Cẩm Khê Di Hận

Chương 6: Hồi 6



Đào Thế-Kiệt lo ngại một biến cố gì không hay đã diễn ra. Ông cầm thư đọc:

Niên hiệu thứ nhất, Lĩnh Nam hoàng đế, tháng ba ngày 10.

Đệ tử, Đào Tứ-Gia tức Sún Cao. Kính cẩn đệ thư này trước Đào hầu, chưởng môn phái Cửu-chân.

Đệ tử tuy học được mấy ngàn chữ, đủ đọc sách. Song viết thư cho sư phụ,đệ tử phải nhờ viên thư lại của Thục. Mong sư phụ thưa một lời vớiTrường-sa vương, đừng bắt tội y. Đệ tử viết thư cho sư phụ. Lòng nghĩrằng Lĩnh Nam đã phục hồi, nên dùng niên hiệu Lĩnh Nam năm thứ nhất.

Đệ tử mồ côi cha mẹ, ở rừng núi Tây-vu. May được sư tỷ Hồ Đề đem về nuôi dạy. Hồ sư tỷ dạy đệ tử phải hy sinh bản thân, hy sinh cả Tây-vu chođại nghĩa phục hồi Lĩnh-nam. Nhân theo Hồ sư tỷ tùng chinh Trung-nguyên. Sáu anh em đệ tử được sư phụ thương tình thu làm đệ tử. Còn cho mang họ Đào.

Nay Lĩnh Nam tiếng rằng đã được phục hồi. Sự thực đã được phục hồi đâu?Quang-Vũ hứa hai lần, nuốt lời hai lần. Đệ tử không thể tin lời y.

Đào tam sư huynh, vì đại nghĩa, hy sinh mạng sống, đổi lấy phục hồi Lĩnh Nam. Hy sinh thân mình, cho mười ba người sống. Nghĩa cử đó đâu phảimình Đào tam sư huynh có, mà tất cả đệ tử Cửu-chân đều có vậy. Bọn đệtử, cũng như sư tỷ Giao-long, nguyện chết thay cho Đào tam sư huynh, màkhông được.

Đệ tử nghĩ: Nếu tam sư huynh tuẫn quốc rồi. Quang-Vũ nuốt lời, đem quânđánh Lĩnh Nam. Có phải mình thiếu một đại tướng không? Lĩnh-nam mất SúnCao, còn Ngũ Sún và còn hơn chục người chỉ huy Thần-ưng ở Tây-vu. CònĐào tam ca mà chết, kiếm đâu ra Đào tam ca thứ nhì?

Lục Sún bàn nhau: Đứa nào cũng muốn chết thay cho tam ca. Nhân bọn đệ tử nhặt được sáu cuốn phổ dạy luyện độc chưởng của Mao Đông-Các. Đệ tử vôtình luyện độc chưởng, mà hút được nọc độc rết trong người tam sư huynh. Đệ tử tiếp tục luyện, hút hết nọc độc rắn, nhện, tầm, bò cạp, để cứuTam sư huynh. Bây giờ tam sư huynh đã khỏi. Đệ tử viết thư này để lạixin sư phụ tha cho tội nói dối bấy lâu. Đêm nay đệ tử lấy ngựa ra đi,tìm chỗ vắng nào đó, chịu đau đớn đủ bốn mươi chín ngày rồi chết. Đệ tửmuốn chết im lặng, không làm một người thân nào phải chứng kiến, mà nátlòng. Kính mong sư phụ ân xá cho.

Con chim sắp chết tiếng kêu bi thương. Người ta sắp chết lời nói chắclành. Đệ tử kính cẩn đệ lên sư phụ lời ước vọng cuối cùng. Mong được sưphụ để tâm:

Các hào kiệt Lĩnh Nam, sau khi thành đại nghiệp lấy việc tạo phúc chodân hưởng như sư phụ, sư bá Nguyễn Tam-Trinh, Nguyễn Trát. Hay như támvị Thái bảo phái Sài-sơn. Người Trung-nguyên không thế. Họ tự hào họ là « Trung tâm điểm của thế gian ». Nước của họ là Trung-nguyên. Vua của họlà con trời. Chúng nhân thiên hạ phải phục tùng, cúi đầu trước họ. Sưphụ đã nghe sư tỷ Phương-Dung thuật lại việc sư bá Trần Công-Minh áp chế Quang-Vũ ở cung Trường-lạc. Trước lưỡi gươm của sư bá, cái chết gần kề. Thế mà Quang-Vũ vẫn còn cho mình con trời, đòi phong chức tước chongười. Khi y bị võ sĩ Vương Mãng đuổi giết, khóc lóc hèn hạ. Được đại sư ca Trần Tự-Sơn cứu sống, giúp y khởi binh. Y học theo Lưu Bang, trởthói lưu manh, muốn hại Trần đại ca. Trong đầu óc y nghĩ: Mình làm vuaTrung-nguyên, muốn giết ai người ấy cũng phải vui lòng. Khi nghĩ ngườinào xấu, dù người ấy làm điều thiện thế nào chăng nữa, vẫn trở thànhxấu.

Nhiều anh hùng Lĩnh Nam, tỏ ra khiếp nhược trước Quang-Vũ. Nào tổ chứcđại hội Tây-hồ sang cầu phong. Tòng chinh Trung-nguyên, lập công xinphục hồi Lĩnh Nam. Hôm trước Đào tam sư huynh chịu chết, cho y sống. Yphổ biến một bản đại cáo thiên hạ...

Con nghĩ cái hay nhất, mình tổ chức quân đội mạnh. Khuyến khích trăm họcầy cấy, lúa gạo đầy kho. Tổ chức học hành, để người người đều có kiếnthức. Trên, dưới hòa thuận đoàn kết, có như vậy mới đập tan được cái ảotưởng « con trời » trong đầu Quang-Vũ.

Bọn đệ tử gây được cảm tình của Đặng Vũ, Hoài-Nam vương, Tần vương. Nếuchúng ta tiếp tục kết bạn với người Trung-nguyên, xung quanh Quang-Vũ,thêm bạn, bớt thù, đối xử tử tế, công bằng với người Hán sống tạiLĩnh-Nam. Chỉ cần năm năm sau, dân chúng no ấm, quân khí hùng tráng, dân trí mở rộng. Chính tự bản thân người Việt, xóa hết lòng tham vọng củaQuang-Vũ.

Một điều đệ tử cần thưa với sư phụ: Giặc ngoài dễ đánh. Giặc nhà khótrị. Phải có bọn Việt, mưu cầu danh lợi, cúi đầu trước người Hán, xincông danh, Quang-Vũ mớ dám đánh ta. Quang-Vũ từng nói: Chỉ mất một tờgiấy, cũng đủ làm người Việt giết nhau. Đệ tử kính xin sư phụ bàn vớicác anh hùng, gặp bọn Việt phản bội thì giết ngay không tha.

Mấy lời nông cạn, kính cẩn đệ lên. Mong sư phụ đừng quên.

Đệ tử kính chúc sư phụ sống lâu trăm tuổi.

Đào Tứ-Gia tức Sún Cao kính thư”.

Bên dưới có mấy chữ:

Bọn Ngũ Sún.

Chúng mình đều muốn chết thay cho Đào tam sư huynh. Tao may mắn hơn,được làm việc đó. Tao chết rồi. Chúng mày không được khóc, không đượcbuồn. Phải luyện võ thành anh hùng vô địch, bảo vệ Lĩnh Nam.

Đoàn Thần-ưng của tao, chia cho năm đứa chúng mày, mỗi đứa hai mươi con. Đào tam ca hai mươi ba tuổi làm đại tướng. Chúng mày phải học sao, đểhai mươi hai tuổi làm đại tướng, mới xứng đáng đệ tử Cửu-chân, Tây-vu,con cháu Phù-đổng thiên vương. Thôi tao kiếm một chỗ yên tịnh, chết.Chết mà khoan khoái.

Đào Thế-Kiệt, bắt Sún Lé thuật mọi truyện từ đầu. Sún Lé không dám dấudiếm. Nó thuật tỷ mỷ từ khi bắt được sáu cuốn sách trong người MaoĐông-Các. Sáu đứa học thuộc bài quyết ra sao. Còn phần Sún Cao luyện độc chưởng nó không biết.

Phương-Dung cầm sáu cuốn phổ phái Trường-bạch lên đọc. Cuốn thứ nhấtchép bí quyết luyện nội công Âm nhu. Nàng đọc lướt qua, đưa cho Đào Kỳ:

– Anh xem, khẩu quyết luyện nội công phái Trường-bạch giống hệt phái Long-biên không sai một chữ.

Nàng cầm năm cuốn còn lại, đọc lướt qua. Dạy cách luyện Ngũ độc chưởng. Cuối mỗi cuốn ghi:

«... Khẩu quyết dạy vận công chống độc, không ghi chép vào đây. Chỉ truyền khẩu. Đệ tử phải được sư phụ trực tiếp chỉ dạy. »

Phần cuối mỗi cuốn ghi:

«... Sau khi luyện công, trong Thập nhị chính kinh và Kỳ kinh bát mạchđầy chất độc, hòa hợp với nhau. Mỗi năm, vào tiết Đại hàn, chất độc phát triển mạnh, lên cơn đau đớn, chịu không siết. Phải tìm chưởng môn cầuthuốc giải. Qua bốn mươi chín ngày, không uống thuốc giải. Da rộp lênnhư da lợn quay mà chết. »

Đào Thế-Kiệt cầm sáu cuốn phổ xé ra từng mảnh nhỏ, châm lửa đốt. Ông nói:

– Loại sách độc hại này. Hủy đi để khỏi hại người sau.

Ông thở dài:

– Khi nhận sáu đứa làm đệ tử. Ta biết Sún Cao là đứa thận trọng nhất. Nó giống tính ta khi xưa. Hành sự đắn đo, suy nghĩ. Nó nghĩ sâu sa như vậy cũng phải. Nó muốn tìm nơi vắng vẻ, chết thản nhiên. Không làm đau lòng người khác. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải đi tìm nó về.

Trưng Nhị hỏi Sún Lé:

– Em đưa mười sáu tấm thẻ đồng đây cho sư tỷ coi.

