây!

Gia Huy khóc đến cơ hồ kiệt sức, tắc tiếngm cũng chưa chịu dừng. Bác sĩ Tạ Thích Y là một phụ nữ, nhìn dáng dấp độ hăm sáu, hăm bảy tuổi, nhưng lời nói ôn hoà, điềm đạm, so ra có vẻ già giặn hơn tuổi. Chẳng biết có phải vì nghề nghiệp nên phải vậy.

Bác sĩ Tạ hay nhớ tên những đứa bé cô chữa trị, chăm sóc, nhất là với đứa bé xinh xắn như Gia Huy, nó rất có sức hấp dẫn bác sĩ.

Có một lần, bác sĩ Tạ gọi điện đến Minh Quân, cô nói có người bạn làm đạo diễn ở đài truyền hình, đang cần một vai diễn của bé trai, Bác sĩ Tạ thấy Gia Huy thích hợp nhất, cô chân tình bày tỏ ý mình với Minh Quân.

− Tôi thấy Gia Huy rất thích hợp, vả lại, đạo diễn là bạn của tôi nên tôi mới mạo muội gọi đến chị. Đương nhiên, tôi biết nhiều cha mẹ không thích con cái mình xuất hiện trên màn ảnh, sợ có điều không hay xảy rạ

Đúng là Minh Quân có ý đó, cô biết bác sĩ có lòng tốt, đã nghĩ đến mình, cô đáp:

− Tôi là người bảo thủ, vả lại, tôi cũng không có thời gian để đưa nó đi ra ngoài tham gia các hoạt động, thật là đã phụ nhã ý của cô. Tôi xin lỗi!

− Không sao, tôi biết, chị cũng đừng bận tâm chuyện đó.

Lòng chân thành và cởi mở của Thích Y khiến Minh Quân cảm thấy như mình đối xử không trọn tình. Đột nhiên, tình cảm khích động, cô nhỏ nhẹ nói:

− Một người đàn bà đơn độc nuôi đứa con rất khó khăn, không được như những gia đình bình thường khác - Nói xong câu đó, khoảng chách giữa cả hai đã gần lại, và tình cảm cũng dễ dàng nẩy nở.

Từ ấy về sau, Tạ Thích Ý càng nhớ cậu bé Gia Huỵ

− Trưới giờ, cô chưa hề thấy Gia Huy khó coi như vầy! - Thích Ý vừa nói vừa nắm tay cậu bé - Nín khóc ngay, nếu không, bác sĩ không khám bệnh con đấỵ

Bác sĩ thật có uy, đứa bé nghe xong đã ní ngaỵ Thích Ý cẩn thận khám kỹ đứa bé, đoạn hỏi Minh Quân vài vấn đề:

− Thưa bác sĩ, Gia Huy có gì không ổn à?

− Trong lòng có điều bực bội, không ổn cho nên nó đâm ra quấy rầy, khó chịụ

− Sao lại vậỷ

− Theo tôi, nhiều bậc cha mẹ nghĩ về con cái rất đoin giản, điều đó rất thiếu sót, có khi làm cho đứa bé cảm thấy không thích ứng, từ đó nó sinh ra thấy khó chịụ

Minh Quân cảm thấy như bị người nện cho một gậy ngay ngực, nhịn không được, cô để cho nước mắt mình chảy xuống, muốn chạy trốn ngay cho rồị

Cô bác sĩ bình tĩnh khuyên giải:

− Đừng lo lắng qúa, nó sẽ trở lại bình thường thôị

− Bác sĩ Tạ, liệu có ảnh hưởNg đến tâm lý sau này của nó không?

− Bất cứ hoàn cảnh bên ngoài thế nào cũng ảnh hưỞNg đến sự fát triển tâm lý của đứa bé. Điều chủ yếu là liệu xem chúng ta làm thế nào để nó biết rõ sự việc, tiếp nhận lấy hiện thực.

− Đó đâu phph?i là trách nhiệm của một đứa bé bốn năm tuổỊ - Minh Quân buồn bã thở dàị

− Con người ta tất phải có những điều hối tiếc, nhưng hãy để mọi khó khăn qua bên, có phải vậy không?

Minh Quân chẳNg có gì để nóị Cô bình tĩnh nghe chỉ dẫn của bác sĩ, ghi nhớ lấy cách chăm sóc đứa bé.

Lúc từ biệt ra về, Thích Ý đến ngăn tủ lấy ra viên bạch ngọc nhỏ, đặt vào tay Gia Huy:

− Cái này bác sĩ Tạ tặng con, về nhà nói mẹ lấy chỉ đỏ xỏ xâu cho con đeo trên cổ, con sẽ là đứa bé ngoan lắm đấỵ

Minh Quân vội nói:

− Chúng tôi sao dám nhận vật qúy như thế?

− Nào có đáng gì. Mấy cửa hàng Trung Quốc đều bán đầy ra đấỵ Lần trước, tôi tham gia nghiên cứu y khoa tại Quảng Châu, thấy đẹp nên mua về mấy viên. Tôi nhớ Gia Huy cầm tinh con thỏ phải không?

Thích Ý thực là có lòng tốt, viên bạch ngọc có khắc hình con thỏ trắng.

− Sau này Gia Huy mang viên ngọc, không còn quấy rầy, khóc lóc nữa phải không?

Gia Huy vội gật đầu, nó nắm chặt viên ngọc trong taỵ

Loay hoay cũng mất đứt đi buổi sáng.

Cô đưa con về nhà, cho nó ăn trưa, đợi chị Phương phụ việc tới, giao bé co chị xong mới chuẩn bị đến công tỵ

Ngày thường, Minh Quân đánh xe đưa con đến trường, buổi chiều, chị Phương đón nó về. Mãi đến khi Minh Quân hết giờ làm việc, mới kể là xong nhiệm vụ trong một ngàỵ