Sún Lé mở bọc đưa cho Trưng Nhị. Nàng ráp lại thành bức họa để trên ánthư. Phương-Dung, Hồ Đề, Lê Chân cùng tụ tập lại coi. Phật-Nguyệt nói:

– Đồ hình này khắc cảnh hồ Động-đình: Cù lao có ngôi nhà Phan Anh chỗnày. Dãy núi Tam-sơn, sông Tương-giang, thành Trường-sa... Đủ cả. Lạthực lại còn những chữ số ghi từ một đến sáu mươi bốn có nghĩa gì. Trưng sư tỷ. Hôm trước chúng ta được Trần Thiếu-Lan giao Ngọc tỷ truyền quốc, bản đồ chôn cất kho tàng Tần Thủy-Hoàng. Vậy chúng ta thử đem so sánhxem sao?

Trưng Nhị nói:

– Khi sư thúc Thiếu-Lan trao Ngọc tỷ cho tôi, người bảo trong nắp hộp có dấu bản đồ kho tàng. Tôi mở nắp hộp ra, quả có mảnh vải, viết một sốchữ. Chứ không có bản đồ gì cả.

Nàng lấy mảnh vải trải ra bàn. Đám anh hùng Lĩnh Nam ngơ ngác đứng nhìn. Thông minh như Trưng Nhị, Phương-Dung, mà nghĩ cũng không ra. Lê Chânhỏi Ngũ Sún:

– Thông thường khi có uẩn khúc, người thông minh tìm không ra. Người tìm ra thường thuộc loại giản dị, ít suy tư. Phương-Dung kể, hôm ởMang-sơn, chúng ta gặp vấn đề khó khăn không biết có nên giết Quang-Vũhay không. Lục Sún xin phép xạo với nhau một lúc. Vấn đề được soi sáng.Hôm hội nhau trên hồ Động-đình, nghiên cứu xem tại sao Hàn Tú-Anh điTrường-sa, rút cuộc lại do Sa-Giang nhìn rõ. Bây giờ chúng ta gặp vấn đề bí hiểm này. Lục Sún thử xạo với nhau xem có tìm ra không?

Sún Đen bảo Sún Lé:

– Mày ưa hành sự bí mật. Mày thử đoán xem.

Sún Lé đáp:

– Tao nghĩ thằng Vương Mãng ác độc như vậy, khi chôn kho tàng xong, tất chúng giết hết bọn lính phụ trách, để khỏi bị lộ.

Sún Hô nói:

– Dĩ nhiên là thế.

Sún Lùn tiếp:

– Sau khi giết người, bảo toàn bí mật, Vương Mãng đúc hai con gấu bằng đồng, cất vào bụng mỗi con gấu một nửa bản đồ kho tàng.

Sún Lé gật đầu:

– Đúng! Dấu như vậy chưa chắc ăn. Lỡ kho tàng đó lọt vào tay người ngoài thì sao? Thẻ đồng ở bụng gấu khắc sơ đồ. Còn chữ chú giải thì đánh chữsố. Y sẽ đặt ra khẩu quyết bí mật, truyền khẩu cho con cháu. Nhất là Đầu sông Tương-giang, Tam thập là núi Tam-sơn. Như vậy chỉ con cháu y biếtkhẩu quyết mà thôi.

Sún Rỗ vỗ đùi một cái reo lên:

– Tao nghĩ ra rồi. Sư thúc Thiếu-Lan hầu cạnh Xích-My. Khi Xích-My sắpchết, y đọc khẩu quyết đó cho sư thúc chép. Xích-My dặn sư thúcThiếu-Lan chép con số bí mật trao cho Xích-Anh. Xích-My sợ sư thúcThiếu-Lan lấy mất kho tàng, y chỉ đọc mà không giải thích tại sao.Xích-Anh biết cha chết, truyền khẩu quyết mật cho Thiếu-Lan. Y rình rậpba năm liền ở Trường-sa tìm dấu vết bà. Bà cũng lì. Nhất định ẩn trongnhà tù.

Tất cả mọi người cùng reo lên. Phương-Dung cầm bút, đối chiếu chữ viếttrên tấm vải. Chữ Nhất cạnh chữ Tương-giang. Nàng tìm chữ Nhất trên đồhình, viết chữ Tương-giang, vào. Chữ Nhị trên miếng vải cạnh chữChu-cảng. Nàng viết chữ Chu-cảng vào chỗ chữ nhị trên tấm bản đồ bằngđồng. Cứ như thế, phút chốc nàng viết hết sáu mươi bốn địa danh.

Lê Chân reo lên:

– Đây rồi kho tàng chôn ở đảo, ở chỗ có ngôi nhà Phan Anh. Song cạnh kho tàng có mấy chữ:

Bảo vật thế gian,

Ký tại giang san,

Cửu đỉnh thiên hạ,

Cửu tử nhất sinh.

Phương-Dung giảng:

– Bảo vật thế gian nghĩa là vàng, ngọc khắp thiên hạ. Ký tại giang sannghĩa là chôn ở đất nước. Cửu đỉnh thiên hạ là chín cái đỉnh của thiênhạ. Cửu tử nhất sinh nghĩa rằng chín phần chết, có một phần sống. Bốncâu này tối nghĩa quá.

Đặng Thi-Sách nói:

– Đợi sau đại hội hồ Động-đình, chúng ta sẽ tìm đến nơi, nghiên cứu đàokho tàng. Vấn đề trước mắt là đi tìm Sún Cao. Công lực Sún Cao rất thấp, trong đại hội hồ Động-đình thế nào Thái sư thúc cũng về dự. Thái sưthúc chỉ điểm vài cái là cứu được nó.

Phương-Dung lắc đầu:

– Khất đại phu trị không được đâu. Trong cuốn phổ dạy luyện độc chưởngđã nói: Bị đánh trúng, độc chất chạy vào kinh mạch, thì trị được. Cònkhi luyện, độc chất chạy vào tạng phủ. Không cách gì điều trị. Tuy vậy,biết đâu Khất đại phu chẳng... ra tay tiên?

Hồ Đề bảo Sún Lé:

– Cả năm đứa xuất Thần-ưng đi tìm Sún Cao ngay cho chị. Hễ thấy nó, choThần-ưng về báo. Chị sẽ bắt nó về. Biết đâu sau bốn mươi chín ngày, Khất đại phu từ Lạc-dương trở về cứu nó kịp thời.

Sún Lé lắc đầu:

– Nó đi từ đêm qua, đến giờ đã năm giờ rồi (mười giờ ngày nay), không biết nó đi ngả nào, làm sao mà tìm được.

Đào Thế-Kiệt bề ngoài thì cứng rắn, nhưng bề trong thì ông nhiều tìnhcảm. Ông thương đệ tử như thương con. Ông đọc thư Sún Cao đến mấy lượt.Nước mắt tuôn rơi. Ông bảo Đào Kỳ:

– Sư đệ vì đại nghĩa, chịu chết cho con sống. Vậy con phải làm sao choxứng đáng. Thôi, bây giờ Sún Cao đã đi xa rồi. Nó ẩn thân ở đâu, làm sao mà tìm được ? Ta coi như một đệ tử Cửu-chân tuẫn quốc đầu tiên. Tất cảchúng ta, ai cũng sẵn sàng tuẫn quốc như Sún Cao.

Tuy miệng nói vậy, mà lòng ông quặn đau. Dưới ông, từ Đặng Thi-Sách, Trưng Nhị, Phương-Dung, Ngũ Sún đều khóc.

Công-tôn Thiệu an ủi:

– Đất Lĩnh-nam sản xuất được những thiếu niên như Tây-vu Thiên ưng lụctướng, còn sợ gì Quang-Vũ nữa ? Các vị hãy bỏ việc Sún Cao sang một bên. Chúng ta về hồ Động-đình đại hội phục quốc.

Mọi người lau nước mắt. Từ đâu đó vang lên bản Động đình ca. Tiếng tiêutrầm bổng kéo dài. Hùng khí bốc dậy. Sún Lé nói với Đào Thế-Kiệt:

– Sư phụ! Con để Sún Hô ở lại làm đầu cầu liên lạc. Bốn đứa chúng con đi bốn phương tìm nó. Dù nó trốn ở đâu, Thần-ưng cũng tìm ra. Hễ thấy nó,chúng con bắt về. Nó không về chúng con cho Thần-ưng báo. Sư phụ sai sưtỷ Phương-Dung đi bắt nó.

Trưng Nhị hỏi:

– Tại sao phải sư tỷ Phương-Dung?

Sún Rỗ cười:

– Bọn em sợ nhất là sư tỷ Phương-Dung.

Nguyên Phương-Dung là người cầm quyền quân sư đã lâu. Nàng phải điềukhiển bọn Lục Sún, ưa phá, ưa đùa. Vì vậy nàng thường phải nghiêm khắcvới chúng. Mỗi khi nàng ra lệnh, cấm không cho chúng thắc mắc. Cứ thihành xong rồi muốn léo nhéo gì thì léo nhéo. Khi ra lệnh, nàng cấm chúng đùa, nếu đứa nào đùa nàng đành đòn liền. Lúc đầu chúng bị đòn. Riết rồi chúng sợ nàng, tuân lệnh răm rắp. Từ khi gặp Hoàng Thiều-Hoa. Thiều-Hoa dặn Phương-Dung không nên khắt khe với chúng. Phương-Dung mới bớt khókhăn một chút.

Bốn đứa lên ngựa, xua Thần-ưng đi bốn phương. Sún Rỗ đi phương Bắc. SúnLé đi về phương Nam. Sún Lùn đi phương Tây. Sún Đen đi phương Đông.

Bốn đứa lên ngựa, cầm tù và thổi, dẫn Thần-ưng bay theo rợp trời.

Sún Rỗ đi về phương Bắc. Chiều hôm ấy đến đồi Bác-vọng. Nó ngừng lại lấy lương khô ăn, lệnh cho Thần-ưng đậu trên cây nghỉ. Trên trời nó để mười Thần-ưng bay lượn tuần phòng. Ăn xong, định lên đường tiếp, thì thấyThần-ưng tuần tiễu kêu ré trên không báo động, rồi lao về phía Bắc. Nónhìn theo hướng Thần-ưng bay, phi ngựa theo. Đến chập choạng tối, tớinúi Lưu-sơn. Xa xa, trên đỉnh núi Lưu-sơn, có mười Thần-ưng đang laoxuống, vút lên như tấn công ai. Mười Thần-ưng dẫn đường không đợi lệnhnó, lao xuống tấn công tiếp. Nó nghĩ:

– Phía trước tại sao lại có mười Thần-ưng tấn công ai? Ngoài chúng ta ra còn có người điều khiển được Thần-ưng ư?

Nó chợt nhớ ra:

– Hôm trước Lé cho Khất đại phu, Đô Dương đại ca, mỗi người mượn mườiThần ưng vậy thì trên Lưu-sơn, tất Khất đại phu hoặc Đô Dương đại cađang gặp địch. Thần-ưng mới lao xuống bảo vệ tướng soái. Ta gọi chúngvề, kiểm lại dấu trên chân, sẽ biết phía trước ai bị nạn.

Nó cầm tù và thổi lên một hơi. Cả hai mươi Thần-ưng đều bay trở về, tàtà đáp xuống. Nó kiểm điểm dấu trên chân Thần-ưng. Con nào mỏ, cũng nhưchân đầy máu. Lông bị trụi mấy chỗ. Chứng tỏ chúng giao chiến nhiềutrận. Nó lấy vạt áo lau vết máu trên chân: Dấu vết đánh ghi, cho nó biết toán này theo Đô-Dương. Nó kêu lên:

– Đô đại ca đang gặp địch.

Nó lên ngựa, tiến về phía Lưu-sơn. Phía chân Lưu-sơn có khoảng hơn haichục con ngựa. Kinh nghiệm, nó nhận ra đó là ngựa bọn thị vệ hoàng cungnhà Hán.

Nó cột ngựa vào sườn núi, vọt người lên cây. Cũng như tất cả các đệ tửTây-vu, Sún Rỗ được huấn luyện leo cây như khỉ. Tuy bản lĩnh nó khôngđược bằng Tây-vu lục hầu tướng, nhưng ngang với vượn. Từ hôm được ĐàoThế-Kiệt truyền nội công tâm pháp Cửu-chân. Đào Kỳ truyền nội côngÂm-nhu của Vạn-Tín hầu. Lục Sún áp dụng vào Hầu công tức nghệ thuậttruyền trên cây. Khiến kỹ thuật này bỏ xa hồi trước. Bây giờ nó đu từcành nọ sang cành kia, vừa xa, vừa mau, hơn Tây-vu lục hầu tướng nhiều.

Truyền được một lát, trước mặt nó hiện ra: Đô Dương núp sau tảng đá, ômchặt Giao-Chi. Một tay chàng nắm đốc kiếm trong tư thế đề phòng. Phíadưới tảng đá: hai mươi mốt thị vệ bao vây kín xung quanh. Trong hai mươi mốt tên, có một tên dáng người mảnh khảnh, bịt mặt. Nó chửi thầm:

– Chắc chắn một nhân vật quan trọng nào quen mặt, mới phải che dấu tông tích thế kia. Ta hãy cứ đợi xem sao đã.

Một thị vệ lùn tịt, mắt lé chĩa kiếm lên nói:

– Đô thái thú! Tân-bình hầu! Ta nhắc lại lần cuối cùng: Ngươi mau xuốngđây đầu hàng, ta sẽ tha cho ngươi và con nhỏ Giao-Chi. Bằng ngươi chốnglại, ta giết chết cả hai.

Tên thị vệ nói tiếng Việt. Sún Rỗ chửi thầm:

– Sao tên này lại nói tiếng Việt giọng Cửu-chân như sư phụ ta? Không lẽ y người đất Cửu-chân?

Đô Dương cười gằn:

– Tên chó săn kia! Ngươi có giỏi, một mình đấu với ta. Còn ngươi dùng số đông áp đảo sao đáng mặt nam tử? Thường ngày ta đâu có sợ cái thứ chócon như ngươi? Chẳng qua hôm nay, ta bị thương, bị trúng độc. Đúng làcọp xuống đồng để chó lờn.

Giao-Chi mở mắt ra nói. Giọng nàng yếu ớt:

– Đô đại ca. Đằng nào em cũng chết. Anh để em lại đây. Với võ công củaanh. Anh thoát thân dễ dàng. Đất Lĩnh Nam có thể không có em. Song không thể không có anh. Nếu anh vì bảo vệ em mà chết, thì... em sẽ buồn lắm.

Đô Dương để tay lên trán nàng:

– Giao-Chi! Anh đang là Thái-thú, tước phong Hầu. Em xuất hiện. Một lờiem nhắc nhở đến tình quê hương, khiến anh thức tỉnh, bỏ hết. Từ hôm đóđến nay, chúng mình bên nhau, làm việc cho đại nghiệp Lĩnh Nam. Bây giờem bị thương. Bất cứ giá nào, anh cũng phải ở bên em. Chết cùng chết cả. Anh bỏ em đi khỏi đây, em sẽ chết. Em chết, anh đau khổ, rồi cũng đếnchết. Chi bằng anh chết cùng với em. Có phải hạnh phúc bao nhiêu không?

Giao-Chi thở hổn hển:

– Đô đại ca này! Trước đây em nghĩ đại ca Trần Tự-Sơn thuộc giống đatình nhất thiên hạ. Chung tình nhất thiên hạ. Không ngờ nay em được biết thêm đại ca nữa. Dường như những người anh hùng đều đa tình cả. Đấnganh hùng dễ gặp nhau. Nên đại ca mới gặp đại ca Trần Tự-Sơn.

Đô Dương vuốt tóc Giao-Chi:

– Em nói đúng đó! Anh hùng thì đa tình. Đa tình mới đa tài. Đa tình khác xa với hiếu sắc. Tuy vậy Trần đại ca với anh còn thua xa hai người. Hai người này mới xứng đáng nòi tình.

Giao-Chi mỉm cười:

– Ai thế?

Đô Dương nói:

– Trần đại ca nói rằng: Nếu đại ca chết đến mấy lần, để đổi lấy mối nhutình của Hoàng sư tỷ, đại ca cũng vui lòng. Đại ca vì mối tình của Hoàng sư tỷ, sẵn sàng bỏ địa vị Lĩnh-nam vương, uy quyền chỉ thua Quang-Vũ,để làm một tên dã phu. Hàng ngày hưởng hạnh phúc với Hoàng sư tỷ. Trầnđại ca đa tình hơn anh một bậc. Anh vì đại nghĩa Lĩnh Nam, bỏ chức Tháithú, bỏ tước Tân-bình hầu. Sau đó mới được em ban cho mối nhu tình. Vìvậy bây giờ anh phải vì em mà chết, xứng đáng Chết vì mối nhu tình, cũng như con ong lấy mật ở giữa bông hoa. Hoa đóng chặt cánh lại, mà chết.Đó là cái chết sung sướng. Tuy vậy Trần đại ca với anh còn thua LưuHuyền, Lưu Khâm.

Giao-Chi hỏi:

– Em biết Lưu Huyền, người đó là Cảnh-Thủy hoàng đế. Cảnh-Thủy hoàng đếsay mê ca kỹ Chu Mẫu-Đơn. Bị cha áp lực: Hoặc chọn Mẫu-Đơn, hoặc chọnngôi Thế tử kế nghiệp Trường-sa vương. Ngài chọn Chu Mẫu-Đơn. Còn LưuKhâm em chưa nghe qua.

Đô Dương đáp:

– Lưu Khâm là em Cảnh-Thủy hoàng đế. Cha đẻ ra Quang-Vũ. Ngài bỏ địa vịTrường-sa vương ra ngoài, để yêu kỹ nữ Hàn Tú-Anh. Vì vậy mới có haingười con. Quang-Vũ là một.

Một tên thị vệ quát:

– Chúng mày chết đến nơi rồi, mà còn tình tự gớm. Được! Ta giết chết tên Đô Dương, bắt con nhỏ, lột quần áo, đem đi phơi khắp các thị trấn.

Đô Dương vọt người lên cao, tà tà đáp xuống. Chàng vung tay tát tên thịvệ vừa nói hai cái bộp, bộp, rồi nhún người nhảy trở lại chỗ cũ. Tuyệt ở chỗ tay chàng vẫn ôm Giao-Chi. Bọn thị vệ trông thấy rõ ràng. Song ĐôDương ra tay thần tốc quá. Khi chúng phản ứng, chàng đã trở về tảng đárồi.

Tên thị vệ múa kiếm nhảy vào tấn công Đô Dương. Đô Đương đưa tay ra kẹplấy thanh kiếm của y. Chàng vận lực một cái, thanh kiếm gãy làm hai bamiếng. Chàng phất tay cái nữa. Mấy mảnh kiếm bắn vào tên thị vệ mắt lác. Tên thị vệ mắt lác nhảy vọt lên cao tránh. Từ trên cao, y phóng chưởngđánh Đô Dương. Đô Dương vung tay đỡ. Bình một tiếng, tên thị vệ bắn luilại mấy bước. Còn Đô Dương với Giao-Chi cũng bật khỏi tảng đá rơi xuốngđất.

Sún Rỗ suýt kêu lên thành tiếng. Vì tên thị vệ mắt lác xử dụng chiêuThiết kình phi chưởng của phái Cửu-chân. Công lực y khá mạnh.

Đám thị vệ xúm vào dùng vũ khí vây đánh Đô Dương.

Nguyên Đô Dương được Sún Lé cho mượn mười Thần-ưng. Được Hoài-nam vươngphát lệnh bài. Chàng lên đường về Lạc-dương tìm xác Giao-Chi. TừLạc-dương, chàng lên núi Mang-sơn. Chàng sai Thần-ưng tìm một lúc thìthấy xác Giao-Chi rơi ở dưới khe suối. Khó nhọc lắm chàng mới ròng đượcgiây xuống khe. Chàng chạy lại ôm xác Giao-Chi lên, thì nàng còn thoithóp thở. Chàng bồng Giao-Chi đặt lên tảng đá, lấy nước suối đổ vàomiệng cho nàng. Giao-Chi bị hai vết thương. Vết thứ nhất, một mũi tênbắn trúng vú phải. Song không sâu tới tạng phủ. Vết thứ nhì vì lưng nàng bị đánh một chưởng. Đô Dương kinh lịch nhiều, không câu nệ nam nữ.Chàng cởi áo Giao-Chi, nhổ mũi tên. Đợi máu đen chảy ra hết, chàng xévạt áo, lấy thuốc chữa thương trong túi băng lại cho Giao-Chi. Nhưngchàng vội ngưng lại nghĩ:

–– Nếu ta buộc lại, chất độc vẫn còn, chạy khắp cơ thể. E Giao-Chi khósống. Bây giờ phải hút chất độc ra, rồi mới rịt thuốc được.

Chàng định ghé miệng hút vết thương cho nàng, bỗng chàng dừng lại. Chàng nghĩ:

– Giao-Chi là một trinh nữ, nhu nhã. Ta không thể đụng vào ngực nàng.Khi tỉnh dậy biết tự sự, nàng sẽ giận ta ghê lắm. Nàng ôn nhu, văn nhã,tài hoa nức tiếng. Còn ta thì... một tên võ phu thô lỗ. Ta không đượcphép làm ô uế thân thể nàng.

Chàng tần ngần một lúc rồi quyết định:

– Bất cứ giá nào, ta cũng phải cứu nàng.

Chàng ghé miệng vào vết thương giữa vú phải của Giao-Chi mút. Máu đen,máu đỏ theo môi chàng chảy ra. Chàng cứ hút, nhổ, một lúc thì Giao-Chitừ từ mở mắt ra. Nàng nhìn thấy mình đang nằm trong lòng Đô Dương, áo hở ngực. Đô Dương ghé miệng vào vú phải hút máu ra. Nàng còn đủ trí nhớrằng mình bị trúng tên giữa vú. Nàng biết Đô đang hút chất độc cho mình. Giao-Chi đã từng vào sinh ra tử nhiều trận. Song bản tính thiếu nữ vẫnchưa mất. Nàng ngượng quá kêu lên:

– Đô đại ca! Đừng! Đô đại ca.

Nàng lại ngất đi. Đô Dương thấy chất độc đã được hút ra hết. Chàng rắcthuốc bột vào vết thương, rồi băng lại cho nàng. Phải khó nhọc lắm chàng mới đem Giao-Chi lên khỏi khe suối. Chàng ôm nàng đến một thôn xóm, nhờ nông dân nấu cháo cho Giao-Chi ăn. Giao-Chi ăn cháo vào một lát, nàngtỉnh dậy.

Đô Dương hỏi:

– Sư muội! Ai đánh sư muội bị thương như vậy?

Giao-Chi kể sơ lược:

– Em vào thành Lạc-dương thăm dò tin tức Phương-Dung gặp bọn thị vệ vâybắt. Em chống trả, chạy đến Mang-sơn. Chúng dùng tên bắn. Em gạt đượcmấy mũi phía trái, thì bị một mũi phía phải. Giữa lúc đó một tên thị vệbiết nói tiếng Việt tới. Y dùng võ công Cửu-chân đấu với em. Võ công ykhá cao. Em đánh được bốn chưởng, thì bị y đẩy bay xuống khe suối này.

Đô Dương mua một cỗ xe ngựa, đặt Giao-Chi vào, lên đường hướngNam-dương. Đi được một ngày, thì gặp bọn thị vệ hai mươi mốt người đingược chiều. Trong bọn thị vệ, có đứa đã từng giao chiến với chàng ởTrường-an. Chúng nhận được mặt chàng. Chúng nói nhỏ với tên thị vệ bịtmặt mấy câu. Tên thị vệ bịt mặt vẫy tay ra lệnh. Lập tức cả bọn vâychàng vào giữa.

Chàng hất hàm hỏi:

– Các ngươi thuộc đội nào? Tại sao lại gây sự với chúng ta?

Tên thị vệ lùn, mắt lác nói:

– Ta biết mi là tên đại khâm phạm, họ Đô tên Dương. Trước làm Thái-thúPhù-phong tước Tân-bình hầu. Ngươi đem năm mươi ngàn quân giao cho Thục. Ta phải bắt ngươi nộp cho hoàng thượng.

Đô Dương móc túi lấy thẻ bài đưa cho tên thị vệ:

– Đây, tấm thẻ bài của Hoài-nam vương trao cho ta. Ta có việc khẩn phải làm, đó chỉ dụ của Hoàng-thượng.

Tên thị vệ bịt mặt hất hàm ra lệnh tấn công. Y nói:

– Nếu mi chỉ là phản tặc theo Lĩnh Nam còn có thể tha thứ. Còn mi tuân lệnh của tên Lưu Quang, ta phải giết mi.

Đô Dương cảm thấy chân tay tê dại, cử động khó khăn. Kinh nghiệm giúpchàng biết rằng, chàng đã trúng độc vì hút ở vết thương Giao-Chi. Chàngbiết chất độc mũi tên Hán, chỉ làm cho người ta mê mê tỉnh tỉnh trongthời gian một giờ thôi. Chàng nghiến răng rút kiếm chống lại chúng. Bọnthị-vệ dùng đao, kiếm bao vây chàng. Đô Dương rút kiếm đánh với bọnchúng. Võ công Đô Dương thuộc loại ngang với Đào Thế-Kiệt, Song quái. Vì chàng chỉ có một mình, trong khi bọn thị vệ tới hai mươi mốt người.Đánh được một lúc, con ngựa kéo xe bị chúng đâm trúng. Đô Dương vội ômGiao-Chi vọt người lên cao. Chàng vừa đáp xuống thì bị trúng hai nhátđao. Một vào vai, một vào bắp đùi. Chàng ôm Giao-Chi chạy lên núi. Bọnthị vệ hô lên một tiếng đuổi theo.

Đô Dương bồng Giao-Chi nhảy lên mỏm đá, cố thủ. Giữa lúc chàng đangchiến đấu tuyệt vọng, mười Thần-ưng thấy chủ tướng bị nguy, chúng laoxuống tấn công bọn thị vệ. Bọn thị vệ vừa tấn công Đô Dương, phải chốngtrả với Thần-ưng. Vì vậy chúng không sao bắt được chàng.

Giữa lúc đó thì Sún Rỗ ở xa, gọi Thần-ưng về tra xét tình hình. Thần-ưng bay đi. Đô-Dương mất đi trợ thủ. Bọn thị vệ lại ào vào tấn công chàng.

Sún Rỗ đứng trên cây suy nghĩ:

– Làm thế nào bây giờ? Mình xuất hiện liệu có địch nổi hơn hai mươi mốt tên thị vệ cứu Đô đại ca không? Khó quá.

Nó nghĩ tới Phương-Dung, trong đầu suy tính:

– Trước đây Lục Sún đã nghĩ mưu cứu được sư tỷ Hoàng Thiều-Hoa, làm sưtỷ Phương-Dung chịu thua. Bây giờ mình Sún Rỗ, không lẽ không tìm đượcmưu kế ư?

Chợt nghĩ ra một kế. Nó cầm tù và thổi lên ba hồi vang động núi rừng.Bọn thị vệ, Đô Dương đều giật mình. Đoàn Thần-ưng từ xa bay tới. Nó phất tay ra lệnh cho Thần-ưng nhào xuống ăn thịt ngựa bọn thị vệ.

Thần-ưng từ sáng đến giờ chưa được ăn no. Chúng bay lượn trên núi, kiếmmấy con chồn ăn đỡ, song hãy còn đói. Bây giờ được chúa tướng truyềnlệnh ăn thịt ngựa, thì mừng quá. Chúng ào xuống đớp thịt. Chúng làThần-ưng, kinh nghiệm chiến đấu, vừa nhào xuống, chúng mổ mắt cho ngựamù, rồi mới xúm vào khoét bụng. Hai mươi con ngựa hí lên những tiếng thê thảm, ngã vật ra. Đoàn Thần-ưng tranh nhau tỉa thịt ăn.

Bọn thị vệ nghe tiếng ngựa hí, nhìn xuống, chỉ còn thấy hai mươi mốt con ngựa nằm vật dưới đất. Đàn Thần-ưng đang ăn thịt.

Đô Dương nghe tiếng tù và, thì mừng rỡ vô hạn. Chàng biết đó là tiếng tù và của Tây-vu thiên ưng lục tướng. Lục Sún tới thế nào Đào Kỳ,Phương-Dung, Phật-Nguyệt cũng tới.

Bọn thị vệ cũng nghĩ như chàng. Chúng ngơ ngác hỏi ý kiến tên thị vệ bịt mặt. Tên thị vệ bịt mặt ra lệnh rút lui.

Chúng đang xuống núi, thì một người từ trên cây nhảy xuống. Người đó làSún Rỗ. Sún Rỗ chống kiếm chặn mất lối đi. Nó khoa trương:

– Mấy tên thị vệ thối tha kia. Chúng bay cậy đông bao vây người. Bây giờ phải theo ta xuống núi yết kiến Hán-trung vương.

Tên thị vệ bịt mặt hỏi:

– Hán-trung vương là ai?

Sún Rỗ mắng:

– Còn ai nữa? Kiến-Vũ hoàng đế hứa với các tướng đánh Thục. Ai vàoThành-đô đầu tiên thì được làm chúa Ích-châu. Đào tam ca của ta vàoThành-đô đầu tiên. Được phong Hán-trung vương giữa điện Vị-ươngTrường-an. triều thần đều biết. Hán-trung vương với Vương-phi hiện ởdưới chân núi. Người sai ta lên đây gọi các ngươi xuống yết kiến người.

Bọn thị vệ không còn hồn vía nào nữa. Chúng hô lên một tiếng, ào ào chạy vào rừng. Sún Rỗ chỉ chờ có thế. Nó cầm tù và thổi. Đoàn Thần-ưng laovút xuống tấn công. Đợt đầu mười tên bị mù mắt. Chúng kinh hoàng, ngồixuống ôm gốc cây. Sún Rỗ quát lên:

– Bỏ vũ khí, quì xuống đầu hàng thì ta tha cho. Bằng không sẽ bị Thần-ưng móc mắt, ăn thịt tức thời.

Mười một tên thị vệ quăng vũ khí, quì mọp xuống đất. Sún Rỗ truyền lệnh:

– Chúng bay tự trói nhau lại, rồi ta dắt xuống núi yết kiến Hán-trung vương. Nhược bằng chậm trễ, ta cho Thần-ưng móc mắt ngay.

Bọn chúng lấy giây bên mình trói lẫn nhau. Cuối cùng còn tên thị vệ bịtmặt. Sún Rỗ tới trói y lại. Nó dùng giây cột mười một tên thị vệ làm một xâu. Còn mười tên bị mù làm một xâu nữa.

Bấy giờ nó mới quay lại chào Đô Dương:

– Đô đại ca! Sư tỷ Giao-Chi! Có sao không?

Nó rất quan tâm tới Giao-Chi. Trước đây Giao-Chi, Trần Quốc từ đạo LĩnhNam sang đạo Kinh-châu trợ chiến. Nàng quen với Lục Sún. Trẻ con thìtham ăn, thích ăn, hay đùa nghịch. Giao-Chi thì tính tình nhu nhã, thuần hậu giống Hoàng Thiều-Hoa. Gặp Lục Sún là trẻ mồ côi. Nàng săn sócchúng đặc biệt. Nàng không cho chúng ăn uống theo quân Hán nữa. Hàngngày nàng nấu nướng theo lối Lĩnh Nam cho chúng ăn. Đệ tử Sài-sơn, ngoài võ nghệ phải học đủ hết các nghệ thuật Lĩnh Nam: Trồng cây, nấu ăn.Người được ăn ngon mặc đẹp suốt đời như Thiều-Hoa, Đào Kỳ, mà hôm đầutiên tới Mai-động, được Giao-Chi nấu những món vùng Giao-chỉ cho ăn, còn thấy ngon lành kỳ lạ. Huống hồ Lục Sún, sống ở rừng Tây-vu. Hàng ngàyngoài việc hành quân, nàng dạy chúng hát, dạy chúng làm bếp. Hóa cho nên chị em thân thiết với nhau. Bây giờ thấy nàng bị thương. Nó không đợiĐô Dương trả lời, chạy đến ôm lấy vai Giao-Chi nước mắt rưng rưng:

– Chị Giao-Chi! Chị có đau lắm không?

Giao-Chi mở mắt ra, nàng cầm tay nó:

– Không sao, chị không chết đâu. Em ngoan lắm. Sư tỷ Phương-Dung sao chưa đến? Bệnh tình Đào đại ca ra sao?

Sún Rỗ nước mắt rưng rưng:

– Thằng Cao nó chịu chết thay cho Đào tam ca. Đào tam ca khỏi bệnh rồi.

Nó thuật sơ lược biến cố tại Nam-dương cho Giao-Chi nghe. Nó hỏi nàng, bằng giọng thương cảm:

– Sư tỷ! Đứa nào đánh sư tỷ bị thương thế này? Sư tỷ cho em biết. Em bảo chim ưng ăn thịt nó liền.

Giao-Chi chỉ vào tên thị vệ mắt lác:

– Chính thằng này. Nó dùng võ công Cửu-chân. Không chừng nó là phản đồ cũng nên.

Sún Rỗ hú lên hai tiếng. Mười Thần-ưng bay đến đậu trước mặt nó. Nó chỉ tên thị vệ mắt lác nói:

– Con bà mày! Sư tỷ của tao không thù, không oán với mày. Cớ sao màyđánh sư tỷ tao bị thương? Bây giờ tao cho chim ưng móc mắt mày, nhá thịt hai chân, hai tay mày. Rồi để mày ở trong rừng này. Ngày đêm bò lê bòcàng, đói khát mà chết.

Tên thị vệ mắt lác nói với Giao-Chi:

– Cô nương Giao-Chi. Tôi là người Lĩnh-Nam như cô nương. Mong cô nương dung tình.

Giao-Chi bảo Sún Rỗ:

– Em hãy tha cho y. Y là đệ tử Đào gia. Đợi gặp Đào hầu để người phát lạc thì hơn.

Đô Dương tiếp:

– Đào tam đệ với Phương-Dung đâu?

Sún Rỗ đáp:

– Gần đây thôi. Cả sư phụ em nữa.

Đô Dương bị hai vết thương ở vai và đùi, song không nặng lắm. Còn độcchất của tên cũng nhạt dần. Sún Rỗ đến bên cạnh Đô Dương nói sẽ vào taichàng:

– Đô đại ca! Em đánh lừa bọn chúng đấy thôi. Mọi người đều ở Nam-dương chứ không ở gần đây.

Đô Dương là người trí dũng tuyệt vời. Chàng bảo Sún Rỗ:

– Em lại đây đỡ sư tỷ Giao-Chi. Đại ca có việc phải làm.

Chàng đưa Giao-Chi cho Sún Rỗ bồng, rồi lấy giây trói chân bọn thị vệlại với nhau thành một xâu. Khiến chúng đi lại được, song rất khó khăn.

Bấy giờ chàng mới lột tấm khăn che mặt tên thị vệ đầu đảng. Chàng bật thành tiếng kêu lớn. Thì ra Mã thái hậu.

Đô Dương cười ngất:

– Mã thái hậu! Ngươi biết mặt ta là phải. Hôm trước ngươi đốc xuất họhàng làm phản. Khi Hoài-nam vương đến cung của ngươi, thấy ngươi chếtcháy trong đống than. Thì ra ngươi xảo quyệt giết cung nữ, đốt cung, qua mặt Hoài-nam vương. Bây giờ ta đưa ngươi về Lạc-dương bán cho Quang-Vũlấy vàng, đem về Lĩnh Nam.

Mã thái hậu nói:

– Tân-bình hầu! Ta là Thái-hậu! Dù ta không phải sinh mẫu của Quang-Vũcũng là đích mẫu của y. Ta không phải sinh mẫu, dưỡng mẫu, cũng là chính phi của tiên vương. Ngươi không được thất kính với ta.

Đô Dương là người có kiến thức rất rộng. Chàng nghĩ rất nhanh:

– Đúng đấy! Ta đem Mã thái hậu về giao cho Quang-Vũ. Y giết thị thì mang tiếng bất hiếu. Y thả thị, thì mẫu tử bất hòa, triều đình chia phe hạinhau. Nhất thiết ta không nên thất kính với mụ.

Chàng làm bộ kính cẩn:

– Tâu thái hậu! Dù sao tôi vẫn chịu ơn triều Hán. Tôi xin rước xa giá Thái hậu về Lạc-dương.

Mã thái hậu nói:

– Ta muốn gặp Đào Kỳ hay Phương-Dung.

Sún Rỗ cười:

– Con mụ ác độc kia! Mi mắc mưu ta rồi. Đào tam sư huynh hiện ởNam-dương chứ đâu có ở đây ? Ta chỉ có một mình. Các ngươi ngu thì mắcmưu. Bây giờ các ngươi theo ta xuống núi. Ha... ha.

Sún Rỗ cười:

– Con mụ ác độc kia! Mi mắc mưu ta rồi. Đào tam sư huynh hiện ởNam-dương chứ đâu có ở đây ? Ta chỉ có một mình. Các ngươi ngu thì mắcmưu. Bây giờ các ngươi theo ta xuống núi. Ha... ha.

Sún Rỗ móc túi lấy đá đánh lửa lên. Nó cầm lửa, đốt một cành cây. Cànhcây bốc cháy. Nó đem nhúng xuống vũng nước. Cành cây thành than. Nó xéáo Mã thái hậu, cầm đến trước Đô Dương nói:

– Đại ca viết mấy chữ cho sư phụ em. Em sai Thần-ưng mang về trước.

Đô Dương hỏi:

– Hiền đệ đã học chữ tại sao hiền đệ không tự viết lấy?

Sún Rỗ ngượng ngùng cầm mảnh than viết:

Sư phụ! Đệ tử không tìm thấy Sún Cao đâu. Gặp Đô đại ca, sư tỷ Giao-Chi. Bắt sống Mã thái hậu với hai mươi thị vệ. Trong đó có mấy tên xử dụngvõ công Cửu-chân. Xin sư phụ định liệu.

Nó cột miếng vải vào chân Thần-ưng, rồi hú lên một tiếng. Thần-ưng bay thẳng về hướng Nam-dương.

Bấy giờ Sún Rỗ mới kể hết mọi truyện cho Đô Dương nghe. Đô Dương bàn:

– Như vậy Sún Cao không đi về hướng bắc đâu. Thôi chúng ta trở về Nam-dương thôi.

Sún Rỗ lấy con ngựa của nó, thay con ngựa của Đô Dương bị chết, dùng đểkéo xe. Đô Dương đặt Giao-Chi lên xe. Chàng thương tình Mã thái hậu, cho ngồi phía sau xe, rồi thúc bọn tù binh đi trước. Chàng với Sún Rỗ thủng thỉnh đánh xe đi sau.

Trời đã tối hẳn. Hai người đi đến canh hai, thì phía trước có một đoàn người ngựa đi tới. Đuốc đốt sáng rực. Sún rỗ reo lên:

– Người nhà mình.

Đô Dương hỏi:

– Sao em biết?

– Đại ca quên mất trên trời có hơn trăm Thần-ưng tuần phòng à? Nếu người lạ chúng đã báo hiệu cho mình biết rồi.

Quả nhiên lát sau đoàn người tới gần, đi đầu là Đào Kỳ, Phương-Dung, Hồ Đề với Hoàng Hổ, cùng trên trăm quân kỵ đi tới.

Phương-Dung hỏi:

– Đô đại ca tài thực. Làm sao đại ca bắt được Mã thái hậu?

Đô Dương lắc đầu:

– Ta với Giao-Chi bị vây hút chết. May được Sún Rỗ tới cứu. Chậm chút nữa mất mạng.

Đô Dương kể tỷ mỷ việc làm của Sún Rỗ cho Phương-Dung nghe. Phương-Dung xoa đầu nó:

– Em tôi giỏi quá. Hai lần thắng sư tỷ. Bây giờ thành người lớn rồi. Cố luyện võ, để có bản lĩnh như anh Kỳ.

Đào Kỳ cầm đuốc soi khắp mặt bọn thị vệ. Đến trước tên thị vệ mắt lác chàng kêu lên:

– Nhị sư huynh. Sao nhị sư huynh lại ở đây?

Tên thị vệ mắt lác đó là Trịnh Quang. Từ sau khi thất bại ở đại hội hồTây. Trịnh Quang được Thái-thú Tô Định đem về Trung-nguyên cho Mãthái-hậu xử dụng cùng với tên mã phu Nguyễn Ngọc-Danh. Khi Mã thái hậuxuất bọn ngoại thích định lật đổ Quang-Vũ, thất bại, Trịnh Quang bắt một tên cung nữ cho mặc quần áo của Mã thái hậu đem treo cổ, rồi y đốtcung. Trong lúc hỗn lọan, y cùng toán thị vệ thân tín hộ tống Mã tháihậu trốn khỏi Lạc-dương, đi tìm Mã Viện.

Đào Kỳ cầm đuốc soi, chàng tìm ra tên mã phu Nguyễn Ngọc-Danh. Phương-Dung cười:

– Nhị sư huynh! Nguyễn Ngọc-Danh. Các ngươi hãy chuẩn bị miệng lưỡi trả lời với bố tôi. Người ở cách đây không xa đâu.

Đào Kỳ cầm đuốc soi tiếp. Chàng la lên:

– Hồ sư tỷ! Phương-Dung! Lại đây coi này!

Hồ Đề chạy lại nàng kinh ngạc:

– Hoàng Đức-Phi! Hoàng-thị Huệ, thì ra chúng mày chưa chết sao?

Nguyên hai tên thị vệ đó, một là Hoàng Đức-Phi, Huyện úy Lục-hải. Một là Hoàng-thị Huệ, cha làm phu xe ngựa Long-biên. Ngày nọ bị Trần Tự-Sơntuyên án tử hình. Hồ-Đề trói chúng lại để dân chúng Lục-hải đi tiêu, đitiểu vào đầu cho đến chết. Không hiểu sao nay chúng cũng có mặt ở đây?

Phương-Dung hỏi thăm sức khỏe Giao-Chi, Đô Dương. Hai toán nhập một trởvề. Lát sau tới trại Thục. Đào Kỳ dẫn Mã thái-hậu và bọn Hoàng Đức-Phivào đại doanh.

Đào Thế-Kiệt thấy Mã thái hậu, thì đứng dậy chắp tay:

– Đào Thế-Kiệt, đất Lĩnh Nam, hân hạnh được tiếp giá Thái-hậu. Đệ tử của tôi trẻ người non dạ, vô lễ với Thái-hậu. Mong Thái-hậu đại xá cho.

Ông truyền sửa soạn chỗ ở sạch sẽ, cung ứng đủ tiện nghi cho Mã thái-hậu.

Trịnh Quang thấy Đào Thế-Kiệt thì quì mọp xuống:

– Sư phụ! Xin sư phụ cứu đệ tử với.

Sún Lé tát vào mặt y cái bốp. Nó mắng:

– Tên đê tiện này! Mi may mắn được bái một đại anh hùng Lĩnh Nam làm sưphụ. Không hiểu mồ mả tổ tiên mi táng vào đống phân trâu hay sao, mà miphải phản sư môn, đi cúi đầu tôn tên Hoàng Đức-Phi. Văn y không giỏibằng mi. Võ y không biết. Y lại không giúp cho mi tiền bạc, quan tước.Tại sao mi làm như vậy? Mi phải khai ra.

Trịnh Quang quát:

– Sún Lé! Đào Nhất-Gia! Ta với mi cùng là đệ tử Cửu-chân. Ta là đệ nhịđệ tử. Còn mi, mi nhập môn sau, mà dám hỗn láo với sư huynh ư? Đến Hoàng Thiều-Hoa, Đào-Kỳ thấy ta còn phải kính cẩn chào. Cái thứ như mi mà dám vô phép ư? Được! Sẽ có ngày ta lột da mi.

Sún Lé cười:

– Ta nhập môn sau, đáng lẽ kêu mi là nhị sư huynh. Song mi phản sư môn rồi. Ta gọi mi là tên phản đồ! Tên khốn kiếp.

Đào Kỳ hỏi cha:

– Bố ơi! Bố giải quyết vụ nhị sư huynh ra sao?

Đào Thế-Kiệt thở dài:

– Từ hai trăm năm nay. Đệ tử Cửu-chân nổi tiếng trung thành với Âu Lạc.Trên dưới một lòng. Phái Cửu-chân ta võ không bằng Tản-viên, văn thua xa Sài-sơn. Thế mà nổi danh thiên hạ. Chẳng qua vì trăm người như một. Aingờ... Ai ngờ lại nảy sinh tên phản đồ này? Ừ... Giá y phản sư môn vìdanh vọng, vì tiền bạc, vì sắc đẹp hay ít ra vì bất mãn cho cam. Y phảnkhông vì lý do nào cả.

Đào Kỳ bảo Trịnh Quang:

– Nhị sư huynh! Bố nuôi nấng, truyền cho sư huynh một bản lĩnh hơn đời.Không ngờ sư huynh phản. Bố không giết sư huynh là may cho sư huynh lắmrồi đó. Bây giờ sư huynh thành tội nhân Lĩnh-nam. Đệ để sư tỷ Hồ Đề hỏicung sư huynh. Đệ không có quyền can thiệp vào.

Chàng ngoắt Phương-Dung tránh đi chỗ khác.

Nếu trước đây hai năm. Gặp việc này, Hồ Đề đã đích thân tra khảo HoàngĐức-Phi xem tại sao y thoát chết trong vụ Lục-hải. Thời gian cầm quântrải mấy năm. Tính tình trầm tĩnh lại, nàng bảo Sún Lé:

– Lé! Em bắt chúng phải khai sự thực.

Sún Lé dạ một tiếng, nói với các bạn:

– Thằng Hoàng Đức-Phi đã chết rồi, mà sống dậy chắc y thành quỉ. Chúng ta thử xem quỉ có giống người không đi?

Bọn Sún chơi với nhau từ nhỏ, hiểu nhau. Sún Lùn thấy Sún Lé hỏi vậy. Nó biết Lé muốn đùa bọn Trịnh Quang, giả vờ không hiểu:

– Thử cách nào?

Sún Lé chỉ vào cái bao đeo trên lưng:

– Tao đề nghị cho rắn Lục cắn nó. Nếu chúng thành quỉ, nhất định khôngbiết đau. Không chết. Còn là người thì đau đớn, sau nửa ngày sẽ chết.

Sún Rỗ vỗ tay:

– Đúng đó. Để tao làm.

Nó móc trong bọc ra hai con rắn Lục. Con rắn nhỏ bằng ngón tay, vảy xanh mướt, quằn quại há mồm ra mà táp. Nó đưa rắn đến trước mặt Đức-Phi.Hoàng Đức-Phi xuất thân trong gia đình năm đời lưu manh. Ngoài ra khôngcó tài cán gì. Y thấy rắn Lục thì bở vía. Sợ hãi quá vãi đái ra ướt cảquần. Y run run:

– Đừng! Đừng! Xin tiểu anh hùng đừng cho rắn cắn tôi. Tôi không phảiquỉ, chẳng phải ma. Rắn Lục mà cắn nhất định tôi chết ngay. Anh hùng hỏi gì, tôi xin khai hết. Khai thành thực.

Sún Rỗ chửi:

– Tên dơ bẩn họ Hoàng này! Sao mày ngu thế. Anh hùng là anh hùng, chứ làm gì có tiểu anh hùng.

Hoàng Đức-Phi lắp bắp:

– Dạ... dạ, đại anh hùng.

Sún Rỗ quát:

– Tại sao sư tỷ Hồ Đề đã trói cả gia đình mi với con đượi Hoàng Thị Huệvừa lé vừa lùn này vào cọc, cho dân chúng Lục-hải ị vào đấy cho đếnchết. Thế mà bọn mi lại có mặt ở đây?

Hoàng Đức-Phi khúm núm:

– Dạ sau ba ngày ba đêm. Gia đình tiểu nhân chết hết. Chỉ còn tiểu nhânvới đệ tử Hoàng Thị Huệ thoi thóp thở. Đại đệ tử của tiểu nhân, tức tênTrịnh Quang lén giết quân canh, cứu thoát. Sau đó bọn tiểu nhân trở vềgặp Tô thái-thú. Tô thái-thú tiến cử bọn tiểu nhân làm Thị-vệ cho Mãthái-hậu.

Sún Rỗ chửi tục:

– Con bà mi! Một cái múa mi không biết, làm sao mi dạy được tên Trịnh Quang hôi thối kia với con lùn, lé Hoàng Thị Huệ nọ?

Hoàng Đức-Phi thấy Sún Rỗ đưa con rắn Lục sát vào mặt. Y kinh hoàng nói:

– Dạ, bọn chúng tình nguyện. Chứ tiểu nhân đâu có quyền lực gì mà bắtchúng gọi là sư phụ. Tiểu nhân cũng chẳng có tiền, có công danh mà bancho chúng. Có lẽ... chúng ăn cứt... mới ngu như vậy.

Sún Rỗ quát lớn, đưa con rắn Lục vào mặt Hoàng Đức-Phi:

– Há miệng ra cho rắn Lục cắn. Mi nói láo rồi. Không tiền, không bạc, không tài, mà được chúng tôn làm thầy.

Đức-Phi sợ quá, vãi phân ra quần. Y lắp bắp trả lời:

– Thằng Trịnh Quang bị liệt dương. Tiểu nhân biết Ngũ pháp trường xuânbổ dương, Ngũ pháp trường xuân bổ âm. Y muốn được tiểu nhân dạy dỗ, hầukhỏi liệt dương.

Hồ Đề thấy dường như Sún Lé còn đôi chút nể vì với bọn phản đồ Đào-trang. Nàng ra lệnh :

– Đúng ra địa vị tên Trịnh Quang trong phái Cửu-chân còn lớn hơnThiều-Hoa. Nhưng y đã phản sư môn, thì chúng ta có chém, có giết, có băm vằm thế nào, Đào-hầu cũng mặc. Bây giờ chúng là tội nhân của Lĩnh Nam,em cứ thẳng tay với chúng.

Đào Thế-Kiệt, Đặng Thi-Sách, Trưng-Nhị là những anh hùng thời đại, họkhông muốn nghe, muốn nhìn bọn tiểu nhân Hoàng Đức-Phi, Trịnh Quang. Bangười đứng dậy ra ngoài lánh mặt. Mặc cho Hồ Đề với Ngũ Sún lấy cungchúng.

Thấy sư phụ ra khỏi, Sún Lé không còn úy kị gì nữa, nó bảo Sún Rỗ:

– Rỗ, mày gọi chim ưng ăn thịt tên Trịnh Quang này quách đi cho rồi.

Rỗ lắc đầu:

– Thần-ưng vốn trung thành, mà cho ăn thịt tên lừa thầy phản bạn, chúngtrở thành mất dạy thì sao? Tao nghĩ không nên. Chỉ cho Thần-ưng xé thịtchúng thì hơn. Thịt chúng bẩn lắm.

Nó cầm tù và thổi lên một hơi dài. Từ ngoài trướng bay vào năm Thần-ưng. Nó chỉ một Thần-ưng ra lệnh. Thần-ưng ré lên một tiếng rồi nhảy đến tấn công Trịnh Quang. Trịnh Quang bản lĩnh đâu phải tầm thường. Song y bịtrói, không xử dụng võ công được. Thần ưng mổ một cái, bay miếng thịttrên má y. Y đau quá kêu thét lên:

– Được! Ta khai hết.

...Thủa nhỏ Trịnh Quang đần độn ngu si, mắt lại lé, cha y đặt thêm chocái tên Ngốc-Lé. Bạn bè ghép hai tên lại với nhau thành Trịnh Ngốc-Lé.Cha y tên Trịnh Văn-Thư, là tên trộm cắp khét tiếng vùng Cửu-chân. Người Hán khó khăn lắm mới bắt được, đày sang đất Lão-qua. Y lấy vợ đẻ raTrịnh Quang. Quang lấy con gái thầy lang Nguyễn Cao tên Nguyễn Ế-Linh.Ế-Linh có người dì làm tỳ nữ cho Đào hầu. Y thị năn nỉ xin Đào hầu nhậncháu rể làm đệ tử. Do vậy Trịnh Quang trở thành môn đồ Cửu-chân. Y thành đệ tử thứ nhì. Uy lực của y trong Đào trang rất cao.

Y được giao cho huấn luyện tráng dinh, tuần phòng trang ấp. Vì vậy bọnmã phu, bọn chăn trâu, nuôi thú vật, do y điều động. Trong đám mã phu,có tên Nguyễn Ngọc-Danh, khéo nịnh bợ. Trịnh Quang cho ra vào nhà y.Trịnh Quang bị bệnh, sinh chứng liệt dương. Thầy lang trị không khỏi.Thời bấy giờ, người đàn ông liệt dương, không sinh con, trở thành tộinhân « Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại » nghĩa rằng bất hiếu có ba điều. Không con, tội nặng nhất. Trịnh Quang cho vợ thả nái với một tên canhđiền, đẻ ra đứa con trai tên Trịnh Long.

Trịnh Long èo ọt bệnh, hoạn liên miên. Y lại muốn có đứa con khác, khỏemạnh hơn. Thấy Ngọc-Danh mắt la mày lém với vợ mình. Y biết ý, thườngkiếm cớ xa nhà, để tên Danh tình tự với vợ. Ít lâu sau vợ y mang thai,đẻ ra đứa con nữa. Nguyễn Ngọc-Danh còn lưu manh hơn, thực đúng câu kẻcắp bà già gặp nhau. Lợi dụng Trịnh Quang sợ vỡ lở việc vợ con ra ngoài, y làm tới. Công khai ăn nằm với vợ Trịnh Quang, không úy kị gì.

Đúng ra với bản lĩnh Trịnh Quang, y chỉ cần cho Nguyễn Ngọc-Danh mộtchưởng, vứt xác vào rừng, là yên truyện. Khổ cho y, Nguyễn Ế-Linh lạinhất tâm, nhất dạ với Ngọc-Danh. Y thị đe nếu Trịnh Quang làm điều gì ác với tình nhân. Y thị sẽ giết hai đứa con, rồi la làng cho thiên hạ biết truyện xấu xa bỉ ổi của y.

Y học Á-châu, sách « Hoàng-Đế nội kinh tố vấn » nói: « Thận tàng chí,chủ phát dục ». Nghĩa là thận sinh ra ý chí con người. Chủ mọi hoạt động tinh thần. Thận chủ về sinh dục, não tủy. Hoa của thận là tóc. Khi mộtngười thận hư suy thì liệt dương. Óc, tủy, xương không được bồi bổ.Trịnh Quang bị liệt dương từ tuổi trưởng thành. Vì vậy cha y to lớn, mà y thì lùn tị, dáng người thô lậu. Thận hư suy nên tóc sớm bạc, nhất làthần chí nhu nhược, mất hết can đảm.

Tên Nguyễn Ngọc-Danh do bọn Phong-Châu song quái cài vào làm gian tế tại Đào trang.

Phàm người đàn ông bất lực thường thù hận thiên hạ. Giữa lúc đó, thìPhong-Châu Song quái xuất hiện dụ dỗ. Trịnh Quang theo chúng ngay, đượcchúng dạy cho một ít võ công Tản-viên. Chúng hứa rằng sau khi đánh pháĐào trang, chúng sẽ giao cho cai quản trang ấp của sư phụ. Không ngờ,sau khi Đào trang bị đánh. Song quái bắt y tiếp tục nằm vùng phản sưmôn. Đến đại hồ Tây, y bị Tường-Loan lột mặt nạ, đánh suýt bỏ mạng. Ycăm hận Song quái, theo Đức-Phi hy vọng kiếm chức quan. Y nịnh Đức-Phi,tôn hắn làm sư phụ. Đức-Phi dẫn hắn về gặp Tô Định. Tô Định xuất thântrong gia đình Mã hậu. Tô luôn luôn duy trì một đội vệ sĩ đặc biệt liênlạc với dì mình.Trịnh Quang, Hoàng Đức-Phi, Nguyễn Ngọc-Danh được y xung vào toán này. Hồi đầu Xuân, Tô sai bọn chúng tới Lạc-dương dâng châubáu ngọc ngà lên Mã thái hậu. Mã thái hậu giữ bọn chúng lại, cho làm thị vệ.

Khi Mã thái hậu nghe tin Hàn Tú-Anh được anh hùng Lĩnh-Nam hộ tống đangtrên đường về Lạc-dương, thì mụ không còn hồn vía nào nữa. Mụ bàn vớitình nhân Mao Đông-Các. Các nói:

– Trước đây hại Hàn Tú-Anh là do Thái phi Trường-sa vương, chứ đâu phảithái hậu? Dù gì thái hậu cũng là đích mẫu của Quang-Vũ, Thái-hậu có công nuôi dưỡng Quang-Vũ. Bây giờ Hàn-thị có xuất hiện, thì trong cung cóhai thái hậu. Nước giếng, nước sông không phạm nhau là được rồi.

Mã thái hậu đổ quạu:

– Thế ngươi quên rằng ngươi với ta đã có hai đứa Tiêu Hồng-Hoa, VănThanh-Hoa à? Truyện này đã đổ bể. Quang-Vũ biết truyện ngươi với ta mưucướp ngôi. Đời nào nó chịu ngồi yên?

Mao Đông-Các chỉ có võ công cao. Còn mưu trí thì không. Mã thái hậu bảo sao, y nghe vậy đã quen. Y nói:

– Bây giờ thái hậu bảo ta phải làm thế nào?

Mã thái-hậu nói:

– Ngươi cùng Tạ Thanh-Minh, Trần Lữ mang chỉ dụ của ta sai Chu Hựu xuấtlĩnh một vạn kị binh đến Nghi-dương đón đường giết Hàn Tú-Anh. Nếu giếtđược thì tốt. Còn như Quang-Vũ thân đi đón mẹ, ở nhà, ta xuất lĩnh thịvệ đóng cửa Hoàng-thành, bắt các đại thần họp, truất phế y, vì y khôngphải con của tiên đế. Ta lập một đứa trẻ nào đó trong hoàng tộc lên thay thế y. Một mặt ta ra lệnh cho Chu Hựu giết y tại Nghi-dương.

Mưu sâu như vậy, không ngờ Mao Đông-Các, cùng đệ tử, hai con gái bị anh hùng Lĩnh Nam giết chết.

Bọn Trịnh Quang vội về cung báo cho Mã thái hậu biết. Mã thái hậu chothái giám đánh trống mời các quan thiết triều... không ngờ tất cả mưu đồ đều bị Hoài-nam vương dẹp trong trứng nước. Trong trận chiến hỗn loạn,bọn Đức-Phi nghĩ được một kế: Chúng bắt cung nữ, mặc quần áo của Mã thái hậu rồi đem cung nữ khốn nạn ấy treo cổ lên xà nhà, giả làm Mã thái hậu tự tử. Sau đó phóng hỏa đốt cung.

Hoài-nam vương đánh tới cung thái hậu, thấy một thây người chết cháy,mấy mảnh y phục còn lại giống Mã thái hậu, ông cho rằng mụ thắt cổ chết. Có ngờ đâu mụ đang cùng bọn Trịnh Quang trên đường đi tìm Mã Viện, đểmưu đem quân làm loạnï.

Xui cho chúng, trong khi đi đường chúng gặp Đô Dương. Mã thái hậu vốn đã căm thù Đô Dương trong vụ Trường-an, mụ ra lệnh cho bọn chúng tấn côngchàng. Giữa lúc sắp thành công thì Sún Rỗ xuất hiện.

Hồ Đề đem bản cung khai thuật cho anh hùng Lĩnh-nam nghe. Trưng-Nhị bàn:

– Điều chúng ta cần biết là, hiện giờ thái sư thúc Khất đại phu trị bệnh cho Quang-Vũ, với bọn Mã Vũ xong chưa? Sún Cao ở đâu không rõ. Chúng ta cần bắt Mã thái hậu trao thuốc giải Huyền-âm độc chưởng để cứu mọingười.

Hồ Đề đáp:

– Em đã hỏi điều ấy, song mụ bảo rằng, chỉ Mao Đông-Các mới biết cáchchế thuốc. Hôm mụ làm phản ở Lạc-dương, còn một bình hai trăm viên. Bình ấy để quên ở cung thái hậu. Cung thái hậu bị cháy, chắc có tìm cũng vôích.

Phương-Dung suy nghĩ một lúc rồi nói:

– Bây giờ có hai việc phải làm. Một là giam tất cả bọn chúng lại. Chỉxích chân, khiến chúng không trốn được. Trong khi theo dõi hành tung của chúng thì may ra tìm được điều bí mật gì về chế thuốc giải Huyền-âmcũng nên. Còn Mã thái-hậu, ta xử lý ra sao?

Lại Thế-Cường nói:

– Theo ý tôi, chúng ta tha Mã thái-hậu ra. Y thị tất tìm Mã Viện mưuphản. Khi họ Mã khởi binh, Trung-nguyên sẽ có chiến tranh, đó là điềulợi ích cho chúng ta.

Đào Thế-Kiệt lắc đầu:

– Có một việc mà ta với Hán khác nhau như nước với lửa. Quang-Vũ coiquần thần như tôi tớ. Họ lăn mình vào chỗ chết xây dựng sự nghiệp chocủa y, để mong y ban cho chức tước. Nhưng những người công lao lớn quá,thì y tiếc cả một tờ giấy phong chức, hơn nữa nhẫn tâm giết đi. Ta thìkhông thế, chúng ta chẳng ai thiết làm vua, chẳng ai thiết vàng bạc châu báu, cũng chẳng ai màng quyền thế, quan tước. Quang-Vũ bất hiếu với mẹ. Chúng ta hiếu đễ với tất cả người trên. Quang-Vũ kết bạn với TrầnTự-Sơn rồi hại Tự-Sơn. Đặng Thi-Sách kết bạn với Công-tôn Thiệu, thì dùxa ngàn trùng cũng viết thư cứu nghĩa huynh, còn kéo chúng ta giúp nghĩa huynh.

Ông ngừng một lát, tiếp:

– Quang-Vũ ba lần hứa cho Lĩnh Nam phục hồi rồi lại nuốt lời. Mới đây yhứa nữa. Lần này y truyền tờ đại cáo thiên hạ. Nếu chúng ta thả Mãthái-hậu ra, mụ sẽ cùng Mã Viện gây chiến tranh. Việc làm của chúng takhông thông đạo lý. Tại sao ? Một là bất nhân, hai là thất tín. Tôi đềnghị trao Mã thái hậu cho Quang-Vũ. Nếu Quang-Vũ giết y thị, y sẽ mangtiếng bất hiếu. Còn để y thị, thì trong triều đình của y luôn có mối đedọa.

Lại Thế-Cường chắp tay hướng Đào Thế-Kiệt:

– Kiến thức tiểu đệ thua xa Đào huynh. Đào huynh thực là người đại nhânđại nghĩa. Đúng! Để Mã Viện với Mã thái-hậu gây chiến tranh, thì biếtbao nhiêu người chết.

Đặng Thi-Sách bảo Phương-Dung:

– Ta giao bọn tù binh cho Phương-Dung, Hồ Đề theo dõi. Thôi chúng ta lên đường đi hồ Động-đình. Vì chỉ còn ba ngày nữa đại hội rồi.

Trưng Nhị nói:

– Đặng đại ca khỏi lo. Em đã để đạo quân Nhật-nam đóng ở hồ Động-đình.Em lại giao cho các vị sư bá Triệu Anh-Vũ, Lương Hồng-Châu, ĐinhCông-Thắng lo tiếp đón anh hùng các nơi, canh phòng gian tế. Thục cửVương Nguyên, Vương Phúc, tới giúp chúng ta. Công-tôn Thiệu trao năm vạn thủy quân cho Trần Quốc, Mai-động ngũ hùng. Như vậy chúng ta cứ thủngthẳng lên đường cũng được. Ngày mười lăm lên đường sớm, buổi chiều tớinơi, là vừa.

Phương-Dung bàn với Hồ Đề:

– Ta phải làm ngay: Em với anh Kỳ. Chị với Lê Chân thay nhau theo dõi bọn Mã thái-hậu.

Hồ Đề gật đầu:

– Được! Bây giờ ta với Lê Chân. Tối nay tới lượt em với Đào Kỳ. Sao chịlo quá. Bọn Sún trở về mặt buồn rượi, không tìm thấy Sún Cao. Chị cứtưởng chúng nó tuổi mới mười bảy, mười tám vẫn còn trẻ con. Không ngờbức thư Sún Cao viết cho Đào hầu, chị mới biết chúng người lớn quá rồi.

Phương-Dung nói:

– Đúng ra chúng cũng không có kiến thức đến độ đó. Tục ngữ nói Gần mựcthì đen. Gần đèn thì rạng. Bọn chúng tòng chinh Trung-nguyên đã mấy nămqua. Suốt ngày chúng phải hội họp với anh hùng Lĩnh Nam, Trung-nguyên.Mỗi lần nghe bàn việc là một lần học hỏi trực tiếp. Mỗi trận đánh, mộtlà một bài học thực tế. Chúng còn được Đặng Vũ, Mã Vũ, sư tỷ HoàngThiều-Hoa rồi Công-tôn Tư, Công-tôn Thiệu dạy dỗ. Chúng thu nhập rấtmau. Bản chất chúng thông minh cho nên kiến thức của chúng hôm nay hai,ngày mai không phải ba mà là bốn. Ngày kia lên tới mười sáu. So sánh với Đào tam lang bằng tuổi chúng, kiến thức chúng cao hơn nhiều. Chỉ mộtnăm nữa thôi. Chúng sẽ thành đại tướng chỉ huy hàng chục vạn quân.

Hồ Đề tiếp:

– Chị cũng nghĩ thế. Bản thân chị, từ hôm rời Lĩnh Nam đến giờ, kiếnthức tiến gấp bội. Lục Sún trước thường tự ty rằng chúng là trẻ mồ côi.Bây giờ được Đào hầu thương yêu nhận làm đệ tử. Chỉ mới hơn tháng qua,người với Đào tam đệ dạy chúng không biết bao nhiêu điều mà kể. Hàngngày chúng hay quấn quýt bên cạnh Thiều-Hoa. Thành ra cái gì củaThiều-Hoa đối với chúng cũng thiêng. Chúng nghe Thiều-Hoa ca tụngĐào-hầu luôn miệng. Trước mặt chúng, Đào-hầu thành tiên ông ban phúc cho Thiều-Hoa. Vì vậy nay chúng được Đào-hầu thu làm đệ tử, chúng sungsướng biết chừng nào. Chúng đang mơ thành Đào tam đệ đấy.

Chiều hôm ấy, Lê Chân, Hồ Đề nói với Đào Kỳ:

– Tam đệ phải cẩn thận. Chúng ta theo dõi bọn Mã thái-hậu, nghe chúngnói với nhau Đợi trời tối. Không hiểu đêm xuống chúng âm mưu gì?

Trời tối dần. Phương-Dung, Đào Kỳ, núp phía sau lều giam bọn Mã thái-hậu. Trong lều chỉ thấy chúng im lặng nhìn nhau.

Trời về khuya, trong quân nổi lên một hồi trống, báo hiệu tới giờ đingủ. Doanh trại Thục đèn đuốc tắt hết, từ từ chìm vào trong im lặng. Bấy giờ mới thấy tiếng Mã thái-hậu thở dài:

– Này Đức-Phi, Ngọc-Danh, Trịnh Quang. Các người nghĩ được kế gì thoátthân chăng? Ta không biết bọn Thục, Lĩnh Nam sẽ đối xử với bọn ta rasao?

Hoàng Đức-Phi nói:

– Lần trước tôi bị lọt vào tay Nghiêm Sơn. Y giao cho con man mọi Hồ Đềxử tội. Thị cho xây cái nhà sàn, rồi truyền dân chúng lên trên đi đạitiện, tiểu tiện xuống. Suốt mấy ngày khổ sở không kể sao cho siết. Sauđược đệ tử của tôi là Trịnh Quang đây cứu ra. Lần này lại lọt vào taychúng, không biết có thoát chết hay không?

Trịnh Quang lắc đầu:

– Nghiêm Sơn khác, Đào Thế-Kiệt khác. Nghiêm Sơn là tướng cầm quân lâungày, y coi việc xử tử một tội nhân dễ dàng. Còn Đào Thế-Kiệt, tôi ở với y trải mười mấy năm, tôi biết. Tôi phản y, làm y tan nhà nát cửa, suýtbỏ mạng. Y cũng không nỡ giết tôi. Y tự hào là đại anh hùng, hành sựquang minh chính đại. Tôi nghĩ y sẽ giao Thái-hậu với chúng tôi choQuang-Vũ.

Mã thái hậu ngạc nhiên:

– Tại sao? Bọn chúng với Quang-Vũ có thù mà?

Trịnh Quang lắc đầu:

– Hôm họp nhau trên đồi Nghi-dương. Quang-Vũ ban tờ đại cáo thiên hạ,thề trước trời đất cho Lĩnh Nam phục hồi. Đào Thế-Kiệt tuy võ công ykhông cao. Thế mà hầu hết bọn chúng đều để y quyết định mọi việc. Chắcchắn việc chúng ta, y sẽ giải quyết. Y là người nhân từ, chắc không chịu tha Thái-hậu ra vì sợ Thái-hậu với Mã Viện làm loạn, khiến Trung-nguyên có chiến tranh, trăm họ lầm than. Y sẽ trao Thái-hậu cho Quang-Vũ, đểtỏ ra đại lượng, nhân từ, giữ lời hứa trên đồi Nghi-dương.

Mã thái-hậu gật đầu:

– Vậy không đáng lo ngại. Nếu Đào Thế-Kiệt trao ta cho Quang-Vũ.Quang-Vũ không giết ta đâu. Ta sống với Hàn Tú-Anh mấy năm, ta biết thị. Thị sẽ cản Quang-Vũ không cho hại ta. Dễ lắm. Ta lại dùng Phan Anh,Trần Nghi-Gia khống chế triều thần. Vì ta vẫn giữ cách chế thuốc giảiHuyền-âm độc chưởng trong tay.

Phương-Dung chửi thầm:

– Thì ra mi biết cách chế thuốc giải Huyền-âm độc chưởng. Ta sẽ có cách lấy toa thuốc của mi cho mi coi.

Đức-Phi hỏi:

– Tâu Thái-hậu, Phan Anh liệu có nghe lời Thái-hậu không?

Mã thái-hậu cười:

– Nghe! Một trăm lần y nghe ta. Bởi y muốn gần ta để tìm bản đồ kho tàng Tần Thủy-Hoàng. Thứ nhì y bị mắc vào Huyền-âm độc chưởng. Y không thểnào thoát ra được đâu. Ta còn dùng y vào Ngũ pháp trường xuân mà y cũngtuân theo nữa là...

Phương-Dung, Đào Kỳ nghe đến Ngũ pháp trường xuân lại nhớ lại hôm trước ở trang Thiên-bản, nhân Mai Đạt nói về Hoàng Đức-Phi dùng thuật Thái âmbổ dương cho vợ mê hoặc Tô Định. Nhân đó Khất đại phu giảng về Ngũ pháptrường xuân. Bây giờ nghe Thái-hậu nhắc lại. Hai người đưa mắt nhìnnhau. Phương-Dung tuy có tài kinh thiên động địa, một đại tướng kỳ tài.Song bản chất vẫn là một thiếu phụ trẻ. Nàng đưa mắt nhìn chồng. Lôngmày nhăn lại.

Trịnh Quang hỏi Đức-Phi:

– Sư phụ! Hôm trước sư phụ đã dạy đệ tử về thuật Thái âm bổ dương. Ngũpháp trường xuân, đệ tử nghĩ, Ngũ pháp trường xuân chỉ làm lợi cho đànông chứ đâu có làm lợi cho đàn bà?

Hoàng Đức-Phi cười. Giọng cười đểu giả không tả siết:

– Có Ngũ pháp trường xuân cho nam, thì cũng có Ngũ pháp trường xuân chonữ. Hai pháp này có tên khác nhau là Ngũ pháp trường xuân bổ dương vàNgũ pháp trường xuân bổ âm. Ta giảng cho ngươi là giảng bổ dương. Cònđối với Thái-hậu phải bổ âm. Còn nhà ngươi thân hình nhỏ bé, lại bị liệt dương, phải nhờ Nguyễn vũ vệ đây lo liệu cho mới có thằng con trai. Mihỏi làm gì vô ích!